Em Yêu Anh, Nhưng Em Đã Già Rồi.

Chương 9

Chương 9: Thuỷ tinh
Mười giờ tối, anh pha nước nóng, bảo tôi đi tắm. Tôi ngồi ở trong bồn tắm, nước ấm quá thoải mái làm tôi không muốn nhúc nhích. Anh cầm sữa tắm vào phòng, cởϊ qυầи áo xong sải bước ngồi vào bồn tắm bên cạnh tôi. Tôi thấy tóc mái đã che đi đôi mắt anh, liền vươn tay hất nó ra đằng sau, nói anh nên đi cắt tóc đi.

Anh một bên xoa xoa bông tắm, một bên cười cười nói đùa với tôi.

“Không thì em giúp anh cắt đi?”

Anh dùng sức chà mạnh bông tắm trên lưng tôi, hơi nóng bay lên làm tôi hơi buồn ngủ, bỗng nhớ tới nhiều năm trước cũng tại chỗ này tôi giúp anh cắt kiểu tóc không khác gì bị chó gặm, bất giác bật cười.

Khi đó mới dọn về nhà này.

Chúng tôi vì thế nên mới góp tiền 5 năm liền, cuối cùng cũng mua được một căn hộ nhỏ ở trung tâm thành phố. Hôm giao nhà, mỗi người trên tay cầm một chiếc chìa khóa, không hiểu sao xúc động tận đáy lòng.

Chúng tôi có nhà.

Đây chính là nhà tương lai của chúng tôi.

Anh kích động đến nỗi căm đi cắm lại chìa khóa mấy lần rồi mới mở khóa ra – đi vào.

Anh mở cửa ra, trong phòng một mảng hỗn độn phế liệu còn chưa được sắp xếp, những túi xi-măng lớn chưa thu dọn, trên sàn còn có mấy hộp đựng cơm của công nhân, thậm chí trên sân thượng nước tràn ra dâng đến tận mắt cá.

Chúng tôi phấn khởi sắp xếp lại nhà, dọn dẹp hết rác rưởi, rửa trôi nước, lau đi lau lại cửa sổ dính đầy bụi, ngay cả tường cũng suýt sơn luôn. Nhà bên có một kiến trúc sư muốn mở rộng làm ăn biết được, ngập ngừng hỏi chúng tôi: “Hai người có cần sửa sang lại gì không?”

Anh sửng sốt, gật đầu không ngừng: “Cần, đương nhiên là cần.”

Tôi ôm bụng cười đến nỗi không đáp được gì.

Mấy tháng sửa nhà mỗi ngày chúng tôi đều chạy sang nhà mới, nhìn gạch lót nhà đã xong, đường điện lắp ráp cũng xong, tường cũng được quét vôi cả rồi… Mỗi lần đến xem đều có sự thay đổi làm chúng tôi hưng phấn đến nỗi không ngủ được. Mỗi ngày tôi đều kéo anh đến cửa hàng vật liệu xây dựng, loại gạch nào tốt nhất bền nhất, nhãn hiệu bồn cầu nào vừa đẹp vừa an toàn, chúng tôi còn rõ hơn kiến trúc sư.

Chờ nhà cửa được sửa chữa xong, anh và tôi cùng thu dọn nhà cửa, khăn lau dính đầy xà phòng, khắp nhà đều là bọt nước. Bộn rộn đến tận nửa đêm mệt quá nên nằm thẳng xuống trên sàn nhà, anh nằm đối diện tôi, nhìn nhau cả người đầy vết bẩn, nhịn không được cùng phá lên cười.

Trần nhà bị đèn nhuộm thành màu vàng cam, tôi nắm chặt tay anh.

“Chúng ta có nhà rồi.”

Anh “Ừ” một tiếng.

Tôi nói tiếp: “Đừng nói cho ai biết.”

Anh gật đầu, im lặng, đứng dậy kéo kéo tôi.

“Đừng nằm trên đất nữa, lạnh đấy.”

Tôi không chịu nổi nên dứng dậy.

“Nằm một tí cũng không sao mà.”

Anh nhướn mày, chỉ tay về phía phòng ngủ.

“Muốn nằm thì về giường đi.”

Khi đó tôi không chịu thừa nhận sự thật rằng mình còn trẻ tuổi mà mắc phải nhiều bệnh tật, thế nên thường xuyên chống đối anh.

Anh càng chăm sóc tôi cẩn thận, tôi lại càng nghi ngờ sức khỏe của mình có phải mắc vấn đề nghiêm trọng gì hay không. Tôi không chịu thừa nhận rằng bản thân mình đang sợ hãi. Đến lúc anh đưa bệnh án cho tôi xem, lần lượt giải thích với tôi là do lúc trẻ không chú ý thân thể mà để lại mầm bệnh, chỉ cần chữa trị tốt, nhất định có thể sống đến trăm tuổi.

Tôi bất mãn nói anh miệng lừa trẻ con, nhưng sự bất an trong lòng đã được anh hóa giải. Không lâu sau đó, tôi đi bệnh viện khác kiểm tra, kết quả cũng như lời anh nói.

Thế nên cuối cùng tôi đã yên tâm.

Tôi và anh sống yên ổn ở khu này, đắm chìm trong hạnh phúc gia đình. Thời gian đó, chúng tôi sung sướиɠ quá hóa rồ.

Ở nơi này, không ai biết quan hệ của chúng tôi. Người dân thành phố hững hờ không giống ở thôn quê hay qua lại, chỉ cần đóng cửa, tất cả thế giới bên ngoài đều không liên quan đến chúng tôi.

Không có người chỉ trỏ, không có những tiếng nói khẽ, không có ai châm biếm xem thường. Nơi này chính là thế giới nhỏ của chúng tôi, là chỗ lánh nạn của chúng tôi, là thiên đường của chúng tôi.

Anh dùng lực ở tay, không xem tôi gào khóc thảm thiết thế nào, điềm nhiên như không nói: “Lúc đó em cố ý, sau này không phải cắt đẹp lắm sao.”

Tôi ngả người vào cánh tay anh, cười vui vẻ nói: “Nếu không thử lại xem sao?”

Anh nhìn tôi chòng chọc, cười như không cười.

Lúc đó khi vừa để cho tôi cắt tóc xong, anh đeo mắt kính vào thấy trong gương mái tóc của mình, rồi lộ ra vẻ mặt này. Còn tôi chỉ lo ôm bụng cười như điên, anh lay lay lông mi nhìn tôi, nói từng chữ từng chữ một: “Xét thấy diện mạo này của anh không thể ra khỏi cửa, tháng này đành phải giao em đi chợ nấu ăn thôi.”

Tôi lập tức cứng đờ người.

Sau khi đàm phán xong, kết quả là đi chợ nấu ăn anh vẫn phụ trách, còn tôi phải làm toàn bộ những việc nhà còn lại, hơn nữa còn phải cắt lại tóc cho anh, mục tiêu mấu chốt là “ít nhất phải ra khỏi cửa được”, nếu không tôi phải đi chợ rồi gì gì đó.

Cắt tóc xong cho anh, tôi vừa quét rác vừa lầm bầm than mệt. Anh khoanh tay đứng một bên nhìn tôi bận rộn, hừ lạnh một câu: “Tự làm tự chịu.”

Bắt đầu từ khi đó tôi phát hiện ra mình sợ nhất vẻ mặt cười như không cười này của anh, cũng từ khi đó, lúc tôi không muốn uống sữa mà đòi uống rượu anh liền lộ ra vẻ mặt này.

Ngay sau đó lông tóc toàn thân tôi đều dựng đứng hết lên, cả người như thể đang hạn hán mà rơi xuống hầm băng, từ đầu đến chân run rẩy.

Tôi giật lấy bông tắm trên tay anh, cười ngượng ngùng: “Em chà lưng cho anh.”

Anh “hừ” một tiếng, xoay người lại.

Bọt nước trong kẽ tay vỡ ra, tôi dịch trên phía trước một tí, duỗi chân ra đến cạnh chân anh. Đột nhiên nhận ra đầu gối của mình đã biến dạng sưng lên đỏ ửng, dựa vào hông anh làm đối lập với màu da anh, trông càng xấu xí tợn.

Tôi rút chân lại, động tác nhanh quá làm nước trong bồn tắm vung ra ngoài một lượng lớn.

Anh quay đầu hỏi tôi làm sao vậy, tôi lắc đầu, thình lình nghe thấy chuông điện thoại.

Là tiếng điện thoại cố định trong nhà.

Anh đứng dậy, quấn khăn tắm rồi ra nghe điện thoại.

Tôi nằm ở trong nước, ngẩn ngơ, tay từ lúc nào đã sờ xuống đầu gối. Nhẹ ấn một cái, rất đau. Tôi cúi đầu xuống nhìn, bên trái xương bánh chè lồi ra ngoài, bên phải thì lệch sang một bên, trông cẳng chân mất tự nhiên, cả hai đầu gối đều sưng to, co chân lại cũng phải mất sức.

Đã lâu lắm rồi tôi không dám trực tiếp tự mình xem chân, dù sao bình thường cũng có anh làm giúp, ngay cả chạm tôi cũng không chạm vào tí nào. Nhưng hôm nay vừa nhìn đã thấy phát hoảng.

Khó trách bây giờ tôi phải dựa vào gậy chống mới có thể ra ngoài. Tôi không biết cảm giác trống rỗng này là thế nào, chỉ cảm thấy đó chính là điềm xấu, lặng lẽ gặm nhấm trong lòng.

Tôi nghe thấy tiếng chân anh lộc cộc chạy tới, mở cửa “ầm” bước vào, trên tay còn cầm ống nghe bị kéo căng dây ra.

“Con trai con dâu của chị hai có chuyện rồi.”

Anh nói, vẻ mặt trống rỗng khó hiểu.

Tôi hỏi anh đã xảy ra chuyện gì, anh không trả lời tôi, chỉ nói phải qua bên đó gấp, anh đi trước. Để ý tay tôi để trên đầu gối, anh dặn tôi phải đứng dậy ngay, đầu gối không chịu được nước nóng quá lâu.

Anh đi vội vội vàng vàng, tôi còn nghe thấy “rầm” một tiếng đóng cửa. Tôi đứng dậy mặc quần áo, cầm lấy gậy chống để trong phòng tắm chầm chậm đi ra phòng khách, tìm di động gọi ngay cho chị hai.

Trong điện thoại là tiếng chị hai gào khóc, giọng khàn khàn làm tôi suýt nữa không nhận ra. Nghe chị giải thích mọi chuyện bằng những từ ngữ rời rạc mới biết nguyên nhân vì sao vừa nãy anh cuống quýt cả lên.

Hai vợ chồng bị tai nạn xe cộ. Lúc họ đang ngồi trong xe thì bị xe tải đâm mạnh ở ngã rẽ, tung lên rơi xuống nền đường, cái xe vụn ra thành từng mảnh nhỏ. Một số hành khách bị văng ra ngoài, rơi xuống nền cỏ, máu chảy lênh láng. Trước mắt có vài người đã được cứu, nhưng vẫn còn nhiều người bị kẹt trong xe, sống chết không biết thế nào, trong đó có con trai và con dâu của chị hai.

Khi nhận được tin, chị hai xém chút bị ngất. Chồng chị mười mấy năm trước đã qua đời, chị chỉ là phụ nữ, gặp chuyện thế này không biết phải làm sao, đành phải gọi cho anh.

Tôi nắm chặt điện thoại, nghe thấy tiếng khóc tê tâm liệt phế của chị, nghe thấy chị từng tiếng từng tiếng gọi tên con trai và con dâu mình. Tôi nhìn lên trần nhà, đầu óc trống rỗng.

Tôi cố gắng phân biệt tiếng khóc của chị giữa một chuỗi biển số xe vận tải, cố gắng tự mình so sánh những biển số xe này với biển số xe của anh rể, nhưng bất luận là gì cũng không tìm ra được. Chuyện anh rể lái xe vận tải chị hai không nói với tôi, mà chị cũng sẽ không nói, nhưng tôi biết vì tôi là người đã âm thầm giúp đỡ anh rể đi tham gia huấn luyện lái xe, là tôi giúp anh ấy mua hai chiếc xe tải để làm ăn buôn bán. Ba tháng trước đó anh ấy vừa hoàn thành một đơn đặt hàng, còn nói chị hai gọi điện cho tôi, tôi bảo anh có rảnh thì ra ngoài ăn cơm, anh ấy vỗ ngực nói nhất định mình sẽ đãi…

Tôi cảm thấy tất cả những chuyện này đều xảy ra quá nhanh, nhanh đến nỗi không có cảm giác thật.

Điện thoại vẫn không bị cắt đứt, trong một khắc tôi bỗng nghe thấy tiếng chị hét lên

thảm thiết cùng tiếng người hỗn độn kêu cứu xung quanh, có người còn cầm loa chỉ huy “Đưa cho hai người kia vải bố quấn vào đi”, tôi biết đã tìm được con trai và con dâu của chị hai rồi, cũng không thể nói gì thêm nữa.

Chị hai sống nương tựa với con trai lớn mười mấy năm trời, tình cảm hai mẹ con vô cùng thăm thiết, mỗi lần đi công tác về con trai sẽ tìm chị báo bình an trước tiên, sau đó mới đến gặp vợ mình. Chị hai rất thích cô con dâu này, vừa nhu thuận lại vừa chịu khó, cái miệng nhỏ nhắn ngọt ngào, vừa bước vào cửa đã liên tục gọi mẹ, gọi đến nỗi chị phải mềm lòng. Sau khi biết con dâu có thai, chị không ngừng tưởng tượng đến cảnh đẩy xe cho cháu ra ngoài, chị còn may quần áo cho cháu, cả trai lẫn gái đều có…

Tôi nghĩ ngợi lung tung mọi chuyện, nhiệt độ cơ thể cũng như trái tim trống rỗng đang bị nuốt chửng, đôi tay cứng đờ không động đậy. Mắt tôi dừng lại ở phòng khách, nhớ tết năm ngoái chị hai còn mang con kỳ lân tới làm đồ trang trí, nhớ tới tấm thiệp hồng của đôi vợ chồng nhỏ kia còn ở trong ngăn kéo, nhớ bình rượu mơ hai đứa cùng cười nói “thử chút xem sao”, uống xong bình rượu vẫn còn để trong góc tường…

Tôi cầm cái gậy lên ném vào bình rượu kia cho hả giận, bình rượu xoay xoay trên mặt đất, lăn vào bếp.

Bỗng nhiên nhớ đến sự suy đoán đáng sợ mấy hôm trước, tôi đứng lên vỗ đầu gối từng bước một đi vào bếp. Hệ thống sưởi ấm trong này như không hoạt động, tôi đặt tay lên mặt tường được tráng men, nhưng không cảm thấy lạnh.

Tôi vịn tường thất tha thất thiểu đi vào, mở tủ chén bát ra, moi móc hết tất cả rau dưa củ cải cùng các lọai gia vị hỗn độn rơi xuống đất, luồn tay vào tít bên trong thì đυ.ng phải mấy cái bình nhỏ lạnh lẽo. Không phải là hũ đựng gia vị, là bình miệng rộng được dùng trong phòng thí nghiệm.

Tôi lôi hết mấy cái bình ra, có một bình đựng bột phấn màu trắng, có bình đựng thuốc viên màu nâu, tất cả đều không có nhãn. Mở bình phấn trắng ra, lấy ngón tay chấm một chút đưa lên miệng.

Là vị thuốc giảm đau. Trước đây khi đau dạ dày đến nỗi không chịu được tôi đã trộm nếm thử một ít, đây là thuốc phải kê đơn, hiệu quả tốt hơn so với những loại thuốc khác, mùi vị không quá đắng, nhưng sử dụng thường xuyên sẽ dễ dàng ỷ lại. Khi đó vị bác sĩ ở phòng khám nhỏ bị tôi ép buộc còn dặn dò là không được dùng nhiều, ông ta nói, loại thuốc này bất đắc dĩ lắm mới kê cho người bệnh.

Tôi chống vào bàn đứng dậy, thấy trên bàn có một bình sữa lớn và cái ly thủy tinh. Tôi cầm cái ly lên ngửi, quả nhiên có mùi đăng đắng của thuốc giảm đau, không có mùi sữa bò nồng đậm che giấu sẽ bị phát hiện ra ngay.

Tôi giận dữ ném ly thủy tinh lên mặt đất, “bộp” một tiếng vỡ thành những mảnh nhỏ văng ra tứ phía. Tôi như đang lên cơn điên mà gạt hết tất cả bình sữa cùng nồi cơm điện trên mặt bàn xuống, sau đó cầm mảnh thủy tinh vỡ, đưa cánh tay lên.

Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn đặt chúng lại trên bàn, tôi ngẩng đầu, cảm nhận được sự lạnh lẽo quét qua da.

Tôi bắt đầu nhớ lại nhiều năm trước anh kiên trì buộc tôi phải uống sữa. Là mười năm trước hay là hai mươi năm trước? Không còn nhớ rõ nữa, tôi chỉ nhớ mỗi sáng và mỗi tối lúc anh mang sữa đến, trên môi luôn nở ra nụ cười dịu dàng sáng chói.

Ngơ ngơ ngẩn ngẩn không biết thế nào đã vào đến phòng sách. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh vẻ mặt dịu dàng của anh khi trở về sẽ an ủi tôi nhất định có thể sống đến chín mươi tuổi, nhưng tay lại kích động điên cuồng lật đổ tất cả sách xuống mặt đất, tìm thấy quyển sách phân tích ung thư đã nhìn thấy trước đây. Tôi lật lật trang sách, dừng lại ở trang anh đánh dấu lại.

Trên mặt giấy hai chữ “cốt nham (ung thư xương)” được in đậm, đầu óc tôi hoảng loạn, ném quyển sách ra xa. Tôi vô lực ngã xuống mặt đất, trong đầu rối tinh rối mù không biết nghĩ ngợi gì. Một lúc lâu sau mới đi lại nhặt nó, đọc từng chữ từng chữ một.

Xương các đốt ngón tay tê buốt… Xương phù to… Cản trở vận động… Khối u xương thay đổi vị ví… Tỷ lệ lành bệnh… Phẫu thuật cắt bỏ… Nhìn những dòng chữ này, đại não lại như không thể lý giải được gì. Tôi càng mở to mắt nhìn kĩ, đến khi hai tay run lên làm rơi sách xuống mặt đất mới thôi.

Tôi ôm đầu gối thật chặt, hy vọng có thể dùng đau đớn để thu hồi suy nghĩ, thế nhưng vô ích, sự đau đớn thường ngày làm tôi muốn chết đi bây giờ lại không xuất hiện. Tôi mang một chút hy vọng lục tung tất cả sách của anh lên, nhưng tất cả đều được đánh dấu và nhấn mạnh ở mục ung thư xương.

Tôi ngồi phịch xuống đất, đá giá sách bằng đôi chân vô lực. Tôi nhớ mấy hôm nay anh có chút khác thường, tôi nhớ gương mặt anh mệt mỏi và hương sữa càng ngày càng nồng đậm, nhớ đến nhiều năm trước đi kiểm tra viêm khớp định kỳ, tôi dùng đầu gối đâm mạnh vào giá sách, tôi không biết bây giờ mình đang nghĩ gì, nhưng sự đau đớn về thể xác chưa từng làm thần kinh tôi mê man hỗn loạn như thế này.

Tôi thẫn thờ nhìn về phía trước, bình tĩnh rồi lại cảm thấy muốn chết đi.

Nhanh chóng vịn bàn tay đầy máu lên cửa phòng, tôi gỡ miếng thủy tinh nhỏ đâm vào lòng bàn chân ra.

Tôi nghĩ, chết đi thì hơn.

Miếng thủy tinh nhỏ không đủ sắc, tôi phải rạch thêm vài đường mới cắt được mạch máu. Tôi dựa vào tường, gục đầu xuống, đúng lúc nhìn thấy đầu gối vặn vẹo kia. Tôi nhắm mặt lại.

Giọng nói của anh đột nhiên vang lên bên tai, tôi cố gắng hết sức để mở mắt ra, thấy đôi mắt anh đỏ ngầu, tôi cười với anh, muốn nói chuyện với anh, nhưng không còn sức nữa.

Tôi nghe thấy anh gọi tên tôi, tôi nghe thấy anh nói tôi đừng rời xa anh, tôi nâng tay lên muốn chạm vào anh, nhưng không kịp rồi.

Em yêu anh, thật sự rất yêu anh, nhưng em đã già rồi. Em không thể đối mặt với bản thân mình nữa, em lựa chọn cái chết. Nhưng anh phải tin rằng, em yêu anh, thật lòng rất yêu anh.

~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~~~~~~

Vậy là cuối cùng cũng đã hoàn thành rồi. Thực ra đã chậm tiến độ của mình mất một tuần, định 2 ngày một chương cứ thế mà làm, nhưng lại bận nhiều việc quá.

Đầu tiên mình xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ bản edit đầu tiên của mình, hy vọng trong tương lai sẽ còn nhận được nhiều sự ủng hộ hơn ^^

Kế tiếp mình xin nới một chút về câu chuyện này. Có 3 điểm rất đặc biệt trong truyện làm mình lưu ý:

Điểm thứ nhất là trong truyện không sử dụng tên cho các nhân vật, chỉ trừ Tiểu Phương – người trẻ tuổi có thể kế vị nhân vật “tôi”. Không phải là tác giả quên đặt tên cho các nhân vật của mình, mà là tác giả cố tình không đặt tên. Tác giả muốn câu chuyện của mình được khái quát hóa, hiện thực hóa chứ không phải là một câu chuyện có đầy đủ tên của các nhân vật để cụ thể hóa mọi chuyện.



Về nhân vật “tôi”: đó có thể là chính bạn, người đang quanh quẩn giữa những sự lựa chọn của mình, quanh quẩn giữa chữ yêu và chữ hiếu, quanh quẩn giữa hạnh phúc và tội lỗi.



Về nhân vật “anh”: là người bạn yêu nhất, cũng là người yêu bạn nhất.



Về “chị”, “cha”, “mẹ”: là những người đã từng cho bạn một mái nhà, họ yêu bạn, nhưng họ vẫn không thể chấp nhận con người thực sự của bạn, họ muốn bạn đi theo con đường mà họ cho là đúng.



Về “chị hai”, “đôi vợ chồng trẻ”: nhân tố hiếm hoi trong gia đình có thể hiểu và thông cảm với bạn.

Thêm một lẽ nữa, các nhân vật không được đặt tên để mọi người có thể ướm mình vào các nhân vật, từ đó hiểu hơn về nỗi đau mà họ đang phải gánh chịu.

Điểm thứ hai là dù nhân vật đang kể ở ngôi thứ nhất, nhưng lại không gọi người mình yêu là “anh ấy (ta)”, mà sử dụng từ “anh (ni)”. Mình đã suy nghĩ rất nhiều rằng có nên đổi “tôi” thành “em” hay không, vì dùng “tôi” thì cả câu chuyện như một lời tự sự, nhưng dùng “em” thì câu chuyện này như một quyển nhật ký dành cho người thương nhất. Nhưng cuối cùng mình vẫn chọn “tôi” vì có thể dùng để kể lại trong mọi trường hợp, nhât là những lúc không có “anh” ở bên cạnh.

Điểm thứ ba, thật ra trong bản gốc, những câu đối thoại không có hai chấm và ngoặc kép. Ban đầu mình nghĩ là do bản raw được type ra từ sách, vì truyện này đã được xuất bản bên TQ, nên có thể người type vội vã nên không thêm dấu. Nhưng suy đi nghĩ lại, mình nghĩ là việc này chắc không phải ngẫu nhiên. Còn nhớ năm lớp 12 có học bài “Đàn ghi-ta của Lorca”, đó là một bài thơ nhưng không viết hoa đầu dòng, và ý nghĩa là để câu chuyện được liền mạch và không ngắt quãng. Còn trong truyện này, tác giả không dùng “hai chấm ngoặc kép” có thể là vì ngay từ lúc bắt đầu câu chuyện đã như lời thì thầm của nhân vật “tôi” dành cho người anh ấy yêu nhất rồi, việc thêm “hai chấm ngoặc kép” đã không còn ý nghĩa gì nữa. Ngược lại trong bản edit của mình có dùng “hai chấm ngoặc kép” hoàn toàn là do mình tự thêm vào, bởi vì mình đã chuyển nó sang thể tự sự rồi:((

Cuối cùng, có thể các bạn trách nhân vật “tôi” vì sao lựa chọn cái chết trong khi người yêu của anh ta đang nỗ lực tìm mọi cách cứu sống anh ấy, để anh ấy có thể sống đến tám mươi chín mươi tuổi. Mình nghĩ cũng chỉ là do sự ích kỷ của anh ta thôi. Thời trẻ nông nổi bồng bột có thể vượt qua mọi định kiến thử thách vì tình yêu của mình, có thể đánh nhau quậy phá không màng đến sức khỏe, có thể tự quyết định mọi thứ mà cho rằng mình sẽ không hối tiếc. Nhưng đến vài chục năm sau, khi kết quả của sự nông nổi của được trả bằng sức khỏe, tuổi già làm người ta suy nghĩ nhiều hơn, nhân vật “tôi” có xu hướng nhớ lại những chuyện đã qua, “hối tiếc” từng chút một lẻn vào trong lòng. Anh ta nghĩ nếu khi đó quyết định rời xa người mình yêu, anh ta sẽ không phải nhìn cha mẹ mình đến tuổi già mà không thể chăm sóc, để rồi khi cha mẹ mất, đến tận nửa năm sau mới biết tin, lúc đó quỳ lạy còn có ý nghĩa gì nữa? Nếu khi đó quyết định chia tay, người yêu của anh cũng sẽ không vì anh mà trở thành đứa bất hiếu, phụ lòng cha nuôi, mẹ ruột khinh thường, anh rể cũng không vì lòng tốt của mình mà qua đời, khiến chị hai cứ một lần lại một lần chịu đựng nỗi đau mất đi người thân mà bản thân lại bất lực.

Thêm vào đó, bệnh tật cũng là một nguyên nhân lớn khiến anh ta đã tuyệt vọng càng tuyệt vọng hơn. Ung thư đã khó chữa, đằng này bệnh nặng đến nỗi không thể uống thuốc giảm đau cực mạnh thì không thể chịu đựng được, ra ngoài không chống gậy không thể đi, sức chống đỡ còn không bằng một ông cụ chín mươi tuổi. Anh ta biết dù người yêu anh ta có cố gắng tới mức nào cũng không thể cứu anh ta được nữa, làm sao có thể sống tới tám mươi chín mươi tuổi? Có lẽ chết đi rồi mới có thể trao trả người yêu lại với gia đình của anh, để anh bớt đi được gánh nặng này, để có thể gặp lại cha mẹ sớm hơn…

Tuổi già chỉ là một cái cớ anh ta dùng để che đậy những suy nghĩ mình là tội nhân, anh ta không thể chống chọi với những sự thật đang hiện ra trước mặt, anh ta không thể không để ý tới những đôi mắt kỳ thị được nữa. Anh ta muốn chấm dứt tất cả những đau khổ này…

Nếu lời nguyện cầu vào đêm sinh nhật ấy trở thành hiện thực, liệu có thay đổi được gì không?