Xuyên Việt Chi Thanh Thanh Mạch Tuệ

Chương 14: Trồng rau

Chương 14: Trồng rau

Trung tuần tháng hai, thời tiết dần dần chuyển ấm, Tây Viễn bắt tay vào kế hoạch "các loại đồ ăn" của mình. Nơi này thường phải trung tuần tháng ba, người dân mới bắt tay vào làm ruộng, trồng rau trồng dưa. Tây Viễn chính là muốn lợi dụng điểm này, để vận dụng phương pháp gieo trồng hiện đại đi trước người ta một tháng. Đương nhiên là phải dựa vào điều kiện có sẵn, chứ Tây Viễn cũng không có khả năng thiết kế ra được nhà kính trồng rau này nọ. Tây Viễn suy xét thật lâu, hoặc là phải nói y đã nghĩ kĩ mọi chuyện từ đầu năm trước rồi, sau khi không còn vướng mắc gì nữa mới quyết định bắt tay vào làm thử. Tây Viễn bảo cha đóng cho y một giá gỗ sáu tầng, giữa tầng trên và tầng dưới cách nhau khoảng ba mươi phân, tầng nào cũng được phủ vải dầu lên bề mặt gỗ, bên trên vải dầu là đất để trồng rau. Tây Viễn đem các loại hạt giống rau củ nãi nãi thu mua được trồng vào các tầng, mỗi tầng một loại, sau đó dịch giá gỗ về để cạnh kháng ở phòng phía Tây. Hiện tại sáng sớm và buổi tối, thời tiết vẫn còn giá rét, thôi đành phải ủy khuất cha mẹ một chút, buổi tối cùng giá gỗ này làm bạn với gió trời vậy.

Tây Viễn rất dụng tâm chiếu cố "giá cây" (giá gỗ trồng cây) này, không chỉ khống chế tốt nhiệt độ sưởi ấm trong phòng, mà còn kiên nhẫn tưới nước từng chút từng chút một vào những khung giờ cố định, rốt cuộc không tới mấy ngày, các loại hạt giống rau của kia đều bắt đầu nảy mầm. Người nhà Tây Viễn thấy vậy đều hết mực chú ý, có đôi khi thấy y mệt, gia gia nãi nãi và cha nương sẽ thay phiên giúp ý chăm sóc giá cây này.

Bởi được họ chiếu cố cẩn thận, nên mầm cây mọc lên rất tốt, lúc nó dài được mười phân thì trung tuần tháng ba rốt cuộc cũng tới. Sắp đến Thanh Minh, nhiệt độ không khí ngoài trời cơ bản đều đã trên không độ, một nhà Tây Viễn thấy không còn cản trở thời tiết liền mang những cây non này trồng ra ngoài vườn.

Vườn rau từ sớm đã được gia gia và cha tu sửa lại cẩn thận, từng luống từng luống đặc biệt chỉnh tề.

Gia gia và cha đào hố ở phía trước, nãi nãi, nương và Tây Viễn đem rau trồng theo sau. Hai tiểu tử "củ cải đầu đỏ" kia cũng không chịu nhàn rỗi, chúng nó muốn tham dự lao động trong nhà, liền cầm bình nước xách mông chạy theo Tây Viễn tưới cho từng luống cây. Tây Viễn thấy cả hai đều làm việc thực nghiêm tục, tưới đúng số nước y đã quy định liền không tiếc lời mở miệng cổ vũ chúng nó một câu, thỉnh thoảng lại khen hai câu, khiến chúng càng nhiệt tình hơn lúc trước. Bất quá Tây Viễn lại sợ sẽ làm hai đứa mệt nhọc, nên chỉ cho phép chúng tưới trong chốc lát rồi phải rời đi, nhưng lần này bọn nhóc thế mà lại không nghe lời y, cứ chạy hết bên này tới bên kia hỗ trợ mọi người, kiên trì làm việc tới tận lúc hết việc mới thôi.

Người một nhà vội vội vàng vàng mất tới ba ngày, mới di dời được hết số cây non từ trên giá cây ra ngoài vườn. Tới buổi tối gia gia và cha còn đắp thêm một lớp mành cỏ lên đất giúp độ ẩm được giữ lâu hơn.

Mành cỏ này là do Tây Viễn hướng dẫn chi tiết cách làm cho Tây Minh Văn. Tây Minh Văn thực rất khéo tay, mọi vật trong nhà từ giỏ liễu đến rổ trúc, chiếu cao lương đều do một tay ông đan ra cả. Vào mùa đông, thời điểm nam nhân nhà khác không có việc để làm, thì Tây Minh Văn lại không nhàn rỗi như thế. Đối với mấy "kỳ tư diệu tưởng" Tây Viễn thường hay ngẫu nhiên nghĩ ra, cần sự hỗ trợ của ông thì chỉ cần chỉ điểm cho ông một tẹo là Tây Minh Văn đã có thể giúp y hoàn thành tốt mọi việc.

Tây Viễn có lúc ngẫm nghĩ, cảm thấy bản thân mình hiện tại không được thân thiết với cha mẹ, là do tuổi thực tế của y còn lớn hơn bọn họ. Muốn y mở miệng gọi người ít tuổi hơn mình là cha là nương thì tâm lý Tây Viễn nhất thời còn chưa thích ứng kịp, thường hay cảm thấy gượng gạo khó mở miệng. Nhưng trên thực tế, trong lòng Tây Viễn kỳ thực lại thừa nhận điều này, bởi vì y luôn có cảm giác từ trên người Tây Minh Văn toát ra một cỗ hơi thở rất thuần khiết. Tính tình ông vốn rất thật thà, làm ăn lại chất phác, là một người con hiếu thuận điển hình với cha nương, là một người cha hết sức từ ái với con cái, là một trượng phu biết yêu thương săn sóc cho thê tử của mình. Cứ nghĩ như vậy là Tây Viễn lại hạ quyết tâm, về sau phải thường xuyên tiếp xúc thân thiết hơn với Tây Minh Văn, để có thể mau chóng thích ứng với hoàn cảnh này.

Rau mới được chuyển ra vườn nên có chút ủ rũ, khiến Tây Viễn có chút không yên lòng. Kiếp trước lúc di dời phải có plastic phủ lên đất, còn ở đây chỉ có thể sử dụng mành cỏ thôi nên y sợ sẽ có khác biệt xảy ra. Người lớn trong nhà cũng thực lo lắng, nhưng lại sợ sẽ làm tăng thêm gánh nặng tâm lý cho Tây Viễn, nên đều tận lực giả bộ như không có việc gì.

Gia gia lo lắng tới mất ăn mất ngủ, thường xuyên dậy sớm từ lúc mặt trời còn chưa lên, ra vườn "xoạch xoạch" hút thuốc, thỉnh thoảng lão gia tử lại nhẹ nhàng nhấc mành cỏ lên, xem xét tình hình.

Ban ngày trời nắng, người Tây gia lại đi xốc mành cỏ lên để cây có thể quang hợp chút ánh nắng mặt trời, rồi đợi tới khi trời tối lại đắp lên cẩn thận. Bất quá, người nhà bọn họ cũng không phải lo lắng bao lâu, bởi rau trải qua một thời gian ngắn thích ứng, rốt cục cũng phát triển bình thường. Nhìn thành quả lao động của mình ngày một mọc cao, Tây Viễn cuối cùng cũng có thể thở phào một tiếng.

Tới tiết Thanh Minh, việc trong nhà đã bắt đầu trở nên bận rộn, dân bản địa có câu "Thanh Minh gieo hạt, Cốc Vũ nảy mầm". Nhưng trên thực tế, phải qua Thanh Minh mấy ngày người dân mới chính thức bắt tay vào gieo trồng vụ mùa tháng ba, trước lúc đó, còn phải để cho đất có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Từ thu năm ngoái, gia gia và cha Tây Viễn đã lên luống sẵn cho ruộng, hiện tại chỉ cần bón phân là xong.

Tây Viễn không ra đồng với mọi người mà chỉ ở nhà canh cho tốt vườn rau của mình, mặt khác, y còn dặn nương nói tốt với người trong thôn, xem nhà nào có sẵn gà con, vịt con, ngan con muốn bán thì cứ tới nhà mình, bởi Tây gia đang cần mua một số lượng lớn. Trong nhà mỗi hộ dân ở đây thường sẽ nuôi một ít gà vịt ngan ngỗng các loại, nhưng số lượng khá nhỏ bởi mùa đông trong nhà không có rau dại cỏ dại cho chúng ăn, mà kê gạo đến người ăn còn chẳng đủ thì biết cho chúng ăn gì. Bởi vậy cuối thu họ thường sẽ mang đi bán hết hoặc phóng sinh vào rừng đợi tới năm mới rồi bắt lại. Lúc đó vừa có cái ăn, lại vừa có cái để nuôi tiếp.

Đợi đến khi lúa mạch đã cao được một tấc, thì bắt đầu gieo ngô và đậu nành xuống, lúc này cả cánh đồng lúa dài đã biếc xanh một màu. Rau tự tay Tây Viễn trồng xuống sinh trưởng rất tốt, có mấy khóm cải thìa, rau chân vịt, rau cần,... đã có thể ăn được. Dưa chuột, đậu tương thì mọc đầy giàn, cà chua cũng bắt đầu kết được một ít trái nho nhỏ. Ngoài ra, nãi nãi còn trồng thêm hai luống rau hẹ, và hai cụm hành tây. Bởi tất cả các loại rau dưa đều được Tây Viễn dùng mành cỏ đắp lên, cho nên tốc độ sinh trưởng so với năm ngoái nhanh hơn rất nhiều. Rau hẹ hiện tại đã có thể trực tiếp hái xuống ăn luôn, hành lá thì đã xanh mướt cả một góc vườn.

Tây Viễn ngồi tỉ mỉ quan sát vườn rau, thấy dây leo dưa chuột đã kết được vài trái mới, hoa vàng diễm lệ mọc lên rất nhiều nhìn qua chỉ khiến người ta muốn cắn một nhát. Hai ngày tiếp theo trời bắt đầu mưa phùn không ngừng, Tây Viễn ra vườn liền phát hiện một quả dưa chuột nhỏ đã bị cắn rụng một góc, lúc đầu y còn tưởng là do gián chuột này nọ nên lúc ăn cơm liền lấy ra kể cho cả nhà nghe. Tây Vi và Vệ Thành một bên ăn cơm, một bên có chút đứng ngồi không yên, lại còn hay dùng khóe mắt liếc trộm ca ca mình. Nhóm người lớn vừa thấy lập tức hiểu rõ mọi chuyện, bọn họ chỉ lén đưa mắt nhìn nhau một cái, rồi lại im lặng ăn cơm coi như không biết gì.

Ăn cơm xong, Tây Viễn lại ra ngoài vườn dạo một vòng, y tính toán sáng sớm ngày mai sẽ lên thị trấn một chuyến, phỏng chừng bắp cải chỗ Kỳ chưởng quầy cũng sắp sửa dùng hết rồi, hiện tại muốn nhập rau mới còn cần một đoạn thời gian nữa, nên Tây Viễn muốn lợi dụng khoảng thời gian này đem đợt rau tháng hai nhà mình bán đi.

Trong lúc Tây Viễn đang cân nhắc xem phải bán giá thế nào, thì từ ngoài cửa vườn có hai tiểu tử rối rắm đi vào. Quả dưa chuột kia là do Tây Vi và Vệ Thành thèm ăn, nên cắn trộm mất một miếng. Hiện tại lại bị ca ca phát hiện, bọn nó sợ y sinh khí nên cứ loanh quanh luẩn quẩn ở đây suốt từ nãy đến giờ.

"Các ngươi ra đây làm gì?" Từ ngoài cửa viện vang lên tiếng nãi nãi.

"Chơi ạ." Tiếp theo là tiếng cười hì hì của hai hài tử.

"Đã sắp đêm rồi sao còn chưa chịu vào nhà đi, đứng thêm chốc nữa là cái gì cũng không thấy đâu." Nãi nãi hống hai tôn tử nhà mình.

"Hai ngươi lại đây." Tây Viễn vừa thấy liền biết bọn nhỏ ra ngoài có chuyện gì, y cũng không muốn vì chuyện hai quả dưa chuột mà cứ để bọn nó phải thấp thỏm bất an cả ngày như thế.

"Ca, ca." Đây là giọng Tây Vi.

"Ca ca, ca ca." Đây là giọng Vệ Thành.

Hai tiểu tử chạy tới trước mặt Tây Viễn, vì muốn lấy lòng mà mở miệng gọi "ca ca" không ngừng.

"Nói đi, có chuyện gì?" Tây Viễn không hề quanh co, trực tiếp hỏi thẳng ra.

"Ca, quả dưa chuột bị cắn rụng mất một miếng kia có thể tiếp tục sinh trưởng nữa không?" Tây Vi mở miệng hỏi, Vệ Thành cũng dùng ánh mắt đầy hi vọng nhìn y.

"Có thể, nhưng phần bị cắn mất sẽ không tiếp tục sinh trưởng được nữa." Tây Viễn trả lời.

"A? Vậy, vậy, ca ca, trái dưa chuột kia còn bán được không?" Vệ Thành có chút giật mình, hắn với Tây Vi thấy dưa chuột non mọc lên đầy vườn, nên thèm thuồng muốn ăn. Sau khi tính toán liền nghĩ ra được một biện pháp vẹn cả đôi đường, vừa không chậm trễ ca ca đêm dưa chuột đi bán, lại có thể ăn một miếng cho đỡ thèm, đó là trực tiếp ăn luôn lúc chúng còn mọc trên cây, bọn nhỏ cho rằng chỉ cần không hái xuống thì phần bị cắn có thể mọc dài ra tiếp!

Sau khi Tây Viễn nghe hai chúng nó ấp úng giải thích xong, liền nhịn không được bật cười, đúng là hai tiểu tử ngốc a!

Nhìn bộ dạng đầy hối hận của hai đệ đệ, Tây Viễn vốn từ đầu đã không sinh khí, nay lại càng mềm lòng hơn. Y thuận tay hái xuống một quả dưa chuột to bằng bàn tay người lớn, bẻ đôi ra đưa cho mỗi đứa một nửa. Kiếm tiền đúng là trọng yếu, nhưng không thể bởi vậy mà làm khiến con mình thèm khát tới mức không có để ăn.

Tây Vi và Vệ Thành thấy ca ca không sinh khí, còn bẻ dưa chuột cho bọn nó ăn, liền bắt đầu vui vẻ "răng rắc" cắn dưa chuột. Quả dưa chuột vốn đã bé, bẻ ra lại chẳng còn bao nhiêu nhưng lại khiến chúng thỏa mãn vô cùng, cắn từng miếng từng miếng nhỏ một, còn đem vào viện cho mọi người ăn chung. Tất nhiên, nhóm người lớn bọn họ sẽ không tranh ăn với chúng nó, nhưng thấy hài tử nhà mình hiểu chuyện như vậy vẫn thực vui mừng.

Ngày hôm sau, hành trình lên thị trấn của Tây Viễn thực thuận lợi, y tới đúng lúc Kỳ chưởng quầy cũng đang lo điểm này. Hiện tại, ông đã bắt đầu ngóng trông những lần Tây Viễn ghé thăm, bởi mỗi lần y đến đều sẽ mang một ít tin tức tốt tới. Lần này, Kỳ chưởng quầy cùng không kỳ kèo nhiều với Tây Viễn, mà trực tiếp trả tiền theo giá y đưa ra. Ông đã nói chuyện với Đông gia nhà mình, nhận thấy Tây Viễn tuy tuổi còn nhỏ nhưng lại thông minh có thừa. Y chính là thần tài của Tụ Đức Lâu bọn họ, bọn họ không thể chỉ vì tiểu lợi trước mắt mà đem thần tài nhà mình đuổi chạy mất được, huống hồ giá cả Tây Viễn đưa ra lại rất hợp lý.

Từ sáng sớm, cả nhà Tây Viễn đã hối hả bận rộn trong vườn, người cắt thì cắt, người thái thì thái, đem rau trưởng thành hầu như hái hết một lượt. Chờ đến khi thái dương vừa lên qua ngọn liễu, thì Kỳ chưởng quầy cũng đánh xe tới nơi. Nhìn thấy giữa sân nhà Tây Viễn có mấy khuông rau xanh biếc, Kỳ chưởng quầy cười tới mị cả mắt, chỗ rau dưa sớm hơn bình thường hai mươi ngày này, có thể kiếm về cho họ rất nhiều tiền lãi. Đã nhịn cả một mùa đông, kéo dài tới gần cuối xuân. Suốt một quãng thời gian dài đằng đẵng như vậy, mới được nhìn thấy đống rau dưa xanh biếc này, thực khiến tâm hồn người ta cảm thấy trong trẻo mê người. Những kẻ có tiền nhất định sẽ không nhịn nổi sức hấp dẫn này, ân, đồ ăn nhà họ chắc chắn phải tăng giá, đây chính là "có đốt đèn l*иg đi tìm cũng không mua nổi", vậy phải tăng giá bao nhiêu mới ổn đây?

Nhìn Kỳ chưởng quầy mải mê tính toán, Tây Viễn chỉ đành ngẩng mặt nhìn trời không biết nói gì. Được thôi, hẳn là y cũng nên tận dụng khoảng thời gian này để kiếm thêm chút thu nhập cho gia đình mình.

Sau khi đã bàn bạc rõ ràng lần giao hàng tiếp theo với Kỳ chưởng quầy, Tây Viễn liền tiễn ông ra tận cửa, chờ tới khi bóng dáng xe ngựa khuất dần mới quay người đi vào trong.