Thiết Huyết Đại Minh

Chương 249-1: Ngô tam quế mượn thanh binh (1)

Hai trường phái ý kiến bất phân thắng bại. Ý kiến của Binh bộ Thượng thư Sử Khả Pháp thì trở thành yếu tố mang tính quyết định, nhưng biểu hiện của vị đệ nhất trọng thần tàn Minh này lại vô cùng khiến người ta khó hiểu. Ở trước đầu sóng ngọn gió như thế này, chính là lúc y phát huy tác dụng, giải quyết dứt khoát, nhưng y lại nhìn hai bên mà nói y, mà không phát biểu bất kỳ ý kiến nào.

Chuyện này vừa nói đã mười mấy ngày, mãi đến khi Tổng đốc Phượng Dương Mã Sỹ Anh dẫn binh đến Nam Kinh.

Tuy rằng Phượng Dương chỉ là một phủ của Nam Trực Lệ, nhưng địa vị của phủ này không phải là nhỏ, bởi vì Phượng Dương là trung đô của Đại Minh, còn là nơi đặt mộ phần tổ tiên của Chu Minh, cho nên về phẩm cấp, Tổng đốc Phượng Dương Mã Sỹ Anh không thấp hơn Tổng đốc Chiết Trực Tôn Truyền Đình, hai người đều là đại tướng biên cương của Đại Minh triều.

Hơn nữa, Mã Sỹ Anh và Tôn Truyền Đình cũng tay nắm trọng binh như nhau. Dưới Trướng của Tôn Truyền Đình có viên mãnh tướng Vương Phác, dưới trướng Mã Sỹ Anh cũng có hai viên mãnh tướng Cao Kiệt, Lưu Lương. Hai viên mãnh tướng này vốn dĩ là lưu tặc, vì không chịu làm việc cho Sấm tặc mới đầu hàng quan quân, trước thì hiệu lực dưới trướng Dương Tự Xương, sau khi Dương Tự Xương sợ tội tự sát thì trở thành bộ hạ của Mã Sỹ Anh.

Hơn nữa, Mã Sỹ Anh đã âm thầm đạt thành hiệp định với Tổng binh Sơn Đông Lưu Trạch Thanh, trở thành tập đoàn quân sự Giang Bắc chuyên môn nhằm vào tập đoàn quân sự Tôn Tôn Đình, Vương Phác!

Trước khi Mã Sỹ Anh dẫn binh tiến vào Kinh, Lưu Trạch Thanh đã dẫn quân nam hạ chiếm cứ phủ Hoài An. Tên súc sinh Lưu Trạch Thanh này thật sự là sợ quân tiên phong của lưu tặc, nên chủ động vứt bỏ toàn tỉnh Sơn Đông, lúc dẫn quân nam hạ, còn dung túng cho binh sỹ cướp bóc, gϊếŧ chóc khắp nơi trong cảnh nội, quả thật là không bằng cầm thú.

Ngoài ra, Mã Sỹ Anh còn lệnh cho Lưu Lương Tá lưu thủ Phụng Dương, sai Cao Kiệt giữ Dương Châu, tạo thành thế giằng co với tập đoàn Tôn, Vương của Giang Nam.

Lúc còn quốc thái dân an, võ tướng của Đại Minh triều chính là chó săn do triều đình nuôi dưỡng, cho dù là một tri huyện thất phẩm nhìn thấy Tổng binh các trấn cũng có thể tùy ý nhục mạ. Nhưng khi quốc nạn lâm đầu, binh hoảng mã loạn, địa vị của võ tướng ngay lập tức leo lên đứng đầu, trở thành lẽ sống còn của các quan văn.

Mã Sỹ Anh vừa đến Nam Kinh, Sử Khả Pháp đã lập tức âm thầm hẹn gặp y.

Sử Khả Pháp quả thật là tán thành việc lập tức lập tân quân, nhưng mãi đến hôm nay y vẫn không biểu lộ thái độ là có nguyên nhân. Bởi vì Tổng đốc Chiết Trực Tôn Truyền Đình tay cầm trọng binh ủng hộ Hộ bộ Thượng thư Cao Hoằng Đồ, kiên quyết chủ trương nghênh đón Thái Tử đến Nam Kinh kế vị. Sử Khả Pháp lo lắng nếu y biểu lộ thái độ, sẽ dẫn đến phản đối cứng rắn từ phái của Cao Hoằng Đồ, Tôn Truyền Đình!

Hiện tại Mã Sỹ Anh đã đến Nam Kinh, Sử Khả Pháp gấp gáp thăm do ý tứ của y, nếu Mã Sỹ Anh ủng hộ lập tân quân, vậy thì Sử Khả Pháp liền tỏ thái độ ủng hộ Lữ Đại Khí, nếu lập trường của Mã Sỹ Anh giống với Tôn Truyền Đình, vậy thì vì giữ gìn ổn định cho Nam Kinh Sử Khả Pháp đành phải ủng hộ Cao Hoằng Đồ thôi.

Cuộc đấu tranh giữa Cao Hoằng Đồ và Lữ Đại Khí, thoạt nhìn có vẻ là đường hoàng, chỉ là chính kiến bất đồng, nhưng kỳ thực bên trong căn bản không phải là như thế. Đây là sự tiếp diễn của cuộc đấu tranh giành quyền của các đảng phải thời Minh mạt, Cao Hoằng Đồ là người Tề đảng, mà Lữ Đại Khí thì là người của đảng Đông Lâm. Tuy rằng Sử Khả Pháp không phải là người của đảng Đông Lâm, nhưng y hơi thiên về đảng Đông Lâm.

Ân oán của đảng Tề và đảng Đông Lâm bắt đầu từ giữa những năm Vạn Lịch.

Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi mốt, lãnh tụ đảng Chiết nhờ sự thông minh mà nhập các phong tướng, lãnh đạo đảng Tề Kỳ Thi Giáo là môn sinh của Phương Tòng Triết, hai thầy trò sau đó trở thành nhân vật chạm vào bỏng tay. Mãi cho đến năm Vạn Lịch thứ bốn mươi tám, đảng Tề, đảng Chiết cuối cùng đã nắm giữ triều chính.

Sau khi Vạn Lịch Đế băng hà đã xảy ra tam đại án trong cung, người của đảng Đông Lâm bị đảng Tề, đảng Chiết chèn ép nhiều năm nhân cơ hội phản kích, cuối cùng đã đã lật đổ đối thủ trở thành "Đảng chấp chính" quyền khuynh triều dã.

Tuy nhiên những ngày tốt đẹp của đảng Đông Lâm không kéo dài, mượn việc ủng hộ Thiên Khải Đế, quyền hoạn Ngụy Trung Hiền rất nhanh đã quật khởi.

Năm Thiên Khải thứ tư, Ngụy Trung Hiền đề bạt Phùng Thuyên đồng hương của Phương Tòng Triết lên làm Tể tướng. Năm Thiên Khải thứ năm, Phùng Thuyên triệu Kỳ Thi Giáo trở về triều, đảm nhiệm chức Đô ngự sử Tả thiêm Đô sát viện, mượn việc ủng hộ trợ giúp yêm đảng, giúp đảng Tề phục hồi thành công, mà người của đảng Đông Lâm bị yêm đảng hãm hại thảm thiết. Cao Phán Long, Tả Quang Đấu, Dương Liên cùng nhiều người của đảng Đông Lâm lần lượt gặp bất hạnh.

Nói một cách khách quan, người của đảng Đông Lâm lúc bấy giờ có khí khái, bọn họ tranh chấp với đảng Tề, tranh chấp với yêm đảng, tuy mang mục đích chính trị, nhưng bọn họ dám liều mình tranh chấp. Vì đấu tranh với yêm đảng, đám người Cao Phán Long không tiếc hy sinh tính mạng của mình, rất có chút "Tinh thần cách mạng" sẵn sàng "Đầu rơi máu chảy". Đây là chỗ đáng để hậu nhân kính ngưỡng.

Nhưng điều đáng tiếc chính là, từ đó về sau người của đảng Đông Lâm lại không được lớp sau đè lớp trước.

Sùng Trinh Đế lên ngôi, yêm đảng bị diệt, đảng Tề chịu sự chèn ép của dư nghiệt yêm đảng, người của đảng Đông Lâm lại lần nữa trở mình, một lần nữa trở thành đảng chấp chính, từ đó về sau Sùng Trinh Đế biểu lộ sự căm phẫn đối với việc tranh giành giữa các đảng phái, không đứng về một đảng phái nào nữa, các đảng Tề, Sở, Chiết, Đông Lâm thay phiên nhau chấp chính, minh tranh ám đấu trong triều rốt cuộc vẫn chưa dừng lại.

Tranh giành đảng phái sau cùng cũng mang đến tai họa ngập đầu cho Đại Minh triều.

Đặc biệt là phải đề cập đến một điều, sở dĩ quân Minh chiến bại ở Tát Nhĩ Hử, hoàn toàn là do đấu tranh đảng phái tạo thành. Vì Thụ phụ của nội các lúc bấy giờ là lãnh tụ đảng Chiết Phương Tòng Triết. Xuất phát từ việc suy xét lợi ích của đảng Chiết, Phương Tòng Triết đã bổ nhiệm tướng lĩnh đảng Chiết Dương Hạo! Mà Dương Hạo lúc này chứng mình là một "Tướng quân chạy trốn" trên chiến trường từ lâu. Kết quả chính là bại trận ở Tát Nhĩ Hử, Kiến Nô mạnh mẽ lên.

Giả như lúc đầu không phải do Phương Tòng Triết chấp chính, có thể đổi thành Hùng Đình Bật hoặc đám người Tôn Thừa Tông cầm binh, lịch sử rất có thể sẽ được viết khác xa.

Cho nên nói, tranh giành chính trị giữa Cao Hoằng Đồ và Lữ Đại Khí không đơn giản như bề ngoài như thế.

Hơn nữa, cùng với việc Tổng đốc Chiết Trực Tôn Truyền Đình, Tổng đốc Phụng Dương Mã Sỹ Anh bị cuốn vào, cuộc tranh giành này trở nên càng thêm rắc rối phức tạp. Vì so với lần tranh giành đảng phái trước kia, lần tranh đấu này lúc nào cũng có thể khiến cho hai đại tập đoàn quân sự Giang Nam, Giang Bắc sống mái với nhau. Việc này đối với tàn Minh đã bị thực lực đại tổn mà nói, không thể nghi ngờ là đã rét vì tuyết lại lạnh vì sương.

Điều chết người hơn là, đến lúc mấu chốt này, vẫn chưa có tin tức của Vương Phác!

Thái Tử và hai vị Hoàng tử cũng sống chết không rõ, Tôn Truyền Đình gấp đến độ tóc trên đầu đều sắp rụng sạch rồi!

Nếu như Vương Phác có thể hộ tống Thái Tử đến Nam Kinh vào lúc này, tất cả sẽ trở nên thuận lý thành chương, nhưng giả như Vương Phác không thể kịp thời hộ tống Thái Tử đến Nam Kinh, một khi tân hoàng thượng vị, sự tình về sau liền trở nên khó nói, đấu tranh chính trị trước giờ dơ bẩn, ai biết được đến lúc đó sẽ xảy ra chuyện gì?

Quan trường Nam Kinh dòng chảy ngầm mãnh liệt, dòng chảy ngược dữ dội, thế cục Bắc Kinh cũng phức tạp như vậy, rắc rối khó gỡ.

Bởi vì cuộc vận động "Truy gian trợ quân lương" diễn ra mãnh liệt, nên trong thành Bắc Kinh lúc này người người đã cảm thấy bất an. Đại doanh ngoài thành trong thành do lưu tặc thiết lập đã kín người, gần như tất cả huân thích quý tộc và quan viên lục phẩm trở lên, toàn bộ đều bị ném vào đại lao, Kinh doanh Đề đốc Ngô Tương cũng không may mắn thoát khỏi.

Đến lúc này sự tình đã phức tạp, bởi vì con trai của Ngô Tương chính là Tổng binh Ninh Viễn Ngô Tam Quế.

Từ trước lúc lưu tặc vào Kinh, Sùng Trinh Đế đã từng hạ chiếu, tấn phong Ngô Tam Quế làm Binh Tây Bá, đồng thời nghiêm lệnh Ngô Tam Quế bỏ lại Ninh Viễn, suất lĩnh thiết kỵ Quan Ninh vào Kinh cần Vương. Sau khi Ngô Tam Quế nhận được thánh chỉ, liền bắt đầu tổ chức cho quân dân Liêu Tây rút lui vào quan nội, nhưng Ngô Tam Quế vừa mới đi đến Sơn Hải Quan, thì tin tức Bắc Kinh đã rơi vào tay giặc, Sùng Trinh Đế thắt cổ tự sát liền truyền đến.

Lại có thám mã truyền tin tức về, Sấm tặc Lý Tự Thành đã phái Khiển đại tướng Lý Quá, Lý Nham dẫn ba vạn binh xuất phát về phía Sơn Hải Quan.

Ngay sau đó, sứ giả chiêu hàng của Sấm tặc cũng đến, còn mang theo bốn vạn hai trăm lượng bạc và một phong thư của Ngô Tương phụ thân Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế cẩn thận xem xét lá thư, có thể khẳng định đây chính là bút tích của Ngô Tương. Lúc này, Ngô Tam Quế đang gặp phải lựa chọn khó khăn nhất từ trước đến nay, bởi vì Nô tù Kiến Nô Đa Nhĩ Cổn cũng phái người đến Sơn Hải Quan!

Trước mặt Ngô Tam Quế có ba con đường.

Con đường thứ nhất là suất lĩnh đại quân tiếp tục tây tiến, đuổi lưu tặc ra khỏi Bắc Kinh, sau đó tìm được Thái Tử trong loạn quân rồi đưa Thái Tử lên đế vị. Thế thì, Ngô Tam Quế sẽ trở thành thần tử phục hưng Đại Minh triều, sẽ ghi tên sử sách. Con đường này là con đường mà Ngô Tam Quế hy vọng đi nhất, nhưng đồng thời cũng là con đường không có khả năng nhất.

Bởi vì tình thế trước mắt rất rõ ràng, lấy một góc Sơn Hải Quan là không thể kéo dài, lấy năm vạn quân Ninh Viễn cũng không có cách nào chống lại đại quân lưu tặc gần trăm vạn được.

Con đường thứ hai là hợp tác với Kiến Nô, dẫn đại quân Bát Kỳ vào quan, dựa vào quân đổi của Kiến Nô đánh bại lưu tặc, đuổi lưu tặc ra khỏi Bắc Kinh, con đường này là con đường Ngô Tam Quế không nguyện ý đi nhất. Mặc dù bào huynh của y Ngô Tam Phượng, cửu cử Tổ Đại Thọ, ân sư Hồng Thừa Trù cũng đã đầu hàng Kiến Nô, nhưng trước giờ Ngô Tam Quốc lại chưa từng nghĩ sẽ phải tiếp bước bọn họ.

Hơn nữa Ngô Tam Quế còn có một điều băn khoăn khác. Tục ngữ có câu thỉnh thần thì dễ đưa thần khó, dẫn đại quân Kiến Nô vào quan thì dễ, nhưng đến lúc đó lại muốn mời bọn họ ra quan ngoại thì không dễ dàng như thế nữa rồi. Giả như sau khi tiến vào quan nội, Kiến Nô liền ở lại Bắc Kinh không đi, Ngô Tam Quế sẽ bị bêu danh ngàn năm, trở thành Đại Hán gian để lại tiếng xấu muôn đời!

Con đường thứ ba chính là đầu hàng lưu tặc, tiếp tục làm Tổng binh Sơn Hải Quan của Đại Thuận triều. Từ trước khi lưu tặc vào Kinh, Khương Tương và Đường Thông cũng đã đầu hàng lưu tặc, Khương Tương trở mình một cái đã từ Tổng binh Đại Đồng của Đại Minh triều thành Tổng binh Đại Đồng của Đại Thuận triều, Đường Thông cũng từ Tổng binh Mật Vân của Đại Minh trở thành Tổng binh Mật Vân của Đại Thuận.

Cho nên, đối với việc đầu hàng lưu tặc Ngô Tam Quốc cũng không băn khoăn lắm, hơn nữa tuyệt đại đa số quan văn võ tướng ở Kinh sư cũng đã đầu hàng Đại Thuận, Đại Minh bị Đại Thuận thay thế dường như là ván đã đóng thuyền rồi. Nếu như Ngô Tam Quế vì cố Minh mà tử trận dĩ nhiên là mang mỹ danh trung thần, nhưng cho dù là đầu hàng Đại Thuận, cũng sẽ không bị bêu danh là Hán gian.

Cân nhắc ba lần bốn lượt, cuối cùng Ngô Tam Quế quyết định đầu hàng Đại Thuận.