Thất Hiệp Ngũ Nghĩa

Chương 025: Nghe Lời Xét Lẽ, Đoán Được Hiền Ngu, Xem Bóng Ngắm Hình, Khó Phân Trai Gái

Nói về Triệu Hổ bảo lính theo bắt đạo sĩ và giải người đàn bà vừa ra khỏi miếu một quãng nghe người đàn bà nói rằng: "Kìa kìa, người đứng bên bờ phía nam là kẻ gϊếŧ lạc tử đó". Nói rồi chạy lại níu người ấy mà hét rằng: "Lý Bảo! Mi dám lập mưu gϊếŧ ta mà đoạt bốn trăm lượng bạc, bây giờ mi giấu bạc ấy ở đâu, mau chỉ ra?". Người nọ nói: "Thím này sao dám vô lễ như vậy, tôi đâu có biết thím là ai, tiền bạc gì đâu mà mưu đoạt!". Triệu Hổ không hiểu lý cớ thế nào, cứ bảo lính theo mở một đầu dây buộc đạo sĩ mà bắt Lý Bảo xâu vào, rồi cứ phủ Khai Phong trở lại. Đi gần tới huyện Tường Phù thấy án ấy có trạng nguyên Phạm Trọng Võ nên không dám xử, lập tức chuyển giải lên phủ Khai Phong.

Bao Công nghe báo lập tức thăng đường, thấy Trọng Võ nói xàm làm quấy thì không biết sao, mới hỏi Công Tôn Sách. Công Tôn Sách đáp: "Người này bây giờ phải cho uống thuốc để giải cơn điên mới có thể hỏi được". Bao Công thấy phải, cho Công Tôn Sách đem Trọng Võ về trị bệnh. Rồi đòi Bạch Hùng lên hỏi. Bạch Hùng khai rằng: "Tiểu nhân tên Bạch Hùng, ở làng Bác Bảo, mé tây nam núi Vạn Toàn, chuyên nghề săn bắn nuôi thân. Ngày nọ cứu được đứa nhỏ khỏi miệng cọp, hỏi ra là con của chị tôi, hỏi tới cha mẹ nó thời biết rằng anh chị tôi cưỡi lừa đi tìm tôi. Nghe vậy tôi mới đi kiếm, tới bụi dâu nọ gặp một con lừa, tôi tưởng chắc là của anh rể, mới định dắt đi, thì gặp một người ở Sơn Tây chạy tới nói lừa ấy của anh y, lại vu rằng tôi đoạt của bắt lừa, kéo nhau tới quan địa phương. Thấy người ta đương xúm xét coi hỏi một người đàn ông, bấy giờ người Sơn Tây mới buông tôi ra, chạy vào nhìn người nọ nói là anh mình. Ai dè người ấy nói giọng đàn bà không nói giọng Sơn Tây, không nhận người Sơn Tây là anh em, lại kêu tôi vào nhận là chị em. Chuyện thật lạ lùng, cúi xin lão gia vì tiểu nhân xét rõ ai phải ai trái". Bao Công hỏi: "Anh rể mi tên họ là gì?". Bạch Hùng đáp: "Tên Phạm Trọng Võ, ở tỉnh Hồ Quảng, phủ Võ Xương, huyện Giang Hạ". Bao Công nghe rõ tên ấy là tân khoa Trạng nguyên liền gật đầu, cho Bạch Hùng lui xuống, đoạn kêu Khuất Lương lên hỏi. Khuất Lương khai rằng: "Tôi cùng anh tôi là Khuất Thân mở xưởng cây tại đường Cổ Lầu. Hôm trước anh tôi đem bốn trăm lượng bạc vào mé nam núi Vạn Toàn mua cây, đi từ sáng đến đêm không về, tôi sinh nghi có việc biến, liền đi tìm, dọc đường gặp người họ Bạch bắt lừa của anh tôi, y nói lừa của anh rể y, không ai nhịn ai nên đem tới quan địa phương xin xử. Khi tới nơi, tôi thấy anh tôi ngồi đó, bèn lại nhìn và hỏi thăm, té ra hình dạng thì quả là anh tôi, mà cử chỉ nói năng thời không phải. Anh tôi không nhận tôi là em, lại nhận người họ Bạch là em. Xin thượng quan thẩm xét". Bao Công hỏi: "Mi có thể nhìn chắc con lừa trắng quả là của anh mi không?". Khuất Lương đáp: "Dạ, quả chắc lừa ấy của anh tôi". Bao Công liền cho xuống, kêu Khuất Thân lên, tả hữu la om lên: "Đại gia đòi Khuất Thân lên hầu cho mau mau lên". Kêu hoài mà Khuất Thân cứ ngồi trơ, thậm chí lại trước mặt nói cũng không đi, bộ ngơ ngác thẹn thuồng lắm. Tả hữu bàn nói lại rằng: "Đại nhân cho đòi ngươi lên hỏi việc".

Bây giờ Khuất Thân mới chịu đi, bước rất yểu điệu, tới trước công đường sụp quỳ như đàn bà, ai nấy tức cười lắm, song không dám. Bao Công hỏi rằng: "Ai mưu hại mi, mau nói lại cho bản quan nghe?". Khuất Thân đáp: "Tiểu phụ tên là Bạch Ngọc Liên nhân chồng là Phạm Trọng Võ lên kinh ứng thi, đem con là Kim Ca cùng đi, sau khi chồng vào đủ ba trường, liền vào núi Vạn Toàn kiếm nhà mẹ. Hỏi thăm người không gặp, trở về ngang bãi cỏ xanh, thả lừa cho ăn, mẹ con thϊếp ngồi nghỉ trên bực đá, còn chồng thϊếp đi tản bộ ngoài xa, bỗng một con cọp từ đâu nhảy tới tha con thϊếp chạy đi, đương lúc thϊếp kêu khóc, có một tốp người đi săn vừa tới trong đó có một vị quan sai bắt thϊếp, đem về nhà nhốt vào một chỗ, ép gió nài trăng, thϊếp không chịu tự vẫn mà chết. Chẳng hiểu sao, một luồng gió mát thoáng qua, thϊếp sống lại, thân thể biến ra thế này, và có đông người quây quần một bên chọc ghẹo". Bao Công nghe nói, nhìn lại dung nhan, thấy có hơi buồn, mới kêu Khuất Lương lên hỏi: "Mi biết người này không?". Khuất Lương đáp: "Dạ người này rõ là Khuất Thân anh tôi". Bao Công chỉ Khuất Lương, rồi hỏi Khuất Thân rằng: "Mi biết người này không?". Khuất Thân lắc đầu đáp: "Thϊếp không gặp mặt người này bao giờ, làm sao biết được". Bao Công cho Khuất Lương xuống, kêu Bạch Hùng lên hỏi: "Mi biết người này không?". Bạch Hùng nói: "Không". Hỏi Khuất Thân biết Bạch Hùng không, thời y đáp rằng: "Đó là em thϊếp tên là Bạch Hùng". Bao Công nghe xong biết là hồn nhập nhầm xác, song không biết lấy lẽ gì xử cho rõ, nên báo cho tất cả lui xuống.

Bao Công còn đương suy ngẫm, Triệu Hổ bước vào bẩm rõ tình hình trong lúc đi theo con lừa đen, và xin giải cả bọn vào. Bao Công cho đòi đạo sĩ lên hỏi. Đạo sĩ quỳ xuống thưa rằng: "Bẩm lão gia, tiểu đạo tên là Diệp Khổ Tu ở giữ miếu cho Oai liệt hầu. Ngày hôm qua trong phủ của Hầu gia khiêng ra một cái hòm nói đó là mẹ của chủ quán Ác Thọ đau bệnh mà chết, sai tiểu đạo chôn, nhân ngày cấm thổ nên chưa chôn vội tránh tới ngày sau sẽ chôn... ". Mới nói tới đó Bao Công vỗ án nạt rằng: "Đạo sĩ khéo già mồm, mùa này tiết khí thế nào mà mi dám là cấm thổ? ". Đạo sĩ hoảng hốt lạy lia lịa và nói rằng: "Lạy lão gia, chớ vội giận để tiểu đạo khai ngay. Nguyên vì tiểu đạo nghe nói người chết, là mẹ của chủ quán Ác Thọ, bụng tưởng chắc là đem theo trong hòm nhiều đồ trang sức quý giá, nên nói dối, chờ tối cạy hòm lấy, ai dè khi cạy ra người trong hòm sống dậy, coi kỹ là đàn bà, song bộ tịch mạnh mẽ ăn nói dõng dạc giống hệt như đàn ông, cứ rượt tiểu đạo đánh mãi, trong lúc tiểu đạo bị đánh đau kêu cứu, thời có hai người tới bắt". Bao Công nghe xong bảo Khổ Tu ký khẩu cung, rồi xuất trát đòi Ác Thọ tới. Sai dịch đi rồi Bao Công cho đòi người đàn bà lên hỏi. Tả hữu kêu truyền nhau rằng: "Đem người đàn bà lên, đem người đàn bà lên". Song người ấy ngồi lỳ một chỗ không đi. Tả hữu lại trước mặt hỏi: "Thím kia, đại nhân cho gọi sao không đi?" Người đàn bà đáp: "Tôi rõ là đàn ông, nào phải đàn bà mà anh em giễu như vậy". Nói rồi bước lên công đường. Bao Công hỏi: "Thím kia, có chuyện chi oan uổng khá nói ra đi". Người đàn bà đáp: "Tôi không phải đàn bà, thật là Khuất Thân ở xưởng cây đường Cổ Lầu, nhân đi qua Vạn Toàn mua cây, không xong, trở về gặp trời tối, ghé nhà nọ xin nghỉ nhờ, chủ nhà ấy tên là Lý Bảo thấy tôi có bạc nhiều, liều phục rượu say rồi thắt cổ cho chết. Không biết tại sao khi tôi sống dậy lại thấy nằm trong hòm, một bên có đạo sĩ, còn bốn trăm lượng bạc thời mất tiêu. Tôi giận quá đánh đạo sĩ đòi bạc, kế bị công sai vào bắt, ra khỏi miếu một đỗi thấy Lý Bảo xách nước, tôi liền chỉ cho công sai bắt luôn và xin giải tới đây cho lão gia định xét". Bao Công nghe xong kêu Bạch Hùng lên hỏi y có biết người đàn bà ấy chăng? Bạch Hùng nhận rằng: "Bẩm lão gia! Người này quả là Bạch Ngọc Liên chị tôi". Người đàn bà nói: "Á! Anh này nói lầm rồi, tôi nào phải đàn bà mà gọi là chị". Bao Công lại kêu Khuất Lương lên, người đàn bà nói: "Khuất Lương em ơi! Tưởng chúng ta không gặp nhau nữa rồi, ai dè trời còn giúp người ngay khỏi chết". Khuất Lương cười rằng: "Ai mà có anh không râu bao giờ?". Bao Công nghe rõ đầu đuôi biết là hai hồn nhập nhầm xác nên cho lui xuống, rồi đòi Lý Bảo lên. Bao Công thấy mặt đứa tớ phản, lòng giận căm gan, song chuyện đã qua rồi không thèm nói, chỉ hỏi rằng: "Lý Bảo! Sao mi dám lớn gan gϊếŧ người đoạt của như vậy?". Lý Bảo nhìn lên thấy Bao Công khí vũ oai nghiêm đã kinh sợ, lại thấy Bao Hưng, Lý Tài đứng sau ăn mặc theo thất phẩm lang quan thời hối hận lắm, tức mình muốn chết cho rồi, nên không chối từ cứ thật khai ngay không sót một mảy. Bao Công truyền Lý Bảo ký khẩu cung, rồi xuất trát cho đi bắt vợ nó. Sai dịch đi ra, kế tốp khác giải Ác Thọ tới. Bao Công liền hỏi Ác Thọ rằng: "Hôm trước, chủ mi sai khiêng cái quan tài ra miếu, người chết ấy là ai?". Ác Thọ nghe hỏi thất kinh xám mặt đáp: "Dạ thưa lão gia, người chết ấy là mẹ tôi". Bao Công hỏi: "Ngươi ở với Hầu gia được bao nhiêu năm rồi?". Ác Thọ đáp: "Vừa được ba mươi sáu năm". Bao Công hỏi: "Mẹ mi bao nhiêu tuổi?". Ác Thọ đáp: "Tôi không nhớ được". Bao Công vỗ án hét rằng: "Rõ mi nói láo, nếu mi có mẹ sao lại không nhớ tuổi, ở đời có ai như thế không, tả hữu đâu, đem đánh nó bốn mươi hèo?". Tả hữu dạ ran, Ác Thọ lạy lia lịa mà rằng: "Lạy lão gia, bớt cơn giận để cho tôi khai. Người trong quan tài ấy là ai tôi thật không được biết. Chỉ nhớ rằng tôi theo Hầu gia vào Vạn toàn sơn săn bắn, gặp một người đàn bà đương ngồi khóc, xem nhan sắc rất đẹp, Hầu gia sai bắt đem về nhốt trên lầu, sai bọn hầu gái dụ dỗ cho kết thân với Hầu gia, ai dè tới chiều có gã họ Phạm tới cửa réo đòi vợ. Hầu gia giả bộ cho mời vào khoản đãi tử tế, tới nửa đêm sai gia đình đánh chết, bỏ thây vào rương cũ, sai khiêng bỏ dưới núi". Bao Công chặn lại hỏi rằng: "Còn người đàn bà ấy tại sao mà chết?". Ác Thọ đáp: "Còn người đàn bà ấy bị ép bức quá không chịu nổi, tự treo mình mà chết. Hầu gia thấy việc không nên mà hại tới hai mạng, liền dùng quan tài tẩm liệm thây người đàn bà giả tiếng là mẹ tôi, sai khiêng qua miếu cho đạo sĩ chôn. Lời thật khai ngay, còn sau sao nữa thời tôi không biết". Bao Công nghe xong buộc ký khẩu cung, rồi truyền giam các tội phạm vào ngục, còn hai người nhập nhầm hồn được giữ riêng. Lại sai Vương Triều, Mã Hán đi vào Độc Hổ trang bắt Oai liệt Hầu Ác Đăng Vân ngày mai vào hầu án.

Đâu đó xong xuôi, Bao Công trở vào trong ăn cơm, rồi vào thư phòng ngồi suy nghĩ mãi không ra mưu lược nào, cứ nói lẩm bẩm trong miệng rằng: "Hồn đàn ông nhập xác đàn bà, hồn đàn bà nhập xác đàn ông, biết nghĩ sao đây?... " Bao Hưng đứng hầu một bên thấy vậy quỳ xuống thưa rằng: "Muôn lạy lão gia, việc ấy có khó chi mà nghĩ không ra, tiểu nhân có kế xin trình lão gia". Bao Công nghe nói cả giận nạt rằng: "Khéo nhiều chuyện, làm rộn trí ta, mí tài cán gì mà mong giải khó được".

Thật là:

Bao Công trí rộng nhưng còn rối,

Tiểu tử tài chi lại nói càn.