Mật Thám Phong Vân

Quyển 4 - Chương 131: Quận chúa Kim quốc

Một nơi cách Đại Danh không xa, sông Tử Nha.

Đây là trại của phái đoàn người Kim, tạm đóng cạnh sông nghỉ ngơi trước khi vào thành.

Bên trong một căn lều xa hoa, có tiếng nước chảy.

Nếu Lăng Phong ở gần đây lúc này dùng thần thức nhìn lén, đảm bảo máu mũi phun trào, trực tiếp phá luôn lều phi vào bày tỏ quan ngại sâu sắc.

Chỉ thấy giữa lều có một bồn nước thật to, hơi nước nóng bốc lên khắp nơi. Bên cạnh bồn có vài nha hoàn đang rải hoa đảo nước.

Một đứa nha hoàn nói bằng tiếng Nữ Chân :

- Quận chúa, cánh hoa Tố Hinh này đem từ Trung Đô tới, mùi thơm thật dễ chịu.

- Ừm.

Ẩn ẩn hiện hiện trong làn hơi nước có một nữ nhân đang tẩy rửa, nàng ta đang tựa lưng vào thành gỗ, mái tóc thả dài đen tuyền, buông xõa tựa như dòng suối. Một nha hoàn bên cạnh đỡ lấy, như sợ bị bồn gỗ làm hỏng.

Nàng kia một tay duỗi ra, một tay khuấy nước rót lên người. Từng ngón tay thon thả mềm dẻo như đang múa.

Nước trong bồn hình như ngâm qua sữa tươi, đυ.c hẳn lại, khiến không cách nào nhìn xuyên qua được. Tuy thế phần vai hở ra, da thịt tuyết trắng nhẵn nhụi nõn nà. Dù chỉ lộ ra nửa trên bầu ngực cũng vô cùng vun đầy tròn trĩnh, làn nước lúc cao lúc thấp che không hết khe ngực sâu đầy dụ hoặc, nam nhân nào thấy được cũng xung huyết phun máu.

Lại tiếc một điều, khuôn mặt nàng ta lại bị hơi nước che mờ ảo không thể nhìn rõ đường nét.

- Giúp ta mặc đồ.

Một giọng nói nhẹ nhàng như hương hoa vang lên.

- Dạ, quận chúa!

Sau đó, một thân hình hoàn mỹ từ từ đứng lên khỏi bồn nước.

Tấm thân thanh mảnh, dáng vóc toát lên vẻ yểu điệu tú lệ.

Lần này còn tiếc hơn, ông trời trêu ngươi, không biết nước trong bồn này lấy từ dòng suối nào, dường như có linh tính, hơi nước bỗng bốc lên rõ nhiều, chỗ cần thì mù mịt, chỗ không cần thì thoáng đãng. Xem ra cần khiếu nại lên Hoàng đế nhà Kim đem lấp con suối đó đi, quả thật làm mất hứng độc giả.

Cái duy nhất quan sát được là đôi chân lúc nàng đặt chân ra khỏi bồn, thon dài đẹp đẽ như châu ngọc không chút tì vết.

...

Bên ngoài lều đang có khỏang chục tên lính canh.

Trang phục quân lính Bắc Kim khác biệt rõ so với quân Tống. Quân Tống từ lính đến tướng điển hình với kiểu vải đỏ kèm giáp, khác nhau có lẽ ở số lượng và loại giáp trên người, cũng như loại khôi mão trên đầu. Trong khi quân Kim đa dạng chủng loại hơn.

Cũng không phải quân Tống trang bị kém quân Kim. Ngược lại, phải là quân Kim loạn hơn quân Tống, còn chưa đi vào chính quy. Dù sao, bọn họ vốn chỉ là một dân tộc du mộc đông bắc, vừa khởi binh lập quốc không lâu.

Nhưng đám lính quanh lều trang phục lại không hề tầm thường. Bọn họ đều đội khôi mão chóp nhọn, thậm chí có phần chắn mũi, hai bên tai phủ kín, giáp màu vàng sẫm, áo bào thắt lưng nâu xám, lại mang bội đao bên hông. Điều này chứng tỏ người xưng "quận chúa" ở trong lều địa vị vô cùng cao, bởi lính Kim ăn mặc đến thế này chỉ sợ tương đương cận vệ Hoàng đế.

Tên vừa thông báo trang bị đơn giản hơn, chỉ một lớp áo giáp màu xanh. Gã vừa quay ra gặp một người khải giáp kín người, xem chừng là tướng quân ở đây.

Người mới tới vừa tới hỏi ngay, vẫn bằng tiếng Nữ Chân :

- Quận chúa đâu?

- Tướng quân, quận chúa đang nghỉ ngơi. - Nha hoàn chạy ra đáp.

Tướng quân nọ cứ đứng ở ngoài nói vọng vào :

- Hàm Yên, muội trở về được rồi chứ?

Từ trong lều giọng nói nhẹ nhàng kia vang lên :

- Đại ca, còn chưa gặp người Tống mà.

- Còn gặp đám nhát chết ấy làm gì? Muội ở đây mà có chuyện gì, phụ vương sẽ gϊếŧ ta mất.

- Huynh nói thật mâu thuẫn. Người Tống kém cỏi như vậy thì muội có chuyện gì được?

Tên tướng quân có vẻ sốt ruột muốn đuổi vị "Hàm Yên" kia về, nói :

- Ài, ta nói không lại muội. Khi nào thì muội quay về?

- Xong chuyện này.

Tên kia thở ra :

- Muội hứa đấy nhé.

- Hìhì, muội không giữ lời hứa huynh cũng làm gì được.

- Thật hết cách.

Tên tướng quân vỗ trán buồn bực nói thầm.

Một tên lính chạy tới báo :

- Tướng quân, chúng qua sông rồi.

- Tốt, để xem đám phương nam này có trò gì hay.

Tên kia vỗ tay vào nhau.

...

Lăng Phong dẫn theo Tần Quyền cùng chục huynh đệ, khởi hành cùng Nguyệt Dung và Ưng tổ của nàng đã rời khỏi phủ Đại Danh.

Đoàn người dọc theo sông Chương Hà đi về hạ nguồn đông bắc.

Nhóm Lăng Phong đều trang bị đồ nhẹ và khăn bịt mặt, bên trong lót Nhu Đằng Giáp Y hộ thân. Đây là lần thứ hai hành động kiểu này, nhưng khác với lần đυ.ng Triệu Hanh, lần này Lăng Phong là người chỉ huy, cảm giác cũng khác hẳn, một thứ gì đó rất hào hùng.

Tận lúc ánh chiều tà chiếu xuống, bên bờ sông có một đoàn người ngựa im lặng di chuyển.

Sự tĩnh lặng luôn kéo theo căng thẳng.

Lăng Phong lúc đầu luôn nghĩ mình tham gia chuyến này chỉ vì tiền, hóa ra không hẳn. Lăng Phong không xem Tống là nhà, không coi Kim là thù, so với đám người Nguyệt Dung có lẽ hắn thiếu lòng trung với Đại Tống này. Lăng Phong nghĩ hắn sẽ sẵn sàng chạy trốn hay bỏ cuộc ngay nếu gặp chuyện không hay. Có điều khi cưỡi ngựa trên đường mòn, gió thổi lạnh lẽo nhưng vị trí dẫn đầu khiến đột nhiên nhiệt huyết trong người Lăng Phong dâng lên. Lăng Phong rút cục hiểu vì sao khi ra trận người ta sẵn sàng vì nhiệm vụ mà chiến đấu hết mình.

Có lẽ vì hắn là nam nhân.

Nước sông vỗ nhẹ vào bờ.

Đây là hạ nguồn, đổi thành nhánh sông Tử Nha, không lớn lắm. Phía bên kia sông là huyện Hà Gian, cách 16 châu Yến Vân địa phận Kim Quốc chưa đến chục dặm đường. Bên kia sông tuy là vùng đệm hai nươc, nhưng gần như đã xem như đất Kim.

Lăng Phong xuống ngựa, đứng để gió thổi vào người mát rượi.

Nhóm của Thiệu Huy đã đến từ trước, lại gần nói :

- Chúng ta sẽ lên thuyền, giả làm ngư dân đánh cá trở về nhà.

Lăng Phong gật đầu, kiếm chuyện để nói :

- Bùi đại ca, huynh sang đất Kim mấy lần rồi?

Bùi Thiệu Huy nghĩ gì đó mới đáp :

- Không nhiều lắm. Lúc trước cũng không phải đất của chúng, mà của người Liêu. Không hiểu triều đình làm thế nào, Liêu bại rồi cũng không lấy được đất của tổ tiên, lại để đám Kim nhược tiểu này lấy mất.

Lăng Phong chỉ cười, hắn cũng không nói chuyện này, chỉ hỏi :

- Cảm giác thế nào?

- Đẹp, không kém gì bên này sông chúng ta. Thậm chí còn ... tự do thoải mái hơn.

Lăng Phong sảng khoái nói :

- Dĩ nhiên rồi, đâu đâu cũng đẹp cả, Liêu Kim Tống thì có gì khác nhau.

- Lăng huynh đệ dường như đã đi nhiều nơi?

- Có thể nói như vậy.

Giỡn chơi sao? Phong ca dĩ nhiên đi nhiều nơi, châu Mỹ châu Âu đều từng dạo qua cả, ngay cái Bắc Kinh cũng từng ở qua, bây giờ chả phải của người Kim đó thôi.

Bùi Thiệu Huy đột nhiên nói một câu :

- Làm người Tống mãi cũng không có gì tốt.

Lăng Phong hơi bất ngờ, Bùi Thiệu Huy đã bỏ đi ra xa.

Nguyệt Dung lúc này đã đeo nón tơi, mang áo lá, đi tới nhắc :

- Còn đứng đó làm gì vậy?

- Cô không thấy lo lắng sao? - Lăng Phong hỏi.

- Lo lắng gì chứ? Chỉ đi qua thám thính thôi. Ngươi sợ sao?

- Cô không sợ? - Lăng Phong hỏi ngược lại.

Lăng Phong thừa nhận mình đang căng thẳng.

Đây là lần thứ hai hắn đứng cạnh đường biên giới hai quốc gia có nguy cơ chiến tranh.

Lăng Phong từng có lần đến khu phi quân sự DMZ của Triều Tiên, thậm chí đứng ngay vạch chia cắt, thầm nghĩ chỉ cần đặt một chân là qua quốc gia khác, đồng thời cũng sẽ ăn ngay một viên đạn của đối phương. Lúc đó hắn vừa hưng phấn vừa căng thẳng. Triều Tiên đời sau là một quốc gia khép kín rất bí ẩn, còn thời cổ thông tin liên lạc kém, Bắc Kim bên kia sông cũng khá tương tự.

Khi ngươi đứng ở đường biên giới, mà ngươi cảm nhận được sự căng thẳng, hào hùng của một cuộc chiến tận đâu đó. Thì có thể, ngươi là một kẻ phù hợp làm chính trị quân sự. Còn nếu như ngươi nghĩ đến, từ từ, chỗ kia chụp hình up lên mạng chắc là nhiều like lắm, thì ... Thôi bỏ đi.

Nguyệt Dung muốn châm chọc người này, nhưng nhìn ánh mắt Lăng Phong một lát, nàng quay lại nhìn thẳng ra sông, nói :

- Ta chẳng còn gì để sợ cả.

- Vì sao?

Lăng Phong nhân cơ hội nói tiếp, hiếm khi nói chuyện với cô gái này.

- Người thân của ta tất cả đều bị hại chết, ngươi nói còn gì đáng để sợ?

Lăng Phong không nghĩ cô gái này hoàn cảnh bất hạnh như vậy, hắn nói :

- Ta chỉ còn mẫu thân, nhưng bà ấy cũng đang trúng độc bất tỉnh.

- Không cứu được? - Nguyệt Dung quay sang hỏi.

- Năm năm, nếu không tìm ra thuốc giải.

Nguyệt Dung bỗng hỏi :

- Ngươi sẽ trả thù chứ?

- Ta đang tìm kẻ đó.

Nguyệt Dung cũng quen Lăng Phong sơ sơ, nghĩ gì đó hỏi :

- Là Triệu Hanh?

- Có thể.

Kha lão từng phân tích lại cho hắn, Triệu Hanh chỉ có bốn phần khả năng là kẻ hạ độc, không phải mười phần.

Nguyệt Dung lại nói :

- Ta thực ra có sợ hãi. Ta sợ chết, nếu ta chết, không ai trả thù cho người thân được nữa.

Lăng Phong nhìn lại, cười đùa phá vỡ không khí :

- Có điều, Nguyệt Dung tỷ tỷ, mặc thế này rất hợp đấy. Ta cũng sợ chết lắm, có muốn hay không chúng ta bỏ nhiệm vụ làm một đôi ngư dân ở đây luôn.

Nguyệt Dung nghe không vào bỏ đi.

"Làm gì mà nóng, anh chỉ căng thẳng muốn giải tỏa chút thôi mà." Lăng Phong khịt mũi.

...

Lăng Phong để lại Lăng Hổ ở trong thành, có gì còn gặp Lăng Vân. Dù sao Lăng Hổ cũng không quen làm nhiệm vụ kiểu ẩn mình này.

Mấy người đội Lăng Phong qua sông thuận lợi. Lúc này đã tách làm hai, nhóm Lăng Phong bên trái chịu trách nhiệm đánh động, nhóm Thiệu Huy bên phải sẽ đột nhập.

Lăng Phong tiến sát dần gò đất phía trái. Nhìn từ chỗ này hắn thấy một lều vải khá nổi bật, bởi kết cấu khác hẳn các lều xung quanh. Ngoài ra bên trong lều lại sáng đèn, trong khi các lều khác hầu như đều tối om. Quân lính tập trung cả ở ngoài, đều đi tuần thành nhóm, hoặc ngồi quanh vài đống lửa.

Lăng Phong phân phó Tần Quyền :

- Lục đệ, chuẩn bị đường rút lui.

Sau đó quay sang Nguyệt Dung nói :

- Bắt đầu phá đám thôi.

Nguyệt Dung dường như đang suy nghĩ chuyện gì đó, tỏ vẻ chần chừ.

Lăng Phong hỏi :

- Sao vậy?

- Không có gì, lên.

Nguyệt Dung quyết định, kéo khăn che mặt lại.

Nhóm người nhanh chóng lách qua hàng rào vào trong doanh trại, áp sát cái lều kia. Không hiểu sao Lăng Phong có hứng thú với cái lều nọ.

Lăng Phong càng áp sát càng cảm thấy kỳ lạ, thần thức của hắn không cách nào nhìn xuyên cái lều kia được.

"Gì đây? Cấm chế?"