Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Chương 74: Đại triều hội

Ngày 23 tháng 8 năm 1402, tại chiến khu rừng Thần diễn ra một cuộc họp cực kì quan trọng, đây là cuộc họp mang tính quy mô toàn diện đối với Trần gia quân. Nó hội tụ toàn bộ những nhân vật cao tầng của Trần gia cungc như đồng minh. Cuộc họp này được diễn ra 2 ngày sau hôn lễ của Nguyên Hãn.

Nguyên Hãn đã lợi dụng ngày cưới của hắn để tập hợp tất cả cao tầng của Trần Gia cũng như các lực lượng hỗ trợ để thực hiện một cuộc họp như họp quốc hội lần thứ nhất vậy. Ngay cả các tướng lĩnh cao cấp ở hải ngoại cũng bị gọi về. Phượng Hoàng đảo được lệnh bế quan tỏa cảng, tiến hành co cụm phòng thủ cho đến khi các tướng lãnh trở về.

Hội nghị được tổ chức trong một hội trường rộng lớn không tất cả quần thần đều có ghế và bàn để tiện ghi chép, không hề giống như triều đình phong kiến chỉ có đứng và quỳ.

Thượng vị phía trên là Nguyên Hãn cùng vưới một tấm bảng khổng lồ đã được chế tác cẩn thận, minh họa trước những gì Nguyên Hãn cần phát biểu ngày hôm nay. Trên mỗi chiếc bàn đều có một tập sách ghi chép lại cơ cấu chính phủ cộng thêm phong kiến nửa cải cách của Nguyên Hãn, cơ cấu cặn kẽ về quân đội. Các hình thức lương bổng thưởng phạt, chức tước, huân chương. Tập sách này được ghi bằng ba thứ chữ, việt nam quốc ngữ hiện đại, chữ nôm, và chữ hán.

Những nhân vật tham gia nhiều đến 400 người, bao gồm lực lượng Trần gia quân, Lê gia, Ngô gia, Đinh gia, các thương nhân gia nhập ủng hộ cho Nguyên Hãn. Cuộc họp này mang ý nghĩa rất lớn vì nó giúp cho người ủng hộ nhìn thấy được sự phâm chia lợi ích trong tương lại. Họ ủng hộ Nguyên Hãn chẳng qua là đầu tư để chiếm được những vị trí tốt đẹp trong chính phủ trong tương lai khi Nguyên Hãn đăng ngôi mà thôi. Vậy nên những lực lượng mang tính khai quốc công thần này rất chú tâm để lắng nghe vị vương gia của họ trình bày bề cái gọi là cơ cấu triều đình mới này.

Nguyên Hãn trình bày cách phân chia cửu phẩm tam tinh một cách kĩ lưỡng trước tiên. Tước vị chính là niềm vinh dự vậy ra phải được giải thích rất rõ.

Tiếp theo là cách phân chia bộ máy hành chính của triều đình mới thì hắn chưng ra một cái sơ đồ hình nhánh cây để mọi người dễ hình dung. Trên cao nhất là bộ máy triều đình trung ương với người cao nhất về mặt quyền lực gĩ nhiên là Nguyên Hãn.

Nguyên Hãn là người hiểu lịch sử của tương lai, cái nhìn của hắn về cơ cấu hành chính của nhà Trần có kiến giải nhất định. Nó chẳng qua chỉ thiếu tính nhất quán từ trung ương đến địa phương, và chức năng các bộ phận hơn chồng chéo mà thôi. Việc áp dụng cho thêm vào một số bộ ban ngành của tương lai sẽ giúp giải quyết triệt để vấn đề này. Tuy không thể trơn chu như các chính phủ hiện đại thế kỉ 21, nhưng cũng đã coi là rất tiến bộ trong thời kì này. Nên nhớ một nửa linh hồn của Nguyên Hãn là tôn thất nhà Trần, bản năng ôm giữ quyền lực của một nửa này cực mạnh, muốn bảo hắn buông bỏ quyền lực đế vương để thành lập nên chính phủ cộng hòa là rất khó khăn.

Việc các quan chức cao nhất của nhà Trâng tại triều đính tâp trung thành một cơ quan tên là "Trung khu" với các quan chức quan hàng tướng quốc và tam thái: thái sư, thái phó, thái bảo. Sau đó hàng tam thiếu: thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Sau đó đến tam tư: tư đồ, tư mã, tư không. Tên gọi thì Nguyên Hãn không đổi nhưng chức năng trong đó Nguyên Hãn đổi bằng hết, dập khuôn trong đó Tướng quốc ứng với Thủ tướng của Chính phủ hiện đại có quyền hạn trong phạm vi Nguyên Hãn cho phép, có thể ra quyết sách nhưng phải thong qua Nguyên Hãn thì mới có hiệu lực. Còn tam thái, tam thiếu, tam tư thì tương đương các phó thủ tướng bây giờ với chức năng và quyền hạn của phó thủ tướng được quy định rõ ràng cho từng người.

Quan trọng nhất trong thay đổi đó là 6 thượng thư sảnh tương đương Lục bộ của Đại Minh thì Nguyên Hãn thay đổi thành tổng cộng 16 bộ khác nhau Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ chính trị..... Đây là bộ máy cấp trung ương được quy định ra rõ ràng chức năng nhiệm vụ từng bộ, do đó không hề có sụ chồng chéo hay thiếu sót kiểu như Lục bộ của thời phong kiến.

Dưới bộ là các sở, ban ngành của địa phương cũng được phân chia rõ ràng chức năng nhiệm vụ như vậy. Việc Nguyên Hãn phân chia rõ đến từng cấp làng xã các cơ cấu đã làm cho tất cả những người tham dự choáng ngợp, nhưng lại rất dễ hiểu và dễ hình dung. Ngay cả chỉ cần đọc tên thôi cũng có thể hiểu ra phần nào chức năng và nhiệm vụ các cơ quan rồi.

- Ta đã phâ tích và giới thiệu cơ cấu chính phủ mới sẽ xât dựng, mọi người ở dưới có gì thắc mắc, hay thấy bất hợp lý thì mời đứng lên phát biểu.

Nguyên Hãn thượng vi trên bảo tọa mà thưởng một ngụm trà rồi nói, quả thật diễn thuyết từ bấy đến giờ hắn cũng khô cả cổ họng rồi. Ngay khi Nguyên Hãn nói ra thì ở phía dưới xôn xao thành một mảng, mọi người cần tham khảo ý kiến của nhau để tìm ra những gì khó hiểu và những gì không hợp lý. Thế nhưng quả là khó khăn vì bản sách chi chú về cơ cấu chính phủ Nguyên Hãn phát cho họ quá đầy đủ và dễ hiểu đến từng chức năng và nhiệm vụ của từng cơ cấu một. Mà quan trọng nhất chúng là chung một thể xuyên xuốt từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu giám sát đa cấp đa chiều lẫn nhau khá hoàn hảo. Chỉ có tên gọi là vẫn quen thuộc với họ thôi nhưng chức năng thì hoàn toàn mới, nhưng lại là hợp lý. Quả thâtk khôg bắt bẽ được chỗ nào.

Sau một hồi thảo luận thì lão bố vợ kiêm cậu ruột Lê Trung Trực đứng lên làm con chim đầu đàn.

-Thưa Vương gia, hạ quan có hai điểm không rõ lắm mời vương gia chỉ giáo. Thứ nhất bộ máy này rất khổng lồ dù thiếu đi một bộ nào đó cũng gây nên chuệch choạc, với tình hình của chúng ta hiện nay nếu cấu thành toàn bộ chính phủ là không đủ người. Thứ hai đó là vấn đề về thuyên chuyển công tác 4 năm một lần, hay nói là bầu cử, ứng cử gì đó. Điều này có cần thiết không? vì người mới lên nắn chức vụ sẽ không có kinh nghiệm như người cũ.

Vì đây là triều hội nên tất cả những người ngồi ở đây đều phải xưng Vương với Nguyên Hãn và tự xung là hạ quan. Ngay cả bố vợ hắn cũng không ngoại lệ.

- Nhạc phụ hỏi hay lắm. Thứ nhất ta không định tình lập cơ quan trung ương ngay, tức là không thành lập Bộ. Mà ta thành lập Sở trước tiên cho Đông Đô. Vì Đông Đô là nơi chúng ta sẽ chiếm lấy đầu tiên nên các quan viên Đông đô phải chuẩn bị sẵn sàng. Tuy Sở bé hơn Bộ nhưng chim sẻ cũng dâyd đủ nội tạng có thể vận hành hoàn chỉnh độc lập với 16 Sở tương ứng với 16 Bộ. Còn khi nào chiếm được từ Ba lộ trở lên thì ta sẽ thành lập các Bộ và Trung khu chưa muộn. Các chức quan ở Bộ và Trung khu là đợi mợi người phấn đấu, co tài thì ngồi vào không có thì miễn. Nhưng lần này đây là lầ đầu tiên nên sẽ không có bỏ phiếu tín nhiệm mà do ta bổ nhiệm. Sau này sẽ là ứng cử và boe phiếu tín nhiệm cho các chức danh, sau đó mới thong qua sự đồng ý của ta để có thể thượng vị. Còn việc 4 năm 1 lần luân chuyển công tác là cần thiết, lí do thì có nhiều. Nhưng việc sợ kinh nghiệm không đủ thì không phải lo lắng, người ra ứng cử không đơn giản như vậy mà phải thông qua khảo nghiệm năng lực v. v...

Cuối cùng việc chỉ định ban chiếu phong danh sách được một thân vệ của Nguyên Hãn đọc to và rõ ràng sau đó ban chiếu sắc phong cho từng người. Trong đó có các vị trí chủ chốt sau. An Phủ Chánh Sứ ( tương đương chủ tịch tỉnh) Lọ Đông Đô là Lê Trung Trực, hai An Phủ Phó Chánh Sứ là Đinh Văn Long và Ngô Trường... rồi mọi người theo ửng hộ Nguyên Hãn đều được phân các chức vụ của mọi vùng trên Lộ Đông Đô... tất nhiên chỉ là Phong trước vậy thôi vì Nguyên Hãn chưa chiếm được Lộ Đông Đô. Nhưng đây là một cái vé đảm bảo tương lai cho sự đầu tư của họ.

Lực Lượng ngoài đảo Phượng Hoàng mới chỉ có 1300 người nên Nguyên Hãn quyết định tăng quân ra đó để hình thành lực lượng hải quân 4000 người. Vậy nên nhứng vị lãnh đạo đầu não ở Hải quân Trần gia phải là hàm quan lục phẩm cấp bậc Chỉ huy sứ. Cầm Bành được phong làm chỉ huy sứ hải quân đảo Phượng Hoàng, Mã Diễn được phong làm phó chỉ huy sứ, Trần Bân lão tướng cũng là phó chỉ huy sứ nhưng hắn lại thêm một chức là chính ủy ( Chính trị viên thuộc về Bộ chính trị).

Một vạn quân còn lại ở rừng Thần thì Nguyên Hãn xây dựng lên bước đầu của Quân Khu trung ương. 1 vạn quân tương đương cấp sư đoàn nên người đứng đầu phải là cấp tướng. Vậy ra béo bở lão tướng Trần Phúc được phong tướng đầu tiên với tước hiệu Thông nghị đại phu (通侍大夫), tướng quân nhất sao( tương đương Thiếu tướng). Hai gã phó thống lãnh sư đoàn cũng là gia tướng kì cựu của Trần gia dòng chính có công trong việc huấn luyện tân binh là Trần Văn Hòa chức Chỉ Huy Sư, Trần Văn Lâm chức Chỉ huy Sứ.

Những chức quan nhỏ hơn thì hằng hà xa số nhưng lại được bộ máy cao cấp vừa được Nguyên Hãn chỉ định tiến hành bàn bạc và đưa ra danh sách sau đó trình cho Nguyên Hãn thông qua. Mà những cấp bậc trong quyền hạn của bộ máy mới lập này có thể quýte dịnh tự bổ nhiệm thì không cần thong qua Nguyên Hãn. Chính việc ngay lập tức được nắm một số thực quyền này thì bọn họ hăng hài bừng bừng mà bàn cãi ầm ỹ. Ba vị gia chủ của Lê, Đinh, Ngô gia cực kì hài lòng... vì con đường phấn đấu lên cấp Bộ hay thậm chí lọt vào Trung Khu đều đang rộng mở.

Lời tác giả: Viết xong mấy chương kiểu này phải đi khám não, đau đầu.... vãi sợ