Buổi tối Hồ Bằng đến nhà Oánh Oánh, bị hai người chặn lại nơi cầu thang.
Hai người tóm chặt anh, người trước đá, người sau đấm. Hồ Bằng không đủ sức chống cự, không đủ sức ngăn cản, hai người vật anh xuống vỉa hè thi
nhau đấm đá. Nếu không gây nên ồn ào để dân tình báo cảnh sát, Hồ Bằng
sẽ bị một trận no đòn.
Lúc cảnh sát đến Hồ Bằng đang gục trên lan can cầu thang. Anh cảm thấy trên đầu có nước nóng ấm đang chảy, miệng
nếm vị tanh, có cái gì đó trôi vào cuống họng, vào bụng. Anh không ngước đầu lên nổi mà cũng không nói nổi. Cảnh sát hỏi những người đứng chung
quanh có ai biết anh không. Anh nghe thấy tiếng Oánh Oánh. Anh không
biết Oánh Oánh nói gì với cảnh sát, cảnh sát bảo chị cùng với họ đưa Hồ
Bằng vào bệnh viện.
Cảnh sát hỏi Hồ Bằng có thể đi được không,
anh gật đầu. Hai người cảnh sát dìu anh thất thểu ra xe. Dọc đường xe
cảnh sát hú còi inh ỏi, trong lúc mê man anh nghe rõ tiếng sụt sùi của
Oánh Oánh. Đến phòng cấp cứu của bệnh viện, anh được chụp phim và chụp
cả cộng hưởng từ để kiểm tra chấn thương bên trong. Nói chung tình hình
vẫn tốt, đầu bị hung khí gây chấn thương, chấn động nhẹ đến não; chấn
thương trong miệng tương đối nặng, hai cái răng dưới bị lung lay; phần
mềm nhiều nơi trên người bị tổn thương. Bệnh viện đề nghị anh vào nội
trú để theo dõi, Hồ Bằng kiên quyết từ chối. Oánh Oánh nhỏ nhẹ khuyên
anh nhưng không có tác dụng, anh gắng sức nói: “Xấu hổ lắm!”. Bác sĩ dặn Oánh Oánh, về nhà phải chú ý quan sát, nếu có triệu chứng nôn ọe phải
đưa đến bệnh viện ngay, hoặc gọi cấp cứu 120.
Hồ Bằng ngủ cho đến tận trưa hôm sau mới dậy, thấy Oánh Oánh đỏ mắt ngồi bên cạnh, người
trông tiều tụy, biết chắc đêm hôm qua Oánh Oánh không ngủ. Anh nhớ, Oánh Oánh dìu anh lên giường, dùng khăn bông nóng lau người cho anh, bất
giác anh đưa cánh tay đau ra, vuốt ve khuôn mặt dịu dàng của chị.
Anh bảo Oánh Oánh đưa cho anh cái gương để xem khuôn mặt mình bị sưng to
như thế nào, miệng mất hai cái răng lúc cười rất kì khôi, ngay cả giọng
nói cũng không bình thường.
“Bằng tàn phế mất rồi”.
“Oánh sẽ chăm sóc Bằng suốt đời”.
“Bằng không bị tàn phế”.
“Oánh cũng sẽ chăm sóc Bằng suốt đời”.
Hồ Bằng rất cảm động muốn nói một câu tình cảm, nhưng lời lên đến miệng
lại thôi. Lúc này anh vẫn chưa quyết tâm, anh sợ Oánh Oánh nói những lời nghiêm túc, anh chỉ biết ôm Oánh Oánh vào lòng âu yếm một lúc.
Đồn cảnh sát gọi điện đến, bảo Hồ Bằng thấy đỡ hơn phải đến khai rõ tình
huống bị đánh. Anh bảo không có vấn đề gì lớn, khỏi phải ra gặp. Cảnh
sát không đồng ý, bảo mỗi lần 110 đi làm nhiệm vụ phải có kết quả. Hồ
Bằng không có cách nào đành phải ra đồn cảnh sát, anh bảo không nhớ hai
người đánh anh, cảnh sát hỏi anh có thù oán gì ai không, gần đây có mâu
thuẫn gì với ai, anh bảo không nhớ nổi, đầu đau nhức.
Anh không
muốn nói ra điều nghi ngờ của mình, nhất định người đánh anh theo sự sai khiến của Văn Hòa. Anh nhớ rõ dáng của hai người kia, nếu gặp lại nhất
định anh sẽ nhận ra. Nhưng anh không muốn truy cứu Văn Hòa, không muốn
làm phức tạp sự việc.
Hồ Bằng ở nhà Oánh Oánh hai hôm, cảm thấy
bất tiện nên anh về nhà mình. Anh xin phép ông Mâu nghỉ, bảo vì cưỡi
mô-tô bị ngã, mặt mày sưng húp, gãy cả răng, phải nghỉ mấy hôm.
Không biết ông Mâu quan tâm đến anh hay không tin lời anh nói, mua một ít
trái cây đến thăm. Thấy mặt Hồ Bằng biến dạng, ông cười khùng khục, bảo
không giống với người ngã xe, mà giống như bị đánh. Hồ Bằng không tiện
giải thích. Nói dối là vậy, nói dối một câu có thể giấu giếm được mười
điều. Cũng may ông Mâu nói đùa, ông không dám cưỡi mô-tô, bảo ô tô là
“thép bọc da”, an toàn hơn mô-tô; người cưỡi mô-tô là “da bọc thép”, quá nguy hiểm.
Chừng như để an ủi Hồ Bằng, ông khen anh, bảo gần đây anh làm việc khá lắm, được lãnh đạo khen. Câu chuyện chuyển sang hướng
khác, ông phê bình khéo Hồ Bằng và mượn cơ hội để tâng công bản thân:
“Tôi không nghe ai góp ý, việc anh đi học luật để chuẩn bị thi, dù sao
thì tôi cũng phải giúp anh”. Hồ Bằng ngụy biện một lúc, bảo anh học về
pháp luật có liên quan đến quản lý đất đai, tài nguyên, cần cho công tác sau này.
“Thanh niên cần phải tiến bộ”. Sau lời động viên, ông
Mâu nói ra ý nghĩ thật của mình: “Tôi cũng muốn tiến bộ, nếu anh giúp
tôi trong công tác, tôi đã sớm ngồi sang cái phòng bên cạnh rồi”.
Hồ Bằng hiểu ý ông, phòng bên cạnh ai ngồi? Đấy là Phó giám đốc sở. Ông
Mâu muốn lên Phó giám đốc sở không phải mới một năm, hai năm.
Hình như ông đã nghĩ, đề bạt cấp dưới không phải là chuyện xấu, có người
tiếp nối công việc của ông, ông mới có thể thăng tiến một cách thuận
lợi.
***
Oánh Oánh tìm Văn Hòa để hỏi, có phải anh thuê
người đánh Hồ Bằng. Văn Hòa rất sảng khoái thừa nhận. Hồ Bằng bị đánh,
Oánh Oánh gây sự hỏi tội, bất giác Văn Hòa nổi nóng, cãi nhau với Oánh
Oánh. Anh hỏi, Oánh Oánh và Hồ Bằng đã gian díu với nhau từ lúc nào.
Oánh Oánh nói: “Anh hỏi điều ấy à, bảo với anh nhé, kể từ lúc anh bảo anh Bằng giám sát tôi, bị tôi phát hiện”.
Văn Hòa mặt tái nhợt, tay chỉ Oánh Oánh, không nói nên lời.
Oánh Oánh cảnh cáo anh, nếu còn gây chuyện rắc rối, chị sẽ đi trình báo công an, tố giác với viện kiểm sát, tố cáo với Ban Kiểm tra - kỉ luật. Văn
Hòa bị Oánh Oánh tấn công, mặt mày tái nhợt, trố mắt há miệng, run lẩy
bẩy.
Văn Hòa hốt hoảng, chạy đến chỗ Hữu Ngư, vứt cái cặp da lên
mặt bàn, lớn tiếng chửi Hồ Bằng, chửi luôn cả Hữu Ngư và Đại Trung. Chửi Hữu Ngư là đồ khốn nạn, làm cho anh ta tưởng Hồ Bằng là người tốt, tin
tưởng Hồ Bằng, hại anh ta dẫn sói về nhà, cầu cứu Hồ Bằng đến với vợ
mình.
Hữu Ngư không thể chấp nhận, bảo chưa bao giờ nói Hồ Bằng
là người tốt, càng chưa bao giờ bảo đảm. Đại Trung lại tỏ ra chu đáo,
hứa sẽ nghĩ cách giúp Văn Hòa.
Hữu Ngư hỏi, làm thế nào? Đại
Trung nói, Văn Hòa đã ra tay với Hồ Bằng, sợ Hồ Bằng trả đũa, làm càn.
Hữu Ngư không nghĩ ra, trả đũa như thế nào, làm càn như thế nào? Đại
Trung phân tích, Hồ Bằng nếm mùi sẽ không dám tiếp tục, tốt nhất là cắt
đứt quan hệ với Oánh Oánh. Nếu không chịu cắt đứt thì lãnh đủ, dù sao
thì cũng đã vỡ mặt, họ quyết tâm nhưng không ai nghĩ ra cách gì.
Đại Trung liếc nhìn Văn Hòa, sắc mặt Văn Hòa tối sầm, đang sợ bị trả đũa.
Sự việc đã đến nước này, không ai có thể biết chuyện sẽ phát triển theo
hướng nào. Có một điểm có thể khẳng định, Văn Hòa không chịu là người
mang tiếng bị cắm sừng, trừng trị Hồ Bằng để vớt vát chút thể diện.
Hồ Bằng nghĩ gì? Tâm tư anh còn phức tạp hơn Văn Hòa nhiều. Về chuyện bị
đánh, ở đồn cảnh sát anh nói không muốn làm to chuyện, không muốn làm ầm ĩ, chữ “xấu hổ” làm khó anh. Hận thù của người quân tử mười năm không
nguôi, cứ để Văn Hòa đấy, vấn đề ở quan hệ với Oánh Oánh.
Qua cơn sóng gió Hồ Bằng thấy được tình cảm của Oánh Oánh đối với mình, ý thức
được quan hệ giữa hai người không đơn giản như trước đây.
Hồ Bằng ở nhà điều trị vết thương, Oánh Oánh thỉnh thoảng lại đến thăm. Trái
cây Hồ Bằng không thích ăn, hơn bất cứ thứ gì, thuốc lá là thứ anh không thể bỏ. Oánh Oánh biếu anh toàn thuốc lá ngon, Hồ Bằng hút thuốc, lòng
những hiểu rõ mình đang nuốt một con dao găm, sau này không có thuốc
ngon chắc chắn khó chịu lắm, sẽ không hút lại nổi thứ thuốc Hồng Mai ba
bốn đồng một bao.
Oánh Oánh đến nhà Hồ Bằng, tình cảm hai người
khó bùng lên nổi, vì có mẹ, chỉ có thể khép cửa ra vào, cửa sổ. Bà mẹ
cũng đã nhận ra, bà ưa để ý đến chuyện vặt vãnh, hỏi con trai chị kia
lớn hơn con bao nhiều tuổi. Hồ Bằng nói “người già đừng để ý chuyện
vặt”, nhưng bà vẫn để ý, Oánh Oánh vừa ra khỏi cửa bà liền lầu bầu, hỏi
chuyện này chuyện khác, chưa rõ chưa chịu thôi.
Hồ Bằng hút thuốc Trung Hoa Bài Oánh Oánh cho, nằm nhà suy nghĩ trước sau, phải mất mấy
hôm anh mới đi đến quyết định. Mẹ anh thích chơi mạt chược, anh đưa ra
một ví dụ dễ hiểu: “Con quyết định chơi một ván lớn!”.
Bà mẹ hiểu ngay, nghi ngờ nhìn con đầu vẫn còn sưng to: “Tức là lấy cái nhà chị
kia à?”. Hồ Bằng nói: “Vâng!”. Nói xong anh thở phào nhẹ nhõm.
Mẹ hỏi Hồ Bằng: “Con bảo ván bài lớn, lớn đến mức nào? Tốt ở đâu?”.
Hồ Bằng nói: “Nói lớn và tốt ấy là, bài của con ù thì cả đời không phải lo gì”.
Mẹ hỏi: “Vậy mẹ và thằng Hâm cũng được nhờ chứ?”. Hồ Bằng trả lời, tất
nhiên. Anh giải thích thêm, mục tiêu của cuộc đời là con cái trưởng
thành, để con cái có cuộc sống gia đình êm đẹp, dễ chịu.
Cuộc sống êm đẹp, dễ chịu là gì? Lúc này Hồ Bằng suy nghĩ, anh có tiền, có nhiều tiền hơn mọi người.
Không ăn trộm ăn cướp, không trúng xổ sổ, muốn sau một đêm trở thành triệu
phú là không thể, Oánh Oánh là con đường tốt nhất. Hồ Bằng biết Oánh
Oánh là con bạc lớn. Anh cho rằng, những người cùng ngồi chơi mạt chược
với anh trong túi ai có bao nhiêu anh đều biết.
***
Hồ Bằng bảo Oánh Oánh đưa anh đi khám răng hàm mặt, Oánh Oánh rất vui vẻ cùng đi.
Chủ nhiệm khoa răng hàm mặt là bạn học của Hồ Bằng, là một bác sĩ nha khoa
rất nổi tiếng được điều từ Thường Châu về thành phố Tứ Phương. Anh ta
điều trị chứng viêm khoang miệng của Hồ Bằng rồi trồng răng cho anh,
trồng loại răng sứ cao cấp nhất.
Mấy hôm sau, vẫn là Oánh Oánh
đưa anh đến điều trị khoang miệng. Bác sĩ chủ nhiệm đo mẫu hàm trên hàm
dưới của anh, giải thích sơ qua về quá trình làm răng giả. Hồ Bằng hỏi,
răng giả lúc ăn uống nóng có mùi chất dẻo hay không, bác sĩ chủ nhiệm
bảo tuyệt đối không vấn đề gì, anh không ngại ngần giảng giải cho Hồ
Bằng biết nguyên liệu làm răng giả. Bác sĩ xem xét hàm răng mọc không
đều của Hồ Bằng, nói: “Hai cái răng giả sau này là hai cái đẹp nhất,
răng giả được cố định cũng sẽ vững như răng thật”.
Oánh Oánh nói, tiện thể tẩy răng, tẩy sạch khói thuốc hàm răng lại trắng. Bác sĩ khen
Oánh Oánh với Hồ Bằng: “Vợ của cậu thật tuyệt vời, tớ khuyên cậu sau khi tẩy răng nên làm trắng một thể, như thế càng đẹp”. Anh ta lấy ra một
cái răng của một ngôi sao đưa cho Hồ Bằng xem. Oánh Oánh bảo làm, hết
bao nhiêu tiền cũng làm. Bác sĩ gọi Oánh Oánh là vợ Hồ Bằng, chị cũng
không giải thích, mặt chỉ ửng đỏ, ánh mắt nhìn Hồ Bằng thật trìu mến.
Hồ Bằng quyết định bảo dưỡng hàm răng, nghĩ bụng những tay đánh thuê cho
Văn Hòa mạnh tay hơn chút nữa thì cả hàm răng không còn trong miệng. Anh không cần quan tâm đến tiền, đã có người chi. Oánh Oánh cầm hóa đơn
thanh toán của bác sĩ, chị không nói lời nào, cứ vậy đi thanh toán. Quay lại chị ấn tờ hóa đơn thanh toán vào cặp của anh, để anh đưa về cơ quan thanh toán.
Từ bệnh viện về, Hồ Bằng nói với Oánh Oánh: “Bác sĩ
Thi bảo Oánh là vợ của Bằng, chắc chắn cậu ấy đã nhận ra quan hệ giữa
hai ta rồi. Có phải Bằng quá nồng nhiệt với Oánh?”. Oánh Oánh hỏi ngược
lại: “Người ta nói như thế Bằng sợ gì, có điều gì phải sợ?”. Hồ Bằng lôi Oánh Oánh đến trước gương, đứng phía sau ôm ngang người chị, cằm tì lên vai chị, nói: “Chúng mình rất giống vợ chồng đấy nhỉ”. Oánh Oánh chỉnh
lại tư thế, nhìn vào gương, giống như đang đứng chụp ảnh với Hồ Bằng.
Chị quay lại, ôm Hồ Bằng: “Chúng ta sống với nhau, được không?”. Hồ Bằng gật đầu: “Được lắm!”.
“Có muốn sống với Oánh không?” - Hồ Bằng
hiểu ý Oánh Oánh muốn nói gì, nhưng anh cố tình trả lời như hỏi: “Bây
giờ chúng ta cũng đang sống với nhau đấy thôi?”. Oánh Oánh tưởng Hồ Bằng không hiểu, chị nói rõ hơn: “Oánh muốn cố định quan hệ của chúng mình,
Bằng muốn kết hôn với Oánh không?”.
Thấy vẻ do dự của Hồ Bằng, Oánh Oánh thất vọng đẩy anh ra: “Oánh chỉ nói vậy thôi, Oánh biết Bằng không muốn”.
Hồ Bằng im lặng. Oánh Oánh cổ vũ: “Bằng định nói gì, nói xem nào?”.
Hồ Bằng như đã quyết tâm: “Bằng rất muốn tốt với Oánh, nhưng Bằng không
như anh Hòa, Bằng không có tiền, nếu Bằng có tiền, chắc chắn sẽ tốt với
Oánh hơn cả anh ấy”.
Oánh Oánh vui lên: “Thật không?”. Hồ Bằng gật đầu rất nghiêm túc.
Oánh Oánh nở nụ cười trong sáng: “Oánh vẫn tự tin rằng Bằng tốt với Oánh.
Bằng sẽ không tệ với Oánh, Oánh muốn Bằng không làm như vậy”. Hồ Bằng có thể nghe thấy rõ âm thanh bên ngoài tiếng đàn, anh không truy hỏi.
Hồ Bằng đưa Oánh Oánh về nhà chính thức giới thiệu với mẹ. Anh sợ mẹ chê
Oánh Oánh lớn tuổi hơn anh quá nhiều, anh giấu bớt bốn tuổi của Oánh
Oánh, bảo chỉ ba mươi.
Oánh Oánh mua rất nhiều thứ cho mẹ Hồ
Bằng, bảo đảm với bà lấy nhau xong chị sẽ đưa thằng Hâm cháu bà về ở
chung. Bà già bị chị dỗ dành ngon ngọt, không còn chú ý đến tuổi tác của con dâu. Bà bảo, Vân Tài vợ trước của Hồ Bằng cũng là người tốt, có
điều say mê mạt chược, không chăm sóc con cái. Bà nói câu ấy đã làm tăng sức ép đối với Oánh Oánh, chị nhận ra ý muốn của người già. Chị nghĩ,
dù sao thì không sống với bà, mặc bà muốn nói gì thì nói, chị chỉ phụ
họa với bà.
Oánh Oánh đề xuất lấy giấy chứng nhận kết hôn, Hồ
Bằng vui vẻ làm theo. Ảnh cưới chưa chụp vội, chờ Hồ Bằng có răng mới.
Oánh Oánh mua lại căn hộ của cậu em trai, sửa sang thật đẹp để làm căn
hộ mới của hai người.
Hồ Bằng không muốn làm lễ cưới, điều này
hợp với ý của Oánh Oánh. Hai người muốn tìm một hãng du lịch đưa đi Cửu
Trại Câu hưởng tuần trăng mật.
Oánh Oánh đưa cho Hồ Bằng cuốn sổ
gửi tiền ở ngân hàng Giao thông, trong đó có một triệu nhân dân tệ. Hồ
Bằng rất cảm động, tim suýt nữa bật khỏi l*иg ngực. Cuốn sổ gửi tiền
mang tên Hồ Bằng, tiền gửi trong tay Hồ Bằng, Oánh Oánh nắm mật mã. Ở
thành phố Tứ Phương không có chi nhánh và văn phòng giao dịch của ngân
hàng Giao thông, chỉ có ở Dương Châu. Oánh Oánh bảo không có gì phiền
phức, mỗi năm về đấy một lần, tiện thể đi chơi.
Hai người kí với
nhau một bản thỏa thuận, Hồ Bằng phải hoàn thành ba mươi năm hôn nhân
với Oánh Oánh mới có quyền tự do xử lý khoản tiền gửi. Đồng thời hai
người thỏa thuận miệng tuyệt đối bí mật chuyện này.
Bản thỏa thuận
Bên A: Dương Oánh Oánh;
Bên B: Hồ Bằng.
Hai bên A và B đều đã trải qua bất hạnh trong hôn nhân và gia đình, gặp
nhiều trắc trở trong cuộc sống. Nay, bên A Dương Oánh Oánh và bên B Hồ
Bằng yêu nhau, hợp pháp kết thành vợ chồng. Để bảo đảm cho hai bên sống
đến bạc đầu trăm tuổi, cùng nhau bàn bạc xác lập thỏa thuận dưới đây để
cùng tuân thủ.
1. Quan hệ hôn nhân của hai bên A và B phải tồn
tại trên ba mươi năm, bất cứ bên nào cũng không được vì lý do nào đề
xuất li hôn hoặc trốn tránh thực thi nghĩa vụ hôn nhân dưới mọi hình
thức (Nghĩa vụ hôn nhân xem Luật hôn nhân của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa);
2. Bên A tặng cho bên B một triệu hai trăm nghìn nhân dân tệ, bên B chỉ được phép hưởng toàn bộ khoản tiền này sau ba mươi
năm thực thi đầy đủ nghĩa vụ hôn nhân, trước đó hàng năm sẽ được chu
cấp.
Phương thức chu cấp như sau:
- Mười năm đầu mỗi năm hai mươi nghìn, bên B trong mười năm được hai trăm nghìn đồng.
- Từ năm thứ mười một khởi điểm là hai mươi lăm nghìn, mỗi năm tăng cơ số năm nghìn đồng, đến năm thứ hai mươi, bên B có thể được bốn trăm bảy
mươi nghìn năm trăm đồng.
- Bắt đầu năm thứ hai mươi mốt, khởi
điểm là ba mươi nghìn đồng, mỗi năm tăng thêm năm nghìn đồng, đến năm
thứ ba mươi bên B có thể được năm trăm hai mươi lăm nghìn đồng.
- Thời gian chi trả: “Ngày ba mươi mốt tháng mười hai hàng năm bên A
trích trong sổ gửi tiền thực danh bên B chuyển vào tài khoản khác của
bên B.
3. Bên A và bên B trong thời hạn ba mươi năm quan hệ vợ chồng, nếu một bên chẳng may qua đời, coi như đã hoàn tất thỏa thuận.
4. Bên A trong thời hạn ba mươi năm đề xuất li hôn, sẽ một lần chuyển toàn bộ khoản tặng chưa đến kì cho bên B; nếu bên B đề xuất li hôn phải hoàn trả toàn bộ số tiền được tặng trước đó. Bên A toàn quyền sở hữu và sử
dụng số tiền trong tài khoản của bên B.
5. Đến năm thứ ba mươi,
bên B được tặng một triệu hai trăm nghìn, nếu các khoản lợi tức phát
sinh còn thiếu, bên A sẽ bổ sung. Kế thừa di sản của khoản này thuộc về
Hồ Hâm, con của bên B toàn quyền sử dụng.
6. Trách nhiệm thi hành:
a. Bên A không được kéo dài và từ chối chi trả với bất cứ lý do nào.
b. Trong thời hạn hôn nhân, bên A không được yêu đương hoặc có hành vi
tìиɧ ɖu͙© ngoài hôn nhân. Bên A vi phạm sẽ một lần trả hết khoản tặng cho bên B. Bên B vi phạm, bên A sẽ không chu cấp khoản được tặng.
c. Bên B đánh mắng bên A sẽ bị phạt từ năm nghìn đến mười nghìn, sẽ khấu trừ trong khoản được tặng.
7. Thỏa thuận này làm thành hai bản, có hiệu lực kể từ ngày hai bên kí
8. Thỏa thuận này có điều gì chưa thỏa đáng có thể thỏa thuận bổ sung, có hiệu lực ngang nhau.
Ngày… tháng… năm…
Bên A Bên B
Dương Oánh Oánh (Kí tên) Hồ Bằng (Kí tên)
Bản thỏa thuận do Hồ Bằng chấp bút. Hồ Bằng rất giỏi dự thảo vản bản, những kiến thức về pháp luật anh học được cũng đem ra dùng.
Để hoàn chỉnh nội dung thỏa thuận hợp pháp và có hiệu lực, Hồ Bằng và Oánh Oánh phải động não suy nghĩ kĩ.
***
Kế hoạch đi hưởng tuần trăng mật ở Cửu Trại Câu không thành, nguyên nhân vì Oánh Oánh mang bầu.
Lẽ ra chuyện này không xảy ra, vì Oánh Oánh đặt vòng, chính sách sinh đẻ
không cho Hồ Bằng và Oánh Oánh có thêm con. Thật ra không cần nói đến
chính sách, dù có được sinh thì Oánh Oánh cũng không dám, đau đớn lúc
sinh nở khiến chị sợ cả đời. Nhưng lấy Hồ Bằng mà không có con thì cuộc
sống quả là một điều đáng tiếc, chị đến bệnh viện nhờ tháo vòng, để mình mang thai rồi sẽ tiến hành sinh theo phương pháp mổ.
Đó là khổ
nhục kế mà Hồ Bằng không biết. Sau này trong cuộc sống của hai người sẽ
nhớ lại và hỏi nhau nếu con chúng ta còn thì đã lớn thế nào rồi? Như vậy chứng tỏ, cho dù Oánh Oánh tuổi lớn rồi, lấy Hồ Bằng vẫn có thể sinh
con, kết tinh của mối tình giữa hai người.Còn chuyện không sinh được
không phải là trách nhiệm của Oánh Oánh. Vậy là tuần trăng mật Hồ Bằng
rất rảnh rang. Oánh Oánh tỏ ra hối lỗi, bảo đã làm cho Hồ Bằng buồn. Hồ
Bằng bày tỏ từ nay về sau sẽ cẩn thận, Oánh Oánh bảo vì Hồ Bằng làm
chuyện ấy quá hung dữ, chọc thủng cả vòng. Hai người nói chuyện với nhau một lúc, Hồ Bằng không có phản ứng gì, Oánh Oánh thấy anh buồn, nên
cũng an ủi anh.
Không bỏ lỡ thời cơ, Hồ Bằng hướng dẫn Oánh Oánh
thưởng thức một vài chiêu kí©ɧ ŧɧí©ɧ mới. Anh tìm mấy cái đĩa sεメ, Oánh
Oánh xem một lúc rồi bảo Hồ Bằng tắt đi, “không thể xem nổi, xem trống
ngực đánh ghê quá”, một lúc sau, Oánh Oánh phát tín hiệu cho Hồ Bằng:
“Lấy cái anh thích ra xem”.
Oánh Oánh đã hiểu biết, chị nói với Hồ Bằng: “Sau này Oánh già rồi, không muốn làm nữa, Oánh sẽ ấy cho Bằng…”.
Hồ Bằng nói: “Oánh muốn làm cho Bằng chết à?”.
Oánh Oánh nói một câu làm cho Hồ Bằng ngứa thịt: “Oánh yêu Bằng lắm, muốn làm cho Bắng khoái”.
Xài hết thời gian một tháng không phải là chuyện dễ, Oánh Oánh muốn dùng mạt chược để tiêu khiển thời gian.
Tìm thêm hai người nữa, Oánh Oánh mới cảm thấy mình ngồi cùng bàn mạt chược với Hồ Bằng thật sự không hợp. Bây giờ thân phận hai người đã thay đổi, là vợ chồng, đành phải tìm thêm một người nữa. Oánh Oánh bảo Hồ Bằng
chơi với mọi người, chị ngồi bên “nhìn lưng”. Chị không tiện ngồi bên
cạnh Hồ Bằng, ngồi cùng người đối diện với anh.
Cùng chơi có một
cô gái trẻ, cô này ở ngay tầng dưới, khá xinh đẹp, giống như Chu Lâm, cô y tá trước đây vẫn chơi với họ. Cô gái này mất việc phải ở nhà, lấy mạt chược làm “công việc”. Trong tòa nhà này đám mạt chược nào thiếu người
đều gọi cô, hàng xóm đặt cho cô cái tên “miếng vá”. Oánh Oánh nhìn Hồ
Bằng, quan sát vẻ mặt của anh, quan sát vẻ mặt cô gái kia. Phụ nữ chơi
mạt chược động tác rất khoa trương, lúc đặt bài lên bàn, bàn tay cầm bài cổ tay còn xoay chín mươi độ, vòng tay sáng long lanh, cánh tay trắng
nõn trông như dài thêm một đoạn. Oánh Oánh thấy rối mắt, nhưng không
tiện nói ra.
Nhiều lúc Oánh Oánh ngồi vào bàn chơi, để Hồ Bằng sang phòng bên xem ti vi.
Xem ti vi một lúc, Hồ Bằng gọi điện cho người này, người khác, chuyện gì
cũng nói. Oánh Oánh đánh bài ở phòng ngoài, tâm trí không để ở bài mà để cả ở Hồ Bằng, vểnh tai nghe anh nói chuyện gì.
Hồ Bằng gọi điện
cho Xuyên Thanh tương đối nhiều, giúp Xuyên Thanh phân tích bài. Cũng
nói những chuyện khác, có lúc anh nói khẽ, nói thầm vào máy, rõ ràng
không muốn để Oánh Oánh nghe thấy. Gặp những tình huống ấy, Oánh Oánh
chơi bài đấy nhưng lòng dạ rối bời.
Những lúc ấy chị lại giận mạt chược, cảm thấy mạt chược không phải là tốt