Thiết Huyết Đại Minh

Chương 282: Dã chiến (2)

Ở trong mắt toàn bộ Kiến Nô, dựa hiểm mà thủ thì hỏa thương đội của quân Minh so với dã thú còn hung tàn hơn, nhưng đã ở trên một cánh đồng rộng lớn thì họ không khác gì một đàn cừu đợi bị làm thịt.

Trong tiếng kèn liên tiếp, càng nhiều quân Minh từ trong đại doanh đi ra hơn. Ước chừng khoảng ba doanh Trường thương binh, còn có một Truy trọng doanh. Ba Trường thương doanh nhanh chóng bày trận ở ngay phía trước và hai cánh trái phải của Hỏa thương doanh. Truy trọng doanh thì ở phía sau cùng, phụ trách bảo vệ phía sau cho Hỏa thương doanh.

Tổ hợp Hỏa thương doanh, trường thương doanh và Truy trọng doanh là một cỗ máy chiến tranh hoàn mỹ. Nhược điểm duy nhất của nó chính là trận hình quá mức dày đặc, nếu bị lửa đạn bao trùm sẽ bị thương vong nghiêm trọng. Nhưng hiện giờ, khi Hồng Di đại pháo của Kiến Nô đã xong đời thì còn gì có thể uy hϊếp được cỗ máy chiến tranh khổng lồ này?

Đa Nhĩ Cổ ra lệnh một tiếng, hai đội kỵ binh Mông Cổ từ hai phía phải trái đại trận của Kiến Nô cùng đánh ra, thực hiện đợt tấn công lần thứ nhất về phía cỗ máy chiến tranh khổng lồ này. Hai đội kỵ binh Mông Cổ này cộng lại cũng chỉ có hai ngàn kỵ binh, đây chỉ coi như là một cuộc tấn công thăm dò quy mô nhỏ.

Kỵ binh Mông Cổ chỉ là dân chăn nuôi ở trên thảo nguyên. Chưa nói tới sự huấn luyện có tố chất gì đó, chiến thuật duy nhất họ hiểu chính là chiến thuật du kích còn sót lại của tổ tiên, cho nên khi xung phong thường chỉ biết một loại đội hình.

Hai ngàn kỵ binh Mông Cổ sau khi liều chết xung phong từ trong đại trận liền nhanh chóng triển khai về hai hướng, tạo thành trận thế hình chữ “nhân” khi cách quân Minh khoảng năm trăm bước.

Hai nhánh chữ “nhân” vừa hay vây hai cánh trái phải của trận hình quân Minh lại. Đây là chiến thuật nhất quán của kỵ binh Mông Cổ. Họ không thể tiếp xúc Trường thương binh của quân Minh ở ngay chính diện đang bày trận nghiêm mật. Trước khi đυ.ng vào Trường thương binh quân Minh, họ sẽ xông lên theo hai nhánh chữ “nhân” tấn công vào hai cánh quân Minh, sau đó đem theo một cơn mưa tên trút lên trên đầu quân Minh.

Mấy trăm năm trước, kỵ binh Mông Cổ có thể càn quét cả thế giới, chính là dựa vào loại chiến thuật vừa đơn giản lại vừa hiệu quả này.

Nhưng lần này, kỵ binh Mông Cổ từng một thời huy hoàng lại giống như đánh vào cái thớt gỗ. Vì đối thủ của họ không phải là một đội quân vũ khí lạnh mà là một đội quân có súng đạn! Tầm sát thương của cung tên kỵ binh Mông Cổ chỉ khoảng 50m, mà tầm sát thương của hỏa súng Đại Minh là 150m!

“Đoàng đoàn đoàng…”

Khi kỵ binh Mông Cổ còn cách trận hình quân Minh khoảng hơn 500m, hai mươi Hồng Di đại pháo ở trên đài cao đồng loạt nổ vang. Trên cánh đồng rộng lớn bao trùm một màn khói lửa. Theo bùn đất bay đầy trời, thỉnh thoảng lại có kỵ binh của Mông Cổ bị mảnh vụn rơi trúng, kêu lên thảm thiết, ngã xuống ngựa.

Lực sát thương thật sự của Hồng Di đại pháo gây cho kỵ binh Mông Cổ chính là thương tổn trên mặt tinh thần. Những mảnh vỡ bay tung tóe, tiếng nổ ầm trời, khói bốc lên dày đặc, mùi thuốc súng cay mũi, hơn nữa đồng bọn thì không ngừng ngã xuống ngựa khiến ý chí chiến đấu của kỵ binh Mông Cổ phải chịu một thử thách thực sự mà trước nay chưa từng có.

Tiếng pháo ầm ầm cuối cùng đã dừng lại. Kỵ binh Mông Cổ theo bản năng thúc ngựa tăng tốc, hy vọng nhanh chóng vượt qua được khoảng cách chết này. Khoảng cách của kỵ binh Mông Cổ với trận hình quân Minh chỉ còn lại 300m nữa. Kỵ binh Mông Cổ không hổ là một dân tộc sống trên lưng ngựa, trên con tuấn mã chạy như bay, họ cởi cung tên trên vai xuống, thuần thục lắp mũi tên lên.

Trận hình của quân Minh cũng có biến hóa tương ứng.

Từng dãy trường thương được đặt trên mặt đất, trong mỗi trường thương doanh đều có một ngàn quân cầm lá chắn. Ba trường thương doanh là ba ngàn lá chắn. Ba ngàn quân này nhanh chóng dùng những lá chắn cao hơn người ở trong tay tạo thành một vòng chắn vững chắc, bảo vệ chặt chẽ cho Trường thương doanh và Hỏa thương doanh.

Dưới sự bảo vệ của Trường thương doanh, binh lực của Hỏa thương doanh không phải chia thành ba phần.

Chủ tướng của Hỏa thương doanh sẽ căn cứ vào mức độ bị tấn công mạnh yếu ngay chính diện hoặc từ hai cánh quân mà điều phối binh lực cho hợp lý, đảm bảo hỏa lực đủ để áp chế quân địch. Lúc này, kỵ binh Mông Cổ vẫn chưa tiếp cận trận hình quân Minh, đều tập trung ở ngay trước mặt trận hình quân Minh, bởi vậy toàn bộ năm nghìn hỏa thương thủ đều được điều tới phía trước.

Một ngàn năm trăm hỏa thương thủ nhanh chóng tiến lên, đưa súng vào trong lỗ bắn ở trên lá chắn. Một loạt họng súng đen ngòm lập tức chĩa ra khỏi các lá chắn. Đám kỵ binh Mông Cổ đang phi như bay vẫn hồn nhiên không biết tử thần đang mỉm cười với họ.

Khoảng cách giữa hai quân đã ngắn dần, chỉ còn không tới 200m nữa.

“Đoàng đoàng đoàng…”

Cùng với tiếng súng, kỵ binh Mông Cổ đang phi nhanh ngã nhào xuống đất. Hơn hai trăm kỵ binh vượt lên trước nhất đột nhiên ngã xuống ngựa, rất nhiều người đều là ngã đầu chấm đất, dù không chết dưới nòng súng của quân Minh cũng bị ngã gẫy cổ mà chết.

Sau khi hỏa thương thủ quân Minh bắn một lượt xong thì nhanh chóng lui ra sau, một đội khác lại tiến lên bổ sung. Một loạt những họng súng đen ngòm lại chui ngoài từ lỗ bắn ở trên tấm chắn.

“Đoàng đoàng đoàng…”

“Đoàng đoàng đoàng…”

Tiếng súng dày đặc vang lên. Số kỵ binh Mông Cổ ngã xuống mỗi lúc một nhiều hơn.

Qua năm lượt bắn, hai quân chỉ còn cách nhau khoảng 50m. Hai ngày kỵ binh khi xuất phát giờ thì còn lại không đến một trăm người. Cuối cùng cũng đã đi vào đến tầm bắn cung của kỵ binh Mông Cổ nhưng đáng thương ngay sau đó các kỵ binh Mông Cổ liền nhận ra, vòng chắn được xây từ hơn một ngàn tấm lá chắn cao hơn người đã hoàn toàn che hết mục tiêu của họ.

Bất đắc dĩ kỵ binh Mông Cổ đành giơ cung bắn lung tung lên trời, sau đó ngã xuống đạn ria dày đặc. Vương Phác đối với chiến thuật ứng phó với kỵ binh của Hỏa Thương Doanh có một yêu cầu rõ ràng, ba hàng hoả lực phía trước liên tục nhét đạn chì vào, ba hàng hoả lực phía sau đồng loạt nhét đạn ria vào.

Cái gọi là đạn ria thật ra chính là tán tử, do những mấy chục viên thiết sa lớn hơn hạt gạo tạo thành, ở khoảng cách gần sẽ tạo ra mưa đạn rất lớn, không có bất kỳ một góc bắn chết nào. Ở trong tầm bắn của loại đạn này, cho dù là một con chuột cũng khó mà thoát được.

Những thiết sa này có lẽ không đủ để làm cho người và ngựa mất mạng, nhưng cũng đủ khiến cho chúng bị trọng thương, hoàn toàn mất năng lực chiến đấu.

Thế tấn công của hai ngàn kỵ binh của Mông Cổ hoàn toàn bị tan rã, không ai có thể toàn thân trở ra! Nhưng lực sát thương của quân Minh đối với họ lại vô cùng có hiệu quả. Chỉ có hơn mười binh lính Trường thương doanh bị thương do dính tên lạc.

Trên cánh đồng rộng lớn đầy thi thể của kỵ binh và chiến mã Mông Cổ. Còn rất nhiều kỵ binh Mông Cổ vẫn chưa tắt thở, đau đớn giãy giụa ở trên đất, khắp chiến trường vắng vẻ vang lên tiếng từng đợt kêu rên. Những con chiến mã cũng rên lên đau đớn. Mùi khói, thuốc súng bao trùm khắp chiến trường.

- Haiz…

Đa Nhĩ Cổn thật dài, hai tay giơ cao đồng thời chém ra phía trước.

Binh lính liên lạc đứng trang nghiêm phía sau Đa Nhĩ Cổn liền vẫy cờ hiệu lên cao, trong khoảnh khắc đó, càng nhiều kỵ binh Mông Cổ từ hai cánh trái phải đại trận Kiến Nô đại vọt ra!