Tiểu Thư Hầu Phủ

Chương 6: Tên gọi

Bởi vì cần phải có một cái tên thật kêu và dễ nghe để ghi vào gia phả nên điều này thật sự đã làm khó tổ phụ, phụ thân, thậm chí là cả nhà cô bé. Cuối cùng chuyện này vẫn để tổ phụ cô bé quyết định, cháu gái nhỏ của nhà chúng ta là bảo bối quý giá nhất của Vương gia, mỗi người đều phải đối xử với con bé như là báu vật, vì vậy ta sẽ đặt tên con bé là Vương Như Châu.

Khi cái tên này được công bố, Vương Đại tiểu thư không chịu nổi nữa. Cái gì? Như Châu*? Vậy chẳng phải bị người khác cười nhạo giống như là heo sao. Không được, phản đối, kiên quyết phản đối.

(*) Như Châu / Rú zhū/ đồng âm với "như heo" / Rú zhū /

Nhưng cô bé chỉ vừa mới đầy tháng vẫn chưa biết nói. Nghĩ tới nghĩ lui cũng chỉ có thể khóc òa lên cho mọi người thấy cô bé đang vô cùng bất mãn.

Lúc đó cô bé đột nhiên khóc lớn lên khiến cả nhà đều giật mình, dỗ thế nào cũng không được. Lúc sau Tưởng thị nghi ngờ con gái không hài lòng về tên mới của mình nên mới khóc như vậy. Bà bèn hỏi con gái ngoan có phải không muốn gọi là Vương Như Châu không?

Vương Đại tiểu thư khóc đến sắp sửa đứt hơi nhưng khi nghe mẫu thân hỏi thì liền ngừng khóc.

Mọi người đều cảm thấy kì lạ. Cho nên trêu chọc rằng cái tên Vương Như Châu vẫn là tốt nhất. Vương Đại tiểu thư nghe xong đành phải tiếp tục khóc lớn lần nữa.

Khi sắp khóc khàn cả giọng thì nghe Vương lão Hầu gia quyết định nếu con bé đã không thích gọi là Vương Như Châu thì gọi là Vương Tự Bảo đi.

Bởi vì con bé là con gái lại còn là đích trưởng nữ nên đổi "Tự"* thành "Tự"**.

(*) Tự "似": có bộ thủ là "nhân".

(**) Tự "姒": có bộ thủ là "nữ".

Vương Đại tiểu thư mải trăn trở xem cái tên này có từ đồng âm nào không, nên chỉ thút thít mà không khóc tiếp nữa, vả lại cô bé cũng đã mệt rồi.

Cứ như vậy, trong lúc cô bé còn chưa suy nghĩ thông suốt thì mọi người đã cho rằng cô bé rất hài lòng về cái tên này, thế nên ba chữ "Vương Tự Bảo" liền được ghi vào gia phả. Đợi đến khi cô bé nhớ ra nữ chính của "Phóng hỏa hí chư hầu" hình như tên là Bao Tự* thì đã không thể đổi tên được nữa.

(*) Bao Tự: Truyền thuyết kể rằng, Bao Tự là một mỹ nhân cực kỳ xinh đẹp và quyến rũ, Chu vương mê say nàng nhưng chưa bao giờ thấy nàng cười nên ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ thưởng nghìn lạng vàng. Để làm nàng cười, Chu U vương nghe theo một nịnh thần, đã đốt lửa trên cột lửa hiệu triệu chư hầu, đùa giỡn với chư hầu rồi gây họa làm mất Cảo Kinh. Việc nhà Chu suy yếu bắt đầu từ đây. Điển tích nổi tiếng này được gọi là Phóng hỏa hí chư hầu.

Sau khi đặt tên xong, vài ca ca đã bắt đầu gọi Bảo Muội ơi Bảo Muội à, vì vậy tên mụ Bảo Muội cũng đã được xác định.

Nói về chuyện Vương Đại nương và Vương Tứ nương bái kiến Tưởng thị, Tưởng thị đang bế bồng săn sóc Vương Tự Bảo, không hề ngẩng đầu lên chỉ khẽ nói: "Đều đứng lên hết đi."

Vương Tứ nương vẫn còn tốt, luôn cúi thấp đầu đi về chỗ ngồi của mình. Vương Đại nương thì ngẩng đầu lên trừng mắt phẫn hận nhìn Vương Tự Bảo. Không ngờ rằng lại chạm mắt với Vương Tự Bảo vốn vẫn luôn nhìn chằm chằm nàng ta.

Vương Đại nương không hề chột dạ mà còn nheo mắt uy hϊếp rồi nhíu lông mày, nhưng khi thấy Tưởng thị sắp ngẩng đầu lên thì nàng ta liền lập tức cúi thấp đầu xuống.

Nàng ta cho rằng bản thân mình đã che giấu đủ tốt nhưng Tưởng thị đã sớm nhìn thấy rõ gương mặt vặn vẹo đó.

Tưởng thị mỉm cười, chỉ là một thứ nữ mà đã định tạo phản sao?

Từ lúc Bảo Muội ra đời đến nay, thứ nữ này đã gây ra một vài rắc rối, sao nàng ta không nghĩ thử xem hôn sự của bản thân vốn nằm trong tay đích mẫu? Vốn dĩ Tưởng thị không để ý, nhưng hiện giờ nàng ta càng lúc càng căm hận Bảo Muội. Vì tốt cho Bảo Muội, bà không ngại cho Thế tử gia biết thứ nữ này là loại người như thế nào.

"Mấy ngày nay ta rất bận, e rằng sẽ lơ là các con. Các con cũng biết mấy ngày nữa là sinh thần của Bảo Muội, không chỉ có người nhà chúng ta quan tâm tới mà ngay cả Thái hậu, Hoàng hậu trong cung cũng nhiều lần phái người đến hỏi thăm. Nếu không có việc gì thì các con không cần phải đến nữa. Nếu cần thì ta sẽ thông báo." Tưởng thị không muốn để ý đến mấy người bọn họ, cho nên đuổi khéo họ đi.

Mấy ngày nay Tưởng thị thật sự rất bận, Vương Tự Bảo đã sắp tròn một tuổi rồi. Theo lẽ thường, chỉ cần mời một số bạn bè thân thích đến là được nhưng hai đời Hòa Thuận Hầu phủ cho đến nay chỉ có một đích nữ tổ chức yến tiệc sinh thần, vì vậy Vương lão Hầu phủ ra lệnh cần phải làm thật hoành tráng.

Vì chuyện lớn của con gái, Tưởng thị - người vốn quản lý việc bếp núc trong Hòa Thuận Hầu phủ lại càng chú ý từng ly từng tí, lại càng bận rộn hơn rất nhiều.

Hương di nương đứng dậy trước, lấy một chiếc túi nhỏ từ chỗ tì nữ kế bên mình rồi dâng lên bằng hai tay.

Bà Tưởng đứng sau lưng Tưởng thị ngay lập tức đi lên nhận lấy.

Hương di nương cung kính tiếp lời rằng: "Nô tì không có gì để tặng, chỉ là làm cho Đại tiểu thư vài đôi giày, cũng không biết có hợp với Đại tiểu thư không. Đợi một lát nữa để Đại tiểu thư ướm thử, nếu không vừa chân thì nô tì lại làm tiếp một đôi khác. Nô tì cũng chúc trước Đại tiểu thư sinh thần vui vẻ! Thân thể mạnh khỏe!"

Tưởng thị gật đầu, "Ngươi có lòng rồi, giày Bảo Muội mang trong một năm nay không thiếu công sức của ngươi."

Tưởng thị rất hài lòng về nha hoàn hồi môn này của mình, chí ít những năm nay đều luôn biết thân biết phận, chưa từng gây ra rắc rối, cũng rất biết cách tự bảo vệ bản thân.

"Đây là điều nô tì nên làm." Mặc dù đã là di nương nhưng bà chưa từng thay đổi cách xưng hô nô tì này.

"Về việc này nô tì quả thật không bằng Tam di nương. Nữ công của nô tì không tốt nên không muốn mọi người chê cười. Nô tì đã sao chép bản ‘Bình an kinh’ cho Đại tiểu thư, chúc Đại tiểu thư có thể bình an trưởng thành."

Nhị di nương là do một nô tì sinh ra, vì tướng mạo xinh đẹp lại biết cách dỗ dành lão phu nhân vui vẻ nên khi làm nha hoàn rất được lão phu nhân sủng ái.

Nguồn : s1apihd.com

Bà chưa bao giờ làm qua bất kỳ công việc nặng nhọc dơ bẩn nào, cuộc sống còn dễ chịu thoải mái hơn tiểu thư của những nhà thường dân. Bà đã học được không ít chữ ở chỗ lão phu nhân, đủ để chép lại kinh thư.

Mục đích lão phu nhân cho bà học chữ không phải để trong tương lai bà có thể bồi học cùng các vị lão gia sao? Rồi sau này lão phu nhân sẽ để bà gả cho Vương Tử Nghĩa làm thông phòng.

Vương Tử Nghĩa lần đầu tiên nếm trải chuyện nam nữ, Nguyệt di nương lại rất ngọt ngào dịu dàng, cho nên tình cảm dành cho bà so với người khác cũng sâu đậm hơn.

Sau này bà còn học không ít chữ cùng Vương Tử Nghĩa trong thư phòng, tự cho rằng bản thân mình hiểu biết hơn người khác nên thường hay xem thường Hương di nương vốn không biết chữ.

Nghe xong câu này, Tưởng thị tức giận nói: "Không biết nói chuyện thì người khác cũng không nói ngươi câm. Chẳng lẽ không có kinh thư ngươi chép, Bảo Muội nhà ta sẽ không bình an trưởng thành sao? Mau quay về chép 200 lần ‘Bình an kinh’ cho ta. Chừng nào ngươi chép xong thì lúc đó mới được phép ra ngoài."

Bình thường Nguyệt di nương này nói năng khó nghe, bà cũng nhẫn nhịn nhưng chuyện liên quan đến Bảo Muội, chỉ cần một chữ không dễ nghe cũng không được.

Không biết lão phu nhân dạy dỗ nô tài của mình như thế nào, ỷ bản thân có một chút nhan sắc và tình cảm thuở niên thiếu với Thế tử gia mà dám đem phiền phức cho ta.

Ngươi không nghĩ Nguyệt di nương ngươi còn lớn hơn Thế tử gia một tuổi sao? Cả ngày ngoại trừ việc tỏ vẻ trẻ trung thì còn biết những gì? Một năm nay ngoại trừ hồi đầu năm Thế tử gia ở chỗ ngươi vài đêm rồi sau đó không còn đến nữa, ngươi không thử nghĩ xem là do đâu sao?

Là do bà không muốn để ý đến những việc không quan trọng này, nếu không bà ta cho rằng mình có thể sống đến bây giờ? Hơn nữa còn sống rất tốt?

Khi vừa mới được gả vào Hầu phủ một thời gian Tưởng thị vẫn còn hay ghen tuông với những di nương thông phòng, nhưng khi có ba đích tử rồi thì bà chỉ hoàn toàn quan tâm đến con mình.

Phu quân không đáng tin cậy, khi về già người có thể trông cậy vào chỉ có con mình mà thôi.

Về Vương Tử Nghĩa, bà đã sớm không còn nhiều tình cảm với ông nữa. Gần một năm qua, do Tưởng Thái hậu và đương kim thánh thượng cũng như Bảo Muội mà Vương Tử Nghĩa hầu như đêm nào cũng nghỉ ngơi ở chỗ Tưởng thị nhưng tình cảm năm đó đã không thể quay trở lại.

Biết lời của Nguyệt nương khiến mẫu thân không vui, Vương Tự Bảo rúc vào vòng tay của Tưởng thị, bàn tay nhỏ còn vỗ nhẹ vào ngực mẫu thân, thì thầm: "Mẫu thân ơi, đừng giận".