Tào Tặc

Chương 729: Thiên Cương đệ nhất kiếm

Trước khi chết, Tào Tháo mật chiếu cho Tào Bằng, xương cốt không được tẩm liệm, sau khi thiêu xong liền vãi trên núi Kê Minh.

Núi Kê Minh là nơi mà sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, phong ở đó. Núi Kê Minh là hành lang phía Tây của Hà Tây, phía Bắc đi lên Mạc Bắc.

Tào Tháo hy vọng sau khi chết vẫn có thể tiếp tục bảo vệ biên cương làm một An Viễn hầu thực sự. Cho nên, thi hài trong lăng mộ chỉ là một cái kim thân do Tào Tháo bí mật sai người tạo ra mà thôi. Còn thi hài của ông, sau khi nhập liệm xong đã được vãi trên núi Kê Minh. Tào Bằng sai người dựng một tấm bia đá trên núi Kê Minh.

An Viễn vĩnh trấn!

Hắn không có nói An Viễn là ai, mà chỉ nhớ kỹ cái tên đó. Rất nhiều năm sau, có người đào được tấm bia đá này trong núi Kê Minh khiến cho An Xa hầu lập tức biến thành tên một vị dũng sĩ, từng ở đây chống lại giặc Khương mà chết. Cũng bởi vậy xuất hiện những truyền thuyết cực đẹp... Cái trấn nhỏ dưới chân núi Kê Minh cũng được đôi tên là trấn An Viễn.

Nhưng trên thực tế, cái trấn nhỏ đó là do năm xưa khi Tào Bằng an táng Tào Tháo đã bí mật tạo ra một cái trụ sở để huấn luyện đám ám sĩ.

Chỉ có điều trong sử sách không ghi lại điều đó.

Mùa xuân năm Thái Bình thứ hai, Ngụy Chiêu Vũ hoàng đế Tào Chương chính thức hạ chiếu khai chiến với Giang Đông.

Thủy quân Tào tập kết ở cửa Tam Giang, Kinh Nam đóng hai mươi vạn đại quân như hổ rình mồi. Bầu không khí lập tức trở nên căng thẳng.

Nhưng Đại tướng quân Tào Bằng lại chưa được phụng lệnh chỉ huy.

Tào Chương bất chấp sự phản đối của đám đại thần trong triều, quyết tâm ngự giá thân chinh. Y điểm ba đường binh mã, từ ba phía Kinh Nam, Quảng Lăng, Hợp Phì cùng tấn công Giang Đông.

Thiếu đốc Tôn Thiệu của phủ đại hành Kinh Nam làm tiên phong, xuất quân tới thẳng quận Trường Sa.

Mà thái thú Thái Sử Từ ở quận Trường Sa nhận được lệnh của Tôn Quyền cũng khởi binh ứng chiến. Hai bên giằng co bên bờ sông Bạc La, xảy ra mấy trận huyết chiến.

Cùng lúc đó, thái thú Hợp Phì, đại đô đốc Hoài Nam Tào Chân cũng tập kết ba vạn binh mã đóng quân ở cửa Nhu Tu. Lệnh cho Quách Hoài làm tiên phong, Đặng Ngải làm tham quân, hai huynh đệ Ngưu Kim, Ngưu Ngân làm phó tướng, tấn công mạnh tới Đông Ngô.

Tôn Quyền vội vàng lệnh cho Gia Cát Cẩn ứng chiến, lại phái địa tướng Tưởng Khâm, Từ Thịnh hiệp trợ.

Nhưng chiến sự Nhu tu còn chưa nổ ra thì thái thú Quảng Lăng là Bàng Đức đã đánh lén tới Đan Đồ. Tướng thủ thành Đan Đồ là Lã Mông bị Bàng Đức bắt làm tù binh. Lỗ Túc vội vàng lệnh cho đại tướng Đổng Tập cứu viện nhưng bị Chu Thương phục kích.

Đại tướng Đinh Phụng bị tên bắn, chết thảm trên chiến thuyền. Đổng Tập bị trọng thương dẫn tàn quân lui về.

Sau khi nhận được tin, Lỗ Túc vô cùng sợ hãi. Y vội vàng lệnh cho đại tướng Chu Thái gấp rút tiếp viện, đồng thời cầu viện binh từ Tôn Quyền. Nhưng không ngờ Sơn Việt ở quận Cối Kê lại nổi loạn. Vốn quận Cối Kê có Hạ Tề trấn thủ làm cho Sơn Việt không dám hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng Tôn Quyền lại bãi miễn Hạ Tề. Mất đi sự uy hϊếp, Sơn Việt không còn sự sợ hãi như trước nữa. Vì vậy mà y liền dẫn gần năm vạn Sơn việt nổi loạn, tấn công thị trấn, bắt người cướp của.

Trong nháy mắt, toàn bộ Giang Đông gần như tê liệt.

Đám người Trương Chiêu đề nghị giảng hòa với Tào Ngụy. Nhưng đám người Lỗ Túc lại kiên quyết phản đối. Trong lúc hai bên đang tranh chấp, Tôn Quyền đột nhiên nổi điên lôi Trung Lang tướng Tiết Tống - Tiết Kính Văn ra chém.

Mặc dù khi tỉnh táo lại, Tôn Quyền vô cùng hối hận sai người mai táng. Tuy nhiên việc đó khiến cho đám quần thần Giang Đông hết sức lo lắng.

………

- Tử Bố! Hiện nay chủ công bảo thủ, không chịu nghe lời khuyên can mà chém cả Tiết Kính Văn. Chúng ta nên làm thế nào đây?

Cuối tiết xuân, trời Giang Đông rất nhiều mưa. Một cơn mưa phùn bao phủ không gian khiến cho người ta lại càng thêm áp lực.

Trương Chiêu nay đã già không còn tràn đầy tinh lực nữa. Tôn Quyền chém Tiết Tống trong triều khiến cho Trương Chiêu thực sự sợ hãi. Vì vậy mà sau khi về nhà liền bị bệnh. Lão nằm trên giường, nhìn mấy người đang ngồi đó mà cảm thấy chua xót.

Ngu Phiên, Nghiêm Tuấn và Trình Đức Xu, còn có Trương Ôn, Lạc Thống đều là trọng thần của Đông Ngô. Nhưng nét mặt của những người đó đều đầy vẻ đau buồn.

Ngu Phiên nói nhỏ:

- Ta mới được Tử Nghĩa đưa tin rằng con trai của Hằng Vương hiện nay xuất quân đóng ở La Giang, thế công cực kỳ hung mãnh. Tử Nghĩa mấy lần giao chiến nhưng đều không thắng được. Bá Văn đã lớn, võ nghệ không hề tầm thường. Tử Nghĩa mặc dù thiện chiến nhưng cũng không thể thắng ngay được... Nhưng Chủ công không hỏi nguyên nhân, mấy lần phái người đi chất vấn Tử Nghĩa, lại lệnh cho Từ Thịnh tới đốc chiến khiến cho Tử Nghía rất bất mãn. Nếu cứ vậy mãi chỉ sợ Tử Nghĩa không thử trụ được. Hắn và Bá Văn thân với nhau, nếu làm cho hắn nóng lên không chừng sẽ về với Bá Văn thì Trường Sa nguy mất.

Những người ngồi đó đều gật đầu.

Trương Chiêu mở cặp mắt đυ.c ngầu nhìn Ngu Phiên rồi đột nhiên hỏi:

- Trọng Tường thấy nên làm như thế nào?

Ngu Phiên thở dài:

- Việc cấp bách, lão đại nhân cũng nên tính toán sớm. Hiện giờ chủ công không giống như Ngô hầu trước đây. Việc Bá Văn khiến cho chủ công càng loạn... Mà chém chết Tiết Kính Văn càng khiến cho tình hình thêm phức tạp. Ta nghe người ta nói người Nam Độ đang rất hoang mang.

Tiết Tống không phải là người Giang Đông. Hắn vốn là người ấp Trúc quận Bái. Khi Tào Tháo chinh phạt Từ Châu mới chuyển tới Giang Đông. Tiết Tống là một đại nho đương thời. Có thể nói về mặt trình độ, y đại diện cho lợi ích của kẻ sĩ Nam Độ. Mà Tôn Quyền gϊếŧ Tiết Tống khiến cho rất nhiều người cảm thấy tâm lạnh.

Trương Chiêu cũng là kẻ sĩ Nam Độ. Một lúc sau, lão mới lên tiếng:

- Những lời này chỉ có các vị biết. Trọng Tường ăn nói cần cẩn thận. Hiện nay thủy quân của Mã Đạt chưa xuất hiện nhưng thế cục cũng không thể vãn hồi được nữa. Cần phải nhìn lại và tính toán.

Đám người Ngu Phiên gật đầu đồng ý. Có điều, khi đám người Ngu Phiên vừa mới bước chân đi, Trương Chiêu liền gọi con trai thứ là Trương Hưu tới:

- Thúc Tự! Ngươi cầm danh thϊếp của ta tới Ngô huyện gặp Cố Nguyên Thán, nói rằng xin hắn quan tâm nhiều hơn.

- A?

Trương Hưu nghe thấy Trương Chiêu nói vậy thì ngơ ngác. Nhưng Trương Chiêu cũng không nói rõ cho y biết mà chỉ bảo y lập tức khởi hành.

Những năm Hưng Long cuối cùng, Cố Ung vì bị bệnh mà cáo lão ở nhà tĩnh dưỡng. Hơn một năm qua, lão chưa hề lộ diện. Nhưng Trương Chiêu lại có thể đoán được Cố Ung vì sao từ quan. Có lẽ Tôn Quyền cũng không hiểu lắm nhưng Trương Chiêu lại biết Cố Ung là môn sinh của Thái Ung.

Mà hai con gái của Thái Ung thì một người được gả cho Tào Bằng, nay được phong làm nhất phẩm phu nhân. Còn một người thì gả cho Dương Hàng. Dương Hàng Là thái thú Hạ Bì, Lâu Đình hầu, tư mã Từ Châu.

Nói một cách khác Dương Hàng hiện nay đảm nhiệm chức vụ trợ giúp cho Bàng Đức. Toàn bộ đồ quân nhu của quân Tào ở Quảng Lăng tập trung dưới tay Dương Hàng

Với mối quan hệ như vậy, Cố Ung làm sao không để ý. Không chừng lão đã có sự liên lạc với Tào Ngụy, có điều chỉ đang đợi thời cơ mà thôi. Cố Ung là gia tộc lâu đời ở Giang Đông, cho dù Trương Chiêu cũng không có sức ảnh hưởng bằng. Mọi người đừng thấy hiện giờ lão yên lặng, một khi thời cơ đã chín, lão chỉ cần vung tay một cái, toàn bộ Giang Đông sẽ trở nên hỗn loạn. Trương Chiêu và Cố Ung có thể coi như là lão bằng hữu. Làm sao mà lão không hiểu tính của Cố Ung? Mà nay nhìn Cố Ung như không quan tâm tới chuyện gì nhưng có lẽ cũng giống như Lã Vọng buông cần. Nói không chừng, sau này còn phải nhờ vào Cố Ung.

Phái Trương Hưu tới đó cũng không gây ra sự chú ý. Trương Chiêu tin rằng, Cố Ung nhất định hiểu được ý của mình.

Đợi sau khi Trương Hưu xuất phát, Trương Chiêu liền ngồi tựa vào giường, nhắm mắt lại mà cất tiếng thở dài.

Thế của Giang Đông đã mất.

........

Trường An! Trong phủ Vũ Tín công. Tào Bằng híp mắt nhìn Khương Duy và Tào Dương đã bàn luận trên Diễn Vũ trường.

Cái hai đứa trẻ nay đều đã trưởng thành. Năm nay Tào Dương đã mười một tuổi còn Khương Duy đã mười hai. Một người thì bái Hoàng Trung làm thầy còn một người thì theo Triệu Vân tập võ. Phong Lôi đao pháp của Hoàng Trung cùng với Bàn xà thất tham của Triệu Vân đều được chân truyền. Ngồi bên sân, nhìn hai đứa bé vung đao múa thương, Tào Bằng cảm thấy hết sức vui sướиɠ.

Mà Gia Cát Lượng và Pháp Chính ngồi bên cũng đều bình luận.

Tào Chương quả: nhiên không phụ sự dự đoán của Tào Bằng, là một vị chủ khoan hậu. Tính tình của y hào sáng, rất có phong độ. Về mặt này còn có quan hệ rất nhiều tới việc năm đó Tào Bằng giảng giải cho y. Sau khi kế vị, Tào Chương trọng: dụng các vị cực thần như Tuân Úc, về mặt khác cũng hết sức đề bạt Bàng Thống, Hoàng Quyền, Lưu Ba. Tình hình trong triều thịnh vượng khiến cho nhiều người yên lòng.

Điều duy nhất khiến cho Tào Bằng bất mãn thì đó là thái độ của Tào Chương đối với Tào Xung. Y không gϊếŧ Tào Xung, cũng không giam lại mà chỉ trách cứ rồi sau đó trả lại chức hầu cho Tào Xung, để cho gã định cư ở Nghiệp Thành. Đó cũng là quyết định của Tào Chương sau khi Hoàn phu nhân cầu khẩn.

Theo ý của Tào Bằng thì cho dù không gϊếŧ Tào Xung cũng cần phải nhốt gã lại. Nhưng Tào Chương không chấp nhận mà còn trách cứ Tào Bằng.

Đây là lần đầu tiên Tào Chương phản đối ý của Tào Bằng. Đối với điều này, Tào Bằng vừa mừng lại vừa lo. Mừng là vì cuối cùng thì Tào Chương cũng hiểu được suy nghĩ của đế vương có được sự độc đoán. Nhưng lo là vì y không quả quyết. Nếu cứ như vậy thì chẳng khác nào nuôi hổ làm họa.

Nhưng đối với chuyện nhà người ta, Tào Bằng cũng không thể tham dự quá nhiều.

- Công hầu! Duệ hoàng tử tới đây.

Trong lúc Tào Bằng đang trầm tư thì chợt nghe gia thần bẩm báo. Tào Bằng vội ngồi thẳng dậy, quay đầu lại nhìn thì thấy Tào Duệ đang hấp tấp chạy tới.

- Cha...công hầu.

Từ rất xa, Tào Duệ đã lên tiếng gọi. Mặc dù làm con thừa tự gần bốn năm nhưng khi Tào Duệ nhìn thấy Tào Bằng vẫn không quên được cách gọi phụ thân.

Tào Bằng liếc mắt nhìn xung quanh một cái, Pháp Chính cùng với Gia Cát Lượng lập tức đứng dậy.

Đi sau Tào Duệ còn có Ngô Ngạn. Y tỏ vẻ trung thành và tận tâm, khi tới cách chừng trăm bước liền dừng lại.

- Ta...hoàng tử gần đây có tốt không?

- Ta...rất tốt. Chỉ là muốn gặp công hầu. Hoàng Hậu rát nghiêm khắc luôn gây rắc rối cho ta. Mẫu thân nói, ta phải biết nhẫn nại nhưng ta thật sự không chịu nổi nữa. Phụ thân! Con muốn về nhà...có được không?

Âm thanh non nớt của đứa bé làm cho Tào Bằng xúc động. Hắn ôm lấy Tào Duệ, nói nhở tới mức chỉ có hai cha con có thể nghe được:

- Tiểu Duệ! Đừng có nóng lòng... Chờ khi thời cơ chín muồi, phụ thân sẽ đưa con về. Có điều trước đó con cần phải nhẫn nại. Một vài ngài nữa, cha sẽ phái người đi với con. Tiểu Duệ nếu muốn gọi phụ thân thì lệnh Ngô Sán tới nói với cha.

- Vâng.

Trong hoa viên chỉ còn có hai cha con Tào Bằng.

…………

- Công tử! Trường An không có gì thay đổi.

Đợi sau khi Tào Duệ đi khỏi, Gia Cát Lượng và Pháp Chính đi vào.

- Chỉ giáo cho.

Gia Cát Lượng nhìn Pháp Chính rồi nói nhỏ:

- Lần này bệ hạ xuất chinh lại không để cho công tử lãnh binh. Nếu như nói trong lòng bệ hạ không có chút e ngại thì Lượng không tin. Tất nhiên bệ hã vẫn rất tin công tử. Điểm này có thể nhìn từ việc bệ hạ phong công tử làm Đại tướng quân, trấn thủ Trường An. Chỉ có điều sự tin tưởng này có thể được bao lâu? Lượng có chút hoài nghi... Mà nay, ngoại trừ việc công cao át chủ ra thì còn có Duệ hoàng tử liên lụy tới. Về lâu về dài khó tránh khỏi bệ hạ nghi ngờ.

Hai gò má Tào Bằng giật giật. Hắn hít một hơi thật sâu, nói nhỏ:

- Vậy Khổng Minh thấy ta nên làm thế nào?

- Công tử ở Trường An thêm một ngày thì Duệ hoàng tử lại thêm một phần bất lợi mà bệ hạ thì thêm phần nghi ngờ. Công tử là Đại tướng quân mà trong tay không có binh thì có khác nào miếng thịt nằm trên thớt? Công tử muốn suy tính cho Duệ hoàng tử thì nên tính trước đi. Nếu chỉ dựa vào tấm bảng miễn tử của tiên đế cũng không được. Lượng nghĩ, sống ở Trường An là chết chỉ có ra ngoài thì mới sống. Xin công tử suy nghĩ.

Tào Bằng trầm ngâm một lúc rồi gật đầu. Nhưng vấn đề là đi tới đâu?

Pháp Chính mỉm cười nói:

- Ta nghe người ta nói thì Kha Bỉ Năng gần đây có phần không yên ổn. Y có mối liên hệ quá sâu với Hung Nô ở Mạc Bắc, nếu không cẩn thận sẽ xuất binh tấn công Linh châu. Nói không chừng tới lúc đó, Tiên Ti vương Tố Lợi sẽ phái người tới cầu viện. Sao công tử không nhân cơ hội này xuất binh tương trợ, đóng ở Linh châu? Tới lúc đó tất cả mọi chuyện đều có thể nước chảy thành sông.

Tiên Ti vương Tố Lợi chỉ là một con rối. Hiện nay chủ nhân thật sự của Tiên Ti chính là Hồng Đô. Mà Hồng Đô với Tào Bằng có mối quan hệ rất thân mật. Tào Bằng từng cứu tính mạng của y, hơn nữa, lại nâng đỡ lên vị trí đại nhân của bộ lạc. Nói một cách khác, Hồng Đô chính là người của Tào Bằng, chỉ có điều rất ít người biết tới điều đó.

Tào Bằng giật mình, trầm ngâm không nói gì. Một lúc sau, hắn nỏi nhỏ:

- Việc này ta đã có quyết định. Hai người các ngươi đừng đề cập với người khác. Đúng rồi! Khổng Minh... Ta nghe nói sức khỏe đệ đệ của ngươi không được tốt lắm, có nên để hắn quay về Trường An không? Học vấn của hắn rất tốt lại có kinh nghiệm thi hành biện pháp chính trị. Ta xem có thể lĩnh chức vụ ở Thái học. Duệ hoàng tử cũng lớn rồi, nên đi học... Ta vẫn hy vọng có một người biết chuyện truyền kiến thức cho nó.

Người mà Tào Bằng nói chính là Gia Cát Quân. Có điều lúc này người ta gọi Gia Cát Quân là Cát Quân. Vốn sau khi Gia Cát Lượng đầu hàng, Tào Bằng từng có ý để cho Gia Cát Quân lấy lại tên nhưng bị Gia Cát Lượng từ chối.

Mà nay xem ra, chuyện này Gia Cát Lượng đã có tính toàn từ trước.

Người biết thân phận của Gia Cát Quân cũng không nhiều. Ngoại trừ một số người tâm phúc ra thì cũng chỉ có Tư Mã Huy. Nhưng năm ngoái, Tư Mã Huy đã tạ thế. Kể từ đó số người biết thân phận của Gia Cát Quân lại cang ít. Ngay cả thái thú quận Hà Tây là Hồ Ban thân với họ Tào như vậy cũng không biết rõ lai lịch của Gia Cát Quân.

Học thức của Gia Cát Quân rất tốt, lại có mưu lược. Hơn nữa, có đám người Ngô Sán, Ngô Ngạn và người họ Chân giúp đỡ đủ khiến Tào Duệ không phải lo.

Gia Cát Lượng mừng rỡ. Triệu hồi Gia Cát Quân về thì tương đương với việc lợi ích của nhà Gia Cát được bảo đảm. Y vội vàng cảm tạ Tào Bằng:

- Đệ đệ tử thuộc hạ hoàn toàn thích hợp.

- Nếu thế...cứ làm như vậy đi. Một lúc nữa, ta tới nhà tỷ phu của ta thăm. Hắn rất thích lên làm Đại Lý tự khanh, vốn tưởng có thể thoải mái một chút nhưng nay xem ra còn vất vả hơn làm Đại đo đốc Tịnh Châu. Tỷ tỷ của ta nói rất nhiều, nếu ta không tới thăm sẽ bị mắng.

Gia Cát Lượng và Pháp Chính mỉm cười:

- Công tử cứ đi. Một lúc nữa, mấy vị tiểu công tử còn phải học.

Tào Bằng gật đầu liền dẫn Vương Song rời khỏi phủ Vũ Tín công tới thẳng Đại Lý Tự...

Đại Lý Tự nằm ở trong Chu Tước Môn thành Trường An.

Bầu không khí trong Nha Thự vô cùng nghiêm trang, vô cùng trang trọng. Nơi này quản lý hình ngục thiên hạ, cũng là nơi mạch máu tư pháp của đế quốc Đại Ngụy.

Khi Tào Bằng đến Đại Lý Tự vừa lúc gặp Phùng Siêu đi ra.

Phùng Siêu này cũng là gia thần bên cạnh Đặng Tắc! Người này vốn là Huyện lệnh huyện Hải Tây, sau này bị hải tặc gϊếŧ chết. Phùng Siêu mang theo một đội tuần binh vì tránh né truy sát mà trốn ở trong núi làm đạo tặc. Sau này là Đặng Tặc tới làm quan tại Hải Tây đã thu phục Phùng Siêu. Dựa vào tài xạ thuật xuất thần nhập hóa mà rất nhanh đứng vững gót chân, đi theo Đặng Tắc từ Hải Tây lên phía Bắc, cũng lập vô số công huân ở Tịnh Châu.

Lúc trước Phùng Siêu bởi cùng Đặng Tắc đi theo Tào Bằng nên cũng trở nên khá nổi bật.

Ngay cả Hồ Ban cũng được làm Thái Thú Hà Tây.

Vốn khi Đặng Tắc trở về Trường An định an bài thích đáng cho Phùng Siêu, dựa vào công lao của Phùng Siêu, cho dù là an bài chức vị quan trọng trong Đô Hộ Phủ Ngũ Quân cũng không vấn đề gì lớn.

Nhưng Phùng Siêu lại không muốn, cuối cùng lựa chọn đi cùng Đặng Tắc đến Trường An.

Hiện nay Phùng Siêu đảm nhiệm Tư Trực tại Đại Lý Tự, là một Tiểu Lại bình thường, nhưng toàn bộ Đại Lý Tự từ Tả Hữu Thiếu Khanh đến nhân viên phụ thuộc đều hiểu ai cũng không được đắc tội với Phùng Siêu, đó là tâm phúc của Đặng Siêu! Nếu không phải không biết chữ, không hiểu hình luật thì cũng đã giữ chức vị Thiếu Khanh rồi.

Bổng lộc Phùng Siêu không nhiều lắm, nhưng Đặng Tắc ban thưởng cho y lại rất nhiều.

Cho nên, cũng đã đặt mua nhà cửa tại Trường An, xem như cũng có chút thân gia. Ngày thường dù là một số ít quan viên cũng không dám đắc tội với Phùng Siêu.