Ngược Về Thời Minh

Chương 122-1: Xưởng đốc ra quân (1)

Không biết từ khi nào, ngoài trời lại đổ một cơn mưa nhỏ. Mưa tí tách rơi, đáp xuống những tàu lá chuối dưới khung cửa sổ phát ra âm thanh lộp bộp. Bỗng hai tiếng đàn gảy "tính tang" vang lên cùng một giọng hát ngọt ngào khẽ ngân nga trong đêm mưa sâu thẳm:

Nén nhìn bướm lượn hiên bên,

Run cành sẽ hỏi thệ nguyền biết không?

Nương tràn tâm ý gió đông

Vì ai nên bệnh, nên lòng ủ ê.

Gió đưa bướm mối mai về,

Mà nơi phòng kín áo thề chửa may.

Bàng quan mấy kẻ đâu hay

Chờ ai giải khối tình này người ơi!

Lần đầu khoác chiếc áo cưới ngồi ngóng đợi bên giường, thấy sắc trời càng lúc càng tối mà lão gia dường như không muốn đến, trong lòng Tuyết Lý Mai thực sực đã hốt hoảng. Nàng với Tô Tam vốn có tình thân như thủ túc nên không hề muốn tranh sủng. Nhưng dù xinh tươi quyến rũ thì nét đẹp hoa thơm cỏ lạ ấy của nàng sao có thể sánh với vẻ tuyệt sắc nhân gian vạn người không một của Ngọc Đường Xuân đây?

Cho dù địa vị không bằng Ấu Nương, nhan sắc không bằng Tô Tam thì tiểu cô nương cũng không lo lắm mà chỉ sợ Dương Lăng vì bị lệnh vua ép buộc mới nạp nàng về chứ thực ra trong lòng không hề thích. Ngồi cô quạnh cho đến khi nến hồng cháy hết, Tuyết Lý Mai thương xót cho bản thân mình, cầm lòng không được bèn ôm lấy đàn, vừa khẽ gảy vừa hát, nghe tiếng mưa rả rích bên ngoài cửa sổ mà trong lòng đau khổ không thôi.

Ngọc Đường Xuân tỉnh dậy từ trong mộng đẹp, nghe tiếng ca của Tuyết Nhi mà thấy thẹn muốn chui xuống đất, vội vàng ngọ nguậy tính ngồi lên để giúp lão gia vận quần áo. Vốn Dương Lăng sớm đã ngồi dậy mặc y phục xong, thấy nàng lần đầu đón nhận cơn mưa móc, dáng vẻ mệt mỏi yêu kiều, bèn vội giữ lấy bờ vai thơm mềm, kéo tấm chăn mỏng khoác lên cho nàng, rồi nhẹ giọng bảo:

- Trời mưa rồi, đừng để nhiễm lạnh, nghỉ ngơi sớm chút đi.

Ngọc Đường Xuân đang lõa phơi dáng ngọc, thấy ngồi dậy cũng hơi mất ý tứ bèn nghe lời nằm xuống. Dương Lăng quan tâm như vậy khiến nàng cảm thấy ấm áp trong lòng. Nàng hé cánh môi đào mỉm cười thật ngọt ngào, thẹn thùng gật đầu.

- Nén nhìn bướm lượn bên hiên...

Tiếng ca lại cất lên trong đêm. "Con bướm hái hoa" Dương Lăng vội vàng cuống quít mở cửa phòng đi ra...

***

Một đêm hai lần điên cuồng, đáng lý nên ngủ không dậy mới phải, song trời vừa tờ mờ sáng thì Dương Lăng đã tỉnh giấc, có lẽ do khoảng thời gian này y đã quen với việc dậy sớm vào chầu. Trong khi đó, Tuyết Lý Mai vốn quen với việc thức khuya dậy sớm lại đang ngủ say sưa. Dáng ngủ của nàng thật sự không được tốt. Quấn lấy nhau cả đêm khiến cả tấm chăn mỏng bị nàng cuộn hết lên người, chỉ để lộ một làn da trắng mịn, trên khuôn mặt được trang điểm nhẹ vẫn lờ mờ hai vệt nước mắt vừa khô.

Tuyết Lý Mai tự biết tư sắc và phong thái không bì được với Ngọc Đường Xuân. Để lấy lòng lão gia, tuy là lần đầu phá thân nhưng nàng đã nén sự xấu hổ mà rụt rè dốc sức giở mọi thủ đoạn quyến rũ mà nàng nghe được ở Thì Hoa Quán. Chỉ mong lão gia sung sướиɠ vui vẻ mà trong tim có thể dành một vị trí cho nàng.

Trong ấy tuy vẻ kiều diễm không diễn đạt được thành lời nhưng chỉ riêng tinh thần "cần cù", "hết lòng cầu thị" của tiểu nha đầu này đã đủ khiến cho tất cả da^ʍ thần phải cảm động rồi. Nếu không chú ý đến vệt máu đỏ và vẻ mặt non nớt lúc giao hoan mà chỉ nhìn vào các tư thế thay đổi không ngừng của nàng thì Dương Lăng có lẽ đã tưởng nàng là kẻ thạo nghề trong chốn phong nguyệt.

Thân thể Tuyết Lý Mai mềm mại, eo thon uyển chuyển gọn gàng, da dẻ mịn màng… đặc biệt là làn da ngọc ngà trắng mịn ấy như đang ửng ráng mây hồng, tinh khôi không tì vết. Lúc động tình, nàng nhíu hàng chân mày, hân hoan như chực khóc. Khuôn mặt thuần khiết khi đó phơi bày một nét quyến rũ lạ thường khiến Dương Lăng sinh ra một loại kɧoáı ©ảʍ muốn ức hϊếp, lăng nhục. Đêm phong lưu này quả là sung sướиɠ!

***

Nên khai nụ thì đã khai nụ, phải khai trương cũng sẽ khai trương.

Nội xưởng được thành lập, mọi con mắt trong và ngoài triều đều dồn về nó. Thế nhưng nha môn Nội xưởng nằm ngoài Tây Trực môn không bỏ tiền ra mua đất mà lại tổ chức cho quan binh Tả Tiêu doanh - vốn vừa mới phục dịch ở Thái lăng nay lại lắc mình biến thành những binh sỹ nha sai - tự lực cánh sinh xây dựng nha môn trong sơn cốc phía sau Cao Lão trang, thật khiến người ta cười rụng rớt quai hàm.

Đông xưởng lo Dương Lăng sẽ lập tức tiếp nhận việc thuế giám, thế là Phạm Đình và bốn đại thủ lĩnh thái giám của ty Lễ Giám cùng ngồi lại với nhau, nghĩ ra đủ loại phương kế để định gây khó dễ, nhưng chờ mãi vẫn không thấy Dương Lăng đến tìm. Quá đỗi ngạc nhiên, bọn họ bèn phái người đi nghe ngóng thì được biết Dương Lăng đã chiêu nạp gã "Thiên hộ giữ cổng" người Sắc Mục bất tài vô dụng trong Cẩm Y vệ là Vu Vĩnh làm Nhị bộ đầu, hiện đang dẫn một đám binh sỹ liên lạc với hàng xe, hàng ngựa vận chuyển đường dài khắp nơi để hợp tác, thành lập cơ cấu tình báo cho Nội xưởng.

Nghe xong tin này, Phạm Đình suýt cười đến tắt thở, bao sự trọng thị và e dè với Dương Lăng tức thì tan theo mây khói. Nếu không phải hai bên đang ở thế đối lập với nhau thì lão cũng muốn thông cảm cho Dương Lăng, hành động lần này đã thật sự làm mất hết mặt mũi của xưởng vệ. Nếu Dương Lăng tạm thời không dám tìm đến cửa để tiếp nhận ty Thuế Giám thì mình cũng không cần e ngại mà “hào phóng” một chút. Phạm Đình bèn hạ lệnh, bảo nha sai Đông xưởng tạm thời không cần gây phiền phức cho Nội xưởng, để xem thử Dương Lăng có thức thời hay không rồi sẽ tính tiếp.

Bọn quan văn nghe nói ngoài Đông xưởng, Tây xưởng và Cẩm Y vệ, không ngờ bây giờ Hoàng Thượng lại lập thêm Nội xưởng, thế là nhao nhao yêu cầu Tam đại học sỹ thừa lúc Nội xưởng chưa đứng vững mà phát động tất cả quần thần trong triều "lấy ngòi bút làm vũ khí", thúc giục Hoàng Thượng loại bỏ xưởng này.

Tạ Thiên nghe vậy thì hơi động lòng, bèn ngầm hẹn Lưu Kiện và Lý Đông Dương để thương nghị. Khi Lưu Kiện nghe nói đến hành động yếu ớt của Dương Lăng, cũng không cảm thấy Nội xưởng có thể trở thành mối hoạ lớn, nhưng nếu có thể phát động lực lượng thần tử của triều đình diệt nó tận gốc, ắt sẽ có thể khiến cho hai xưởng Đông, Tây và Cẩm Y vệ có điều cố kỵ, không dám can dự làm loạn triều chính nên cũng vui vẻ tỏ ý tán thành.

Nhưng Lý Đông Dương lại trầm ngâm thật lâu, kề cà không nói lời nào. Tạ Thiên không nhịn được bèn cảm khái nói:

- Tân Chi, tôi biết ông rất có hảo cảm với Dương Lăng đó, thậm chí có rất nhiều kỳ vọng vào y.

- Chúng ta đều đã già rồi, còn có thể tận tâm, tận lực cho triều đình bao năm nữa chứ? Nếu như có vài vãn bối đủ tài lẫn đức có thể hết lòng phò tá Hoàng Thượng, đám lão thần chúng ta cũng không phụ lòng tiên đế, không phụ lòng với bá tánh lê dân rồi. Nhưng mà, Dương Lăng và đám lộng thần bên cạnh Hoàng Thượng xưng bạn xưng bè, nay lại mưu cầu lãnh đạo Nội xưởng, rõ ràng lòng lang dạ thú, chẳng lẽ ông còn tin y sẽ là kẻ trung lương ư?

Lưu Kiện cũng không vui, nói:

- Tân Chi, tôi biết ông trông đợi vào y rất nhiều. Tuy tài cán y không bằng Dương Đình Hoà, Dương Nhất Thanh, nhưng lại là kẻ được Hoàng Thượng tin sủng nhất. Nếu như y một lòng vì nước, chúng ta đương nhiên không ngại mà nâng đỡ cho y, nói không chừng bản triều có thể giống như "Tam Dương nắm quyền"(1) thời Tuyên Đức, lại sản sinh ra thêm "Tam Dương tài giỏi"(2). Nhưng nay nghe lời nói, xem hành động của y, người này tuy chưa hẳn đại gian đại ác, song tuyệt không giống như bề tôi trung hiền. Ông đừng làm việc theo cảm tính nữa.

Lý Đông Dương mỉm cười nói:

- Hai vị đại nhân cho rằng tôi không nỡ cắt đứt tiền đồ của y sao? Ha ha ha, tôi đang nghĩ, trong triều có Nội xưởng và không có Nội xưởng thì cái nào có lợi hơn.

Tạ Thiên không đồng ý, nói:

- Tân Chi, ông hồ đồ rồi sao? Ông nói xem, xưởng vệ đã làm được việc gì có ích cho triều đình, cho dân chúng rồi? Chẳng lẽ có hai xưởng một vệ tranh quyền đoạt lợi còn chưa đủ, còn muốn đẻ thêm một con ác hổ sao?

Lý Đông Dương khẽ cười nói:

- Chẳng lẽ Tạ đại nhân đã quên nơi mà con hổ Nội xưởng này chằm chằm giương mắt vào chính là ty Thuế Giám sao?

Lưu Kiện và Tạ Thiên nghe xong, ánh mắt chợt sáng lên, Tạ Thiên buột miệng nói:

- Hai hổ tranh đấu...

Lưu Kiện do dự một chút rồi nói:

- Tôi thấy Dương Lăng né tránh khắp nơi, không giao tranh cùng Đông xưởng. Giao ty Thuế Giám cho Nội xưởng là khẩu dụ của Hoàng Thượng, có thánh chỉ trong tay mà y cũng không dám đi mở miệng với Vương Nhạc, chẳng phải Tân Chi đã quá trông đợi ở y rồi sao?

Lý Đông Dương cười lớn rồi nói:

- Lão đại nhân à, ông thấy Dương Lăng ngày thường hành sự, tuy được vua sủng ái mà vẫn biết khiêm tốn. Nhưng ông quên phần kiến thức, tâm cơ nọ của y tại Kinh Diên đã khiến những vị đại nhân của cả triều muốn làm khó y một phen cũng phải cứng họng à? Tâm cơ và kiến thức của người này đủ thấy y không phải người thường. Sở dĩ tôi đây hiểu không thấu y là bởi vì y rất được ơn vua, vốn không cần cúi đầu để gia nhập Thần Cơ doanh.

- Đương nhiên nếu như y lòng nhiều dã tâm, muốn đoạt lấy hoặc được bổ ra vùng biên ngoại làm quan to hay tướng soái, chúng ta sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Lạ là lạ ở chỗ dường như y lại gặp sao yên vậy, không hề có dã tâm.

- Nếu y vốn ẩn nhẫn như vậy, đã không lộ tài năng mà giờ lại khua chiêng gióng trống, sốt sắng với việc thiết lập Nội xưởng nên tôi mới không tin y sẽ bỏ qua vật sờ tay vào là bỏng như cái Thuế Giám này.

Sau đó ông ta mỉm cười, như đã định liệu trước, nói:

- Hãy chờ mà xem, nếu cặp mắt già này chưa mờ, cái ý nghĩ kỳ lạ đi kết hợp Nội xưởng với hàng xe, hàng ngựa gì đó làm do thám cho Nội xưởng, tám chín phần mười là cố ý tỏ ra yếu thế. Đợi khi thế lực ổn định, y nhất định sẽ tranh đoạt miếng thịt Thuế Giám béo bở này với Đông xưởng.

Tạ Thiên vỗ tay khen:

- Hay đây! Thuế của thiên hạ ba phần quy về bộ Hộ, bảy phần chảy vào ty Lễ Giám. Quyền tài chính nằm trong tay nội triều (ý chỉ các hoạn quan) chung quy không làm người ta an tâm. Vương Nhạc tuổi tác đã cao, một khi tạ thế, chuyện tương lai khó bề lường trước. Nếu như Nội xưởng và Tây xưởng tranh quyền đoạt lợi, lưỡng bại câu thương, chúng ta liền có thể thừa thế phát động việc đem trả quyền thu thuế về tay bộ Hộ.

Lưu Kiện nhíu hàng mày trắng, nói:

- Suy nghĩ của Tân Chi thực ra không tệ, nhưng mà Đông xưởng rễ sâu gốc lớn, thế lực bao trùm khắp thiên hạ. Chỉ dựa vào ơn vua và Nội xưởng không nên hồn nên vía, Dương Lăng có tư cách khiêu chiến với ty Lễ Giám, khiêu chiến với Đông xưởng sao?

Lý Đông Dương cười lớn:

- Không thể được! Cho nên chúng ta không những không thể tâu xin Hoàng Thượng triệt bỏ Nội xưởng, mà trước mắt còn phải âm thầm giúp đỡ bọn họ nhiều hơn. Thực lực Nội xưởng càng mạnh, dã tâm của y cũng sẽ càng lớn. Nhưng cho dù lớn mạnh thế nào, y cũng không thể giáng cho Đông xưởng một kích trí mạng, trừ phi chúng ta tạo cho y một hình tượng giả: ngoại triều (*) đang đứng về phía y!

(*: các quan, tướng không phải là hoạn quan)

Lưu Kiện vỗ tay khen:

- Hay! Lão Tạ, báo cho Đốc Sát, bảo bọn ngôn quan của Ngự Sử đài không cần gây phiền phức cho Nội xưởng nữa. Trước mắt vẫn phải mở rộng cánh cửa thuận lợi, để Nội xưởng có thực lực tranh đoạt quả đào trong tay Đông xưởng. Hà hà hà, vì lợi, hai đào sẽ có thể dễ dàng đoạt lấy ba mạng (3)!

Gần hai mươi năm từ triều đại Hoằng Trị cho đến nay, ngoại triều vẫn luôn chèn ép phe nội quan. Có lẽ vì vậy mà tam đại học sỹ đã quên rằng trên đời còn có một câu ngạn ngữ rằng: dưỡng hổ di hoạ (nuôi ong tay áo)!

***

Hai tháng, chỉ vẻn vẹn hai tháng, thế lực của Nội xưởng đã phát triển vượt xa dự đoán của chính bản thân Dương Lăng. Vốn y dự tính một khi Nội xưởng khai trương, lập tức ty Lễ Giám, Đông xưởng, Cẩm Y vệ và bọn quan văn ngoại triều quyết sẽ không bỏ mặt làm ngơ, ắt khó khăn trắc trở sẽ ùn ùn kéo tới.

Vì vậy y dùng khoái mã khoẻ mạnh mời Ngô Kiệt và Hoàng Kỳ Dận về kinh, tự mình bổ nhiệm làm quan Nội xưởng. Ngô Kiệt làm Đại bộ đầu, Hoàng Kỳ Dận và Vu Vĩnh làm Nhị bộ đầu, ba vị quan đô ty Liên Đắc Lộc (*) làm Tam bộ đầu, Liễu Bưu và Dương Nhất Thanh làm Chưởng hình thiên hộ, những người còn lại đều chiếu theo Bách hộ, Ty phòng, nha dịch, nha sai mà thay đổi toàn bộ thể chế. An bài mọi thứ ổn thoả xong xuôi, mỗi ngày y đều theo bên cạnh hoàng đế, chuẩn bị dựa vào gốc cây to này để ứng phó với các loại công kích có thể xảy đến. ( *: hai người còn lại là Lưu Sỹ Dung và Bành Kế Tổ)

Không ngờ đợi mãi mà phía Đông xưởng không thấy tăm hơi, quan văn trong triều và Ngự Sử đài cũng không hề có động tĩnh gì khiến Dương Lăng uổng công lo lắng một phen.

Mấy năm trở lại đây, tuy Ngô Kiệt không được xem trọng trong Cẩm Y vệ nhưng vẫn luôn cố hết sức đảm trách công tác thu thập tình báo nên có thể nói kinh nghiệm của lão về phương diện này rất phong phú.

Không những Dương Lăng điều lão về kinh mà còn cho lão một bước lên trời, nhậm chức Đại bộ đầu, chỉ đứng sau quan Tổng đốc Nội xưởng khâm sai của y. Hơn thế, Dương Lăng hoàn toàn không hề uý kỵ xuất thân Cẩm Y vệ của lão, mọi việc đều mạnh dạn giao cho lão làm.

Chịu đủ ghẻ lạnh nhiều năm, Ngô Kiệt vốn đầy lòng nghi kỵ và ghen tức của ngày trước giờ đây cảm động đến rơi lệ, hơn nữa lão đã cứu mạng Dương phu nhân, tự nhận mình đã có quan hệ vô cùng thân mật với nhà họ Dương nên có thể nói lão hết lòng, tận sức tận lực vì Nội xưởng. Dưới sự chỉ dạy của lão và hai vị Thiên hộ Liễu, Dương, đám quan binh đã qua huấn luyện tốt của Thần Cơ doanh đã nhanh chóng hoà nhập vào vai trò mới.

Nhận thánh chỉ vào đến kinh thành, Hoàng Kỳ Dận nghe nói Dương Lăng muốn điều lão đến Nội xưởng nhậm chức. Lão phu tử này tuy bị triều đình chèn ép nhiều năm, nhưng khí phách kiên cường ngạo nghễ của vị ngự sử nhiệt huyết năm xưa vẫn còn nên đã cự tuyệt thẳng thừng. Dương Lăng đã sớm chuẩn bị, y mời lão phu tử vào mật thất, thành thật cùng lão chuyện trò đại khái về mục đích của việc tạo phước cho lê dân của mình một phen.

Dù sao Hoàng Kỳ Dận đã không còn là thiếu niên vừa “trúng cử” đã được giữ lại làm ngự sử ngôn quan ở Đốc Sát viện, không biết nỗi khổ của dân gian năm xưa nữa, cũng không còn khí phách kiểu thư sinh, quý trọng danh tiếng cá nhân bên ngoài. Trong lòng lão, nếu có thể vì dân chúng mà làm những chuyện này đến nơi đến chốn, cho dù ở lại Nội xưởng có tổn hại đến danh dự cá nhân cũng không tính là gì. Huống hồ ở kinh sư bây giờ còn ai nhớ đến người thời tuổi trẻ đắc chí đã bị gán tội đày đến vùng đất hoang vu nghèo khó gần ba mươi năm như lão nữa?

Hai tháng thời gian, Nội xưởng không những đã trụ vững tại kinh sư, mà còn lấy nó làm trung tâm, ngày ngày không ngừng vươn ra khắp bốn phương, tốc độ phát triển đáng kinh ngạc này rốt cuộc đã dẫn tới sự chú ý và khϊếp sợ của Đông xưởng và ty Lễ Giám.

Tốc độ lan tràn nhanh như ôn dịch này ngay cả Dương Lăng cũng không ngờ tới. Y vốn nghĩ rằng trước tiên khai thông một tuyến đường giao thông vận tải đường thuỷ và đường bộ từ kinh sư đến Giang Nam, đợi đến cuối năm có nhiều lợi nhuận, làm gương cho những thương nhân khác, sẽ lại thừa thế mở rộng phạm vi thế lực của Nội xưởng một cách toàn diện.

Cho dù là vậy, trong lòng y cũng không dám lạc quan. Thường thì thương nhân khi giao thiệp cùng quan lại luôn luôn ở thế yếu, bọn họ không thể không mảy may nghi ngờ mà yên tâm hợp tác cùng Nội xưởng. Nội xưởng lại không thể dùng quyền thế ép buộc bức bách bọn họ công tư hợp doanh (4). Muốn tạo dựng danh dự và uy tín với những thương nhân vốn trời sinh đa nghi và cẩn thận này, nói dễ vậy sao?

Thế nhưng Vu Vĩnh - hậu duệ của đế quốc La Mã thần thánh đến từ sông Rhine - quả thực là thiên tài về kinh doanh. Gã cho người thăm viếng mấy cửa hàng thuyền bè, cửa hàng ngựa xe vào loại lớn nhất, đưa ra những điều kiện mà không một chủ hàng nào có thể cự tuyệt: “Nội xưởng chúng ta giúp các người vận chuyển tiền bạc hàng hoá, lữ khách bán buôn. Bây giờ các người hãy kết toán lại rồi tính lợi nhuận bình quân hằng năm của các ngươi trong năm năm vừa qua. Nếu sau khi chúng ta tham gia, lợi nhuận thấp hơn con số này, chúng ta sẽ không lấy một văn tiền, nếu cao hơn con số này, dù cao hơn bao nhiêu chúng ta đều lấy một nửa. Năm nay ấy à? Nửa cuối năm nay chúng ta sẽ không lấy một văn tiền nào, coi như giúp không cho các người.”

Đám chủ hàng thuyền, hàng xe trước giờ chịu đựng nỗi khổ bị bóc lột trái pháp luật nhưng lại không nơi mà tố cáo, sao không biết lợi nhuận khổng lồ ẩn chứa bên trong đó chứ. Điều kiện của Nội xưởng hào phóng đến độ cho dù nằm mơ cũng có thể cười vang, sao bọn họ lại có thể từ chối được?

Vu Vĩnh chỉ chạy đến bốn nhà thì không cần phải tiếp tục đi nữa. Trên con đường làng nhỏ hẹp dẫn vào chốn bồng lai tiên cảnh của Cao Lão trang, tới lui nườm nượp đều là những chủ nhân lớn nhỏ của các hàng vận chuyển khắp nơi nghe tiếng mà đến. Chỉ chưa quá nửa tháng, toàn bộ hàng ngựa, xe, thuyền của cả kinh sư và thậm chí những thành trì lân cận đều đã ký khế ước cùng Nội xưởng. Như khối tuyết lăn, thế lực của Nội xưởng xuôi theo sông đào và quan đạo lăn một mạch đến mọi nơi trong thiên hạ.

Hay tin, Dương Lăng hớt ha hớt hải chạy đến chất vấn Vu Vĩnh:

- Quân lương triều đình chỉ phát đến cuối tháng bảy, trong năm tháng cuối năm, mấy ngàn con người của Nội xưởng sẽ ăn gì uống gì mà sống?

Vu Vĩnh cúi đầu khom lưng, ra vẻ con buôn nói:

- Khải bẩm đốc chủ, người của chúng ta dùng ngựa xe của bọn họ, hẳn sẽ không đi tới đi lui tay không chứ? Tôi đã bảo người mang theo đặc sản của kinh sư, thẳng đường đi đến Hồ Châu, không cần nhờ thương nhân khác bán thay, khi đến nơi thì một ngàn lạng có thể lãi được năm trăm lạng rồi.

- Tiếp tục lấy một ngàn năm trăm lạng bạc này đặt tơ lụa ngay ở Kim Lăng, vận chuyển về kinh rồi tung ra bán, sẽ lại có thể lãi tám trăm lạng. Đi về một vòng mất một tháng, một ngàn lạng bạc biến thành hai ngàn ba trăm lạng. Đó là đốc chủ ngài đã căn dặn không được trốn thuế đấy, bằng không chỉ cần động chút tay chân, lúc qua trạm thuế, hai rương gộp lại thành một, ba rương báo thành hai, biết đâu có thể kiếm thêm được ba trăm lạng nữa. Một tháng sau triều đình mới ngưng phát quân lương, chúng ta đã dùng số tiền của một tháng này đẻ ra số tiền lương của ba tháng rồi. Đại nhân không cần lo lắng.

Dương Lăng nghe xong, rắm cũng không dám đánh, xoay người đi luôn. Trông thấy Hoàng đại bộ đầu chủ quản nội chính, y chỉ thòng đúng một câu:

- Hoàng lão chỉ cần trông coi tài vụ cho tốt, chi tiêu tiền lương hãy để Vu Vĩnh lo hết đi.

Chú thích:

(1) Tam Dương chỉ Dương Sĩ Kì, Dương Vinh và Dương Phổ, ba vị đại thần của vua Minh Anh Tông, phụ trách toàn bộ công việc nội các trong thời gian đầu.

(2) Ám chỉ Dương Đình Hoà, Dương Nhất Thanh và Dương Lăng.

(3) Lấy từ thành ngữ "Nhị đào sát tam sỹ" trích từ một điển cố thời Xuân Thu. Xin xem thêm ở đây

TruyenHD

(4) Liên doanh giữa nhà nước và tư nhân

(5) Con kênh đào dài nhất thế giới

(6) Cung thất bên ngoài kinh đô, để cho vua chúa trọ khi vi hành.