Gác Xép

Chương 59: Đào Băng Sương, sao chị lại khóc?

Ngồi trên chiếc Lexus 570 của chị Đại thật khác xa so với con Fortuner của mình, nó được ví như là “chuyên cơ mặt đất”, chị em Dũng được Bắc đại bàng trực tiếp đánh xe về Hải Phòng đón lên Hà Nội. Chuyến đi lần này Dũng dự tính khoảng 1 tuần, mọi việc ở Hải Phòng Dũng giao lại cho anh Quân ma. Và Dũng tin tưởng tuyệt đối.

Xe vào địa phận nội thành, đang đi trên cầu Chương Dương, cây cầu bắc qua sông Hồng. Hai chị em mở hẳn cửa kính để đón gió sông, để nhìn về phía xa xa trong nội đô, ôi sao mà đông chặt như nêm thế kia, từng dẫy nhà cao tầng chi chít chen nhau vươn lên trời cao. Hải Phòng nhộn nhịp là thế nhưng xem ra so với Hà Nội, thủ đô của cả nước vẫn chỉ là một thành phố vệ tinh mà thôi.

Lần đầu tiên chị em Dũng đến Hà Nội. Trước theo xe nhập hàng cũng chỉ là đi men qua Hà Nội thôi, chưa vào bên trong bao giờ. Như những đứa trẻ lần đầu được khám phá vùng đất mới, Dũng lì và X chăm chú quan sát mọi cảnh vật trong tầm mắt mình.

Bắc đại bàng đang tập trung lái xe thì Dũng lì hỏi:

– Anh Bắc, đợt vừa rồi Chị Đại có trách phạt anh vụ resort không?

Thở dài thượt 1 cái, Bắc nói:

– Cấm túc 3 tháng.

Dũng nghĩ: “vậy là còn nhẹ đấy, vì anh mà tôi suýt mất mạng”.

Xe đang bon bon trên đường thì gặp một chiếc đèn đỏ. Bắc đại bàng vẫn phóng vụt qua. Thấy vậy Dũng hỏi:

– Ô, anh Bắc, sao anh vượt đèn đỏ?

Bắc đại bàng bình thản:

– Đỗ chờ đèn đỏ để thằng đằng sau đâm vào đít à?

Ô, lạ à nha!

Tới ngã tư sau trên đường Yên Phụ giao với đường Thanh Niên, gặp đèn xanh thì Bắc đại bàng lại dừng xe lại. Thấy lạ Dũng lại hỏi:

– Ô, anh Bắc, sao đèn xanh anh lại dừng lại?

Bắc đại bàng lại bình thản trả lời:

– Đi để cái thằng vượt đèn đỏ đâm chết à?

Ô, lạ à nha!

Dũng gãi đầu gãi tai, cho cậu cầm lái biết đi kiểu gì đây, cậu hỏi:

– Thế đèn nào đi an toàn nhất?

Bắc đại bàng vẫn bình thản:

– Đèn vàng. Hà Nội không vội được đâu.

Dũng nghĩ: “Ô đệt, Hà Nội mà thế này sao?”.

Xe qua đường Âu Cơ, Xuân Diệu rồi vòng vào đường ven hồ Tây, một cái hồ rất lớn, rất đẹp, giờ không phải là mùa hoa sen nữa nhưng vẫn còn nhiều cây sen không hoa chồi nước chọc lên trời, xa xa mấy con chim sâm cầm đang bơi lội thong dong, thỉnh thoảng thấy vài người thả cần câu, vừa hút thuốc vừa nhìn xa xa, nhàn nhã biết bao.

Vòng được nửa hồ thì thấy chiếc xe rẽ vào một biệt thự kiểu Pháp với mặt tiền rất rộng. Cánh cổng sắt cũng kiểu cổ mở ra, xe đi vào một lối đi bằng sỏi đá răm, hai bên là rất nhiều loại cây khác nhau, cây to lắm tỏa bóng mát rợp một vùng, chắc là loại cây cổ thụ lâu năm.

Đứng ở cửa đón Dũng và X là Chị Đại, sau lưng có Tiến Đồng Xuân, ở trong nhà mát nhưng hắn vẫn đeo kính đen.

Bước xuống xe thì Hà Băng đã đứng ở cửa chỗ X, cầm cánh tay X lay lay rồi hỏi thăm:

– Đi đường có mệt không cháu?

X thấy cảm nhận được sự quan tâm của cô:

– Không cô ạ. Cô có khỏe không? Mấy tháng rồi mới gặp lại cô.

Nhìn khuôn mặt X một hồi, Hà Băng cầm hẳn lấy bàn tay X rồi kéo vào nhà:

– Vào nhà đi cháu, vào đi cho mát, ở ngoài này nắng lắm. Vào đi.

Dũng thấy mình như kẻ ăn nhờ ở đậu, như con sen người ở, hắn hắng giọng:

– E hèm, anh Bắc, anh đưa tôi về Hải Phòng.

Lúc này X và Hà Băng mới nhìn về phía Dũng, hai người ngạc nhiên. Còn Bắc đại bàng thì ngớ người:

– Ơ cậu Dũng, sao lại về?

Dũng đá đá chân vào mấy viên sỏi dưới đất:

– Thì có ai mời mình vào nhà đâu mà chẳng về.

Lúc này mọi người mới hiểu, thì ra Hà Băng chỉ có niềm nở đón tiếp mời chào X mà chẳng để ý gì đến mình, nên hắn có chút tự ái đây mà. Hà Băng thì cười cười còn X thì nghĩ: “cái đồ trẻ con”.

Hà Băng lúc này mới lên tiếng:

– Gớm! Xem Anh Cả Hải Phòng giận dỗi kìa. Vào nhà đi cháu. Tự ý về không đi qua nổi cầu Chương Dương đâu.

Nghĩ lại giao thông Hà Nội, Dũng cũng thấy là nếu để tự về chắc không qua nổi cầu thật.

Hai người vào nhà.

Khác hẳn với không khí bên ngoài, bước vào trong nhà là một không khí hoàn toàn khác, rất mát mẻ, cái mát rất tự nhiên chứ không phải mát do điều hòa. Dũng không biết được rằng kiến trúc Pháp cổ có những nét cực kỳ ưu việt, phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam, những bức tường dầy 40 – 50 cm kết hợp với việc bố trí các ô cửa sổ, các lỗ thoáng đón gió, trao đổi không khí một cách hết sức khoa học làm cho những ngôi biệt thự kiểu này mát về mùa hè nhưng ấm áp về mùa đông.

Trong không gian tầng 1, hai chị em như lạc vào thế giới của những năm đầu thế kỷ 20 vẫn thường thấy trên tivi. Tất cả đều phủ một mầu thời gian, nhưng không hề cũ kỹ. Hà Băng băng tinh tế giữ lại không gian này, nó rất phù hợp với cô, với con người cô, với xuất thân của cô. Một chiếc bàn tròn cao cao bằng gỗ mun có trạm khắc bằng vỏ sò nằm chính giữa gian phòng khách, xung quanh là các ghế ngồi hình tròn không tựa. Tất cả hài hòa đến từng chi tiết. Hai bên sườn là các sập gụ rất rộng và rất dày dùng để nghỉ trưa. Một chiếc ghế bành có chân hình bán nguyệt dùng để đung đưa nằm đọc sách. Rải rác ở tường là những khung tranh vẽ những thiếu nữ cổ xưa, vẽ cảnh vật hồ Tây và một số nơi khác ở Hà Nội, còn có một vài khung tranh treo những bức ảnh nhỏ bên trong.

Ba người ngồi xuống ghế thì Hà Băng mở lời:

– Cô ở đây đã được gần 2 chục năm rồi. Đây là nhà chồng cô. Ngôi nhà này xây được khoảng 150 năm rồi đấy. Từ thời các cụ, sau đó cho bố chồng cô, bố chồng cô cho chồng cô.

Dũng vẫn nhìn không gian ngôi nhà, cậu hỏi cô:

– Thế hồi chưa lấy chồng cô ở đâu?

Hà Băng đang tự tay pha một ấm trà:

– Cô lớn lên ở Hàng Đào, phố cổ Hà Nội. Sau lấy chồng thì theo chồng.

Mùi trà phảng phất nhẹ nhàng nhưng thu hút sự chú ý của hai chị em, mùi này thật thơm, thật lạ mũi, cảm giác thật thư thái giữa không gian cổ xưa này.

Giờ Dũng mới để ý cách cô rót trà. Ba cái chén nhỏ nhìn rất cũ được cô tráng bằng nước xôi lấy từ cái phích để gần đó. Ba cái chén nóng được chụm vào nhau, cầm trên tay cái ấm trả nhỏ cô rót đều nhau từng chén một, mỗi chén một ít, lại đến chén khác, cứ thế vòng đi vòng lại 3 lần chén mới đầy.

Hà Băng cầm một chén trà đặt trước mặt Dũng, chén thứ 2 được cô đặt trước mặt X, chén thứ 3 cô cầm lấy đặt trước mặt mình. Cô nói:

– Các cháu uống trà đi. Trà này là do tự tay cô làm đấy. Tự tay cô làm hết. Gọi là chè sen. Mẹ chồng cô dạy lại cho cô.

Nói rồi, Hà Băng một tay cầm chén đặt vào lòng bàn tay kia, từ từ nâng lên đưa qua mũi, Dũng nhìn rõ hương từ chén trà tỏa ra một đường rồi chui vào lỗ mũi cô. Thưởng thức xong hương của chè, Hà Băng dùng một tay che miệng lại rồi uống một ngụm nhỏ xíu chỉ vừa đủ ướt lưỡi, cô đang thưởng vị trà, cái vị đắng nhưng đọng lại đầu lưỡi là ngọt, kết hợp với vị thơm của sen hồ tây sộc lên mũi từ trong miệng.

Nhìn cô uống trà sao Dũng thấy nó tao nhã đến vậy.

Bắt chước cô, Dũng và X cũng uống ít một. Thực ra là Dũng muốn tợp phát hết ngay nhưng vì quá nóng. Dũng không biết rằng, pha chè sen phải dùng nước sôi đủ 100 độ C. Nước nguội vứt luôn.

Đặt cái cốc xuống, Hà Băng giải thích thêm về trà sen cho 2 chị em hiểu:

– Các cháu biết không? Chè sen là gia truyền của từng dòng họ. Theo tục các cụ để lại từ thời xưa, chỉ đàn bà trong nhà mới được làm chè sen, nắm giữ bí quyết làm chè sen. Khi mẹ già thì truyền lại cho con gái, nếu không có con gái thì truyền lại cho con dâu. Và cô may mắn được truyền lại vì chồng cô là con độc nhất trong nhà. Cô cũng sẽ truyền lại………..

Nói đến đây, Hà Băng nhát ngừng, ước mơ cả đời của cô là được truyền lại bí quyết làm chè sen cho đứa con gái của mình, chỉ là không biết giờ này con đang ở đâu mà thôi?

Hai đứa gật gù, hóa ra chỉ là làm chè thôi mà cũng cầu kỳ ra phết nhỉ.

Được nửa chén chè thì Hà Băng nói:

– Lần trước cháu điện thoại cho cô là lần này lên muốn gặp Phong?

Dũng đặt chén trà xuống:

– Vâng, cháu thực là muốn gặp?

Hà Băng nói:

– Cô có đến gặp Phong một lần cách đây mấy hôm và nói là Dũng lì muốn gặp. Nhưng Phong nó sẽ không đến gặp cháu đâu. Nó nhờ cô chuyển lời cho cháu. Phong muốn gửi lời xin lỗi đến cháu.

Dũng trầm ngâm suy nghĩ mà chưa nói gì thì Hà Băng nói tiếp:

– Chuyện cháu có chấp nhận lời xin lỗi của Phong hay không thì đó là quyền của cháu, cô không can thiệp. Nhưng hãy nghe cô nói được không?

Dũng trả lời cô:

– Vâng cô nói đi.

– Oán nên giải không nên kết. Phong giờ đã không còn sức khỏe như xưa, nó đã bệnh tật yếu đi trông thấy từ sau ngày ở Hải Phòng. Và cô thấy nó đã biết nhận ra lỗi của mình, lỗi của tuổi trẻ bồng bột. Hãy mở lòng mình cháu ạ.

Nghĩ thêm một hồi rồi Dũng nói:

– Cháu muốn gặp hắn ở nhà cô cũng là việc này. Chuyện Phong gây ra cho mẹ cháu và cháu thì đã xảy ra rồi. Giờ có thế nào cũng không thay đổi được nữa. Với lại Phong ít nhiều cũng đã phải chịu hậu quả do hành động của mình. Cháu muốn cô giúp cháu là trung gian hòa giải. Để cháu từ nay bớt đi một nỗi lo.

Hà Băng phấn chấn, cô đúng là đứng giữa 2 ngả đường. Một đằng là con của bạn, một đằng là 2 đứa trẻ mà cô chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào lại quý chúng nó như con. Bằng chứng của việc ngày hôm nay cô tiếp đãi chúng, từng ánh mắt, từng cử chỉ, từng lời nói đều là coi Dũng và X như người trong nhà, không một chút vẩn đυ.c theo kiểu cấp trên cấp dưới. 2 chị em hơn ai hết cảm nhận thấy rõ điều này.

– Được rồi, cô hứa, cô đảm bảo chuyện này cho cháu. Thôi coi như xong nhé.

– Vâng.

Dũng cũng phấn khởi không kém. Bản tính cậu là vậy, cái quan trọng nhất với cậu vẫn là hai chữ “Bình An”.

Hà Băng chuyển chủ đề:

– Giờ thế này, hai đứa ở lại chơi nhà cô hết ngày hôm nay, sáng ngày mai mấy cô cháu mình đi thăm Lão Đại nhé.

Đương nhiên là hai chị em đồng ý rồi, cũng là việc chính trong chuyến đi lần này.

Hà Băng băng đi đâu không rõ để lại hai chị em một mình nơi phòng khách này. Dũng và chị cùng nhau đứng dậy đi một vòng khắp căn phòng ngắm nghĩa kỹ những đồ vật nơi đây.

Trước tiên là những bức tranh phong cảnh, con người được các họa sĩ vẽ tay. Rất có hồn mặc dù nét mực đã phai màu thời gian.

Đến một khung cảnh treo những bức ảnh cũ kỹ. Đa phần là ảnh đen trắng.

Một người con gái trạc tuổi đôi mươi đứng cạnh một người đàn ông cao lớn, khuôn mặt anh tuấn, tóc cắt ngắn.

X mím chặt môi mình chìm sâu vào bức hình này. Tay cô như run run.

Bức hình cũng được Dũng nhìn kỹ, đối chiếu với người con gái đang đứng cạnh mình. Cậu lờ mờ khẳng định được suy đoán của mình.

Đến cuối gian phòng là một bàn thờ gia tiên khá lớn.

Chính giữa là thờ một cụ ông tóc bạc, râu bạc trong chiếc áo the khăn xếp. Một bên là một cụ bà, chắc là vợ của cụ ông.

Và một bên là bức ảnh mầu của người đàn ông vừa đứng cạnh người phụ nữ trong tranh vừa rồi. Bên dưới bức ảnh có ghi: Đào Quang Tuấn, cạnh đó là tờ lịch của ngày tháng năm mất.

X mặm môi run run, tay cô phải bám vào bắp tay Dũng để mình khỏi bị ngã khụy. Cô lờ biết được thân phận của mình. Nước mắt lưng chòng.

Dũng thấy chị bị như vậy thì biết có lẽ chị cũng đã phần nào nhận ra được. Cậu đỡ chị để chị khỏi ngã:

– Chị!

Nhưng X không đáp lời mà bấu mạnh vào cánh tay Dũng thật chặt, cô ngân ngấn nước mắt trực trào, đầu cô lắc lắc thật mạnh.

Dũng hiểu ý của chị là không cần phải nói gì cả nữa. Chị đã biết rồi. Dũng lại lần nữa gọi chị:

– Chị ơi!

Nhưng X đưa tay lên bịt chặt mồm Dũng, không để cho cậu nói ra. Hay đúng hơn là cấm cậu nói.

X đã đoán được 9 phần là Chị Đại chính là mẹ đẻ của cô, rằng người đàn ông có tên Đào Quang Tuấn trong bức ảnh thờ kia chính là bố đẻ của cô, rằng ngôi nhà này chính là nhà của cô, rằng cái bí quyết ướp chè sen cô sẽ được biết. Tim cô đập mạnh lắm, nó thình thịch trong ngực đây này. Giờ đây cô đã biết người đàn bà xinh đẹp, cao sang, quyền quý kia chính là người mẹ đẻ ra cô. Nửa muốn bước chạy thật nhanh để gọi 1 tiếng mẹ ơi, tiếng gọi mà hằng đêm cô vẫn thường mơ, tiếng gọi “mẹ ơi, đưa con đi biển” thỉnh thoảng vẫn chập chờn trong những giấc ngủ.

Nhưng nửa còn lại cô vẫn còn hận mẹ lắm, hận mẹ sao đem đứa con mấy ngày tuổi đặt nơi cửa chùa? Đặt cô bơ vơ giữa cuộc đời đầy sóng gió, nơi đây nhà cao cửa rộng lắm mà, làm gì đến nỗi không có chỗ đặt một cái nôi. Câu hỏi trong đầu cô từ lúc biết nghĩ đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp: “Mẹ ơi, sao lại bỏ con, con có tội gì hả mẹ?”

Dũng đỡ chị lại bàn uống nước. Cậu hiểu chị hơn ai hết, chị cần thời gian. Hãy cho chị thời gian.

Hà Băng quay trở lại, thấy nét mặt thất thần của X, cô lo lắng:

– X, cháu bị sao vậy? Nhìn cháu không được khỏe.

X không nói gì, giờ đây cô không dám nhìn vào mắt Chị Đại, cô sợ mình không kiềm được lòng. Dũng đỡ lời:

– Chị chắc bị mệt cô ạ.

Thấy vậy Hà Băng sốt sắng:

– Cháu cảm thấy trong người thế nào?

X cúi mặt nói:

– Cháu không sao, chỉ mệt tẹo thôi.

Hà Băng gọi bà vυ' vào:

– Bà vυ', đưa X lên phòng tôi nghỉ ngơi, lấy dầu gió cho cô ấy.

Thế là X theo chân bà vυ' lên trên phòng trên tầng hai. Phòng của Hà Băng.

Một gian phòng rất rộng, đồ đạc được xếp gọn gàng, ngay ngắn. X lặng người nhìn thấy phải đến hơn 20 bức tranh được vẽ tay treo theo thứ tự vòng quanh gian phòng. Bức tranh thứ nhất vẽ một đứa bé sơ sinh, bức thứ 2 vẽ một em bé mặc váy khoảng 1 tuổi gì đó, bức thứ 3, bức thứ 4, bức thứ 5 .v.v. Cứ thế, các bức tranh như thể hiện sự lớn lên theo năm tháng của một em bé. Đến cuối cùng là một bức tranh chắc cũng mới vẽ được vài tháng, là một thiếu nữ trạc tuổi hai mấy. Và mỗi bức tranh đều thể hiện ngày được vẽ, chỉ nhảy từng năm một. Điều đặc biệt là ngày vẽ chính là ngày sinh nhật của cô, cái ngày sinh ghi trên tờ giấy viết vội đặt trong nôi.

X òa khóc nức nở đổ gục xuống giường, một tiếng nhỏ xíu từ cổ họng cô bật ra: “Mẹ ơi, huhuhuhu”. Cô còn chưa kịp nhìn ở góc căn phòng có một bức tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng 50 cm làm bằng ngọc bích.



Ở dưới nhà, sau khi bà vυ' đi xuống nói là X chỉ bị mệt thôi, nghỉ ngơi một lúc là khỏe thì Hà Băng mới yên tâm mà nói chuyện với Dũng:

– Dũng, giờ cô cháu mình nói chuyện chính sự, được không?

– Vâng, cô nói đi. Cháu nghe đây?

Hà Băng vào đề:

– Cháu nghĩ sao về sự nghiệp của mình?

Dũng chưa hiểu ý của cô, cậu thắc mắc hỏi lại:

– Sự nghiệp gì hả cô?

– Cháu cách đây 2 năm thì là trưởng ngành dọc 1 xã đoàn tỉnh, cách đây nửa năm lên làm Anh Cả 1 tỉnh. Đấy chính là sự nghiệp. Có muốn thăng tiến không?

– “Không ạ”, Dũng trả lời chắc nịch.

Hà Băng lấy làm lạ liền hỏi Dũng sau khi hớp 1 ngụm trà:

– Tại sao? Ai chẳng muốn mình lên cao, cháu còn trẻ, tương lai còn dài. Cô sẽ hỗ trợ cháu, thậm chí là cô sẽ đào tạo cháu để kế nghiệp cô sau này. Rồi còn chuyện thống nhất giang hồ theo như ý muốn của Lão Đại. Nếu Lão Đại có ý vậy, cô tin là có cơ sở để thành công.

Dũng cũng theo cô uống một ngụm trà cho ngọt giọng, nhân chuyện này cậu cũng muốn nói rõ quan điểm của mình cho cô biết, phòng tránh những trường hợp bất đắc dĩ sau này xảy ra:

– Cháu hiểu ý cô rồi, nhân đây cháu cũng muốn tâm sự với cô về suy nghĩ của cháu. Có lẽ không một ai sinh ra đã chọn cho mình con đường bước chân vào giới giang hồ. Cháu cũng vậy, bố mẹ cháu đều mong muốn cháu là kỹ sư, là bác sĩ, là giáo viên cơ. Hồi nhỏ cháu chăm chỉ học hành cũng là để toại nguyện kỳ vọng của bố mẹ cháu, và cháu cũng muốn như vậy. Cháu muốn bình yên để phụng dưỡng mẹ.

Nhưng do hoàn cảnh xô đẩy cháu gặp cảnh tù tội, trong tù cháu cũng chỉ muốn được bình yên mà trả án rồi về làm lại cuộc đời, ở bên mẹ. Nhưng cũng là trong tù có nhiều điều bất công, muốn sống được mà ra khỏi đấy cũng chẳng còn cách nào khác mà phải mạnh mẽ.

Rồi khi ra tù, cháu cũng vì ơn nghĩa của bố nuôi mà làm việc cho nghiệp đoàn, yên ổn cuộc sống bên mẹ. Nhưng rồi thế lực khác muốn gϊếŧ cháu, muốn làm hại nghiệp đoàn, cháu thực tâm là không muốn đánh đấm gì, nhưng thế đường cùng thì phải bật lên mà phản kháng, mà bảo vệ người thân của mình.

Sau khi làm trưởng ngành dọc rồi, bản thân cháu cũng chỉ là muốn yên ổn kế thừa sự nghiệp mà bố nuôi cháu gây dựng. Nhưng rồi lão già kia không cho cháu ngày nào được yên, đuổi cùng gϊếŧ tận,(Đọc truyện hay tại s1apihd.com) táng tận lương tâm làm nhiều điều xấu. Cháu lại một lần nữa phải đứng lên mà tự vệ, mà bảo vệ người thân của mình.

Vẫn biết là thanh niên phải có ước mơ cao, nhưng cháu thì khác. Ước mơ của cháu chỉ có 1, đó là sống một cuộc sống bình yên, được ở bên cạnh những người mình yêu thương.

Với lại như cô nói rồi đấy, thống nhất giang hồ để mà làm cái gì? Chỉ là làm cho máu đổ đầu rơi, làm con người đau khổ chia li, cuối cùng mang lại cũng có được cái gì đâu. Cháu đâu có cần, cũng chẳng muốn cái danh hão ở đời, với cháu những gì của mình, ở cạnh mình, nhìn được, cầm được, cảm được mới là những thứ đáng quý, đáng trân trọng.

Nhưng với tư cách là trưởng xã đoàn Hải Phòng, nếu tổ chức cần gì ở cháu, cháu sẵn sàng chinh chiến không màng sống chết. Miễn đó là những việc đáng để làm, đáng để hy sinh.

Dũng nói một thôi một hồi cũng là đủ để Hà Băng biết được quan điểm nhân sinh quan của Dũng. Thực tâm là cô muốn đào tạo để rồi giao quyền điều hành tổ chức cho Dũng lì, cô chẳng màng cái mà Dũng lì gọi là danh hão đâu. Cô còn có việc của cô, việc mà mấy chục năm qua cô đau đáu hao tâm tổn lực làm nhưng chưa thành. Cô cần tìm lại đứa con đã thất lạc của mình. Chuyện tổ chức chỉ là cái việc mà cô phải thay chồng trọn nghĩa với anh em vào sinh ra tử mà thôi.



Ngày hôm sau, đoàn người đi đến trại giam thăm Lão Đại. Trên chiếc Lexus 570 do Bắc đại bàng cầm lái, ngồi cạnh là Dũng, hàng ghế sau là hai cô cháu Hà Băng và X. Ghế dưới cùng một mình Tiến Đồng Xuân ngồi với đôi cặp kính đen. Nhiều lúc Dũng tự hỏi, không biết mắt anh ta có có phải bị lé không?

Chừng 4 -5 tiếng đồng hồ thì xe đến được trại, Dũng đã điện thoại trước cho bác Đức là mình sẽ đến chơi rồi. Bác ra tận cổng đón mọi người vào phòng. Bác nhận ra cả X nữa. Còn Hà Băng và Bắc đại bàng thì là gặp lần đầu. Dũng giới thiệu là người thân của bác Sáu.

Hai bác cháu tâm sự nhiều điều, Dũng còn kể cho bác nghe về chuyện Anh Thư có về Hải Phòng tìm cậu. Nói về chuyện Anh Thư, bác vẫn còn không ngớt cảm ơn Dũng vì ngày đó nhờ có Dũng gia sư mà con gái bác mới thi đỗ cấp III của tỉnh.

– Bác, cháu muốn thăm bác Sáu có được không ạ?

X thêm vào:

– Cả cô Ba nữa ạ.

Bác Đức tủm tỉm:

– Các cháu đến muộn rồi. Anh Sáu và Ba đã chuyển trại giam cách đây 3 tháng rồi.

Cả đoàn người té ngửa, người thất vọng nhất có lẽ là Hà Băng, cô mong lắm được gặp lại người anh, người ân nhân của vợ chồng cô lúc còn gian khó.

Dũng hỏi bác về thông tin nơi trú ẩn mới của bác Sáu:

– Bác có thể cho cháu biết giờ Bác Sáu và cô Ba ở trại nào không ạ?

Bác Sáu lắc đầu:

– Bác biết nhưng không thể nói được. Đó là vi phạm nội quy.

Dũng thất vọng tràn trề. Cậu gặp lại bác cũng chỉ để nói với bác hai chữ “cảm ơn” mà thôi. Những bài học của bác đã cứu mạng Dũng không dưới 1 lần.

Bác Đức nói tiếp:

– Nhưng trước khi đi, Anh Sáu có nhờ bác nhắn cho cháu, bảo là nếu cháu đến thì chuyển lời hộ đấy.

Dũng mừng ra mặt, cậu đoán đó có thể là manh mối giúp cậu tìm được nơi ở mới của bác:

– Lời gì ạ? Bác nói đi.

Bác Đức cười ha ha:

– Ha ha ha, anh Sáu nhờ là nếu Dũng lì tìm đến thăm thì bảo: “bác biết là cháu sẽ đến”.

Dũng hỏi dồn:

– Rồi sao nữa ạ?

– Hết rồi.

Tiu nghỉ. Bác Sáu này đúng là chứng nào tật ấy. Cứ thần thần bí bí không biết lâu mà lần.

– Thôi, chắc bác cố tình để chúng cháu không gặp được. Nếu có dịp gặp lại, nhờ bác nói với bác Sáu là: “khi nào ra trại tìm về Hải Phòng, Dũng lì sẽ mở cho bác một cửa hàng tattoo”.

Bác Đức mỉm cười nhận lời.

Sau khi Dũng qua chào và nói dăm ba câu chuyện với anh Tiến quản giáo thì cả đoàn người lên đường trở về. Coi như chuyến đi này không được việc chính, nhưng cũng được việc phụ là thăm được bác Đức, anh Tiến. Những người công an chân chính, làm nhiệm vụ hướng thiện cho những phạm nhân trót lầm đường lạc lối.



Vẫn trên chiếc xe đấy, nhưng lúc về thì bố trí ngồi kiểu khác. Hà Băng lên ghế trước ngồi cùng Bắc đại bàng lái xe, còn hai chị em Dũng thì ngồi ở hàng nghế sau. Tiến Đồng Xuân vẫn yên vị hàng ghế dưới. Đúng là chuyên cơ mặt đất thật, ngồi mấy trăm cây số mà không có cảm giác mệt mỏi tẹo nào.

Rời khỏi trại giam được chừng 2 chục cây số thì Hà Băng có điện thoại, là của Hoàng bê đê gọi. Nhắc mới nhớ, từ hôm qua Dũng lên Hà Nội đã không thấy mặt mũi Hoàng bê đê đâu, không biết đi giải quyết việc gì cho Chị Đại.

Hà Băng bấm máy nghe: “Nói đi”

Ở bên kia, Hoàng bê đê the thé cái giọng nhưng không giấu nổi vẻ vui mừng: “Chị Đại, có tin tức của cháu rồi”.

Hà Băng sửng sốt giật nẩy mình trên ghế, Dũng và X cũng nhìn thấy được sự thay đổi đột ngột này. Hà Băng lập tức để điện thoại rời khỏi tai ra lệnh cho Bắc đại bàng:

– Dừng xe lại.

Bắc đánh lái vào vệ đường, tắt âm thanh để cho Chị Đại nói chuyện. Úp điện thoại lên tai mà tay Hà Băng run run.

Hà Băng: “Nói lại cho tôi nghe, tìm thấy ở đâu?”

Hoàng bê đê: “Em đang ở một ngôi chùa Nghệ An, em vừa nói chuyện với sư trụ trì xong. Nhà sư nói đúng là ở chùa cách đây hơn 20 năm có một nhận nuôi một đứa trẻ”.

Hà Băng bật khóc trong xe oto: “Hu hu hu, vậy giờ tìm thấy chưa? Nói nhanh đi. Hu hu hu”.

Hoàng bê đê: “Nhưng cách đây chừng 7 – 8 năm thì cô ấy đã không còn ở đây nữa, bà sư trước mới là người nhận nuôi, nhưng bà ấy chết rồi, thông tin chưa rõ ràng chị ạ”

Hà Băng bịt tay vào miệng để tiếng khóc khỏi to, cô không còn là bà trùm miệng thét ra lửa nữa, ngực cô rung động vì nén tiếng khóc: “Hu hu hu! Nhắn tin địa chỉ cho Bắc đại bàng. Chờ ở đấy, ngay lập tức tôi đến. Tôi còn cách Nghệ An khoảng 200 cây số”

Hoàng bê đê: “Vâng” rồi cúp máy.

Hà Băng vẫn chưa hết xúc động.

Bắc đại bàng và Tiến Đồng Xuân thì hiểu cơ bản nội dung cuộc nói chuyện, cùng Chị Đại tìm con không phải là lần đầu mà là cực nhiều lần, quanh năm ngày tháng hằng bao nhiêu năm nay.

Còn X và Dũng thì không nghe được cuộc nói chuyện kia nội dung gì, nhưng cũng lờ mờ phán đoán đó là một việc hết sức hệ trọng đối với bản thân Chị Đại.

Hà Băng sau một hồi nuốt nước mắt vào trong, cô lấy trong cái lắc da cá sấu ra một cái khăn mùi xoa rồi đưa lên mắt chấm chấm giọt nước mắt còn đọng lại ở khóe mi. Hà Băng quay hẳn xuống nói với Dũng và X:

– Hai cháu, giờ cô có một chuyện khẩn cấp phải đi Nghệ An ngay lập tức, cũng không biết đến bao giờ mới xong việc. Cô đón xe cho hai đứa về Hà Nội nhé, về đó sẽ có người đưa hai cháu về Hải Phòng. Cô xin lỗi, nhưng việc này đối với cô là cực kỳ hệ trọng.

X thì không nói gì, cô đang ngồi dần sát vào Dũng, cô muốn mình hơi chạm vào Dũng một tẹo như là có để có điểm tựa. Vừa rồi chẳng phải mẹ nhắc đến Nghệ An, chính là nơi mình lớn lên đó sao?

Dũng thì nói nhanh:

– Cô cho chị em cháu đi cùng luôn được không? Việc ở Hải Phòng đã có anh Quân ma lo.

Hà Băng đúng là phân vân vì còn Dũng và X ngồi trên xe. Quý hai đứa trẻ thật đấy, nhưng để so sánh với chuyện tới này của cô thì có lẽ không bằng. Theo lẽ thường mình phải đi đến nơi về đến chốn, không trả khách giữa đường. Thấy Dũng nói vậy thì Hà Băng vui mừng, có chúng đi cũng không có sao. Chuyện của mình các cháu trước sau gì chẳng biết, mình coi chúng như con cơ mà.

– Được, đi cùng cô.

Đúng lúc đó thì điện thoại Bắc đại bàng có tin nhắn, là của Thưởng bê đê báo địa chỉ. Hà Băng ra lệnh:

– Chạy nhanh nhất có thể đến địa chỉ vừa nhận.

– Vâng chị!

Và chiếc xe vòng ngược trở lại hướng Hà Nội, gầm rú xé gió lao vυ't đi.

Bình thường ngồi trên xe, Hà Băng luôn im lặng, chiếc kính râm che đôi mắt đang khép hờ của cô. Nhưng lần này cô không vậy, cô tỉnh táo một cách lạ thường, trong cô có cảm giác như mình đến đó sẽ gặp được con. Nhấp nha nhấp nhổm nhìn đường, thỉnh thoảng lại giục lái xe đi nhanh, đi nhanh hơn nữa, hơn nữa. Làm Bắc đại bàng có cảm giác hắn chính là tay đua công thức 1.

Xe đi chắc cũng độ hơn trăm cây số rồi thì Dũng hỏi với lên trên:

– Cô có thể cho cháu biết mình đi Nghệ An làm gì không?

Hà Băng không ngoảnh lại mà vẫn nhìn đường, cô đáp:

– Cô đi tìm con gái cô.

Dũng không phải là buột miệng mà hỏi. Dũng biết, X biết, đứa con gái mà cô đang tìm xa tận chân trời nhưng gần ngay trước mắt. Chị chưa nói ra cũng là vì còn cắc cớ trong lòng.

X bám lấy cánh tay Dũng thật chặt, cô mím môi lại không nói gì. Đôi mắt cô âng ấng nước ra rồi nhưng được cô sụp cái mũ lưỡi trai lại che đi. Dũng biết biểu hiện của chị đang rất xúc động.

Cậu hỏi cô cũng chính là để cho chị nhận được câu trả lời mà chị đau đáu suốt bấy nhiêu năm qua:

– Cô có con gái? Sao phải đi tìm?

Hà Băng chăm chú nhìn đường nhưng vẫn trả lời Dũng, cô cũng muốn Dũng và X biết được cụ thể sự việc, chúng đi cùng tức là sẽ cùng mình tìm con:

– Uh, đứa con gái tội nghiệp của cô. Từ lúc được 1 ngày tuổi cô đã bỏ nó lại.

X cắn chặt hàm răng, cô đang bấu Dũng đến ngập cả móng tay vào thịt.

Dũng gợi mở cô kể chuyện:

– Cô kể cho cháu nghe đi.

Thấy cũng còn khoảng gần 2 tiếng nữa mới đến nơi, Hà Bằng bồi hồi nhớ lại tuổi thanh xuân của mình và kể vắn tắt cho hai đứa nghe:

– Ngày đó cô khoảng 18 tuổi, học xong thì cô theo mẹ buôn bán vải ở chợ Hàng Đào. Rồi cô quen và yêu chồng cô. Nhưng khi biết chồng cô là dân giang hồ xã hội đen thì gia đình cô làm mọi cách để ngăn cấm hai người đến với nhau.

Nhưng cô không chịu sự sắp đặt ấy và bỏ nhà theo anh ấy. Ngày đó chồng cô chưa phải là một ông trùm, mới chỉ là giang hồ địa phương. Cô yêu anh ấy vì tính trượng nghĩa, trọng tín, giang hồ nhưng anh ấy chưa từng gϊếŧ người bao giờ. Cô yêu còn vì rất nhiều lý do nữa.

Cô về sống với anh ấy không trầu cau cưới hỏi gì, nhưng gia đình anh ấy lại rất yêu quý cô, coi cô đích thực là dâu con trong nhà.

Rồi khi cô mang bầu sắp sinh thì chồng cô bị đối thủ truy sát, họ dùng tổng lực truy lùng chồng cô khắp nơi. Cô cương quyết đi theo chồng, có chết cùng chết, sống cùng sống, mặc dù sắp đến ngày sinh.

Vợ chồng cô lưu lạc đến Thanh Hóa được vài ngày thì bị phát hiện, chúng tiếp tục truy lùng gϊếŧ bằng được. Đến ngày sinh con, vợ chồng cô vào một trạm y tế xã để sinh cháu, nhưng vừa mới sinh xong thì lại bị sát thủ tìm đến. Vợ chồng cô lại bọc con vào một cái giỏ rồi chạy tiếp.

Lúc đấy sự việc cấp bách, vợ chồng cô xác định không thể chạy thoát mãi được, cô thì vừa sinh đi lại còn không nổi. Cô quyết định phải giữ lại mạng sống cho đứa con gái nhỏ mới được 1 ngày tuổi. Vậy là cô để lại giỏ có đứa con ở cổng 1 chợ ven đường, mặc dù chồng cô cương quyết không cho. Nhưng cô nghĩ, nếu con đi theo mình thì chỉ có đường chết cả nhà. Chi bằng để con ở lại, còn cơ hội sống. Nếu mình thoát được cũng có cơ hội mà tìm lại.

Sau nhiều ngày chạy trốn, vợ chồng cô được chính Lão Đại đem quân tới cứu và thoát nạn. Ngay lập tức vợ chồng cô về lại chợ để tìm lại con. Nhưng chỉ nghe nói là có một phụ nữ đang mang đi. Cô và chồng khóc ròng rã mấy ngày liền, đi hỏi hết người này đến người nọ về tung tích của con. Nhưng không thấy.

Cô ở lại Thanh Hóa để tìm con đến 3 năm sau mới về lại Hà Nội sống. Lúc đó cũng là lúc mà nhờ sự giúp đỡ của Lão Đại mà chồng cô bắt đầu gây dựng sự nghiệp, rồi trở thành ông trùm miền Bắc như cô đã kể cho các cháu nghe.

Vợ chồng cô về Hà Nội sống nhưng 1 năm phải có đến 7 – 8 tháng là cô đi hết trại trẻ mồ côi này đến ngôi chùa khác. Cô hy vọng con mình sẽ lưu lạc ở đâu đó. Chồng cô trước khi chết cũng chỉ đau đáu một điều phải tìm được con bằng được. Vợ chồng cô cũng quyết định không sinh thêm con nữa, với cô, chỉ có đứa con gái ấy là đứa con duy nhất mà thôi.

X hổn hển, nước mắt tuôn rơi. Hà Băng thì tưởng là X thương cảm cho số phận của con gái mình.

Hà Băng kể tiếp:

– Thời gian gần đây, cô cho mở rộng địa bàn tìm kiếm sang các tỉnh lân cận. Một mình đi không hết nên cô bảo Hoàng bê đê làm cùng. Và nay có tin tức ở tận trong Nghệ An.

Chính Dũng cũng xúc động vì nghe chuyện của cô, cô đúng là người mẹ thương con, yêu con, chỉ vì số phận mà phải xa con.

– À, mà mỗi lần sinh nhật con cô đều tự tay vẽ một bức hình đấy, X hôm qua ở phòng cô chắc nhìn thấy rồi. Cô tự vẽ theo trí tưởng tượng của mình. Chẳng biết có giống không nữa. Hàng ngày cô đều dành thời gian để niệm Phật phù hộ độ trì cho con gái cô khỏe mạnh, khấn Phật để mẹ con cô được gặp lại nhau. Có như vậy cô có chết mới nhắm mắt được mà đi gặp chồng.

Đúng là mỗi người một số phận, mỗi người nhìn vẻ bề ngoài cũng không thể biết được bên trong họ có uẩn khuất chuyện gì.

Nói đến đây, Hà Băng nhìn xuống X như để xác nhận chuyện mình vừa nói. Thấy X gật gật đầu xác nhận, không nhìn thấy mắt X thôi, chứ nếu Hà Băng nhìn thấy sẽ biết mắt X đỏ hoe. Chỉ có Dũng là biết.



Rồi cũng đến ngôi chùa kia.

X thấy hiện ra ngôi chùa nơi mình lớn lên. Đã lâu lắm rồi cô chưa về lại đây, kể từ cái ngày bị công an bắt đến nay cô chưa từng một lần về lại nơi này. Nhưng cô không nói cho ai biết.

Hoàng bê đê đón xe từ ngoài cổng. Chị Đại nhanh chóng bước xuống xe chạy như bay theo chân Hoàng để vào gặp sư trụ trì, một vị nữ sư tuổi chừng 60. Đám người còn lại trong đó có cả hai chị em thì đứng ở sân chùa.

Từng cảnh vật, từng nếp chùa, giếng nước, phòng sinh hoạt, thờ tự đều như ùa về trong X. Nơi đây chính là nếp nhà cô đã lớn lên. X không dám nói một câu, không dám nhìn cái gì thật lâu. Cô sợ mình sẽ khóc nức nở mất.



– “A di đà phật, bạch sư thầy. Con từ Hà Nội về đây để tìm con gái của mình. Kính nhờ thầy từ bi hỉ xả khai sáng đường cho con”, Hà Băng chắp tay trước ngực lễ phép.

Vị sư cũng chắp tay:

– A di đà phật, thí chủ thật là có tâm.

– Kính nhờ sư thầy.

Đã được nói chuyện với Hoàng từ trước, sư trụ trì nói ra hiểu biết của mình luôn:

– Cách đây hơn 20 năm thì đúng là nhà chùa có nhận nuôi một đứa trẻ, đứa bé được người ta bỏ ở cổng chùa. Sau đó thì đứa bé lớn lên tại đây, rồi đến năm 15 – 16 tuổi thì bị đi tù vì tội vô ý gϊếŧ người. Nghe nói là chống cự người ta hϊếp da^ʍ. Từ đó đến nay không thấy trở về. Tôi là người tiếp quản chùa này mới được 5 năm, trước đó là một vị sư khác, chính vị sư ấy là người đã nuôi dưỡng đứa trẻ nhưng đã mất khi đứa trẻ đó bị bắt không lâu.

Hà Băng buồn bã vì không gặp được con, nhưng qua lời kể của vị sư cũng biết là còn có hy vọng tìm thấy con. Chuyện đấy không có gì khó, cô chỉ cần qua chính quyền là biết sự việc đó, rồi lần tìm về trại giam là sẽ có manh mối.

Bái biệt nhà sư với lời cảm ơn sâu sắc, Hà Băng cung tiến một khoản tiền không nhỏ rồi bước ra ngoài đến sân chùa nơi Dũng và X đang chờ.

Đứng giữa sân chùa, bên trái là Dũng, bên phải là X, Hà Băng ngửa cổ lên trời cao, cô thét lên tiếng lòng như nói với trời xanh:

– CON GÁI CỦA MẸ ƠI, CON ĐANG Ở ĐÂU? CON ĐANG Ở ĐÂU?

X bật khóc, nước mắt nước mũi cô giàn dụa.

Dũng thì gọi chị:

– Đào Băng Sương, sao chị lại khóc?

Hà Băng nghe như có tiếng sét đánh bên tai, cô nhìn X nhưng hỏi Dũng:

– Dũng, cháu vừa nói gì?

Hai mẹ con nhìn thẳng vào mắt nhau, giây phút này Hà Băng đã chờ đợi quá lâu rồi, quá lâu rồi.

Nhưng Dũng không trả lời, cậu nhường lời nói cho chị.

Và X đã không còn chịu nổi nữa rồi, cô có sắt đá đến mấy cũng không thể cầm lòng thêm một giây phút nào nữa. Nước mắt tuôn ra như mưa, cô khóc thành lời, nói nhát gừng nhưng vẫn nhìn mẹ:

– HU HU HU HU! MẸ ƠI!….. MẸ ƠI! …. MẸ ƠI! ……….. CON LÀ ….. ĐÀO BĂNG SƯƠNG …. HU HU HU! MẸ ƠI! ………. MẸ ƠI! …………. CON LÀ CON GÁI …… CỦA MẸ ĐÂY………… HU HU HU HU.

Sương gọi nhiều tiếng “Mẹ ơi!” cho thỏa nỗi lòng, cho bù lại những tháng ngày trẻ mồ côi.

Hà Băng như chết lặng, cô đứng chôn chân một chỗ rồi cũng bật khóc thành tiếng theo con. Niềm vui vỡ òa trong sung sướиɠ:

– ÔI TRỜI ƠI! HU HU HU! …… SƯƠNG CON ƠI ……….. CON GÁI CỦA MẸ ƠI! HU HU HU HU

Và rồi Sương lao đến ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con ghì chặt lấy nhau, nước mắt giàn giụa. Nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của sung sướиɠ. Cả đời mẹ đi tìm con, cả đời con mong gặp mẹ. Giây phút này đây thật hạnh phúc biết nhường nào, trời xanh đã thấu tình mẹ – tình con này. Ở bên kia thế giới, chắc bố của Sương cũng đang mỉm cười trong nước mắt.

Không gian ngôi chùa như lắng đọng. Bà sư trụ trì cũng đứng trước hiên chùa, tay đẩy tràng hạt, niệm: nam mô a di đà phật!, nam mô a di đà phật!

Dũng lì cũng đã khóc mừng cho chị, vậy là cậu thực hiện được lời hứa tìm mẹ cho chị rồi đấy.

Chưa hết đâu, Hoàng bê đê cũng đưa khăn mùi xoa lên lau giọt nước mắt của mình, hắn mừng cho bà chủ, hoặc cũng có thể là hắn mừng cho chính hắn từ nay đỡ phải đi khắp hang cùng ngõ hẻm cái miền Bắc này để tìm người.

Bắc đại bàng cả đời chinh chiến là thế, ấy vậy mà cũng không khỏi bùi ngùi xúc động.

Và ở đó còn có Tiến Đồng Xuân, vẫn đeo đôi kính đen nhưng nhìn kỹ sẽ thấy có đôi dòng nước chảy ra khỏi cái kính. À, mắt hắn không vấn đề gì.

— Hết chương 59 —