Remix - Hỗn Âm Nhân Sinh

Chương 62

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Về đến nhà chuyện đầu tiên chính là gọi báo cho Hạ Giai, chuyện thứ hai là lén lén lút lút thay quần áo ra, tôi nhìn đồng hồ, gọi cho Lý Khiêm Lam và cả Kiều Hinh Tâm, ba đứa đã hẹn nhau ra ngoài cùng ăn trưa, chiều thì cùng đến trường.

Lý Khiêm Lam rất để bụng chuyện thành tích, bởi vì sự kỳ vọng tha thiết của gia đình đặt trên vai, hơn nữa cũng không muốn phí hoài bao phấn đấu nỗ lực suốt nửa năm; Kiều Hinh Tâm thuộc kiểu người cầm được thì buông được, cái đó cũng có chút quan hệ đến sự tự tin bồi đắp từ sự ưu tú thường khi của nhỏ, nhỏ cũng không gian nan hay khổ cực gì cả, cũng chưa từng thất bại.

Còn tôi trong số họ thì mang áp lực nhẹ nhàng nhất, thứ nhất Hạ Giai không có tâm nguyện mong con thành tài mà gian khổ, hơn nữa về mặt học tập thì tôi cũng không có tinh thần ganh đua mãnh liệt gì cả, nói là không biết tiến thủ thì có hơi tiêu cực, làm tốt chuyện của mình, ngoại trừ âm nhạc thì không còn hoài bão nào khác, cho nên phản ứng bình thản, đứng trong đám người lo nghĩ có phần điên cuồng như thế này thì có vẻ lạc loài lại vô vị.

Năm nay nhà trường khá là buông thả với thành tích tốt nghiệp, không công bố thứ hạng và cả thủ khoa, nói là giữ vững sự tự tin của học sinh, đồng thời đỡ khiến cho nhóm thủ khoa gặp phải phiền toái – trên thực tế, trong lòng mỗi người đều đã có người được chọn, trong lúc châu đầu ghé tai mà che giấu đi ý nghĩ thật lòng của mình, có tâm nhưng vô ý để lộ ra vài cái đại loại thế.

Tôi nhận lấy giấy báo kết quả của mình, Lý Khiêm Lam ngồi cạnh úp xuống bàn được vài giây rồi, Kiều Hinh Tâm bên kia thì gấp lại tờ giấy trắng rồi bỏ vào cặp, trong những âm thanh soạt soạt mà bước ra khỏi phòng học.

Tôi nhìn lướt qua.

Not bad. Lật tung vốn liếng từ vựng văn vẻ trong đầu thì bật ra được câu này, chỉ có thể nói không tệ thôi.

Đúng như mong đợi, không có hụt hẫng hay vui sướиɠ.

Tôi đứng bên cửa sổ phòng học quan sát dưới sân, có cây xà đơn dưới bóng cây, chỗ đỗ xe màu xanh xám, có cả những nữ sinh mặc váy đi ngang qua đường chạy hình vòng.

Nơi nơi đều là tiếng đẩy ghế đứng dậy, mọi người lục tục đi về, chợt có người vỗ lưng tôi.

“Chuẩn bị vào trường nào thế.”

Nhạc Tiêu Nhã tựa trên thanh chắn cửa sổ, chỉ vào phiếu điểm lay động trong tay tôi.

“Tôi cố gắng ở lại nơi này.”Tôi cúi đầu, vòng dây tai nghe qua gáy, nói, “Còn cậu.”

“Tôi muốn đến Tây Nam.” Đằng ấy cười rất vui vẻ, “Được ăn lẩu!”

Con gái luôn luôn vui vẻ về một dự định trong tương lai, niềm hạnh phúc này có một sức thu hút dồi dào. Tôi cũng cười, “Hay đấy.”

Trước khi ra về, chúng tôi ôm chia tay trước cửa lớp học, đằng ấy dụi đầu vào lòng tôi, mấy tên lớp bên cạnh có quen biết liếc mắt qua chúng tôi, thấy tôi thì dựng ngón trên môi, không gây tiếng động làm đằng ấy giật mình.

Tôi cười phất tay với tụi nó, thu lại vòng ôm trên vai đằng ấy, “Bảo trọng nhé.”

“Lỡ có như tôi không gặp được người giống như cậu.” Đằng ấy nói, “Nhưng tôi sẽ tìm được người tốt hơn.”

– Cô gái ngắn ngủi lướt qua đời tôi, người con gái từng cố gắng bước vào đáy lòng tôi, người con gái đã khóc vì tôi, là đằng ấy đã biến những tháng ngày chịu đựng bởi cái gọi là hiện thực trở nên nhẹ nhàng hơn, có lẽ tôi đã cho đằng ấy cái mà đằng ấy muốn, đằng ấy cũng để lại cho tôi ký ức, không lo chúng tôi chỉ nhận được cái mà hai bên không muốn, cũng không vì thế mà tiếc nuối.

“Cố gắng lên, Hạ Tức.” Đằng ấy nói, “Nỗ lực lên.”

Ước mơ còn xa, đường còn dài, không có gì để đáng buồn.

Chiều chiều tôi theo lời dặn của Hạ Giai, tiện đường ghé siêu thi mua chút thức ăn, tay trái cầm túi nylon, tay phải cầm sổ tay định hướng về nhà.

Lướt nhanh những trường tôi có thể dự thi, tôi đặt sách lẫn phiếu điểm trên bàn phòng khách, vào bếp làm phần cơm trứng và rau trộn, xếp vào hộp cơm, bắt xe buýt đến tiệm cafe giao bữa tối cho Hạ Giai.

Trong quán có một đầu bếp tráng miệng có quan hệ tốt với mẹ tôi, người đó mang họ hiếm, họ Lịch, mẹ bảo tôi gọi người ấy là Dì Lịch. Dì Lịch mồ côi cả cha lẫn mẹ, cùng tuổi với Hạ Giai, một bà mẹ đơn thân sống với đứa con gái 5 tuổi rưỡi.

Lúc tôi đến thì dì ấy đang chuẩn bị đón con gái, tôi phụ dì vén cái rèm chuỗi ngọc, nói, chào dì ạ.

“Tiểu Tức tới giao cơm cho mẹ à!” Dì kéo tôi, “Sao rồi sao rồi, thi đại học thế nào?”

Kể ra thì tôi có hơi sợ bị người hỏi. Thành tích của học sinh cũng giống như tiền lương công nhân vậy, không phải là một đề tài câu chuyện thích hợp cho lắm, nhưng lại không thể không nói tới. “Cũng vậy thôi ạ.”Tôi chọn cách nói chung chung, “Thành thích của con cũng tàm tạm thôi ạ, dì đừng cười con.”

“Sao có thể! Giữ vững không dễ dàng gì, học sinh bây giờ khó khăn lắm.” Dì cười, “Ấy! Dì đi đây! Con mau tìm mẹ con đi, lần sau dì làm Donut cho con.”

“Dì đi cẩn thận ạ.”

Trong tiệm không có nhiều khách, có một bàn học sinh trung học đến làm bài tập, hở tí là la hét ì dùng, rồi lại nhỏ tiếng dưới ánh mắt những người xung quanh; Tôi đến quầy gõ chuông, “Người đẹp, lúc rỗi cùng ăn cơm không.”

Hạ Giai từ bên kia ghế ngó qua, cùng tôi đi trên lối dành cho nhân viên ngồi xuống bàn, “Có chứ anh đẹp trai, ăn gì thế?”

Tôi nhìn dì mở cà mên, khoa trương mà ôm ngực, “Ấy dô ta thật hạnh phúc mà.”

“Con có thể giao cho mẹ… Một kỳ nghỉ hè.” Tôi dựa vào ghế, bất chợt không biết nên mở lời thế nào, “Mẹ ơi, điểm xuống ạ.”

Dì vừa dùng cái muỗng xúc lên đưa vào miệng, chớp chớp mắt nhìn tôi, “Hai bậc sao?”

“Kém mười lần là không được rồi.” Tôi nhấc chân dưới bàn, nói, “Mẹ ơi, con muốn ở lại đây.”

Dì nuốt vội. “Hả?”

“Nghe con nói đã.” Tôi khoát khoát tay, “Về mặt chủ quan, con không phải là người xông pha xông xáo, cái này mẹ cũng biết mà, từ bé con đã ở đây, sớm muộn gì cũng trở về; Về khách quan, đại học địa phương có thể giảm….”

“Vậy cũng không được!” Dì lên giọng, “Bên nào cũng không được… Cả hai đều quá mức chung chung!”

Địa phương có hai trường đại học, một được công nhận vị trí trọng điểm, một là trường công bình thường. Nhưng hai trường này sở dĩ có tiếng là vì ngành y rất nổi bật, điểm chuẩn gần như tương đương với trường số một, còn những ngành khác cũng chỉ tầm tầm, không có gì đáng nói. Nhưng chung quy thay vì nói ấn tượng không tốt, chẳng qua là tôi không học y, lấy thành tích này chọn trường, khiến dì cảm thấy đáng tiếc.

Nhưng thật sự là tôi không muốn đi.

Không phải chỉ là có dì ở đây.

Dì ăn uống xong xuôi thu dọn hộp cơm, động tác cực kỳ chậm, mãi nhíu mày không nói gì, qua thời gian thật lâu mới lên tiếng, “Thiếu mười lần mà nói… Một phần là bao nhiêu?”