Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Chương 63: Quật khởi

Vì sức khỏe của Kiến Văn không tiện để bôn ba vậy nên cả hạm đội Trần Gia quân phải dừng lại tại vịnh Đài Bắc thêm 4 ngày mới có thể xuất phát để trở về Phụng Hoàng đảo. Nhưng khoan hãy nói về Trần gia quân, vì tại một nơi cách Đài Bắc đến hai ngàn năm trăm km đang diễn ra một sự kiện đáng chú ý của thời đại này.

Cánh rừng Lam Sơn, nơi được cụ tổ của họ Lê coi là đất địa linh nhân kiệt, nhân tài hội tụ đang diễn ra một sự kiện. Một hàng hơn 100 thanh niên lực lưỡng đang dương lên những ống đồng cũng như ống gang, họ chĩa những vật này về phía những người nộm bằng rơm ỏa phía xa. Rồi một loạt tiếng nổ lớn vang lên không ngớt, khói đen bay tán loạn khắp nơi.

Lê Lợi chống cái vật hình trụ này xuống đất sau đó đi như chạy đến gần các người nộm bắng rơm và gỗ cách đó 120m. Hắn vạch từng người nộm ra để xem xét rất cẩn thận. Lúc thì mày kiếm giãn ra, lúc thì nhíu vào, nhưng tựu chung lài thì gương mặt hắn tỏ ra khá hài lòng.

- Lão Duyệt không tồi... lần này vậy mà tỉ lệ bắn trúng rất cao cái súng hỏa mai này rất tốt. Không cần phải luyện tập nhiều mà vẫn có thể chiến đấu.

- Công tử anh minh. Lão thần cũng là cố hết sức rồi, căn bản kĩ thuật lúc này không thể làm ra những khẩu súng tốt hơn.

Vậy mà đây chính là một màn thử súng tại khu vực vắng vẻ của rừng Lam Sơn. Kể từ nay súng hỏa mai không còn là độc quyền của riêng quân Trần Gia nữa rồi. Sự việc từ lúc này sẽ trở nên cực kì phức tạp khi có một nhóm lớn người từ các mốc thời gian khác nhau trong tương lai cùng dồn dập trở về cùng một thời điểm trong quá khứ thông qua hiện tượng kì bí.

- Lão Duyệt.. ta vẫn có một điểm cực kì thắc mắc... gia đinh nhà ta hơn 1 vạn trai tráng, mà tài lực nhà ta thì có thể đúc không biết bao nhiêu súng hỏa mai. Ngươi có tưởng tượng ra một đội quân vài vạn người cầm súng hỏa mai không. Chúng ta hoàn toàn có thể cướp ngôi nhà Hồ sau đó phòng chống giặc tàu xâm lược... tại sao ngươi khăng khăng đòi để giặc phương bắn dày xéo nước ta rồi mới cho ta khởi nghĩa?

- Bệ hạ... à quên Công tử, lão thần đành nói cho công tử nghe. Thứ nhất súng hỏa mai không phải vô địch, tốc độ bắn chậm hơn tên bắn rất nhiều. Ngoài ra trời mưa không thể tác chiến. Tuy rằng dễ đào tạo cứ có nông dân cầm lên súng là thành chiến sĩ nhưng Công tử nên nhớ rằng chiến tranh gồm rất nhiều yếu tố, súng hỏa mai không phải là tất cả. Hiện nay nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nhưng dân chúng không phục đây là lý do mất nước của họ. Nếu ta cướp ngôi nhà Hồ thì lại sẽ rơi vào hoàn cảnh như họ, chúng ta sẽ mang danh loạn thần tặc tử, danh bất chính ngôn bất thuận, không có người giúp đỡ thì chỉ mỗi mình Lê gia thì không thể kháng cự được giặc tàu đông như kiến.

Nói đến đây tên Lê Văn Duyệt trong hình hài của lão gia thần Lê Lê ngưng lại một chút, rồi nhìn chằm chằm vào vị thiêu niên phương phi trước mặt àm nói tiếp.

- Nhưng nếu, giặc tàu cướp nước ta... đô hộ dân tộc, bọn dân đen chịu cảnh lầm than, lũ thế gia chịu cảnh chèn ép. Khi đó chúng ta khởi nghĩa chính là hợp ý trời hợp lòng người. Hàng vạn hàng vạn người sẽ đi theo bệ hạ... công tử, đến khi đó không phải là đội quân vài vạn người cầm súng hỏa mai mà là trăm vạn người cầm súng hỏa mai. Chúng ta có thể đánh qua cả biên giới cướp lấy đất người Trung Hoa đò sát chúng không còn manh giáp. Ngoài ra cái chúng ta mạnh nhất không phải là vũ khí mà là biết trước lịch sử.. nên để mọi chuyện diễn ra theo lịch sử thì chúng ta có thể đoán trước tình hình mà tạo nên kì tích...

- Duyệt lão nói chí phải... ngươi nhớ... phải nhớ kĩ, nhắc nhở ta những lúc ta không kiềm chế được tính nóng nảy của mình. Ngươi chính là cánh tay của ta, là khối óc của ra.. nhớ lấy...

- Lão thần vạn vạn lần không quên.

........................................................................................................................................................................

Cùng lúc này tại biên giới phía bắc Trung Hoa giáp ranh cùng thảo nguyên người Du mục, một thành trì phải nói là nổi tiếng trong lịch sử của ngươi Hoa Hạ đang chịu sự công kích cuồng nộ của người Mông Cổ. Thành trì đó có tên Đại Đồng, mà trong tòa thành biên giới này lại có một nhân vật sẽ là phong vân của nước Trung Hoa, của Triều đình đại Minh, kẻ đó chính là Dương Lăng.

Vận mệnh chớ trêu, tên Dương Lăng này là một tú tài nhưng gia cảnh bần cùng đến không còn gia ăn. Hắn mang trong người tư tưởng linh hồn của người hiện đại nên mặc kệ lễ giáo mà bán đi mảnh đất của tổ tong để mò vào thành Đại Đông kiếm chỗ an gia lập nghiệp. Vận may run rủi hắn vào làm thư gia cho một gã huyện lệnh Họ Mẫn. Nhưng gã này là tướng quân đánh trận, nay vị xung vào làm chức văn quan huyện lệnh nên không biết gì về dân chính. Kể từ đó quyền hành lớn bé trong cái huyện này đều là do một tay hắn làm cả. Nhưng vận số chớ trêu, Thát tử Mông cổ nghe tin trung nguyên đại loạn nên dẫn quân xông tới thừa nước đục thả câu. Và thành Đại đồng trở nên vột vùng nồi da nấu thịt, khói lửa mù mịt. Tên Mẫn huyện lệnh tự phụ mình là tướng quân mà bỉ vị trí mở cửa thành lao ra chiến đấu. Tuy chém đầu được tướng địch nhưng lại bị thương nằm liệt giường. Vậy ra người chủ trì chiến đấu bảo vệ tòa thành lại rơi vào tay tên Dương Lăng một kẻ có linh hồn là người từ tương lai. Cùng với những tu duy hiện đại và với sự giúp sức của vợ hắn là Hàn Ấu Nương, một người con gái với võ nghệ siêu quần thì hắn đã bảo vệ được thành công Thành Đại Đồng.

Thư gia chỉ là một chức trợ lý cho huyện lệnh mà không có phẩm hàm trong quan trường Đại Minh, nhưng vì công lao tên Dương Lăng này quá lớn nên Bộ nào của triều Đại Minh cũng nhận hắn là người của mình để tranh công với vị tân Hoàng đế Chu Đệ Vĩnh Lạc Thiên hoàng đế. Cuộc chiến nảy lửa giữa Binh Bộ và Cẩm Y vệ vè việc nhân Dương Lăng là người của mình đã đến tai Chu Đệ. Vậy là Dương Lăng đã lọt vào mắt xanh của hoàng đế Trung Hoa như thế đấy.

.......................................................................................................................................................................

Tại Châu Âu cuộc chiến trăm năm của người Anh và Người pháp đang ở một giai đoạn hòa bình tạm thời (1389-1415). Nhưng sự suất hiện của một kẻ phá bĩnh tên Malen Hoffman đã phá vỡ tất cả lịch sử vốn có. Chính thức ra lí do hai nước đình chiến đó là Nước Anh lúc này cũng gặp nhiều kẻ thù. Ireland, Wales và Scotland đều chống lại họ. Họ cũng phải đối mặt với các cuộc đấu đá trong nội bộ triều đình và nạn cướp phá từ ngoại bang nên không thể tiếp tục các chiến dịch ở lục địa. Còn ở nước Pháp thì năm 1380, Charles V của Pháp qua đời. Charles VI của Pháp mới 12 tuổi lên ngôi và chẳng bao lâu thì bị bệnh thần kinh. Các quý tộc trong nước chia thành hai phe tranh giành ngôi nhϊếp chính nước Pháp và quyền bảo trợ cho con cái nhà vua: một phe do Công tước Jean sans Peur xứ Burgundy và là chú của vua cầm đầu, một phe do Công tước Louis xứ Orléans và là em của vua cầm đầu.

Chính lẽ ra cuộc chiến giữa nhà Công tước Louis và Công tước Jean sans Peur sẽ tiến hành một cách trường kì không có hồi kết trong một thời gian dài. Nhưng Công tước Jean sans Peur tiến hành thuê các đội lính đánh thuê từ khắp nơi đến giúp sức cho mình. Khốn nạn thay xuất hiện trong các đội lính đánh thuê mà hắn có được là Tên Malen Hoffman. Tên Hoffman có linh hồn của một tên người Đức thế kỉ 21 với tư duy cực tốt về tự nhiên học. Vậy mà hắn lăn lộn để dùng số tiền ít ỏi của mình lừa gạt gần 200 tên nông dân Thụy Sĩ đi theo hắn làm kiếp lính đánh thuê. Tên Male đã thành lập nên đội lính đánh thuyê Thụy Sĩ đầu tiên ở thế giới này, mà sự thật là phải gần 100 năm nữa họ mới xuất hiện một cách quy mô. Hắn xây dựng ra phương trận trường thương lừng danh của người Thụy Sĩ mà sau đó gần trăm năm mới có thể xuất hiện. Thêm vào đó hắn bổ xung một số lượng đáng kể cung thủ Longbow là thợ săn mà hắn lừa gạt được. Cái đội hình chết tiệt vượt thời đại, cùng với hiểu biết trước lịch sử, vậy mà tên Hoffman đã bố trí bầy rập cho đoàn kị binh Công tước Louis. Kết quả là 400 kị sĩ giáp sắt bị tàn sát, Công tước Louis bi bắt sống. Hắn được phong nam tước tại một lãnh địa nhỏ sứ Burgundy từ đây hắn có địa bàn, có tiền chuộc Công tước Louis từ gia tộc Louis. Một kẻ có linh hồn từ thế kỉ 21 lại quật khởi.

........................................................................................................................................................................