Duyên

Quyển 6 - Chương 2: Thu cúc trong mưa, theo hương mà rụng

Tơ mây đâu vực nổi mầm côi,

Một kiếm bồi thêm hủy một đời.

Khϊếp vía kinh hồn thầm nhủ bụng,

Hoàng gia chuyển thế phải chừa thôi!

Khuyết danh

Giờ đang là một chiều giữa thu, pha một chén trà đắng, nghe mưa sau rèm, biết bao tâm tư trầm lắng bỗng dưng lại bị khơi lên. Sự thanh nhã ngát hương của đóa cúc trắng trong mưa ngoài song kia, vượt xa tuổi hoa bình đạm của tôi. Đều nói trời mưa thích hợp nhớ nhung vô cớ, tâm tư con người tựa như khung trời bát ngát, có thể chở đầy mặt trời, mặt trăng và vô vàn những vì sao. Có lẽ mỗi mảnh vụn lóe lên đều chẳng có duyên cớ, song vẫn giữ chặt một đoạn nhân quả.

Như lúc này đây, ngắm hoa cúc khiến tôi lại nghĩ tới đế nữ hoa. Đế nữ hoa là biệt hiệu của hoa cúc, còn thần vận của hoa cúc là rộ nở trong sương, ngạo nghễ cứng cỏi, không rụng xuống đất bùn. Từ xưa người yêu cúc vô số kể, thực ra, cuộc đời mỗi người đều kiếm tìm một nơi gửi gắm, hoa cỏ cây cối, chim chóc muông thú, trong vạn vật sẽ có một loài sinh linh nào đó thuộc về mình, có tình cảm gắn bó với chúng ta. Cúc của Đào Uyên Minh, mai của Lâm Hòa Tĩnh, sen của Chu Đôn Di, đều là như vậy, Tùy Dạng Đế đào Vận Hà ngồi thuyền rồng, cũng chỉ vì hoa quỳnh ở Giang Nam. Bất luận là đế vương quan lại hay là thường dân áo vải thì hoa cỏ chim thú cũng chẳng phân biệt sang hèn, tình cảm trao đi cũng thuần chân như thế. Đế nữ hoa, khiến tôi nhớ đến công chúa Trường Bình của hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh, một nhân vật đầy màu sắc truyền kỳ. Thực ra bản thân công chúa Trường Bình có lẽ cũng chẳng phải truyền kỳ, nàng chỉ là một vị công chúa sống trong nhung lụa tại thâm cung mà thôi. Nếu không phải sinh vào thời Minh mạt, nước mất nhà tan, thân thế bi thảm, thì nàng cũng sẽ như những công chúa khác, trải qua cuộc sống hoa lệ mà nhạt nhẽo đến hết đời. May mắn xiết bao, sinh ra trong nhà đế vương, mang huyết thống cao quý, định sẵn cả đời hào hoa phú quý hơn hẳn người thường. Cũng bất hạnh xiết bao, sinh ra trong nhà đế vương, gặp mối hận vong quốc, công chúa tôn quý còn chẳng hạnh phúc yên ổn bằng một thôn nữ tầm thường. Cũng như đế nữ hoa, pha thành một chén trà, có người uống vào là tỳ sương, có người uống vào là đường mật.

Thứ công chúa Trường Bình uống phải là chén tỳ sương kịch độc, nàng may mắn không chết mà lênh đênh giữa gió bụi, qua nốt kiếp thừa. Nếu không có cuộc chiến tàn khốc tranh giành ngôi vị ấy, hẳn nàng sẽ là một người con gái hạnh phúc, sinh ra trong thâm cung, từ nhỏ đã mang vòng hoa tôn quý, có địa vị không ai sánh bằng. Năm nàng mười sáu tuổi, hoàng đế Sùng Trinh chọn Chu Thế Hiển làm vị hôn phu của nàng, sắp thành hôn thì hoàng thành thất thủ. Cuộc đời nàng còn chưa bắt đầu đã chuẩn bị hạ màn. Nếu không có biến cố ấy, nàng sẽ có một mối tình đẹp đẽ, ở bên phu quân tuấn lãng, sinh hai đứa con một gái một trai, trải qua một đời gấm vóc trong nhà phú quý ngói xanh tường đỏ.

Việc đâu như nguyện, lưỡi dao lịch sử chẳng phân xanh đỏ trắng đen, cứ vô tình tước đi những phần mà nó cho là thừa thãi, chỉ để lại những thứ nó cần. Đó gọi là thắng làm vua thua làm giặc, thiên hạ này là của người thiên hạ, các triều các đại, đều sẽ có người đứng ra tranh đoạt. Chỉ cần có năng lực gánh vác thiên hạ, khí phách thu phục giang sơn, bá khí thống lĩnh vạn dân, thì chính là bậc vương giả hô mưa gọi gió. Thiên hạ của Đại Minh giống như vầng dương lúc chiều tà, chung quy cũng không chống được vận mệnh phải lặn về Tây. Mà người sinh ra trong thời đại này, đã định phải trả giá đắt vì vương triều suy tàn ấy, hoàng cung từng ca múa thanh bình, vừa quay đi đã thành địa ngục trần gian.

Khi vua Sùng Trinh trong cơn hoảng loạn chạy đến cung Thọ Ninh, công chúa Trường Bình níu vạt áo phụ hoàng khóc lóc, vua Sùng Trinh than thở: "Con cớ gì lại sinh vào nhà ta!" Một câu nói nặng nề làm sao, giữa lúc nguy nan, câu nói ấy hàm chứa biết bao bi ai và bất lực. Có lẽ vì nước mắt của Trường Bình, cũng có lẽ vì Sùng Trinh yêu thương nàng hơn cả, nên ông chỉ tuốt kiếm chém đứt tay trái nàng rồi hối hả đi thẳng không nỡ nhìn thêm. Song ông lại tới điện Chiêu Nhân, gϊếŧ chết công chúa Chiêu Nhân. Năm ngày sau, trong cơn đau mất cánh tay, công chúa Trường Bình đã sống lại như một kỳ tích, sự tái sinh của nàng mang ý nghĩa: từ đây nàng sẽ bắt đầu một cuộc đời truyền kỳ.

Vương triều Đại Minh sớm đã trôi đi giữa tháng năm, âm thầm tiêu biến, song máu công chúa Trường Bình vẫn loang lổ đầy trên sách sử, đến giờ chưa khô. Người đời đều rất mong được biết, sau khi nước mất nhà tan, đợi chờ nàng công chúa cụt tay mắc nạn ấy, là một kết cục ra sao. Đúng vậy, công chúa Trường Bình rốt cuộc đã đi đâu? Về hướng đi của nàng, ghi chép trong sách vở và hí kịch tiểu thuyết đã suy đoán nhan nhản. Có ghi chép nàng được hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh ban hôn với Chu Thế Hiển, còn ban cho đất đai nhà cửa, vàng bạc ngựa xe, có thể coi là ban tặng rất hậu. Nhưng công chúa Trường Bình rốt cuộc vẫn không có phúc hưởng, sang năm sau mắc bệnh qua đời. Cũng có lời đồn trong dân gian nói rằng sau khi tỉnh lại, công chúa trốn khỏi hoàng cung, từ bấy thần bí mất tích, quy y cửa Phật, trở thành một ni cô vô danh trong chùa miếu, vĩnh viễn làm bạn với ngọn đèn xanh.

Có lẽ truyền thuyết lại khiến người ta xúc động hơn, một nàng công chúa Đại Minh cao quý trở thành ni cô lưu lạc giang hồ, bước ngoặt như vở kịch lần này tựa một sự trào phúng với nhân sinh, một nỗi kính sợ trước Bình trong tiểu thuyết của Kim Dung, một là A Cửu trong "Bích Huyết Kiếm", nàng công chúa Trường Bình này ăn vận như thôn nữ, khí chất cao quý, hành tẩu giang hồ, yêu thương Viên Thừa Chí, con trai Viên Sùng Hoán, bộc lộ hết tâm tình thiếu nữ phức tạp của một vị cánh tay, bà cũng khó mà xoay chuyển tình thế. Mộng tưởng chẳng khác chiếc bọt trôi nổi trên mặt nước, lúc này còn rực rỡ trên hồ, chớp mắt đã tan biến không dấu tích.

Đã mất đi thì chẳng thể vờ như chưa mất, nàng công chúa bi ai ấy, liệu có thường đứng trên lầu lúc hoàng hôn, trông vời giang sơn nước cũ, truy điệu cánh tay đứt của mình? Thế gian bao chuyện bất bình, bị diễn thành vở kịch, cuối cùng đều hạ màn trong bi kịch. Chỉ đau đớn mới khiến người ta ghi khắc trong lòng, giống như máu vậy, sự nổi bật của nó luôn xói vào mắt người đời. Chúng ta đều nguyện rằng, sau khi mất cánh tay, công chúa Trường Bình có thể đã được Phật cứu vớt, sau đó dưới bóng từ bi của Phật, phục hồi vết thương, bình thản mà qua kiếp thừa. Đã bầu bạn với ngọn đèn xanh, cuối cùng hẳn lòng phẫn hận của nàng sẽ dần bình lặng lại trong thánh cảnh hoa sen. Giang sơn Đại Minh như công chúa sa sút. Còn một người là Cửu Nạn nước đổ khó thu, công chúa Trường Bình trong "Lộc Đỉnh Ký", công chúa Trường Bình không chết, không phải để khôi phục vương này được gọi là Độc Tí thần ni, bạch y hiệp nữ triều Đại Minh, mà chỉ nhằm phơi bày một không vướng bụi trần, học được thần công cái thế, lưu lãng giang hồ. Tuy có lòng khôi phục giang sơn Đại Minh, song dựa vào sức một đoạn truyền kỳ nhân gian thôi.

"Tơ mây đâu vực nổi mầm côi,

Một kiếm bồi thêm hủy một đời.

Khϊếp vía kinh hồn thầm nhủ bụng,

Hoàng gia chuyển thế phải chừa thôi!"

Bài thơ này chẳng rõ ai viết thay công chúa Trường Bình, tuy không có thiền lý, nhưng lại bao hàm vận mệnh cả đời nàng. Có lẽ chúng ta chẳng cần truy cứu ai là kẻ viết thơ, cũng như trong lòng mỗi người, công chúa Trường Bình lại có những tao ngộ khác nhau. Có những người coi nàng như nhân vật chính trong tiểu thuyết, lại có người coi nàng như vai phụ trong vở kịch, tóm lại xem hết rồi thôi.

Trong lòng tôi, công chúa Trường Bình chính là vị ni cô một tay ấy, nhưng nàng không có võ công, cũng không có lòng phục quốc. Nàng chỉ là một ni cô vô danh trong am mây nước, quên hết chuyện xưa việc cũ, buông bỏ ái hận tình thù, ngồi nghiêm giữa bồ đoàn, lắng tai nghe tiếng chuông và Phạn âm. Bạn nhớ cũng được, quên cũng xong, nàng chẳng qua chỉ là một bông cúc mùa thu trong mưa gió, đợi tới lúc chuyển mùa, sẽ tự theo mùi hương mà rơi rụng.