Dương Hạo phất tà áo của mình, cười khổ nói: "Bây giờ, Dương Hạo vẫn mặc quan y triều đình, vẫn là tiết độ sứ Hoành Sơn, kiêm hiệu thái úy. Binh mã đại nguyên soái Lũng Hữu Hà Tây. Nhưng... Ta lại đang khai chiến với đại quân đồng triều, triều đình chỉ trích ta cấu kết Phủ Châu, nuốt các châu phủ, chúng ta đến tận bây giờ vẫn chưa chính điện ứng đối với tội đanh này. Trước đây ta chưa trở về, người của ta có thể nóng đầu mà đánh, không đi để ý tới chuyện này, nhưng bây giờ ta đã trở về Hạ Châu, phải làm thế nào để đối diện với vấn đề này đây?".
Chúng tướng thoắt cái đã hiểu ra. Không sai, vấn đề này mới là vấn đề chúng ta cần giải quyết bây giờ, cũng là vấn đề lớn quan hệ đến mỗi một người dưới trướng của Dương Hạo. Thân phận bất chính, trận chiến này đến cuối cùng đánh cũng không minh bạch, lập trường chưa quyết chỉ có thể phòng mà không được đánh thẳng. Nếu như chủ động xuất kích, tiến vào lãnh thổ của Tống Quốc, rồi binh lực thu lại vào một góc, không thể thi triển được sức mạnh, như vậy tiên thiên của bọn họ sẽ mất đi nhân hòa, không thể ra tay được.
Lập trường! Thái úy trở về rồi, việc đầu tiên cần quyết định chính là hắn lấy thân phận gì, lập trường gì để đối mặt với hoàng đế đông kinh Biện Lương. Bọn họ không hẹn mà cùng nghĩ tới điểm lợi hại nhất: Lập trường, phải với lập trường nào?
Lòng Đinh Thừa Tông đột nhiên nóng lên, hắn thở có chút gấp gáp, căng thẳng nuốt nước bọt, vừa muốn mở miệng phá vỡ bầu yên tĩnh này, nhưng lại không dám mở mồm.
Lâm Bằng Vũ đột nhiên chưa tuyên triệu đã vội vã xông lên bát tiết đường, nói: "Đại nhân, Chiết cô nương đến rồi!".
Trước khi Dương Hạo trở về Hạ Châu, hắn luôn suy nghĩ đến lập trường và đường ra cho tương lai, điểm này không chỉ đề cập đến phương hướng phát triển tương lai của hắn, mà còn có ý nghĩa dẫn đường hết sức to lớn đối với những trận chiến mà hắn đang tiến hành. Cho nên sau khi hắn để lại tất cả những thành viên nòng cốt của bộ máy quyền lực, liền lập tức đưa ra vấn đề này, không ngờ hắn vừa mở đầu thì Tử Du lại đến. Dương Hạo ngẩn ra một chút rồi mới phản ứng lại, vội nói: "Mau, mau mau mời vào".
Chủng Phóng hắng nhẹ một tiếng, nhắc nhở nói: "Thái úy, nên đích thân ra ngoài nghênh đón".
"Sao cơ? À!". Dương Hạo đột nhiên đại ngộ, vội vàng đứng dậy.
Chủng Phóng nói không sai, bây giờ Chiết Tử Du không còn là thân phận tiểu muội của đồng minh huynh, mà là đại biểu cho thế lực Chiết gia, nhất cử nhất động đều thể hiện thái độ của Hạ Châu đối với Chiết gia, sao có thể không thận trọng.
Dương Hạo vội vã rời khỏi soái án, mang theo văn võ đích thân ra tiết đường, Chiết Tử Du đang đứng dưới bậc thang, mặc áo giáp, nàng tuy ngọc nhan có chút giảm bớt, có chút gầy, nhưng một thân võ giáp mà từ trong sự mỹ lệ lại tỏa ra mấy phần anh khí.
Dương Hạo nhìn nàng, nhất thời trăm mối cảm xúc ngổn ngang. Ngày ấy nàng giận dữ bỏ đi, Dương Hạo thật tưởng rằng cả đời này sẽ không có duyên gặp lại. Ai ngờ... Kẻ chắp duyên lại cho hắn lại là Triệu Quang Nghĩa. Nếu như không phải Triệu Quang Nghĩa tập kích lấy đi Phủ Châu, Tử Du hôm nay sao có thể ngoan ngoãn xuất hiện trước mặt hắn? Bốn mắt nhìn nhau, trong lòng có nghìn lời muốn nói mà khó thốt ra khỏi miệng.
Nghĩ đi nghĩ lại, thật không biết nên khóc hay nên cười. Ánh mắt phức tạp của Dương Hạo nhìn Chiết Tử Du nói: "Tử Du, không nghênh đón từ xa, mong tha thứ cho ta".
Chiết Tử Du trong tay cầm một chiếc hộp cẩm, bước lên trước một bước, khom người nói: "Bảo Đức quân Chiết Tử Du diện kiến Dương đại nguyên soái".
"Tử Du... Mau mau đứng lên". Dương Hạo vội vã bước lên trước đỡ nàng dậy, ngón tay chạm vào cánh tay nàng, cơ thể mềm mại của Chiết Tử Du không khỏi rung lên, mắt liếc nhanh nhìn hắn, lại lập tức cúi xuống. Bước tới gần mới có thể nhìn ra sự tiều tụy mệt mỏi không thể che giấu trên khuôn mặt nàng, trong mắt Dương Hạo lộ ra sự đau xót, lại chỉ nhẹ nói một câu: "Tử Du, mau mời vào, chúng ta lên tiết đường nói chuyện".
Cả đoàn người cùng quay trở lại bạch hổ lễ đường, Dương Hạo sai người mang ghế đến cho Chiết Tử Du ngồi, dâng trà lên. Chiết Tử Du lại không ngồi vào chỗ, chỉ đặt chiếc hộp cẩm xuống ghế, đứng trước soái án của Dương Hạo nói: "Dương thái úy, Tử Du đến đây có ba việc muốn bẩm cùng thái úy".
Dương Hạo vừa ngồi xuống, thấy nàng không ngồi, lại đứng lên nói: "Tử Du, ngồi xuống đã rồi nói chuyện".
Chiết Tử Du vẫn không động, nghiêm nghị nói: "Chiết gia Phủ Châu trước nay đều vinh nhục cùng thái úy, cùng tiến cùng lùi. Nay Tống đình dùng mưu, dụ dỗ phòng ngự sử Hà Lam Xích Trung phản bội huynh trưởng ta, bắt cả nhà ta, chiếm lấy Phủ Châu, quân Chiết gia đột nhiên mất căn cơ, không biết đi đâu. Tử Du và chúng tướng Chiết gia đã thương nghị, được chư tướng đồng ý, nguyện đem toàn quân Chiết gia từ đây quy phục thái úy, nghe theo sự điều khiển của thái úy, thỉnh xin thái úy ân chuẩn".
Dương Hạo không ngờ nàng ta vừa vào đã lập tức đề cập đến vấn đề này, có chút chần chừ nói: "Thời cục biến hóa, khó có thể dự liệu, có lẽ... Chúng ta sẽ có cơ hội đoạt lại Phủ Châu, đến lúc đó...".
Chiết Tử Du buồn bã cười, nói: "Chiết gia già trẻ đều ở trong tay Tống đình, cho dù có đoạt được Phủ Châu thì quân Chiết gia sẽ phải tiếp tục tồn tại như thế nào đây? Chiết Tử Du làm thế nào để thành kẻ địch của Tống đình? Không giấu gì thái úy, bây giờ chiến sự Hoành Sơn đang rất nguy cấp, Chiết Tử Du nay dẫn Chiến gia quân đến Hạ Châu chính là vì thân phận Chiết gia quân bây giờ bất minh, lập trường khó định, Tống triều đánh tới đã dựng cờ hiệu thu phản nghịch là huynh trưởng ta, lại ép cháu ta làm con rối, dẫn đến tam quân bị trói buộc, chiến cũng không phải và hòa cũng không được, sĩ khí giảm sút, lòng người hỗn loạn, kết quả không thể không trở thành cánh tay trợ giúp của Dương tướng quân, ngược lại còn liên lụy đến ngài ấy. Trận chiến ở Mã Hồ Dụ chính là do Chiết gia quân chần chừ xuất trận, làm lỡ chiến cơ, mất mất nơi hiểm yếu, ép Dương tướng quân phải xuất binh để thay đổi bại cục".
Chiết Tử Du nghiêm nghị nói: "Chiết gia quân nếu không thể xóa vết tích của Chiết gia, thì không thể thi triển được gì, Thái úy xin đừng khước từ nữa. Hành động này của Tử Du chỉ là không muốn hàng vạn hảo nam tử của Phủ Châu mơ hồ mà đưa tang trên chiến trường. Thái úy là nghĩa đệ của huynh trưởng, bây giờ... Đem toàn quân Chiết gia đến nhờ cậy thái úy, Tử Du mới có thể yên tâm, bọn họ cũng coi như có một con đường sống". Dương Hạo cười khổ nói: "Vấn đề nan giải của nàng cũng đang là vấn đề nan giải của ta... Haiz, nàng ngồi xuống trước đi, việc này...".
Chiết Tử Du không đáp lời hắn, lại nói tiếp chuyện mình: "Thái úy, Tử Du còn có một chuyện nữa, bây giờ chiến sự Hoành Sơn khẩn cấp, Chiết gia quân lại đang bị tiêu diệt dần ở chiến trường, thỉnh thái úy sớm cho viện binh".
Dương Hạo vội nói: "Việc này không cần lo lắng, bổn soái đã phái bốn vạn binh tới Hoành Sơn, nằm dưới sự điều khiển của Dương Kế Quân, thống nhất bổ trụ ứng đối với cường địch, bản soái còn muốn đích thân thống binh tới Hoành Sơn".
Chiết Tử Du nói: "Như vậy thì tốt, Tử Du muốn bẩm với thái úy chuyện thứ hai, chính là khi ta dẫn quân từ Hoành Sơn lui về đúng lúc gặp một lộ loạn quân đi tới Hoành Sơn, thấy cờ hiệu và áo giáp của bọn họ không giống binh mã thái úy, Tử Du đã thống binh ngăn cản, truy hỏi rõ ràng thân phận lộ quân đó, bọn họ lập tức động thủ. Hai bên ác chiến một trận, lộ quân đó không địch nổi nên đã tháo chạy về hướng đông nam.
Ngay lúc đó thì hai vị tướng quân Trương Sùng Nguy, Lý Kế Đàm cũng dẫn quân đuổi tới, Tử Du mới biết lộ bại quân đó chính là liên quân của Lý Phi Thọ Tuy Châu và Dạ Lạc Hột Cam Châu. Tử Du lập tức phái Trình Thế Hùng cùng hai vị tướng Trương, Lý truy sát chúng. Hai tướng quân Trương, Lý biết ta đã về Hạ Châu, cho nên nhờ ta mang quân tình bẩm báo với thái úy và Chủng đại nhân".
Dương Hạo nghe thế liền vui mừng ra mặt, mấy người Chủng Phóng, Đinh Thừa Tông nghe thấy cũng thở phào nhẹ nhõm. Cho dù bọn họ đã sắp xếp tốt nhất rồi, nhưng bọn họ vẫn lo Dạ Lạc Hột và Lý Phi Thọ vạn nhất thoát được truy binh, chạy tới tấn công Hoành Sơn trước, tạo nên tổn thất không cần thiết cho chiến cục Hoành Sơn. Cũng may, đôi nạn huynh nạn đệ đó làm thế nào cũng không ngờ rằng lại có một lộ quân từ Hoành Sơn chiến sự khẩn cấp mà chạy lại. Bây giờ có Trình Thế Hùng và Trương Sùng Nguy, Lý Kế Đàm mang ba lộ đại quân truy đuổi, đôi kiêu hùng cùng đường này không thể làm ra trò gì nữa.
Mọi người đang vui vẻ bàn luận, Chiết Tử Du đã dâng chiếc hộp cẩm lên, đôi mắt hơi lộ ra sự quan tâm, nhẹ giọng hỏi: "Thái úy, không biết thuộc hạ của Phi Vũ, có một vị Giả công tử Giả Đại Dong, cậu ta... Đã bình yên trở về bên cạnh thái úy chưa?".
Dương Hạo biết người nàng nói một ai, không ngờ với sự tinh minh của nàng mà đến bây giờ vẫn chưa nhìn ra Trúc Vận là con gái, trong lòng không khỏi có chút buồn cười, nhưng khi nhìn thấy chiếc hộp trong tay nàng, thần sắc có chút ngưng trọng lại, vội hỏi: "Giả Đại Dong đã bình yên trở về, hôm đó hắn đã dẫn dụ một lộ người Thổ Phồn về hướng tây, đến gần hồ Thanh Hải mới thoát được quân địch, rồi vượt Đại Tuyết sơn đến Hà Tây, khi đó bản soái đang dẫn binh tây chinh Qua Châu thì gặp hắn ở đó".
Chiết Tử Du vui vẻ nói: "Giả công tử bình yên vô sự là tốt rồi, còn về nguyên nhân và kết quả của nó chắc thái úy cũng đã biết, vật này là Giả công tử nhờ ta bảo quản mang về, không ngờ Phủ Châu lại kinh biến, đến tận hôm nay... Tử Du mới có thể hoàn thành lời hứa".
Chiết Tử Du nói xong liền cầm chiếc hộp đưa tới trước mặt Dương Hạo, Dương Hạo vội đưa hai tay tới nhận, nhẹ nhàng đặt lên án, nhìn chiếc hộp, mắt lóe lên tia dị sắc.
Hòa Thị Bích, ngọc tỷ truyền quốc, bất kể là tên gì thì đều là truyền kỳ, thứ này từ Xuân Thu chiến quốc tới nay có biết bao nhiêu triều hưng triều tàn, biết bao nhiêu đế vương tướng quân, bất kể là hiền hay hôn, bất kể là thiên cổ nhất đế hay là vong quốc chi quân thì đều xoay xung quanh cái ngọc tỷ be bé này đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện...
Nhưng rất kỳ quái, khi nó được đặt trước mặt thì Dương Hạo chỉ còn một chút hiếu kỳ với thứ bảo vật này, lại không có sự hoảng sợ hay vui mừng quá mức như khi bảo vật được lọt vào tay.
Đinh Thừa Tông thấy Dương Hạo vẫn bình thản, không nhịn được mà nhẹ nhàng nhắc nhở: "Thái úy...".
"Ờ...". Dương Hạo tỉnh ra, đặt chiếc hộp xuống, nói: "Bản soái đang thảo luận đại sự, Ngũ công tử tới thật đúng lúc. Mời ngồi, chúng ta cùng bàn bạc".
"Thuộc hạ tuân mệnh!". Dương Hạo nói khách khí, Chiết Tử Du lại cố chấp dùng lễ thuộc hạ, Dương Hạo chỉ có thể bất đắc dĩ nhìn nàng, trong mắt đầy sự u oán, Chiết Tử Du cũng không tiếp nhận ý tốt, mắt không thèm liếc hắn mà ngồi xuống ghế.
Dương Hạo thở dài, chậm rãi ngồi xuống ghế tiết soái, mắt đưa lướt nhìn một lượt chúng quan văn võ, cao giọng nói: "Việc vừa nãy ta nói là việc trọng đại, thỉnh chư vị cho ý kiến, bản soái xin lắng nghe".
Lâm Bằng Vũ mặt mày đỏ lên, khảng khái nói: "Lão hủ cho rằng thái úy nên phản lại Tống triều. Bây giờ trên danh nghĩa thái úy là Tống thần, nhưng thái úy sớm đã không phải là tri phủ Lô Châu mà triều đình đã ban cho, dân này là do một tạy thái úy mang về, binh này là được kế thừa từ Lý Quang sầm đại nhân, trên đầu thái úy tuy không có vương miện, nhưng thực thế là một ông vua không ngai, nếu đã như vậy sao không cầu một cái tên đanh chính ngôn thuận?".
Lão Lâm là thúc nho Hán quốc, từ khi theo Dương Hạo mới tráng trí đắc thân, càng làm chức quan càng lớn, bây giờ thấy Dương Hạo có cơ hội xưng đế lập quốc, đó là công rất lớn. Những năm cuối đời ông ta có thể phụ tá một vị hoàng đế, xây dựng công nghiệp nhất thế! Nhất thời Lâm Bằng Vũ giống như uống phải một bình rượu nặng, tinh thần phiêu phiêu, huyết sôi trào, lập tức mở miệng bày tỏ thái độ ủng hộ.
"Với thân phận của thái úy bây giờ thì đó là lấy thần kháng quân, là đạo thần thì danh không chính ngôn không thuận, đi đâu cũng bị trói buộc, chư bộ Tây Vực và những người xung quanh quan sát, muốn cầu cứu ngoại viện, với thân phận thần tử Tống quốc thì còn có thể kết đồng minh với người nào? Chi bằng xưng đế kiến chế, đến lúc đó liên Liêu kháng Tống, tự lập Tây Vực. Huống hồ, bây giờ đao người Tống đã kề vào cổ chúng ta, tình nghĩa quân thần sớm đã cắt đứt, lúc này còn đợi gì nữa?".
Phạm Tư Kỳ phản bác nói: "Lâm lão, ta cho rằng nguy cơ trước mắt của Hạ Châu chưa chắc đã cần xưng đế mới có thể giải quyết. Tội đanh mà triều đình gán cho thái úy là câu kết phản tướng Xích Trung mưu đồ Phủ Châu, vì thế mới hưng binh thao phạt. Nếu như chúng ta bây giờ lại phản thì chẳng phải là trúng kế của Tống triều hay sao? Thái úy đến Lô Châu, sau đó nhận được di chiếu thành nguyên soái, trong mắt mọi người trong thiên hạ này đây đều là sự trợ giúp của triều đình, bây giờ chúng ta như chim mọc cánh nên phản lại. Cho dù triều đình có chỗ nào không phải với chúng ta thì sao chứ? Cái mà người ta gọi là lôi đình vũ lộ chính là quân ân. Ân điển triều đình lớn như thế, chúng ta lại không có lý do đầy đủ, sao có thể đứng thẳng mà phản được?
Hơn nữa, Triệu Quang Nghĩa tuy không bằng với huynh của hắn, nhưng về mặt bình chính trị quốc cũng không phải là hôn quân vô đạo. Hiện nay Tống Quốc cũng được coi là quốc thái dân an, bây giờ bỏ Tống xưng đế, không hợp lòng dân, nghìn người sẽ chỉ trích. Việc liên Liêu kháng Tống mà ngài vừa nói cũng có chút bất ổn, bây giờ thái độ của Liêu Quốc là càng vội vã xưng đế. Vạn nhất cô nhi quả mẫu Liêu Quốc đó không tự lo cho mình, thì đến lúc đó ai sẽ giúp chúng ta?".
Đinh Thừa Tông nghe rồi có chút thiếu kiên nhẫn, liền nói: "Những lời Phạm đại nhân vừa nói chẳng qua là lo xưng đế lập quốc sẽ không được lòng người Tống mà thôi. Ha ha, cho dù chúng ta bây giờ một mực nhường nhịn, hiếu trung với Tống, thì có thể được lòng dân Tống sao? Sẽ không, vĩnh viễn sẽ không, có những lúc lòng dân phải tranh mà lấy, có những lúc phải đánh mà lấy.
Chúng ta bây giờ xưng thần cúi đầu, thì có thể tránh được đao binh của người Tống sao? Những gì chúng ta đang làm bây giờ có gì khác với tự mình giữ lấy một phương, tự lập một quốc chứ? Hiện nay, chư châu Hà Tây đã vào tay chúng ta, địa vực rộng lớn, con dân trăm vạn, đã có căn cơ để lập quốc, không lập quốc xưng đế thì đối với tình hình bây giờ của chúng ta mà nói hoàn toàn không có trợ lực gì. Nhưng nếu như xưng đế thì đương nhiên không giống nữa, quân đội sẽ hiểu được họ vì ai mà chiến, vì cái gì mà chiến, lòng dân cũng thuận, lúc này xưng đế đúng là thời điểm tốt". Bạn đang đọc chuyện tại TruyenHD
Lô Vũ Hiên và Lâm Bằng Vũ vốn là tri giao hảo hữu, lúc này lại đứng về phía của Phạm Tư Kỳ. Thực ra hắn sớm đã nhìn ra, với sự phát triển như thế này của Dương Hạo thì sớm muộn cũng sẽ đi lên con đường tự lập xưng đế. Nhưng hắn suy đi tính lại, lại không cho rằng đây là thời điểm tốt để kiến quốc xưng đế, cho nên liền thận trọng nói: "Các vị đại nhân, thái úy bây giờ là chủ của Hà Tây, có hay không có đế hiệu đều không thay đổi được sự thật này. Với tình hình trước mắt, chúng ta không lập quốc xưng đế chưa chắc đã không thể thương lượng bãi chiến với Tống, nhưng nếu vì một cái hư danh mà lại làm cho Tống Quốc đưa đại quân đến áp cảnh, hà tất phải làm như thế?".
"Hư danh? Ha ha, đây chỉ là một cái hư danh thôi sao?". Chiết Tử Du cười nhạt, từ từ đứng lên. Nàng ta thật không ngờ, vừa đi tới Hạ Châu lại được tham đự luôn một hội nghị quan trọng như thế này. Khi nàng lấy thân phận là người nắm quyền Chiết gia, hiến binh quy phục Dương Hạo, trong lòng rất oán trách. Cho dù trên danh nghĩa nàng hiến binh quy phục để cho Chiết gia một con đường sống, nhưng nếu đã đưa tất cả binh tướng Chiết gia cho hắn thì đương nhiên có ý nhờ cậy, hy vọng hắn có thể lộ diện thay mình, báo thù cho Chiết gia. Đây không chỉ là thỉnh cầu chính đáng của Chiết gia quân, mà cũng là vì nàng, một nữ nhi. Khi bị người ta ức hϊếp, tự trong tiềm thức sẽ hy vọng người đàn ông của mình sẽ vì mình mà ra mặt.
Nhưng cái tên đàn ông thối trùy đâm cũng không chảy máu này lại cứ chần chừ, Chiết Tử Du rất hy vọng hắn có thể đứng lên vỗ ngực, hào khí phiêu vân mà đồng ý gánh vác tránh nhiệm này của nàng. Cho dù trong lòng nàng luôn ghét nhất những tên thất phu luôn nói lời hứa hẹn tùy tiện, hành động lỗ mãng, luôn tán thưởng những nam tử suy tính trước hành động sau, Thái Sơn có sập cũng không biến sắc. Nhưng bây giờ gánh nặng trên vai nàng đã làm nàng quá mệt mỏi rồi, chỉ mong người trong lòng mình chỉ là Sở Bá Vương máu huyết hừng hực, ít nhất có thể từ trong lời nói hào sảng nghĩa khí của hắn mà nhận được phần nào sự an ủi.
Nhưng Dương Hạo lại không nói gì cả, với tình hình trước mắt của Chiết gia quân, người thì ở địa bàn người ta, ăn lương thực của người ta, nào có lý do gì mà yêu cầu người ta phải làm gì đó rồi mới quy phục? Chiết Tử Du đang nản lòng, lại không ngờ Dương Hạo không nói nửa câu nhìn văn võ dưới trướng bàn nghị đến việc lập quốc xưng đế, thật sự không lên tiếng thì thôi, chứ lên tiếng một cái là đều làm mọi người phải kinh ngạc, lòng của Chiết Tử Du cũng nóng lên rồi.
Chiết Tử Du bước tới chính giữa tiết đường, đối mặt với Lô Vũ Hiên, trầm giọng hỏi: "Vị đại nhân này, ngài nói không sai. Thái úy kể thừa y bát của Lý Quang sầm đại nhân, bây giờ nắm giữ Hà Tây, tự chinh bộ khúc, tự nạp thuế, tự phong quan lại, nghiễm nhiên là một nước, là một đế. Mặc dù lúc này lập quốc xưng đế, ngoài việc thay đổi niên hiệu, đem tiết phù đổi thành hoàng cung, bỏ áo quan thay kim bào ngũ trảo ra thì không có gì thay đổi, cương vực sẽ không vì thế mà rộng ra, con dân không vì thế mà gia tăng. Nhưng... Xưng đế thật sự chỉ là hư danh thôi sao?".
Lô Vũ Hiên biết được thân phận nàng, nhưng lại không dám vì nàng là một thiếu nữ mà lộ ra vẻ khinh khi, liền nói: "Không có chút trợ giúp nào, lẽ nào còn không phải là hư danh sao?".
Chiết Tử Du ung dung nói: "Nó là cái danh, không sai, nhưng không phải là hư danh. Nếu như nó chỉ là cái hư danh, vậy Tống quốc phải quản xem chúng ta có xưng đế hay không sao. Chúng ta hà tất phải quan tâm vì thế mà dẫn đến công kích không ngừng của Tống Quốc nữa?".
"Việc này...".
"Không có cái danh này, khi thái úy đối mặt với những bước tiến áp sát của Tống quốc, lại không có lập trường và thân phận rõ ràng, thì phải chế định ra phương châm đại lược đối địch như thế nào đây? Không có cái danh này, thái úy chinh phạt Hà Tây, đóng binh ở Ngọc Môn Quan, học theo Xương quốc, kiến nha lập phủ, thống trị trăm vạn người, hợp các tộc Tây Vực, từ đầu đến cuối mang cờ hiệu Tống Quốc mới có thể xuất sư hữu danh, còn Tống bây giờ cáo buộc thái úy mang tội phản nghịch, thái úy phải tự xử như thế nào? Từ giờ về sau phải lấy nghĩa hiệu như thế nào để thì lệnh?".
"Việc này...".
Chiết Tử Du hùng hổ hăm dọa nói: "Tất cả những điều này chính là vì không có cái danh, cho dù có đủ thực lực, nhưng danh không chính, ngôn không thuận, thì cho dù cái danh này không quan trọng, thì tam hầu Hàn, Triệu, Ngụy phân Tấn, địa vị binh quyền của họ không hề kém quân vương, hà tất còn phải hao tổn tâm trí tìm cách lấy được cái danh hiệu chư hầu chính thức từ Chu thiên tử chứ? Nếu như cái danh này không quan trọng thì Vũ Đăng với sự tôn quý là thiên hậu Đại Đường, sớm đã cùng làm đế vương, hà tất phải tự lập làm đế?".
Chiết Tử Du lướt mắt qua mọi người, không khách khí nói với Lô Vũ Hiên: "Xưng đế, tuyệt đối không chỉ là vấn đề danh hiệu. Lão đại nhân, cái thứ sau lưng danh hiệu xưng đế này, một chút ngài cũng không nhìn ra".
"Hay!".
Đinh Thừa Tông vô tình không để ý thấy Lâm lão đầu mặt đỏ tía tai, lại chọc thêm một cú, kêu hay: "Những lời Chiết cô nương nói rất có lý, Định Nan ngũ châu là Đại Đường ban cho Thác Bạt gia, là được Thác Bạt Lý Quang Sầm đại nhân truyền cho nghĩa tử, thái úy của chúng ta có quan hệ gì với Triệu gia chứ? Khi Đường lập, Hà Tây xưng thần với Đường, khi Lương lập, Hà Tây xưng thần với Lương, khi Tấn lập, Hà Tây xưng thần với Tấn, khi Hán Lập, Hà Tây xưng thần với Hán... Tất cả đều tụ cư ở đất mình, tự chinh bộ khúc, tự nạp thuế, tự phong quan lại, duy chỉ xưng thần cống nạp, lấy Trung Nguyên làm tôn.
Tống Quốc bây giờ Triệu Đại trước đại điện mặc áo bào, lại tưởng rằng do Sài thị truyền lại cho sao? Ha ha, hắn ức hϊếp cô nhi quả mẫu Sài thị, dùng vũ lực soán ngôi nước đó, tiếp theo đó lại diệt Vũ Bình, diệt Thục, diệt Nam Hán, diệt Đường, diệt Bắc Hán, nuốt Ngô Việt, mắt lại luôn chằm chằm nhìn nhăm nhe về Khiết Đan, dã tâm chưa bao giờ dừng. Còn bây giờ, Triệu Quỳnh lại tự hủy đi lời hứa với lệnh tôn Chiết cô nương, âm mưu hưng binh, nhằm đoạt Phủ Châu, lại mưu đồ Hạ Châu ta, muốn đoạt lấy hết đất Hà Tây này, đây chính là người tự nhận mình thiên tử thiên triều chính tông! Hừ!".
Đinh Thừa Tông hưng phấn, lớn tiếng nói: "Còn bây giờ, thái úy nắm giữ Định Nan, còn tôn quý hơn mấy trăm lần cái chức mà trước đây triều đình đã ban. Hành lang Hà Tây đã được nhất thống, người được lợi lẽ nào chỉ là bách tính Hà Tây ta sao? Khi Tống phạt Bắc Hán, thái úy ta chưa nghe thấy họ muốn tương trợ sao? Thứ mà cung thuận đổi lại chính là kết cục này, nhẫn nhịn chính là đổi lấy đã tâm càng lớn của bọn họ, chúng ta còn phải nhường đến bao giờ nữa? Lùi đi đâu nữa?".
Giọng nói rất có sức vang cả đại đường, Dương Hạo lại chỉ hơi nhíu mày, hắn muốn nghe ý kiến của chúng văn võ, chủ yếu là có hai nguyên nhân. Thứ nhất, hắn đã nghĩ tới cách giải quyết tốt nhất hoàn cảnh khó xử này của mình, chính là tự lập kiến quốc, nhưng muốn tự lập, Tống Quốc tuyệt đối không chấp nhận, tất sẽ hạ quyết tâm nhất chiến với Hà Tây, cái lợi cái hại trong đó quả thật khó đoán được. Thứ hai, nếu như muốn làm đại sự này, hắn tất phải biết thủ hạ có ủng hộ hay không.
Võ tướng của hắn bây giờ đa phần đều cắm chốt ngoài, có điều đối với bọn họ, Dương Hạo lại không quá lo lắng, đám võ tướng mở rộng tác chiến đa phần đều có thái độ cuồng nhiệt, cũng sẽ không suy nghĩ nhiều đến lợi hại. Còn trong đám võ tướng trọng yếu thì Trương Phổ vốn có hùng tâm, mong hắn có thể lập quốc xưng đế. Còn Dương Kế Nghiệp lại như thuộc mệnh lạc đà, chịu được vất vả lao lực, cộng thêm chủ cũ của hắn chết trong tay Tống quốc, cho nên thái độ của hắn cũng không cần phải lo.
Điều Dương Hạo chủ yếu lo lắng chính là hệ thống văn quan của hắn có thái độ như thế nào. Bọn họ chưa chắc đã sợ Tống Quốc, nhưng bọn họ lại suy nghĩ kỹ càng đến sự toàn diện của vấn đề, suy nghĩ nhiều hơn đến các phương diện khác như kinh tế, dân chính, quan hệ bên ngoài, lợi ích chính trị cho nên càng có giá trị tham khảo. Nếu như bọn họ suy nghĩ trùng trùng, tự tin lập quốc xưng đế chưa đủ thì rất rõ ràng, thời cơ bây giờ chưa chín muồi.
Bây giờ xem ra, ý kiến của đám văn thần không đồng nhất với nhau. Nghĩ đến đây, ánh mắt Dương Hạo bất giác quay sang nhìn Chủng Phóng, ông ta một lời cũng chưa nói.
Chủng Phóng thấy hắn nhìn mình, liền bước lên một bước, hạ thấp người nói: "Hạ quan cho rằng bây giờ không nên xưng đế".
"Sao cơ?". Dương Hạo giật giật lông mày, không động thanh sắc nói: "Có thể nói rõ không".
Chủng Phóng nói: "Từ cổ đến nay, có thể trừ hại cho dân, đó là phúc của dân. Thái úy độc lĩnh Hà Tây, công đức không sao nói hết, ứng thiên thuận dân, nghiễm nhiên là chủ của Hà Tây. Nếu như xưng đế, hạ quan cho rằng nội bộ Hà Tây sẽ không gặp phải sự cản trở gì, cho nên hạ quan không phản đối xưng đế, nhưng là nói bây giờ không nên xưng đế.
Nguyên nhân là gì? Thứ nhất, lúc này xưng đế sẽ ngồi vào vũng nước bẩn mà triều đình đã đổ ra, làm thế nào cũng không thể biện bạch được, rồi để cho thiên cổ chửi rủa.
Thứ hai, thời vận vẫn chưa đủ, chư tộc Hà Tây vừa mới bình định, chư tộc hỗn tạp như lửa với nước, lại có rất nhiều cường tông đại tính, khó dung hòa được với nhau, căn cơ của thái úy vẫn chưa ổn định, nếu như Tống quốc liên lạc từ Lũng Hữu với bọn họ, lấy uy ép buộc, lấy lợi mê hoặc, còn đại quân của thái úy lại bị kèm chặt ở đông thành, Hà Tây có được lại mất đi, không phải không có khả năng.
Thứ ba, Tây Bắc địa tuy rộng lớn nhưng kinh doanh buôn bán, tiền tài lại eo hẹp, cộng thêm chiến sự nhiều năm, phủ khố trống rỗng, từ khi thái úy nắm giữ Định Nan tới nay chỉ cố gắng tích trữ hai năm, lần này tây chinh cũng đã tiêu hao hơn nửa, nếu như xưng đế, Tống tất sẽ không tiếc sức mà chiến, đến lúc đó chúng ta có thể chống đỡ được bao lâu?
Thứ tư, thái uy bây giờ tuy binh mã nhiều, nhưng đa phần là mới quy thuận, binh chưa quy tâm, tướng chưa hiếu trung, chỉ thần phục tùng mệnh trước uy quyền của thái úy mà thôi. Nếu như chiến với Tống Quốc, thắng thì không sao, một khi thất bại thì những binh mã đó tất sẽ dẫn quân tháo chạy, lúc đó phải làm sao?".
Chủng Phóng nói đến đây, cả tiết phòng đều đã im lặng, Chủng Phóng nhìn Đinh Thừa Tông và Chiết Tử Du, lời nói sâu xa: "Tranh giành thiên hạ, thực lực phải là gốc, cái gì được gọi là thực lực? Thứ nhất, dân cư đông đúc, dân sinh trù phú, điền nghiệp chăn nuôi hưng vượng. Thứ hai, ngũ cốc dồi dào, phủ khố tràn đầy, tiền tài lương thực có thể gánh được sự tiêu hao do thiên tai chiến họa. Thứ ba, mọi người đồng lòng, trên dưới nhất trí. Thứ tư, lại chính thanh minh, kỷ cương nghiêm mật. Thứ năm, binh cường mã tráng, mưu thần đông đúc, lương tướng như mây. Chúng ta bây giờ cụ thể có những điều kiện nào? Chư vị, dục tốc bất đạt".
Đinh Thừa Tông tuy lòng đầy nhiệt thành nhưng chỉ là hy vọng huynh đệ mình thành đại nghiệp, bây giờ Chủng Phóng lại dội một gáo nước lạnh, làm hắn dần bình tĩnh lại, những võ tướng bên cạnh cũng mở to mắt ra, không nói câu nào, bọn họ chỉ muốn chờ kết quả mà thôi.
Chiết Tử Du ngẩng đầu lên nói: "Đại nhân, những điều ngài nói Tử Du hiểu, nhưng nếu như không xưng đế chính danh, thế phải ứng phó như thế nào với vấn đề nan giải trước mắt đây?".
Đôi lông mày của Chủng Phóng hơi nhíu lên, thở dài nói: "Thái úy lệnh cho ti chức nghị luận được mất của việc quốc xưng đế, hạ quan chỉ nói ý kiến của mình, còn vấn đề nan giải trước mắt... Haizzz! Nếu không xưng đế, hạ quan cũng không nghĩ ra nên giải quyết như thế nào".
Chiết Tử Du tinh thần rung lên, tiếp lời: "Nếu như vậy, xưng đế sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không xưng đế thì Tống Quốc vẫn sẽ đánh, lẽ nào chúng ta còn có thể tránh được những khó khăn này sao? Trên thế gian này, có vị hoàng đế khai quốc nào mà không phải vượt qua trăm nghìn gian khổ chứ? Vừa muốn ngựa chạy, lại muốn ngựa không ăn cỏ, trên đời này làm gì có chuyện tốt như thế? Có tính toán mà không đảm đương, cái ghế cửu ngũ chí tôn này vốn là của mình thì cũng sẽ không chạy thoát được, cho nên tại hạ cho rằng với mớ loạn trước mắt này phải dùng một đao chém nhanh một phát, đó chính là lập quốc xưng đế!".
Chiết Tử Du nói xong, vô thức mà nhìn Dương Hạo. Chủng Phóng, Đinh Thừa Tông và tất cả văn võ bá quan trọng phòng đều không hẹn mà cùng nhìn về phía hắn. Bất kể ý kiến của mọi người như thế nào, nói ra bao nhiêu đạo lý thì tiếng chuông cuối cùng vẫn là do Dương thái úy đang ngồi trên bạch hổ đồ đánh.
Dương thái úy vỗ nhẹ chiếc hộp, mặt mày trầm xuống, đôi mắt quét qua chiếc án, ánh mắt lóe lên không thôi, hình như hoàn toàn không chú ý rằng tranh luận của mọi người đã đến hồi kết thúc.
"Cái tên chết tiệt này, vẫn cái bộ đạng chết tiệt đó!".
Chiết Tử Du thấy thế không khỏi bực mình, nàng nghiến răng lại, mắt liếc lên, lại muốn gọi hắn, lại thấy Dương Hạo vỗ tay ba cái xuống chiếc hộp, nhưng lại yên lặng lại một lúc, rồi đột nhiên đứng lên, mở miệng nói: "Chư vị...".
Dương Hạo đứng dậy, tất cả mọi người đều nhìn về phía hắn, hơi thở lập tức nặng nề, một lời của đế vương có thể làm cả thiên hạ hưng vong, quyết định hàng vạn sinh tử.
Bây giờ, tương lai của Hà Tây, tương lai của những người đang ở trước mặt nào chẳng phải đều được quyết định bởi con người đang đứng oai nghiêm trước bức "Mãnh hổ hạ sơn" này sao? Ngay cả Chiết Tử Du cũng nhìn chăm chú không rời mắt, trái tim thì như con nai đang chạy loạn. Hắn... Sẽ lựa chọn như thế nào?