Ngược Về Thời Minh

Chương 392-3: Đường về (3)

Triệu Phong Tử tiến công thành Phượng Dương, lại còn nhàn hạ thoải mái nghênh ngang đến Hoàng Ân lầu mà đám con phượng cháu rồng thích đi nhất, thưởng thức trà Hoàng Tiêm Lục An, nghỉ ngơi nửa ngày, sau đó tiếp tục đông tiến, ngựa không dừng vó đánh tới hồ Bích Ngõa, đoạt thuyền nam hạ.

Triệu Phong Tử từ hồ vào sông, đại đội đi đường bộ, tiểu đội lái thuyền, nơm nớp lo sợ đi qua Dương Châu, đến bờ Trường Giang ngồi thuyền vượt sông, thuyền qua lại không ngớt, cuối cùng đã đổ bộ ở Hàn Kiều, tiến vào địa giới Giang Nam.

Nào ngờ, đội quân "Đuổi không kịp" của Dương Lăng đổ bộ ở Trấn Giang, cắt trước mặt bọn họ. Triệu Phong Tử lơ đễnh, cho rằng kỵ binh mình thần tốc, có thể dễ dàng vượt mặt quan binh, xông thẳng về Nam Kinh. Để không phải đυ.ng độ giằng co cùng đại quân của Dương Lăng, Triệu Phong Tử nhanh chóng đi về phía Đan Dương.

Không ngờ đại quân tập kích bất ngờ Đan Dương, chỉ thấy phía trước tinh kỳ phấp phới. Đại kỳ chữ Dương thật lớn tung bay trên đầu thành, dưới thành vạn mã hí vang, thương kích như rừng, quân trận như núi. Triệu Phong Tử thấy thế liền kinh hoảng. Bộ đội phản ứng nhanh của triều đình cuối cùng đã chính thức xuất hiện trên vũ đài. Hai bên như ngươi đuổi ta chạy như vậy, Triệu Phong Tử "tung hoành lục hợp ai dám bắt" bị Dương Lăng cắn chặt lấy mông ngựa đuổi riết không buông, bức bách y phải di chuyển về hướng Thường Châu.

Trì Đường thôn bên cạnh Thái Hồ, trong đại trướng trung quân lâm thời, không khí vô cùng khẩn trương, Triệu Phong Tử vẻ mặt trầm trọng nói:

- Chúng ta tung hoành Hà Nam, Dương Lăng từ đầu đến cuối đều thúc thủ vô sách, không ngờ là hắn lại ẩn nhẫn như thế. Hóa ra hắn đã sớm chuẩn bị một đội kỵ binh hùng mạnh, mãi đến hôm nay mới phát huy công dụng.

- Đưa ra phán đoán sai lầm đối với sức cơ động của quan binh vào thời khắc mấu chốt, đó là sơ hở trí mạng. Ưu thế tốc độ của chúng ta không còn nữa, hiện tại bọn chúng cứ cắn chặt lấy chúng ta, hơn nữa cứ chặn ở cửa ải hiểm yếu tây tiến của chúng ta, kế hoạch đã định ra trước đó phải sửa đổi một chút.

Chân Dương Qua lớn tiếng nói:

- Sợ hắn cái gì, không bằng chúng ta xông lên đối đầu, lấy cứng đối cứng với hắn một phen, kỵ binh của triều đình chưa chắc đã là đối thủ của chúng ta.

Triệu Phong Tử lắc đầu, nói:

- Ngươi đừng quên, người dẫn binh là Hứa Thái, Giang Bân, bọn chúng đều là mãnh tướng biên quân. Ta hoài nghi Dương Lăng bí mật điều động biên quân nam hạ tham gia bao vây. Thành Nam Kinh, ta nhất định phải lấy được, ta cố ý lách đến nơi này băng sông, vốn ý là muốn bôn tập đường dài, bỏ mặc quan binh Hà Nam, hấp dẫn chủ lực Giang Nam, để tạo điều kiện cho Lưu Lục và Dương Hổ.

- Đồng thời, lợi dụng ưu thế kỵ binh của chúng ta luồn qua kẻ hở vòng vây của quân đội quan binh. Nhưng hiện tại Dương Lăng dẫn đại đội kỵ binh ngăn trước mặt chúng ta, tiên cơ đã mất, nhất định phải tùy cơ ứng biến.

Y gấp gáp bước đi, bỗng dừng lại, nói với Hồng nương tử:

- Thôi phó Nguyên soái, chính ngọ ngày mai, là kỳ hạn ước định phá thành, ta nghĩ Dương Hổ và Lưu Lục thủy bộ cùng tiến, hai lộ đại quân có thể đã đuổi đến, nhưng trận chiến này trọng đại, để phòng vạn nhất, ta dẫn chủ lực hấp dẫn sự chú ý của Dương Lăng, nàng dẫn theo bốn ngàn binh mã, tập kích thành Nam Kinh.

- Sự chú ý của bọn chúng đặt ở chỗ Lưu Lục và Dương Hổ, bên này ắt sẽ hư không, nàng cần phải đến cửa đông thành Nam Kinh lúc chính ngọ. Thành Nam Kinh hiểm yếu khó bì, tường thành vừa cao vừa dày, nếu cường công, chỉ cần lương thảo trong thành sung túc, dù có hai mươi vạn đại quân, đánh suốt một tháng, e lã cũng khó đánh hạ.

- Công thành không bằng tập kích thành, dùng trí mới là thượng sách. Ba lộ đại quân tập kích, hẹn thống nhất ngày hành động, chỉ cần phối hợp thỏa đáng, thành Nam Kinh nhất định ta sẽ đoạt được. Ta sớm đã sắp xếp cho Phong Lôi đến đoạt cửa đông, nếu hai lộ đại quân của Dương Hổ, Lưu Lục không thể đến kịp thời, vậy phải nhờ nàng thủ cổng thành chờ ba lộ nhân mã chúng ta đến.

Hồng nương tử vừa nghe y nói muốn nàng dẫn khinh kỵ đi Nam Kinh, vừa có thể tránh khỏi phải đối địch với Dương Lăng, lại có thể đi tìm Chu Đức An báo thù, đề nghị này quả hợp với tâm ý, vì thế nàng liền lập tức gật đầu đáp ứng.

Triệu Phong Tử nói:

- Ta dẫn quân dụ Dương Lăng rời khỏi, từ Nghi Hưng đi xuống, chọn đường Lật Dương, Lật Thủy đến giúp nàng. Canh bạc này chúng ta phải cùng so tốc độ với Dương Lăng, xem là hắn ngăn được ba lộ đại quân chúng ta chia ra cùng tiến, hay là chúng ta chiếm được thành Nam Kinh trước.

Hồng nương tử nói:

- Tú tài yên tâm, thϊếp sẽ khởi hành ngay.

- Khoan đã!

Triệu Toại gọi nàng, trầm ngâm một hồi, giọng điều trầm xuống:

- Nếu như Ta nói Nếu như vạn nhất Phong Lôi thất bại, vày thì đừng chần chừ nữa, không đoạt được cổng thành chúng ta căn bản không đánh hạ được Nam Kinh, nàng phải không được do dự, lập tức thực hiện phương án hậu bị, vượt sông quay đầu lại, trốn về Thiểm Tây.

Hồng nương tử chấn động cả người, thốt lên:

- Chàng vậy còn chàng?

Triệu Toại cười ha hả, nói:

- Đến lúc ta hợp binh cùng Dương Hổ, Lưu Lục, đánh không lại thì đi là được. Chúng ta chia binh ba đường, vẫn có thể tiêu dao, hiện giờ hợp binh một chỗ, quan binh há làm khó dễ được ta? Chúng ta có thể đánh Chiết Giang, cũng có thể trở về Giang Tây, xuyên qua Hồ Quảng, thậm chí gϊếŧ vào Tứ Xuyên. Nửa giang sơn phía bắc Đại Minh ta đã đi khắp, đi dạo thêm giang sơn gấm vóc phía nam này, muốn đi Thiểm Tây có gì khó?

Thấy Hồng nương tử do dự, Triệu Toại cười ha ha, nói:

- Đây chỉ là kế sách vạn nhất, chưa chắc đã dùng đến. Nam Kinh khó công, là khó ở cái vỏ cứng chắc bên ngoài, chỉ cần mở một cánh cổng, thì đó là cửu thành rộng mở, nào sợ gì nữa? Nàng cứ việc đi đi.

Hồng nương tử không nói lời nào, lặng lẽ nhìn chằm chằm lấy y, rồi liền ôm quyền, chợt đi ra ngoài.

Triệu Toại hít một hơi thật sâu, nói với Triệu Phan, Triệu Hạo:

- Vốn dĩ là tên Dương Lăng quấn lấy chúng ta như âm hồn không tan, bây giờ lại là chúng ta quấn lấy hắn. Các ngươi lại đây, ba huynh đệ chúng ta bàn bạc một phen, phân cao thấp với Dương Lăng chính là ở bên cạnh Thái Hồ này!

Tam Khỏa Liễu phía bắc Trường Giang.

Đây là một nơi nhỏ bé, tên là Tam Khỏa Liễu (ba cây liễu), bờ sông có liễu xanh thành hàng, hơn ngàn cây vạn cây. Miêu Quỳ đứng bên dưới cành liễu rủ bên sông, nhìn dòng đại giang từ từ chảy về phía đông, vô số thuyền lớn nhỏ phụng mệnh lệnh quan phủ đang vượt sông Trường Giang, chạy về bờ bắc.

Một Giáo úy cưỡi ngựa từ hướng đông phi đến như bay, chạy dọc theo bờ sông, lúc đến trước mặt Giáo úy đó liền nhảy khỏi ngựa, ôm quyền thi lễ, nói:

- Bẩm công công, phía Hàn Kiều bờ đối diện, thuyền của quân cướp cũng đã bị chúng ta thu được, toàn bộ đưa về bờ bắc rồi.

Miêu Quỳ uể oải trả lời một tiếng, xoay người muốn đi.

Giáo úy nọ liền nói:

- Công công, thuyền ở ven bờ bắc nhiều vô số, có phải tập trung quản lý không, tập trung ở nơi nào? Có cần phái binh trông coi không?

Miêu Quỳ nghe xông bật cười, mắng:

- Tên ngu xuẩn ngươi, nhiều thuyền như vậy làm sao tập trung được? Lại nói chẳng lẽ đám vịt cạn kia còn có thể từ bờ đối diện bơi sang lấy thuyền hay sao?

Y đi lên bờ đê, đến dưới một gốc cây liễu thì dừng bước suy nghĩ một hồi rồi nói:

- Ừ có thể tập trung sơ sài, bảo quan phủ địa phương phái mấy tên dân tráng tuần tra trông coi, chớ để cho đám trộm cắp vô lại đánh cắp là được.

Giáo úy nọ vội vàng dạ ran, tất tả xoay người đi.

Ngựa được dắt tới, Miêu Quỳ xoay người lên ngựa, nhìn về phía bờ nam Trường Giang, thở dài một tiếng:

- Người gϊếŧ đầu sỏ thổ phỉ, dân có thể phong tước, quan thì thăng ba cấp, nếu được phần công lao này, ta sẽ lấn át Đới Nghĩa, Trương Vĩnh rồi. Ôi! Quốc công gia đã là Quốc công rồi, trong những người khác họ đã là thần tử cực cao, chẳng lẽ còn có thể phong vương hay sao? Hà tất phải tranh công với ta?

- Lưu Lục chết bên miệng hồ, cũng là bị loạn tiễn bắn chết, đám quan binh đó cũng chết xâm xấp, không tài nào xác định được là công lao của ai. Hiện giờ chỉ còn lại cái phúc tinh to lớn Dương Hổ này, lại không biết phúc khí sẽ cho tên khốn kiếp nào được lợi đây!

Miêu Quỳ than vắn thở dài một hồi, lưu luyến vung roi ngựa, dân thân binh đi vào trong thành.

Lúc này, Dương đại phúc tinh khiến Miêu công công thèm nhỏ dãi, đang bị vùi lấp trong thiên quân vạn mã,, giống như một chiếc thuyền nhỏ giữa phong ba bão táp, theo con sóng lớn lúc nổi lúc chìm, lúc ẩn lúc hiện. Đám binh sĩ Bạch Y quân bên cạnh y múa may đao thương, chiến đấu với quan binh.

Quan binh vây quanh bốn phía càng lúc càng đông. Bạch Y quân không tinh thông chiến trận lại bị hãm trong khoảng đất bất lợi gồm ruộng dốc, hố bùn và đầm lầy xung quanh, dần dần bị đám quan binh chia cắt thành mấy mảnh, phân ra mà tiêu diệt.

Còn những chỗ vẫn chưa hỗn chiến, phía trước quan binh là trường thương trận, binh sĩ phía sau thì thuần thục kéo cung bắn tên, hỏa súng cùng bắn, mưa tên như châu chấu đầy trời. Bạch Y quân vốn bách chiến bách thắng khi ở trong đoạn đường này lại hoàn toàn không có sức hoàn thủ, chỗ gần thì công không qua, dưới chân lại chạy không được. Điều đáng sợ hơn chính là tên mang theo đã dùng sạch hết rồi. Bạch Y quân cuối cùng đã nếm mùi thảm bại.

Lại là một tràng mưa tên. Mấy trăm Bạch Y quân kêu thảm ngã xuống ngựa, có mấy tên xem tình thế, thấy chiến mã vùi lấp trong bùn đất bị đạp cho tan nát, không thể hành động tự nhiên, không chịu trên lưng ngựa làm bia ngắm nữa, liền nhất loạt nhảy xuống ngựa, hung hăng đâm lên đùi ngựa một đao, ý đồ nhân cơ hội chiến mã điên cuồng phi nhanh mà chạy trốn.

Dịch Thần Phong múa may cương xoa, trên lưng vết thương chưa kịp băng bó máu tươi chảy ròng ròng, y đã mất máu quá nhiều, trước mắt chợt biến thành màu đen, phóng tầm mắt nhìn quanh, khắp nơi đều là đám người hô gϊếŧ, giống như từng đợt thủy triều. Bọn họ vừa đánh vừa đi, cách Nam Kinh càng lúc càng gần, nhưng quan binh bao vây cũng càng lúc càng đông. Hiện tại không thể nghi ngờ, quan binh quả thật đã bày ra mai phục trùng trùng ở xung quanh Nam Kinh, chính là chờ bọn họ ra khỏi Giang Tây, tự chui đầu vào rọ.

Nhưng hiện tại Dương Hổ vẫn phải đi về phía Nam Kinh, giờ y đã không phải là vì đánh Nam Kinh hay không, có thể đánh hạ Nam Kinh hay không nữa, mà là vì đi tìm binh hai lộ còn lại, hợp lực gϊếŧ ra khỏi vòng vây. Bằng không chỉ một lộ của y, giờ đã người mệt ngựa mỏi, tên cạn lương hết, căn bản không đủ sức trốn về Giang Tây hoặc công kích Chiết Giang với binh lực bố trí càng thêm nghiêm mật nữa.