Đợi Một Loài Hoa Nở

Quyển 1 - Chương 14

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.(Ảnh: Internet)

Gian bếp quen thuộc, mùi khói bếp tỏa ra nồng nàn hoà cùng hương nếp tẻ, chuối sứ huyện vào vị béo ngậy bùi bùi của đậu xanh mới chín làm xốn xang lòng người. Nhân bánh Tét đã gần chuẩn bị xong. Tôi nhanh nhẹn nhảy lên bộ đi-văng, ngồi xuống trong khi mẹ và em gái đã làm gần xong phần việc của mình. Mẹ trông dáng vẻ xớ rớ không biết làm gì của tôi liền cười, bảo:

- Đây, việc ruột của con này! – Mẹ chìa sắp lá chuối đã phơi héo một phần cùng với một cái khăn sạch và mềm cho tôi.

- Dạ! - Tôi háo hức đáp rồi đưa hai tay ra đón lấy.

Ngày hôm nay của năm trước thấp thoáng trong ký ức, tôi cũng được bà ngoại giao cho nhiệm vụ đơn giản mà quan trọng này. Nhanh thật, thời gian làm tất cả thay đổi khiến tâm trạng tôi giống như vừa muốn rót vào lòng nhiều hơn một cái gì, vừa muốn lấy ra nhiều hơn một cái gì.

Vừa lau mấy miếng lá chuối tôi vừa cười cười một mình. Mai Kha nhếch môi xinh đẹp, nói:

- Thấy em làm mệt muốn xỉu, còn cười. Chị thì rỗi quá rồi! Lau có mấy cái lá, một lát gói bánh, em để chị siết dây bên ngoài hết bao nhiêu đây luôn cho chừa.

- Tốt quá! Được được được, hết thì hết!

Tôi cười nắc nẻ, em tôi nói đúng ý tôi quá còn gì. Học gói bánh Tét là mục tiêu cận cuối của tôi và cũng là ước mơ tôi vẫn chưa thực hiện được hồi bà còn sống.

Nó chu mỏ lên, mặt phụng phịu, tôi vẫn cười, tiếng cười giòn tan, man rợ hơn trước. Cộng thêm cái nháy mắt khiến nó tức tối vô cùng.

Từ trong gian bếp nhỏ, trông ra ngoài sân phía xa xa, cạnh gốc mai già, cha đang lui cui nhóm thêm một cái bếp ngoài trời, thỉnh thoảng lại lấy cái vá dài vớt bọt nồi thịt kho nước dừa bên cạnh, thi thoảng lại ngó qua xem chừng nồi khổ qua hầm kế đó. Trong này, mẹ trộn đều lần cuối thau nếp ủ thơm xay với cơm dừa bào nhuyễn. Lâu lâu, mẹ lại nhìn hai chị em tôi cười thật hiền, mắt mẹ ánh lên tia nhìn nồng hậu. Tôi ngẩng mặt, vô tình bắt gặp khung cảnh này, trong lòng có một dòng ấm áp chảy qua, vì đây chính là niềm hạnh phúc mà bấy lâu nay tôi bỏ quên ở nơi này. Có lẽ đâu đó quanh đây, còn có một người nữa ngoài bốn người chúng tôi cũng nhận ra điều đó, phải không ngoại của con?

Cầm con dao nhỏ lên, cắt dây lạt siết bên ngoài cái bánh Tét có một không hai. Cuối cùng chiếc bánh đầu tiên cũng được tôi cho nó một hình thù kỳ dị vừa mập vừa dài. Em gái được dịp ôm bụng cười hả hê một tràng. Tôi xụ mặt, ỉu xìu ngồi đó. Tôi cứ im lặng, em tôi cứ cười. Nhưng mẹ bảo tôi gói đẹp, gói khéo. Mẹ khen tôi, tôi biết, cái gì của con làm dù xấu đến đâu cũng là tác phẩm nghệ thuật để cha mẹ nâng niu, xem như báu vật. Có lẽ một ngày, tôi cũng sẽ cảm nhận được tâm trạng mẹ lúc này.

Vậy là xong, em gái tôi tết phần lạt (dây bằng tre, dang hay mây chẻ mỏng dùng để buộc) thừa ở đầu bánh lại với nhau, từng cặp một bánh Tét nhân chuối và đậu được kết chung, sau đó em gái bỏ tất cả chúng vào một cái thúng lớn. Nhìn chúng nó trong thúng có đôi có cặp, giống như phu thê bánh hạnh phúc, viên mãn bên nhau; dù là bị lạt buộc vào đau đớn, dù là nước sôi nóng rát; chúng vẫn gắn bó bên nhau, đi với nhau đến hết đời.

Tôi giúp mẹ khiêng thúng bánh ra chỗ nồi nước to tướng đang sôi ùng ục. Cha tiếp thúng bánh để xuống rồi lần lượt cho từng cặp bánh vào. Cái bánh của tôi nó đi với một cái bánh xinh đẹp nhất chỗ bánh này, được để vào đầu tiên, và chắc chắn phải để vào đầu tiên. Vì nếu không làm thế, không biết khi nào nó mới chín. Đậy nắp, thêm củi, quạt quạt quạt. Tôi làm thuần thục, cũng công việc này, cùng một người làm, cũng cùng một nơi, mà sao khác quá!

Trong nhà, cha cũng đã hoàn tất xong công đoạn nấu nướng cho bữa cơm tất niên. Cũng như năm ngoái, ngoài những món truyền thống như khổ qua nhồi thịt hầm, thịt kho nước dừa, cải chua, chả đầu, bánh Tét còn có thêm món chả giò chiên, canh chân giò, đặc biệt là món bún xào thập cẩm em gái Mai Kha đi chợ mua nguyên liệu từ sớm, làm chăm chút kỹ lưỡng. Nó biết tôi ngoài thích bánh mì trộn ra còn rất tâm đắc mấy món sợi dài như mì, hủ tiếu, phở, bún, miến. Do đó, món bún xào thập cẩm không thể thiếu trong mâm cơm cuối năm, và nó cũng chứa thật nhiều sự cố gắng và tấm lòng em gái tôi trong đó. Nhưng là cái khổ ở chỗ đợi tận một năm trời, tôi mới được em gái ưu ái duy nhất ngày này. Nghĩ tình cảnh của tôi cũng chua, nhưng bù lại cũng có chút ngọt. Có mấy ai được đích thân em gái nấu ăn cho, có thì cứ hưởng, không than thở, không trách cứ.

Tôi vẫn chuyên tâm ngồi quạt lửa, cha và mẹ chuẩn bị dọn cúng, để tiến hành làm nghi thức rước ông bà về ăn Tết. Bánh cũng sắp được rồi, bánh thơm hương quê quen thuộc mở thông khứu giác. Em gái Mai Kha loăn xoăn bưng đồ ăn lên bàn thờ. Nó chạy đi chạy lại làm tôi sắp hoa cả mắt.

Chỉ những lúc lắng động như thế này tôi mới có thể ngắm nhìn khung cảnh yêu thương này kỹ càng như vậy. Trên bàn thờ chính trong nhà, ảnh ông ngoại đặt cạnh ảnh bà ngoại ở chính giữa bệ thờ phía trước bộ lư đồng. Hai bên bệ thờ là hai chân đèn cũng làm bằng đồng sáng chói mắt. Bên phải bệ thờ cha khéo léo chưng ở đó một bình hoa mai vàng rực rỡ. Còn bên trái bày một cái chò (vật để đĩa trái cây cúng làm bằng gỗ cây chò) gỗ chạm hình ba con rồng đang chầu, đâu lưng vào nhau. Một mâm trái cây đủ các loại màu sắc vừa được cha đặt lêи đỉиɦ đầu của ba con rồng, quả chất cao chạm vào cả nhành mai treo câu đối đỏ.

Cha đã lên đèn, ánh đèn dầu tỏa ra bốn phía tràn ra chiếu sáng một nửa quả dưa tròn xanh xanh, bóng loáng. Tất cả bố cục chặt chẽ đậm có nhạt có, xa có gần có giống như một bức tranh sơn dầu được người nghệ nhân kỳ công tạo ra bằng chính sự cảm thụ của mình, đong hết tình cảm vào làm tròn đầy linh hồn của kiệt tác. Khiến bất cứ ai nhìn vào lòng đều dâng lên có một nỗi niềm da diết mà không biết gọi tên nó làm gì. Là nhớ, là thương, là yêu hay là vương vấn? Riêng tôi đó chính là cái cảm giác muốn khắc sâu vào lòng nhưng sợ sẽ đau, lại cũng muốn quên đi nhưng sợ sẽ còn khắc khoải. Tôi như đứng giữa một con đường, hai bên đường chính là vùng đất nhớ và quên, nếu bước sai có lẽ phải hối hận, nêm cứ dậm chân mãi một chỗ, mặc cho thời gian cứ nhanh chóng qua đi, bỏ rơi tôi ở lại để nhớ và quên một bóng hình. - Ngoại của tôi!

Lấy điện thoại ra chụp lại khung cảnh đẹp đẽ này làm kỷ niệm. Một tấm, hai tấm, vô số tấm. Vùi đầu sửa lại mấy tấm hình vừa chụp sao cho đẹp nhất, để kịp đăng cho “nóng”. Bỗng, chuông điện thoại reo lên bài hát “I"m your” của Jason Mraz làm tôi giật mình suýt chút nữa vứt luôn cái điện thoại vào bếp lửa đang cháy. Số này tôi không hề lưu trong danh bạ, nhưng tâm trạng đang tốt, không chần chừ, tôi lướt nhẹ ngón tay bắt máy:

- A lô!

Đầu dây bên kia vẫn không trả lời. Tôi kiên trì:

- A lô! Cho hỏi là ai đang gọi đến số của tôi vậy?

Vẫn chìm vào im lặng, không một tiếng đáp trả.

- A lô! Không trả lời tôi tắt máy đấy!

Bây giờ đầu dây bên kia mới chịu lên tiếng:

- Đừng, đừng, đừng... Mai Cô! Anh là Phương Bằng đây, đừng tắt máy! - Anh nói, giọng bé tí, run run.

Tôi ngạc nhiên quá đỗi, mắt trợn to, miệng há hốc, không nói nên lời. Quả thật tôi đã sớm quên anh, ngay khi anh vừa rời khỏi. Nhưng rất lâu trước đó, tôi đã quên anh rồi. Đúng là như vậy. Tôi không tin vào sự thật đang diễn ra, bàng hoàng đáp:

- Anh Phương Bằng à, lâu rồi không gặp anh!

Phương Bằng ngắt lời tôi:

- Phải, anh đây! Lâu rồi chúng ta không gặp nhau, em nhỉ? Em có khoẻ không? - Anh hỏi với giọng trầm ấm, ôn tồn làm tôi cũng vô tình lâng lâng say theo.

Đắn đo một chút, tôi mới đáp:

- Ừ, tôi vẫn khoẻ! Còn anh thì sao, vẫn khoẻ chứ, Phương Bằng? – Tôi hỏi như không biết gì để hỏi, câu đó thật sự xưa như trái đất, ai nghe cũng thấy nhàm chán vô cùng.

- Vâng, anh vẫn khỏe, rất khỏe. À, bên ấy hoa mai nở chưa, em nhỉ? - Vậy mà anh trả lời vô vị y như tôi, không khác tí nào.

Tôi cũng vô vị đáp:

- Hoa mai nở rồi. Đẹp lắm!

Vô tình mùi hoa mai rất đậm quấn lấy cánh mũi. Một cơn gió xuân khéo thổi, mang tới vô số cánh hoa mai rụng theo làn gió, vươn lại trên đầu, trên vai rồi khắp người, bay cả vào nồi bánh Tét đang sôi. Tôi cười, tay tiện thể bắt lấy cánh hoa vương trên môi làm tôi nhột nhạt, bóp tan ra thành nước.

Anh lại nói:

- Bà mất, anh không về được, em đừng giận anh nhé!

Không, tôi không có giận anh và không có lý do gì để giận. Nếu anh biết tôi đã quên đi sự tồn tại của anh, quên đi cậu bé béo ú năm xưa, cũng quên đi người mang tên Phương Bằng lâu rồi, chắc anh sẽ là người giận tôi mới phải. Tôi thỏ thẻ với anh bằng giọng khách sáo mặt dù không xa lạ như lúc trước nhưng cũng không gần gũi:

- Không có đâu, anh quan tâm ngoại tôi như vậy là tôi vui lắm rồi!

Anh tiếp:

- Không giận anh là được rồi!

- Không giận! - Tôi khẳng định một cách chắc chắn.

- À... - Anh ngập ngừng không chịu nói trọn câu.

- Có chuyện gì, anh cứ nói?

- Năm mới, anh chúc em và gia đình vạn sự như ý! - Anh lại về cái cách nói vô vị như trước có điều tôi lại cảm thấy nó bắt đầu thú vị.

- Cám ơn anh nhiều! Chúc anh và chú mua may bán đắt, phát tài phát lộc, tiền vô như nước nhé! - Tôi chúc anh bằng cái câu chúc vô cùng bình dân gần gũi, mộc mạc giản dị, và có phần quê mùa như chính con người tôi.

- Vâng, anh cũng mong như vậy. Anh... Anh...

- Còn gì à?

- Anh... À mà... - Anh nói rồi đột ngột im bặt.

Anh vẫn cứ ấp úng mãi như vậy, đã hai lần anh thách thức sự kiên trì của tôi, tôi với anh cứ duy trì tốc độ này thì tôi phải tắt máy sớm, còn nồi bánh Tét của tôi nữa chứ, chỉ có đường nở bung lá hết thôi. Được! Tôi tình nguyện làm cô gái vô duyên vậy. Dù sao anh cũng không phải người yêu của tôi, không cần năn nỉ ỉ ôi hay sợ lỡ lời rồi chia tay ngay trên điện thoại giống như mấy cuộc tình trẻ con chóng vánh. Nghĩ là làm, tôi nói:

- Không còn gì nữa, tôi tắt máy đây, đón giao thừa xong ngủ sớm nhé!

Đột nhiên anh vội hô lớn, nhưng cũng không quên nói rõ mồng một mấy chữ cuối:

- Khoan đã! Mai Cô! Anh... Anh yêu em!

- Anh nói cái gì? Này anh, chuyện đó không phải muốn đùa thì đùa được đâu? A lô, a lô! Phương Bằng…

Đợi tôi nói hết câu đó thì anh tắt máy mất rồi. Phương Bằng này đảm bảo xem phim không bao giờ xem màn kết, đọc sách chừa ra mỗi trang cuối cùng. Giờ đây anh bắt tôi phải làm sao? Nói đến đó còn không cho tôi quyền từ chối hay chấp nhận. Thật quá ích kỷ!

Ngay lập tức, âm báo tin nhắn vang lên, là tin nhắn của Phương Bằng: "Mai Cô, anh rất nhớ em! Không lâu nữa chúng ta sẽ gặp nhau, đợi anh! Từ nay về sau đừng gọi anh là "anh Phương Bằng" nữa. Gọi "Bằng" như ngày xưa, em nhé!"

Trời ơi! Sao lại tự biên tự diễn thế kia? Làm ơn cho tôi thoại một câu với! Không ai biết, không ai nghe, không ai hiểu nỗi lòng của tôi. Cô gái thức thời chắc chắn sẽ nhận lời làm bạn gái Phương Bằng ngay, còn tôi chỉ là cô gái ngốc nên sẽ không thể yêu anh, không xứng với anh và sẽ không bao giờ đồng ý cũng như không bao giờ hối hận. Không nghĩ nữa, để điện thoại lên bàn, tôi tiếp tục công việc dở dang.