Nguyên Hãn còn phải ở lại Lê gia thêm vài ngày nữa, có lẽ đến gần giao thừa hắn mới có thể về nhà. Nguyên Hãn ở lại là có hai nguyên nhân, thứ nhất là bồi đắp tình cảm cùng Tú Xuân, thứ hai là chờ nhóm gia đinh vừa đánh nhau với quân hải tặc trở về từ Vân Đồn.
Chỉ thông qua một cái giản đồ và lời kể của một tên thư sinh không hiểu chiến sự như cậu hắn thì Nguyên Hãn rất khó lập kế hoạch tác chiến chuẩn xác được.
Tối ngày 28 tháng chạp năm 1401 nhóm gia đinh tham chiến tại đảo Phượng Hoàng đã về đến Lê Gia. Tất nhiên không thể cả trăm tên cùng tiến vào. Họ đều có nhà cửa và gia đình tại ngoại vi lân cận Lê gia trang viên. Tiến vào báo cáo chỉ có mấy tên gia tướng lãnh đạo gia binh đinh mà thôi.
Giờ đây trong thư phòng của Lê Trung Trực là một nhóm gia tướng và Nguyên Hãn đang vây quanh một cái sa bàn cát.
- Theo như lão tướng gia nói thì chúng không dùng đá lăn mà chỉ dùng tên bắn sao?
Nguyên Hãn đang hỏi một vị gia tướng trung niên chỉ huy trận đánh này.
- Thưa công tử căn bản đường lên hang ổ của chúng chỉ là dốc thoải mà thôi lăn đá không tác dụng, chúng có lợi thế của bức tường cọc gỗ đứng từ trên cao bắn tên xuống. Chúng ta chưa tiếp cận được bức tường gỗ này thì thương vong khá lớn nên phải lui lại.
- Khiên chắn không tác dụng sao? Tầm bắn của chúng bao xa. Có tầm bao nhiêu cung tiễn thủ.
- Thưa công tử, cung của chúng khá mạnh và nhiều phải trên 500 cung thủ, khiên che chắn không xuể. Thứ đến nếu tiếp cận quá gần tường gỗ rất dễ bị thả đá. Trên đảo là không có cây to nên không thể làm thang hay dụng cụ công thành nên bắt buộc chúng ta phải lui lại.
Theo mô tả của những người đã tham chiến thi Nguyên Hãn đã hình dung ra chi tiết hơn về lũ hải tặc này. Vậy mà chúng có tới 500 cung thủ, không biết chúng kiếm đâu ra mà lắm cung vậy. Vì chúng đứng trên cao bắn xuống nên tầm tên bay rất xa. Từ chỗ cung tên chỉ có thể bắn được 100m vậy mà tầm xa lại thành gần 200m khi chúng bắn từ trên tường gỗ. Mà longbow của quân Nguyên Hãn có thể bắn tới 300m nhưng nếu bắn ngược từ dưới sườn dốc lên tường gỗ thì cũng chỉ được 250m mà thôi. Căn bản lợi thế không đáng kể.
Một điểm nữa cần quan tâm là vị trí đổ bộ lên đảo chỉ có thể là bờ nam, thế nhưng bờ bắc sau doanh trại hải tặc lại có thiết kế một bến cảng neo thuyền, chúng lên xuống bằng dòng dọc kéo. Nếu chiến đấu bất lợi chúng hoàn toàn có thể mang hàng hóa chất lên thuyền rồi chạy về đảo Hải Nam. Mà thổ binh hải nam lại là bạn bè với lũhải tặc này. Đến lúc đó mọi chuyện sẽ cự kì phức tạp.
Nhận được đầy đủ thông tin thì kế hoạch tác chiến cũng hình thành rõ ràng trong. Tết năm nay coi như phế bỏ đối với công tượng, Nguyên Hãn và 250 chiến sĩ được chọn lựa cho cuộc chiến này. Trong số những chiến binh tham chiến lần này thì có một nhóm 50 lão binh khỏe mạnh được lựa chọn, 150 cung thủ tốt nhất cũng được lấy ra. Một điều đặc biệt đó là 250 người này đều học bắn súng và bắn cũng khá tốt.
Giờ đây trên một sườn giốc hơi thoải của khu vực bên trong rừng Thần Núi Tản đang diễn ra một cuộc công thành chiến khốc liệt.
Phía dưới chân dốc là một đội ngũ 250 binh sĩ với những chiếc khiên chắn kì lạ đang tầng tần lớp lớp tiến lên.
Phía trên là một nhóm 500 quân sĩ cung thủ đang bắn những mũi tên không đầu nhưng có buộc túi màu vù vù xuống.
Đây là một cuộc công thành chiến giả định mô phỏng lại địa hình chiến đấu núi Phượng Hoàng theo lời kể của những người đã từng tham chiến tại đó. Hôm nay đã là ngày 25 tháng giêng âm lịch năm 1402 rồi. Chỉ cong 5 ngày nữa là đội quân này phải xuất phát đi Vân Đồn để tập trung lên thuyền của Lê gia. Kể từ cách đây một tuần khi đã đầy đủ cung tiễn và Súng trường hảo mai thì các chiến sĩ rừng Thần đã luyện tập đánh trận giả như vậy không biết bao nhiêu lần rồi.
Có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng cũng có lý của nó cả. Vì đã tìm hiểu rõ thông tin của địch nhân, lại mô tả trước tình hình của chiến trường và luyện tập cách tấn công thì chắc chắn đến 9 phần là sẽ thắng. Nhưng đâu phải lúc nào cũng có cơ hội mô phỏng như vậy trong thực tế. Điều này thì ai cũng biết, xong chỉ cần là lão binh dày dặn thì không cần mô phỏng họ cũng có thể làm tốt những chỉ lệnh của chut tướng. Bất quá trên thực tế quân của Nguyên Hãn quá non, nhiệt huyết có thừa trang bị tân tiến nhưng lại chưa ra chiến trường lần nào. Những đội quân như vậy khi đối diện sống chết thường hay mất tinh thần mà chuệch choạc khiến cho không thực hiện đúng ý đồ của chủ tướng mà bại trận. Biết được điểm này Nguyên Hãn chỉ có cách là tăng cường huấn luyện mô tả trước tình hình chiến đấu. Chỉ cần có như vậy thì đội quân non này không quá bỡ ngỡ trước cảnh đao thật tên thật. Chỉ cần qua được trận máu lửa lần này và thắng lợi thì nhóm quân chim non này lại trở thành lão binh rồi. Tuy không quá dày dạn như những lão binh thực sự nhưng chắc chắn họ sẽ trưởng thành hơn nhiều.
Công việc chuẩn bị cả về trang bị vũ khí và tinh thần binh sĩ đều đã hoàn tất một cách toàn diện. Đôi ngũ bắt đầu lên đường chia ra làm ba nhóm xuất phát cách nhau vài ngày. Họ giả làm thương đội mà tiến về phía Vân Đồn cảng biển. Có hai tầng bảo hộ là Lê gia Thương hội với uy tín lâu năm cùng Thiên Hạ Thương hội vừa mới quật khởi thì quan binh canh gác các nơi không quá làm khó đoàn "Thương nhân" rừng Thần này. Thật ra hằng năm, hàng tháng đều đặn các thương hội đều đút lót khá đậm cho đám quan binh này từ trên xuống dưới thế nên dù có buôn lậu thì tụi lính này cũng mắt nhắm mắt mở cho qua. Bất quá các thương nhân cũng phải biết điều mà không buôn hàng cấm, vũ khí v.v....
Xe ngựa của Thiên Hạn Thương Hội mặt đáy có chế tạo một khoang rỗng có thể chứa đồ rất bí mật, giờ đây trong khoang chứa bao gồm Khiên, cung và súng của các binh sĩ. Ngoài ra hai khẩu pháo cũng được tháo rời các bộ phận mà ngụy trang trong mớ hoàng hóa hỗn độn của Thương hội.
Ngày 2 tháng 2 âm lịch năm 1402 thì nhóm quân sĩ đầu tiên của Nguyên Hãn đã tiếp cận được khu vực gần Vân Đồn cảng, ngay lúc này đã có một nhóm nhỏ gia đinh của Họ Lê tiếp ứng, họ chuyển tuyến đường để đi đến một bến cảng bí mật chuyên dành cho buôn lậu của các thế gia, và thương hội. Nói thật thì thương nhân đời nào cũng vậy, họ luôn tìm cách tránh thuế, né luật hay nôm na gọi là buôn lâuk và đút lót. Nên nếu nói ai thong thạo đường đi nước bước nhất thì đó chính là thương nhân. Nho giáo coi khinh thương nhân vì lợi ích mà bất chấp thủ đoạn cũng có lý do của họ. Chỉ cần lợi nhuận vượt quá 30% đủ để hộ liều tài sản, vượt quá 60% đủ bán đi thân tình, mà vượt trên 100% thì họ sẵn sàng liều mạng.
Bến cảng làng chài ngụy trang này thuộc về quản hạt của Họ Lê, nói chung dân chài lưới ở đây toàn bộ đèu là họ Lê gia đinh cả. Khu vực này nằm ở một hẻm vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền, có một bãi tập kết nhỏ có xây dựng cầu tàu hẳn hoi. Phải nói rằng cái bến cảng nhỏ này đã được thành lập từ khá lâu rồi, không biết nó đã đẻ ra được bao nhiêu tiền tài cho gia tộc họ Lê làng Ngọc Hà đây.