Ai Zege (Ngải Trạch Cách) kiên trì rằng nhượng bộ lớn nhất chỉ là hướng triều đình Đại Minh xưng thần, nhưng Malacca phải thuộc quyền của bọn họ. Mà Dương Lăng lại giữ vững lập trường phục quốc của Malacca và quân đội Bồ phải rút lui.
Tuy nhiên nước Bồ có thể thiết lập thương vụ ở bất kỳ nơi nào, thậm chí ngay tại các cảng lớn của Đại Minh, có thể phái tới quan viên chính phủ và các đại biểu thương nhân, cũng có quyền giao dịch cùng cạnh tranh công bằng với thương nhân Đại Minh. Bởi vì triều đình Đại Minh sẽ đảm bảo lợi ích và an toàn của thương nhân nước Bồ, đồng thời để hồi báo, nước Bồ cũng phải đảm bảo an toàn và quyền lợi của đội tầu viễn dương Đại Minh.
Ai Zege liền nhất mực từ chối đề nghị này, ông ta chính là muốn khống chế Ấn Độ Dương, độc bá mậu dịch viễn đông, mà dù rằng đề nghị của Dương Lăng có thể mang đến lợi ích lớn cho nước Bồ, nhưng phải đối mặt với cạnh tranh với các nước phương tây cùng áp lực của thương nhân phương đông thì bọn họ không thể nắm trong tay quyền chủ động được.
Lần đầu tiên đàm phán đôi bên đã tan rã trong không vui, Dương Lăng một mặt báo tình hình đàm phán với Chính Đức hoàng đế, một mặt gửi yêu cầu điều động từ bắc tới nam cho thủy sư chủ lực của Phúc Kiến, Quảng Đông, Liêu Đông, Nam Kinh, Tuyền Châu, yêu cầu xưởng đóng tầu cùng cục quân khí nhanh chóng ngày đêm phải đẩy nhanh tốc độ chế tạo và trang bị chiến hạm mới dù có phải hao tốn hết tài lực.
Khẳng định rằng hiện thời tài chính khó khăn, nhưng nếu thua, sẽ là cổ vũ cho dã tâm của Phật Lang Cơ, thậm chí sẽ kéo theo các quốc gia phương tây khác cũng muốn tới để tranh quyền lãnh hải của Đại Minh.
Như giòi bọ bám lấy xương, cầm cự lâu dài sẽ làm tài lực tiêu hao, càng khó chống đỡ, nữa là thất bại sẽ như hiệu ứng domino, rất khó đoán được có ảnh hưởng gì tới Đại Minh.
Ngày xưa khi nữ nhân hái dâu của Ngô quốc khi vui chơi bỗng vô ý giẫm lên chân của nữ tử Sở quốc, sau đó từ hai nhà trở thành hai thành cuối cùng là hai nước đánh nhau, dẫn đến hơn mười vạn người bị tử vong. Sở vương phi cũng bị bắt giữ, về sau hai nước liền kết thành thù hận.
Thời thế tạo nhân (hoàn cảnh tạo nên con người), chính là thời thế cũng là do con người thúc đẩy, cũng không phải cái gì mà tồn tại do lịch sử tất nhiên, trên quan trường cũng thế. Tuy rằng Dương Lăng được hoàng đế Chính Đức ủng hộ tin tưởng, nhưng vẫn còn sót lại vây cánh thế lực cựu thần Lưu Cẩn của Hoằng Trị luôn nhìn chằm chằm. Nếu hắn bị thua, sẽ nhân đó phát động dư luận chính trị cả nước buộc hắn xuống đài, chỉ sợ tất cả những cố gắng và chính sách của hắn đều sẽ tan thành mây khói. Thất bại của hắn cùng với sự thay đổi vận mệnh quốc gia sẽ xem như tất nhiên ư?
Cho nên dù có nhận được mật báo rằng tài chính của triều đình đang rất khó khăn, các nơi lúc này còn chưa thu hoạch, cuộc sống dân chúng còn đang gian nan, có nơi đã oán than dậy đất, Dương Lăng cũng chỉ có thể cắn răng kiên nhẫn.
Trình độ chính trị của một số nhóm dân chúng cũng không cao, một số việc không thể mong họ hiểu được, Dương Lăng cũng không cố gắng phí công vô ích vào việc đó. Chính là tình báo kinh tế truyền đến tin tức không tốt, vẫn làm hắn lo lắng không yên. Tương tự với việc đề xướng liệu pháp cơn sốc chính trị gia, sẽ nhận áp lực rất lớn, huống chi không phải toàn bộ triều đình Đại Minh đều thống nhất quyết sách, rất nhiều triều thần mặt ngoài kính cẩn nghe theo tỏ vẻ tán thành đối với việc người Phật Lang Cơ, nhưng lại không tán thành việc dụng binh.
Lúc này việc khiêu chiến cũng không trực tiếp nhắm vào hắn, cho nên những việc cần bận tâm lo lắng càng nhiều, hắn dù thế nào cũng nhất định phải chịu đựng, triều đình Đại Minh và dân chúng cũng phải chịu đựng qua đi. Qua cơn đau lúc sinh sẽ đón được một sinh mệnh mới.
Sinh mệnh mới đã được sinh ra. Kim Lăng thị tòng Dương Lăng mang đến tin tức rằng Mã Liên Nhân đã hạ sinh một nữ anh. Dương Lăng vui mừng rồi lại cảm thấy hổ thẹn, hắn vốn tính tháng này chạy về kinh thành, mà hiện tại xem ra chẳng những không thể bên cạnh, như khi Ấu Nương sinh hạ hắn cũng không thể kịp chạy về kinh.
Hiện tại là tháng bảy, thời tiết rất khắc nhiệt, mưa càng ngày càng ít, hoa mầu càng ngày càng khô hạn. Thân là Phúc Kiến bố chính sứ Dương Lăng còn phải bận tâm việc nông canh, vốn là bận túi bụi, cũng may hắn biết Mã Liên Nhân đã có ca ca bên cạnh, lại còn có hai người tự mình huấn luyện Sở Linh, Sở Yến bên cạnh hầu hạ, cũng không quá mức vướng bận.
Theo điều động của Minh quân, hải tặc của Malacca đã gia tăng tu bổ chiến thuyền, huấn luyện binh lính. Nhất là vài tốp lực lượng khác nhau cùng hợp tác để tác chiến. Ở tại địa bàn chiêu mộ hơn sáu trăm binh sĩ, người được phái hướng tới Ấn Độ để điều binh còn chưa trở về. Cho nên song phương dù đã sôi sục chuẩn bị chiến tranh mà vẫn giả mù sa mưa mà đàm phán.
Dương Lăng biết rằng không tránh khỏi chiến sự, việc cấp dưỡng cho Thủy quân tiêu hao gấp bội với lục quân, và với lực lượng khổng lồ được tập kết của Đại Minh thì trước mắt tài lực là không thể chống đỡ lâu dài, phải tạo thế công mãnh liệt quyết thắng bại, làm một đao giải quyết bọn họ.
Dương Lăng sớm nhận được phê chuẩn của Chính Đức hoàng đế cho phép xuất binh Malacca, hiện tại cũng đã sắp xếp công tác, mọi việc đã chuẩn bị, chỉ còn chờ gió đông tới (chờ thời cơ).
Tại lần đàm phán mới nhất, bên Minh quân không hề ôn hòa ba phải, bọn họ đột nhiên chuyển biếи ŧɦái độ trở nên cứng rắn, Dương Lăng nghiêm khắc cảnh cáo Ai Zege: - Đến ngày mười lăm tháng bảy quân đội Phật Lang Cơ phải rời khỏi Malacca, nếu không quân đội Đại Minh sẽ dùng đến vũ lực đuổi đi, hết thảy hậu quả bên Bồ phải hoàn toàn gánh vác.
Thời khắc ngả bài của hai bên rốt cuộc cũng tới.
Ngày mười bốn tháng bảy, quỷ lễ.
Rằm tháng bảy, quỷ tán loạn. Trong ngày này kị đi đêm, kị thức đêm, kị xuống nước. Nhưng tại bến tàu Phúc Kiến, buổi đêm cùng ngày, quân đội như nước sông không ngừng chảy. Thuyền súng ống đạn dược, thuyền cấp dưỡng, thuyền chiến vận, chiến thuyền dồn dập được điều phối, bến tàu trong ngoài đèn đuốc sáng trưng, mười dặm bên ngoài đã được quan binh tầng tầng cảnh giới, không cho bất luận kẻ nào tới gần.
Dương Lăng tự mình đề danh cho phúc thuyền hạng nhất là 'Hàng không mẫu hạm' đã đến cảng, đang đặt neo trên bờ biển. Đây là chiến thuyền hoàng đế Chính Đức tự mình ban thưởng một cái danh hào "Uy vũ Đại tướng quân!"
Nó cũng là chiến thuyền đầu tiên được trang bị bọc giáp. Xuất phát từ nguyên nhân kinh tế và cân nhắc trọng lượng, vị kia ở cục quân khí Nam kinh là đại sứ Trình Bỉnh Hi đành bỏ qua kế hoạch bọc giáp toàn bộ thuyền, trải qua nghiên cứu thí nghiệm thì trang bị bọc giáp tại những vị trí trọng yếu dễ bị đánh trúng gây tổn hại, nhất là hai bên mạn sườn nơi đặt ụ súng.
Chiến thuyền chia làm năm tầng, boong thấp và boong chủ được đặt 30 cửa pháo, boong trên đặt 25 cửa pháo, boong giữa đặt 15 cửa pháo. Bởi vì thân rộng lớn, nên phía mũi và đuôi tàu được cải tạo, trang bị thêm sáu và bốn pháo thủ, trên thuyền còn trang bị khẩu súng liên hoàn 60 nòng. 'Uy vũ Đại tướng quân' chính là được trang bị đến tận răng, có thể hướng tới bất kỳ góc độ nào đánh tới.