Một điều tra viên mới được phân công điều tra sự bí hiểm của bức tranh này. Anh ta tên Đào Văn Đức, cũng là một trinh sát viên có hạng trong nghành.
Chính Đức là cấp dưới của Danh, và cũng chính anh đã phát hiện ra cuốn sổ bí mật ghi chép lại khoảng thời gian giữa anh và người phụ nữ kia trò chuyện. Nó cũng hé lộ một phần nào đó nguyên nhân vì sao Danh phải chết. Là do anh thổ lộ với người phụ nữ kia ư? Không phải, Đức cho rằng là vì Danh đã lý giải được bí mật kinh khủng trong bức tranh, và anh ta đã phải chết theo đúng cái cách mà những người tiền nhiệm của anh gặp phải.
Đức lo lắng do dự, nhưng câu trả lời cho bí mật kinh khủng kia lại càng thôi thúc anh nhiều hơn.
Kể từ khi Danh chết, bức tranh đã được phong tỏa và cất giấu tại một nơi biệt lập không cho người nào rõ. Mà chỉ có Đức, người phụ trách điều này mới có thể gặp được bức tranh và tìm hiểu bí mật ẩn giấu trong nó.
Bức tranh được cất giấu ở sâu trong một căn hầm tối mật của sở công an thành phố. Và chỉ có Đức là người duy nhất có được chìa khóa vào đó để tìm hiểu.
Trước đó, Đức đã dành một khoảng thời gian khá dài để nghiên cứu về tranh nghệ thuật. Khi Danh với mới chết và Đức tiếp quản vụ này. Hai mươi khủng cảnh trong số hơn một trăm khung cảnh mà bức tranh này ký họa lại có thể được anh dễ dàng nhìn ra.
Trong cuộc đời của Đức, đây đúng là lần đầu tiên anh có thể nhìn thấy một bức tranh vĩ đại đến mức như vậy. Một bức tranh khổng lồ trìu tượng sâu xa và đẹp đến tuyệt mỹ.
Khi mới nhìn thấy bức tranh, Đức vui mừng đến mức mất ăn mất ngủ. Nhưng rồi anh cũng vẫn nhận ra một sự thật, là cô gái trong cuốn nhật ký mà Danh nhắc đến đã thực sự xuất hiện.
Buổi tối đầu tiên khi anh đang làm việc với bức tranh, cô ta cũng xuất hiện ngay sau lưng anh với sắc phục của một nữ công an khiến anh không hề nghi ngờ. Nhưng ngay sau đó anh đã điều tra ra được là chẳng có nữ công an nào được điều đến để phối hợp công tác với anh cả.
Điều đó chỉ có thể lý giải được, chính là do người phụ nữ đó hóa thành. Phải, đó chính là người phụ nữ đã khiến Danh chết bất đắc kỳ tử.
Và cô ta không hề hay biết rằng trước khi Danh chết đã để lại một cuốn sổ nhật ký cho Đức, và trong chính cuốn sổ nhật ký đó. Danh đã tố cáo mọi sự, và nét mặt dáng người của cô ta thì không sai vào đâu được.
Đức đã đoán biết được mọi chuyện và vẫn vờ như không hiểu chuyện gì xảy ra. Vẫn giả bộ rằng anh ta tin tưởng cô ta thực sự là người từ bộ cử xuống để phối hợp điều tra. Một chút sơ hở cũng không được Đức cho đem ra hé lộ, cô gái đó nhìn thì có vẻ rất bình thường. Nhưng Đức khác với Danh, anh không bị tình yêu làm cho mù quáng mất đi lý trí. Chỉ có thể là do Danh đã quá yêu cô ta nên anh ta mới không thể nhận ra, rằng người phụ nữ này có một cái nét gì đó mụ mị. Không được linh hoạt như người bình thường.
Một hôm Đức giở lại trang nhật ký đầu tiên, và phát hiện ra trong cuộc đối thoại đầu tiên giữa Danh và cô ta có nhắc đến một chi tiết rất quan trọng. Và chi tiết này cho đến cả hành trình phía sau đều không được Danh nhắc lại.
Chi tiết đó nói đến người phụ nữ này chỉ muốn gặp Danh vào ban đêm. Vậy thì còn ban ngày thì sao?
Đức tự hỏi mình câu hỏi đó, cho đến giờ anh vẫn giả vờ đần độn và là một kẻ mù nghệ thuật trước mặt cô ta. Anh nói anh chỉ có thể xem được vài bức vẽ dưới sự chỉ dẫn của cô ta. Nhưng kỳ thực là Đức đã có thể nhìn thấy tới khung cảnh thứ chín mươi chín. Chỉ thêm một đoạn nữa thôi, nếu Đức cố gắng thì anh có thể hoàn toàn nhìn ra trong bức tranh này khung cảnh thứ một trăm sẽ diễn tả những thứ gì.
Nhưng Đức không làm vậy, anh hoàn toàn thận trọng với mọi hành động của mình. Nếu cô gái này không thể xuất hiện vào ban ngày. Vậy thì, anh chỉ cần lẳng lặng chờ đến ban ngày và đem nó ra ngoài trời xem xét một cách tỉ mỉ là có thể rõ được mọi sự.
Chắc chắn với suy đoán của mình, nên ngay ngày hôm sau Đức đã hành động theo kế hoạch tính toán.
Và lần này anh tính toán đã rất đúng, cô ta không hề xuất hiện dưới ánh nắng ban ngày. Cũng như trong bức tranh kia, khung cảnh thứ một trăm cũng đã được Đức nhanh chóng nhìn ra. Khi anh phát hiên ra mọi sự anh cũng kinh ngạc không thôi. May mắn cho anh là anh đã chọn đúng thời điểm để xem xét nó. Bằng không thì có lẽ anh đã phải gặp phải một kết quả tương tự như những người trước đo.
Đức xem xong khung cảnh cuối cùng thì cũng phát hiện ra mình chính là người đứng trong đó. Chỉ có điều là bây giờ anh không lăn ra chết mà thôi.
Lại tiếp tục nhìn thêm một lần nữa, Đức có thể lờ mờ nhìn được một dòng chữ như cảnh cáo anh:
– Nếu như anh nhìn ra mà không chết như chúng tôi, xin hãy lật lại bức tranh và xem nó đằng sau.
Đúng là dòng chữ có diễn tả ý nghĩa như vậy. Đức không chần chừ thêm nữa mà ngay lập tức đã làm theo, anh lật ngược bức tranh quay trở lại và tháo nó ra khỏi khung tranh.
Một dòng chữ màu đen khác xuất hiện. Dòng chữ này chính là do người vẽ nên nó để lại, là nét chữ của Hà Dương Cầm. Dòng chữ đó ghi: “Là Họa Quỷ – Nếu như tôi chết xin hãy gặp Thích Thiết Tâm đại sư”.
Dòng chữ đó kết thúc, liền đặt ra một mối nghi vấn dành cho Đức. Họa quỷ là cái gì? Và Thích Thiết Tâm là ai thì mới biết rõ được chuyện này. Và rằng phải tìm người đó ở đâu thì mới được.
Trước tiên Đức tạm gác cái suy nghĩ đó lại, và lập tức quay trở về văn phòng. Gõ tên đại sư Thích Thiết Tâm để tìm kiếm. Thật may mắn cho anh, ông ta hết sức nổi tiếng trong giới tăng ni nhà phật và có thể dễ dàng tìm kiếm được ông ta.
Đại sư Thích Thiết Tâm tọa lạc tại chùa Liên Phái, cũng ngay trong nội đô hết sức dễ tìm.
Ngay trong ngày này, Đức liền lên kế hoạch đến tìm ông ta.
Khi anh đến nơi thì liền thấy vị đại sư này đang quét chùa. Anh còn cầm theo cả bức tranh này đến tận nơi cho ông ta xem.
Mới đầu ông ta khi gặp Đức còn giả lú lẫn, và từ chối không gặp anh. Nhưng khi anh vừa giơ bức tranh ra thì ông ta liền lập tức kinh ngạc không thôi.
Rồi ông ta kéo Đức vào chùa và hỏi anh cặn kẽ:
– Cậu tìm thấy bức tranh này ở đâu?
Đức nói:
– Mọi chuyện rất dài dòng, tôi chỉ cần biết một chuyện. Đại sư với họa sĩ Hà Dương Cầm có quan hệ gì?
Đại sư lắc đầu thở dài nói:
– Có quan hệ gì ư? Nếu có quan hệ thì đấy chính là duyên sư đồ giữa chúng ta. Năm đó nó đi du học ngành hội họa từ nước ngoài về, trong một lần viếng thăm chùa thì liền rất thích cách ta truyền tải vào những bức tranh cổ rồi bái ta làm thầy ngay.
Đức lại hỏi:
– Vậy những lời trong này anh ta nói, có nhắc đến Họa quỷ. Họa quỷ là gì?
Đại sư khuôn mặt xám ngắt trả lời:
– Nó là một con quỷ được hình thành theo những nét vẽ cổ, đó là những nét vẽ cấm truyền. Chính nó đã không nghe ta và vẫn luôn mộng tưởng. Tương truyền họa thần thời Trần có thể vẽ ra được một bức tranh dẫn lên cõi thần tiên. Những người sau này học theo nét vẽ ấy đều vẽ phải ra quỷ. Và họ đều có những cái chết bất đắc kỳ tử.
Đại sư dừng lại một chút, ông ta lại hỏi:
– Cậu không nhìn đến chi tiết cuối cùng rồi đấy chứ?
Đức nói:
– Cháu đã nhìn thấy hết toàn bộ rồi. Về cả cách con quỷ gϊếŧ người…
Đại sư khuôn mặt xám ngắt nói:
– Vậy thì tôi không cứu được cậu nữa rồi, người nhìn thấy những bức vẽ cuối cùng. Một nửa cái hồn đã bị thu vào bức tranh. Vậy thì cũng chẳng thể đốt bức tranh được nữa. Bởi nếu đốt nó thì cũng đồng nghĩa là gϊếŧ cậu. Chẳng người nào lại có thể sống chỉ với một nửa cái hồn cả.
Đại sư nói xong, liền đuổi Đức đi về. Đức không nghe theo, cũng không cho điều đó là đúng. Anh đem bức tranh về quê ngay trong đêm ấy, tìm một người mang tiếng trong vùng về nghệ thuật trừ tà. Mặc dù trước nay anh không tin những chuyện mê tín vì bản thân là công an. Nhưng chuyện lần này quá ư huyền ảo, bất đắc dĩ anh đành phải dùng đến cách dân gian để lý giải.