Liêu Bóng Chí Dị

Chương 5

Để kẻo trăng đi khỏi hững hờ

Đoàn Dự cũng đáp lại hai câu thơ

Rượu phùng tri kỷ thiên bôi tưởu

Tình ý tương đồng chớ ngẫn ngơ

Dứt lời công tử dìu Đỗ Sinh vào thư phòng. Chàng ôm hôn thắm thiết Đỗ Sinh. Nhị vị công tử ân ái hoang lạc cùng nhau. Sáng ra tỉnh giấc thì Đỗ Sinh đã không còn nhìn thấy nam nhân tuyệt sắc kia nữa

Nguyên ngày hôm ấy lên giảng đường Đỗ Sinh như người thất tình. Chàng cứ nhớ da diết vị công tử có diện mạo xuất chúng đã đưa mình lên cơn hoang lạc tối đêm qua. Thật là kỳ lạ, chỉ qua một giấc ngủ mà tình lang đã bạt vô âm tính, không một lời từ biệt. Có vội vã cách mấy dành đôi ba chử để lại mới đúng đạo nghĩa Tào Khang chứ? Chàng suy nghĩ về Đoàn Dự đến nổi đang ngồi học mà tâm hồn treo lơ trửng trên mây. Bổng Đỗ Sinh giật mình khi nghe Lão Sư quở mắng

– Đỗ Sinh, nhắc lại cho ta nghe ta đang giảng tới đâu rồi ?

Đỗ Nhìn ngơ ngác ấp a ấp úng. Thật ra công tử cũng chẳng chú ý đến bài giảng lắm. Lão Sư nổi nóng lấy cây thướt gỏ mạnh xuống bàn rồi quát

– nhắc lại cho ta xem nào

Công Tử nhớ láng máng nên cũng đành liều trả lời, may ra còn có cơ hội đúng còn hơn là cứ im lặng . Chàng đáp

– dạ thưa Lão Sư đang giảng tới : Hỗn loạn sơ khai, càn khôn giao phối, nhứt hoán thiên địa, hào kiệt chi khí

Lão Sư nghe thế thì giận bừng bừng

– học hành cái gì vậy hả ? Nho Sinh có biết là biết bao nhiêu hương thân phụ mẫu mơ ước cho con em được dô Quốc Tự Giám học mà không được không ? cái đồ ái nam ái nữ , dô cung xin làm Thái Dám đi là vừa

Các học sĩ đồng môn nghe thế thì cười hả hê chế nhạo. Biết bao nhiêu ánh mắt khinh bỉ hướng về Đỗ Sinh. Lão Sư quay sang nói với công tử Lê Kha

– Lê Kha nhắc cho hắn nghe ta giảng thế nào ?

Vị công tử Lê Kha khoan thái đứng lên đọc

– Hỗn độn sơ khai, càn khôn phối hiệp, nhứt hoán thiên địa, nhơn tài chi khí

Lão Sư rất lấy làm hài lòng, ông hết mực khen ngợi công tử Lê Kha. Còn Đỗ Sinh thì ông bắt phạt chiều nay phải ghánh đủ 100 đôi nước đổ vào hồ cho các học sĩ tắm. Ông còn bắt tối nay về chép phạt câu này vào 500 khổ giấy sáng mai nộp cho ông. Nếu không xong ông hăm sẽ đuổi học

Tan học Đỗ Sinh buồn rười rợi, công tử biết là mọi người trong Quốc Tự Giám ai ai cũng đều ghanh ghét và khinh khi mình. Chẳng một ai có thể hiểu được mình. Chàng cảm thấy bế tắc trước Nho Giáo phong kiến quá hà khắc và bức bách thân phận người đồng tình. Nếu bây giờ mà chàng bỏ học ngang sương thì cũng chẳng có ai thương tiếc, lại làm khổ song thân.

Nợ tan bồng còn chưa trả lẽ nào lại buông xuôi. Ngày lai kinh ứng thí chỉ còn mấy mùa trăng lẽ nào lại thấy sóng cả mà ngã tay chèo sớm vậy sao ? Nghĩ đến đây Đỗ Sinh cố gắng vượt qua.

Buổi chiều hôm ấy các học sĩ bạn hữu về thư phòng yên nghĩ hết còn Đỗ Sinh thì lủi thỉu ra sông ghánh nước. Đường ra sông Hồng cách Hoa Viên Túc xá khá xa, chẳng trách ghánh độ chục đôi thì mặt trời ngã bóng rồi tối sầm lại. Đỗ Sinh vẫn miệt mài ghánh nước. Thật may cho chàng lúc đó xuất hiện một cơn giông rất lớn. Mưa như trút nước. Nếu mưa lớn thế này chắc chắn hồ nước sẽ tràn đầy mà không phải tốn công sức đi ghánh.

Đỗ Sinh mừng rỡ chạy về thư phòng . Chàng nhìn thấy trên bàn có một sấp giấy dầy cộm tờ nào cũng viết đầy những dòng chữ “Hỗn độn sơ khai, càn khôn phối hiệp, nhứt hoán thiên địa, nhơn tài chi khí”. Thật là kỳ lạ, là ai đã giúp chàng làm những chuyện này cơ chứ. Từ khi Đỗ Sinh bước chân dô Quốc Tự Giám không hề có một người nào đoái hoài tới. Chẳng một ai đối xử tốt với chàng, Lẽ nào là vị công tử đêm qua

Đỗ Sinh ngồi xuống điếm từng tờ giấy. Đúng là đủ 500 trang không thiếu không hơn. Công tử đương phấn khởi vui mừng thì bị Đoàn Dự bí mật bịt mắt từ phía sau lưng. Còn ai vào đây nữa cơ chứ. Đỗ Sinh mừng rỡ mỉm cười

– Đoàn Huynh chứ ai dô đây mà còn đùa cợt nữa

Đoàn Dự bị bắt bài nên tháo tay ra

– Tiểu Đệ làm gì ngơ ngác nảy giờ vậy ?

Đỗ Sinh quay lại nhìn Đoàn Huynh rồi đáp

– sao huynh biết đệ bị Lão Sư phạt mà chép bài dùm đệ thế?

Đoàn Dự ngồi xuống bàn rót một ly trà vừa nói

– khắp Hoa Viên Túc Xá này biết bao nhiêu tai mắt và công tử lắm lời, chuyện huynh bị châm chọc khinh khi bấy lâu nay huynh cũng biết

Nét mặt Đỗ Sinh đợm buồn. Công tử thở dài rồi từ tốn nói

– đệ làm huynh phải nhọc công rồi, trong cuộc đời của đệ chỉ có 1 mình huynh là bằng hữu thâm giao, có cái tương đồng, còn lại mọi người ai cũng xa lánh đệ, gặp đệ ở đâu họ cũng gọi đệ là Đỗ cô nương , họ bảo đệ sao không đi làm Thái Giám đi học hành chi lắm cho mệt. Đệ buồn lắm

Đoàn Dự tỏ nét cảm thông, công tử đưa ly trà mời Đỗ Sinh rồi an ủi

– đệ không cần phải lo lắng, có huynh yêu thương đệ là đủ rồi

Đỗ Sinh nghe thế thì mát dạ trong lòng, công tử sà vào lòng Đoàn Huynh rồi nói

– huynh đừng có bỏ đệ đi đâu hết được không ? Tại sao đệ chỉ gặp huynh được vào ban đêm còn ban ngày thì huynh đi đâu mất dạng vậy ?

Đoàn Dự lấy làm chạnh lòng, công tử vỗ về bờ vai tình lang rồi đáp

– Đệ cũng biết là Quốc Tự Giám thuộc quyền cai quản gắt gao của Triều Đình, nếu họ phát hiện ra ta trà trộn vào đây ở nhờ thì có phải Huynh gặp chuyện mà đệ cũng bị đuổi khỏi trường không ? cho nên khi tiếng gà gái là huynh phải lo tìm chổ ẩn náo kẻo bị các học sĩ ghanh ghét mách lại Lão Sư thì khổ cho đệ

Đỗ Sinh công tử nghe Đoàn huynh nói thế cũng yên tâm phần nào. Thế là từ đó cứ đêm đến là Đoàn Dự lại về, sáng sớm tinh sương lại đi khỏi. Nhị vị công tử ăn ở với nhau âm thầm mà không một nho sinh nào trong trường hay biết.

Một hôm sau khi ân ái xong ,trong lúc cả hai chìm vào giấc ngủ. Bổng nhiên ngoài trời có luồng gió âm tà ớn lạnh đến xương tủy thổi vào làm cánh cửa sổ bật ra làm nhị vị công tử đương giấc nồng tỉnh giấc. Một tia sáng cõi âm bay vào trong thư phòng rồi nhanh chóng biến ra hình hài. Phán Quan dưới địa phủ hiện thân, hai tên tả hữu là quỉ sai đầu trâu mặt ngựa tháp tùng, Đỗ Sinh thấy quỉ sứ từ âm tào thì hoảng sợ vô cùng. Vị Phán Quan nói với giọng ồn ồn dị thường

– Vong Linh Đoàn Dự tiếp chỉ

Đoàn Dự nhanh chóng bước xuống giường rồi quì xuống trước Phán Quan . Phán Quan đở sách sinh tử ra đọc huyền cơ

– thời hạn trên dương gian của ngươi quá dài, nếu ngươi cứ khư khư không chịu mượn xác hoàn dương thì sau giờ ngọ ngày mai sẽ hồn siêu phách lạc mãi mãi không được đầu thai chuyển thế, Ngày mốt giờ ngọ ngươi hãy đến sau Hoa Viên Túc xá, ngay ngã 3 Sông Hồng sẽ có một nho sinh chết đuối, ngươi nhân cơ hội mà mượn xác hoàn dương

Vị Phán Quan nói xong rồi biến mất cùng với hai tên quỉ sai đầu trâu mặt ngựa. Đúng lúc này tiếng gà gái sáng cất lên làm Đoàn Công Tử lo lắng. Đến nước này thì Đoàn Công Tử không thể dấu Đỗ Sinh được nữa, chàng bèn kể lại đầu đuôi nguyên cớ

– hai năm trước huynh vốn là cựu học sĩ học tại trường Quốc Tự Giám, cũng tại thư phòng này, huynh Ngoài danh hiệu hoa vương học sĩ còn có danh hiệu là Hoa Vương đệ nhất thiên hạ do hoàng đế sắc phong nhờ diện mạo phi thường của huynh, Lúc bấy giờ ở Thư Phòng bên cạnh cũng có một học sĩ tên trùng tên với huynh, trong một đêm dùi mài kinh sử huyh đã ngủ gục trên bàn, lúc tỉnh giấc thì lĩnh đèn dầu đã bị lật đỗ nên xảy ra hỏa hoạn, công Tử cũng tên Đoàn Dự kia nghe thấy thì chạy qua giúp, công tử ấy cố gắng dập lửa cứu huynh nhưng cũng lực bất tòng tâm.

Sau khi chết rồi huynh bị quỉ sai dắt xuống địa phủ, Diêm Vương dở sách sinh tử ra xem thì phẩn nộ quát mắng bọn quỉ sai vì đã bắt lầm người, Người xấu số lẽ ra là vị công tử phòng bên. Diêm Vương kêu quỉ sai đưa Huynh trở lại Dương Gian để hoàn dương. Do thân xác huynh đã bị lửa thêu rụi nên bọn quỉ sát hà sách bắt ta phải mượn xác của công tử kia.

Vị học sĩ kia có diện mạo không lấy gì làm đẹp đẽ nên ta nhất quyết không chịu mượn xác của hắn. Quỉ sai quạnh hẹ không được thì bảo huynh ở đây chờ đợi, khi nào có một nam nhân tuyệt sắc yểu mạng sẽ đến thông báo cho huynh. Hai năm rồi huynh mà huynh không nhận được thông báo gì từ địa phủ, Hoa Vương dân gian cũng chẳng có ai bạc phước vô phần, may nhờ có hình nhân tuyệt mỹ trong bức tranh của đệ nên huynh đã dùng ma thuật để mượn làm thân xác tạm thời. huynh rất yêu thương đệ vì bản tính hiền lương, huynh đã nhiều lần âm thầm giúp đỡ đệ không bị người ta ức hϊếp