Bác Cổ

Quyển 3 - Chương 30

Một tiếng đồng hồ sau, khi mưa bắt đầu đổ xuống thì sét cũng ngừng đánh xuống chỗ Ngãi bà, bên kia lửa cũng bắt đầu nhỏ dần. Chỗ Ngãi bà dần dần lộ ra, bà ta bị đánh cho đen xì, bốc lên mùi khét, nhưng xung quanh bà ta là một hình dáng to lớn mơ hồ, và có những chú ngữ Champa bay quanh. Ngãi bà phun ra một ngụm máu rồi khuỵu người xuống, cả người bà ta run lên bần bật, với ánh mắt tức giận, Ngãi bà nhìn về chỗ bác đang bị bốc cháy:

- Mày không lường trước được chứ gì. Gìa có hộ thần phòng thân, nên làm mày thất vọng rồi

Hai đứa nhỏ chạy đến đỡ bà ta dậy rồi nói:

- Bà ơi, có lẽ tên đó bị đánh chết rồi, dính phải lá bùa cổ thần Shiva thì có thêm 10 cái mạng cũng toi

Ngãi bà nhìn về phía đó, gật gật gù cái đầu:

- Chờ lửa bị dâp tắt thì thu lấy xác của hắn đi, có tác dụng không nhỏ đâu?

Khi lửa đã dần tắt ngấm, lộ ra một thứ đen xì xì đang cháy âm ỉ thì cả ba cùng đưa mắt nhìn vào thứ đó, chợt Ngãi bà nhíu mày lại, quan sát rồi nói:

- Lấy cái thứ đang cháy ra cho bà

Hai đứa nhỏ dùng hai cành cây bẻ được cùng đẩy ra cái thứ đó. Nó bốc lên mùi thịt cháy khét, toàn thân bị co quắp lại, cái miệng lộ ra hàm răng trắng hếu, nó đã bị đốt cho không nhận ra hình dạng được nữa rồi. Ngãi bà nghi ngờ, nhìn thật kỹ cái xác rồi mơ hồ nói:

- Bị thiêu sống đến mức này rồi à, không thể tin được là tấm bùa này uy lực kinh khủng thật. Hai đứa bỏ vào bao rồi đem về đi

Hai đứa nhỏ, bỏ cái xác vào một cái bao rồi tìm kiếm cái túi đồ của bác nhưng không tìm thấy, chúng chắc rằng nó đã bị đốt ra tro rồi. Ngãi bà nhĩn xung quanh một hồi lâu rồi rời đi, bỏ lại một khung cảnh bị tàn phá. Lúc này ở một thị trấn nhỏ cách khu rừng Đak rông, ba người là Dung, Nghĩa và sư phụ 2 người đang ngồi lại bàn chuyện với nhau.Tên Nghĩa nói trước:

- Sư phụ, hôm trước xuất hiện một dao động pháp lực rất mạnh ở khu rừng Dak rông. Có khi nào là cây liễu ngãi đó không?

Người đàn ông cầm chén trà đưa lên miệng, hớp lấy ngụm nhỏ rồi từ từ nói:

- Ta nghĩ chắc không phải. Mà thuộc về một tồn tại được truyền miệng, ghi chép trong các điển tịch, cổ thư huyền pháp Việt Nam chúng ta.

Cô Dung nghe vậy liền hỏi:

- Thứ đó là gì vậy sư phụ, nếu được thì chúng ta tóm gọn nó cùng cây liễu ngãi luôn đi. Sẽ là một mẻ lớn đó

Người đàn ông đặt chén trà xuống, cười lắc đầu:

- Con còn nhỏ tuổi, chưa biết được trời này cao, đất này sâu đến dường nào đâu,. Ta chỉ biết nó là một con thần thú sinh ra từ Chân Long và Kinh Tượng, sau đó thì tới đất Xích Qủy làm nơi tu hành. Nó chưa bao giờ làm hại người thường nên được Kinh Dương Vương cho đất mà ở. Hai đứa nghe đến voi trắng một ngà của Lệ Hải bà vương Triệu Thị Trinh rồi đúng không? Nó là hậu duệ của con thần thú Long Tượng đấy. Vì lai lịch bất phàm mà rất nhiều người đã đến thử thu phục nó, từ đạo sĩ phương bắc,đến các bậc cao tăng từ phía Tây xa xôi cũng đến. Nhưng chẳng có ai có thể thu phục được nó cả, còn bị nó nổi giận đánh lui.

Tên Nghĩa cũng thắc mắc:

- Vậy chả nhẽ, chưa có ai đủ pháp lực mà so với nó à sư phụ

Người đàn ông hơi run người, rồi chầm chậm khẽ nói:

- Ta chỉ nghe đến một người là thái tử Lý Phục Đế. Ông ta sinh vào cuối thời nhà Lý, thiên hạ đại loạn. Năm đó, Qúach Bốc cất quân đánh Thăng Long, khiến cha ông ta là thái tử Lý Sạm con vua Lý Cao Tông phải chạy về Thiên Trường nơi mà Trần Lý cai quản. Sau đó thì kết hôn với Trần Thị Dung sinh ra một cặp sinh đôi gồm một nam và nữ. Đứa bé gái sau đó chính là Lý Chiêu Hoàng, nhường ngôi cho Trần Cảnh. Còn đứa bé trai thì được đem dấu đi, vì lúc đó nhà Lý suy yếu phải nhờ cậy vào quyền lực của họ Trần. Đứa bé đó được đặt tên là Lý Phục Đế với mong muốn khôi phục lại cơ nghiệp nhà Lý. Những chuyện về sau thì ta chỉ biết, Lý Phục Đế chán cảnh tranh đoạt mà lui về ở ẩn thâm sâu cùng cốc, một lòng tu luyện chứng đạo mà sau đó thì thành. Có thuyết nói rằng, ngài ấy có thể chuyển sinh qua nhiều kiếp, tìm được lối thoát trong cõi luân hồi mà sống với trời đất.Ta chỉ biết vậy thôi

Nghe đến vậy thì hai người Dung và Nghĩa đều thu cái tôi tự cao lại. Người đàn ông ấy kể xong thì nói:

- Thôi, hai đứa đi ngủ đi. Đã quá khuya rồi. Còn chuyện tìm cây liễu ngãi đó thì để mai hẳn bàn tới

Lúc này, Đô Lương mới từ trong cánh rừng đi ra, thương thế của anh ta đã khá hơn chút ít. Tối hôm đó, ở huyện có một đoàn văn nghệ từ Bắc vào, anh ta đứng từ trên một cành cây gần đó lắng nghe. Người ca sĩ với cây đàn ghita cất lên một giọng ca trầm và ấm với ca khúc Lá diêu bông của Trần Tiến.Đô Lương đắm chìm vào những nốt nhạc mà không để ý rằng có một người nữa là Bách Việt đang chăm chú theo dõi động tĩnh của anh. Bách Việt nhìn Đô Lương và suy nghĩ:' Qúai lạ thật, hắn ra rõ ràng là người những vẫn cảm nhận được tà khí trên người hắn. Phải tìm hiều cho ra lẽ, chắc chắn là một loài yêu ma hoặc môt tên tà tu mới xuất hiện " Khi đêm diễn kết thúc thì Đô Lương định rời đi thì nghe hai tiếng của một vợ chồng già.

- Nghe anh ca sĩ hát hay thật bà nhỉ, mà giá tôi còn sức trai thì cũng đi tìm thử coi có cái lá đó không?

- Gớm, thôi đi ông ơi. Gìa rồi còn văn vẻ, mà tôi nghe nói cái lá đó có thật đó ông nó. Phải vào đêm trăng tròn, sáng rồi vào rừng rồi tìm. may ra thì thấy được

Đô Lương nghe vậy thì cũng trầm ngâm lại, rồi từ tay áo lấy ra một cái bọc vải được gói cẩn thận,mở ra thì bên trong là một viên đá nhỏ màu nâu, một cái răng nanh và một lớp da thú. Nhìn nó âu yếm, Đô Lương cũng nói:

- Cô từng nói,muốn nhìn thấy những dị hoa kỳ chủng của hoa cỏ mà. Để tôi đi tìm thử xem có cái lá đó không?

Rồi anh ta tụt xuống cây rồi cất bước đi vào rừng, Bách Việt thấy vậy thì cũng vội bám theo sau.. Đô Lương di chuyển thoăn thoắt như một bóng ma giữa rừng, Bách Việt cũng bám theo, không hề để mất dấu.Đến khi vào sâu tận khu rừng thì cả hai dừng lại. Đô Lương cẩn thận nhìn về phía trước thì phát hiện một bãi đất trống, nằm lọt giữa rừng, cạnh một con thác nước nhỏ. Anh ta nhìn lên trời rồi dừng lại,vì trăng đã bị mây đen bao phủ, dự định sẽ có mưa. Chán nản anh ta định quay lưng đi thì khựng người lại vì phát hiện một con thỏ đang đứng gần đó. Bên cạnh của con thỏ là những mầm lá non đang nhú lên, chúng như những cánh kiến nhỏ khi vừa mới đưa lên khỏi mặt đất rồi vươn lên hứng lấy ánh trăng thì chốc lát cũng rũ xuống. Đô Lương nhìn rồi tự hỏi:" Đó có phải là lá diêu bông không?" Phải hơn 30p thì chúng không xuất hiện nữa. Định quay về thì anh ta mới để ý đến con thỏ. Bách Việt nãy giờ cũng đang chăm chú quan sát cũng dần chuyển sang nhìn con thỏ. Cả hai cùng hô thâm tròn đầu:" Con thỏ bị ngãi nuốt xác rồi "