Ráng Chiều Tà – Tôi Là Bà Nội Khang Hy

Chương 3

Chương 3: Hoàng đế là phải bồi dưỡng như này
Bởi Tô Mạt Nhi quá tháo vát nên tôi nhàn rỗi, tạm thời không muốn tiếp xúc với nhiều người, tránh lộ sơ hở. Thế nên rất buồn chán, tôi đành phải soạn sách, sau này kể chuyện đêm khuya. Kế hoạch ban đầu của tôi là bồi dưỡng những cậu bé xinh đẹp kia.

Tóc máu* (tóc trẻ sơ sinh) của Thường Ninh hãy còn chưa rụng hết, chỉ cần hai viên kẹo thì đã dụ dỗ được* (nghĩa là bé trẻ con nên dễ dụ ấy), rảnh rỗi tôi liền gọi bảo mẫu ôm bé đến chơi đùa, dạy bé chửi người ta bằng tiếng Anh, đến nỗi có một lần Thanh Nhược Vọng* (một vị quan châu Âu làm việc dưới hai triều Minh – Thanh) nghe được, cứ khẳng định kiếp trước Thường Ninh là đồng hương ông ta, đặc biệt rất thân thiết với bé.

Phúc Toàn là một cậu bé ngoan, tâm tư đơn giản cực hiếm thấy, lúc đầu, tuy cậu vẫn rụt rè với việc tôi bỗng trở nên bình dị gần gũi, nhưng dù gì vẫn chỉ là một đứa trẻ chưa đến tám tuổi, sau khi xác định rõ tôi không có ác ý liền gần gũi hơn. Lúc rỗi rãi tôi giải tán đám cung nữ, thái giám để dạy cậu đánh bài, chơi mạt chượt; tiếc rằng có mỗi hai người nên chỉ chơi được đô-mi-nô, bài xì dách, v.v… Tôi hận mình không phải con giun, bằng không cắt mỗi người thành hai nửa thì có thể chơi mạt chượt rồi! Từng muốn rủ rê thêm hai người nữa, nhưng Thường Ninh còn quá nhỏ, Tô Mạt Nhi phải làm việc hộ tôi, còn Huyền Diệp – thằng bé ấy rất có kỷ luật, sau sẽ phê bình. Thế nên sau khi chơi một lúc lâu, tôi thắng được vài viên kẹo; nhưng vì muốn duy trì lòng nhiệt tình Cách mạng của Phúc Toàn, tôi lại phải thêm vào vài viên đưa cậu nhóc. Chả vui, chả vui gì hết, tôi hú vài tiếng dưới trăng, trông như một con sói phương Bắc.

Trong đám trẻ, tôi ghét nhất là Huyền Diệp, chẳng giống trẻ con tẹo nào. Hôm nọ, tôi đang thi với Phúc Toàn xem ai ném được nhiều đậu phộng vào miệng hơn, nó vừa đến, đứng trước cửa với bộ mặt vô cảm, hỏi: “Bọn huynh đang làm trò gì thế?” Lúc ấy tôi đang nuốt đậu phộng, bị nó hù cho phát, đậu phộng đổi hướng, khiến tôi ho cả nửa ngày mới ngừng được. Tôi người lớn chả chấp trẻ con làm gì, ho xong, tôi cười tươi như hoa nở bắt đầu lôi kéo nó vào sự bại hoại của mình; kết quả là nó chạy lại gần Phúc Toàn, rất nghiêm túc chất vấn: “Ngươi là ai? Ngươi không phải Hoàng tổ mẫu, bà ấy chưa bao giờ thế này cả.” Ôi thế mà lại nghi ngờ tôi, đến Phúc Toàn nhìn cũng chả ra, nó không hổ là đấng minh quân sau này; tôi sợ đến giật nảy mình, lập tức chỉnh lại nét mặt, lớn tiếng quát: “Láo xược! Tâm tư ta há lại để cho ngươi suy đoán à?” Về sau liền bỏ luôn ý định kéo nó nhập bọn.

Sau ngẫm lại, toàn thân tôi đổ đầy mồ hôi lạnh, Huyền Diệp chưa đến sáu tuổi lại tinh nhạy đến thế, nhớ lại lúc tôi năm, sáu tuổi thì đang làm gì ấy nhờ? Từng nhầm quả hồng là cà chua mà gặm (người phía Nam, chưa từng thấy quả hồng), hậu quả lưỡi tê rần, mẹ dùng khăn tay kéo lưỡi tôi ra lau một lúc lâu; từng cãi nhau với đám bạn trẻ nít, rằng: “Tao không chơi với mày nữa đâu, mày trả lại tao hai miếng giấy bọc kẹo trước tao đưa ngay!” Tỉ mỉ nhớ lại, hình như trừ ăn uống chơi bời, cái gì tôi cũng không biết.

Thật đáng sợ, cái đứa này còn là con nít không vậy? Từ đó, tôi liền hơi dè chừng Huyền Diệp, nếu chả phải vì liên quan đến tiền đồ chính trị của tôi, tôi thực chẳng muốn để ý đến nó. Tốt thôi, cậu không muốn làm trẻ con, tôi chiều cậu! Thế nên, tôi bảo Tô Mạt Nhi tìm danh sư tiếp tục hủy hoại nó, nghiêm khắc đòi hỏi nó,bồi dưỡng nó trên con đường làm Hoàng đế. Cho nó mỗi ngày ngập trong chính vụ, mệt chết nó đi; cho nó có thật nhiều vợ, phiền chết nó luôn; cho nó có cả đống con, quậy chết nó!

Đây, sự phục thù ngọt ngào của một người phụ nữ lòng dạ nhỏ nhen là tôi. Con cháu sau này đều bảo Huyền Diệp do chính tay Hiếu Trang bồi dưỡng, nâng đỡ lên ngai vị Hoàng đế, lại chả biết rằng vì tôi ghét nên mới đẩy nó ra ngoài chịu khổ, tiếc thật, người có thể thông qua sự việc nhìn rõ bản chất quá ít, sự thật này cứ thế mà bị chôn vùi với thời gian. (Thế nên ghi chép xác thực chả bằng đừng ghi chép gì. Tứ gia đảng đừng mắng tôi, lịch sử thật có khi Bát Bát nhà tôi mới là người tốt. — Vô Tụ lòng dạ hẹp hòi viết)

Dĩ nhiên tôi không nỡ hại Phúc Toàn, thấy khuôn mặt cậu là tôi đã chẳng thể xuống tay rồi, nên lúc nào cũng ngăn cậu tránh khỏi sự tối tăm tàn khốc chốn tranh đấu cung đình, dạy câu cách sống của một người giàu sang nhàn rỗi.

Có một ngày, Phúc Toàn và Huyền Diệp đến thỉnh an Phúc Lâm, Phúc Lâm hỏi chí hướng sau này của chúng, như tôi đoán, Huyền Diệp đáp: “Nguyện theo ý Phụ hoàng.” Còn Phúc Toàn nói: “Nguyện làm nhàn vương.” Thế mà sử quan lại nghe lầm, chép thành ‘Hiền vương’, đây tuyệt đối là sai sót của lịch sử. Ôi đứa bé đáng thương của tôi, sau này quả nhiên ‘bị’ Huyền Diệp trọng dụng – một đời Hiền vương, cả đời chưa bao giờ nhàn rỗi. Đúng là bọn thư sinh hại người mà!

Khi có mặt Huyền Diệp, tôi đều ngoan ngoãn ra vẻ một vị Thái hậu đoan chính, ngẫm cũng thất buồn, tuổi thật của tôi mười chín, bây giờ bốn mươi bảy, thế mà lại bị một đứa trẻ quản thúc, chẳng lẽ nền giáo dụng hiện đại quả là môi trường bồi dưỡng ra toàn bọn yếu kém?

Từ câu nói “Tâm tư ta há lại để cho ngươi suy đoán à?” kia, Huyền Diệp liền bắt đầu gố gắng suy đoán, đào bới ý nghĩa sâu xa trong lời tôi; sự thật chứng minh, nó là một trò giỏi tự học thành tài. Tôi thường kể chuyện cho bọn chúng nghe.

Câu chuyện thứ nhất ‘Ngây như gà gỗ": Kỷ Tỉnh Tử huấn luyện gà chọi cho Quốc vương, Quốc vương luôn miệng truy hỏi con gà kia có phải đã chuẩn bị chọi được hay không. Cậu ta thưa: “Vẫn chưa đâu ạ, nó vẫn rất sung sức, lúc nào cũng…* (ngụ ngôn Trung Quốc, ngụ ý rằng khi kẻ địch đang sung sức thì nên lặng lẽ bố trí tất thảy, nhất kích tất trúng)

Câu chuyện thứ hai ‘Có đuôi thì sợ bị gϊếŧ": Một ngày nọ, cóc nhìn thấy một con cá đam chiêu ủ dột, hỏi: “Sao buồn thế?” Cá đáp: “Long cung đã hạ lệnh, phàm là những loài có đuôi đều sẽ bị trừng trị.”…* (xuất xứ từ ‘Ngải Tử tạp thuyết’, phản ánh trần trụi tình trạng quan liêu lạm sát người dân vô tội, chỉ trích mặt trái xã hội)

Câu chuyện thứ ba ‘Washington chặt đào": Có một cậu bé tên là Washington nhận được một cây rìu, cậu rất thích, bèn bổ tới bổ lui thử rìu, không cẩn thận đốn ngã cây đào của bố mình,…* (trên tay nắm thực quyền thì lời nói mới có trọng lượng)

Câu chuyện thứ tư là chuyện ‘Mười một con thiên nga hoang’ và ‘Công chúa Bạch Tuyết trả thù mẹ kế’, nội dung chắc ai cũng từng nghe, tôi không nói nữa – Từ đấy, Huyền Diệp hạ luật, nữ nhân hậu cung không thể tham gia chính sự. Tôi rất xin lỗi phụ nữ toàn thế giới, không chú ý một chút liền trở thành đồng lõa của chủ nghĩa phong kiến áp bức phụ nữ, nếu tôi giáo dục Huyền Diệp thật tốt khiến nó có thể xem trọng nửa thế giới còn lại, có lẽ triều Thanh giai đoạn sau sẽ không cho ra nhiều hiệp ước bất bình đẳng đến thế, cũng không đến lượt Từ Hi nhảy nhót. Thôi thì cứ để ưu khuyết điểm của việc tốt trên kia bù trừ nhau nhé, mọi người đừng mắng tôi.

Câu chuyện thứ năm ‘Chuyện bắn chim": Tôi hỏi: “Trên cây có mười con chim, dùng pháo nổ chết một con, còn mấy con?” Thường Ninh đáp: “Còn chín con.” Huyền Diệp sửa lại: “Một con cũng không còn.” Hừ, sao có thể để nó đáp dễ đến thế được, tôi lắc đầu, nói: “Không đúng, nếu con chim chết kia còn vắt lại trên cây, là còn một con.” Thấy Huyền Diệp ngộ ra, tôi tiếp tục: “Nếu có con chim bị điếc, lại sẽ còn thêm con nữa. Nếu có một con bị què hoặc đói bụng bay không nổi, thế lại thừa thêm một con. Nếu có con mang trứng, thế là lại nhiều thêm vài con. Bấy giờ, các cháu nói xem, trên cây còn mấy con chim?” Cả đám nhóc bị tôi giảng đến choáng váng – Từ đấy, Huyền Diệp liền vô cùng tôn sùng tôi, suy nghĩ lối mòn của nó được tôi khai hóa, về sau cân nhắc vấn đề rất chu toàn.

Câu chuyện thứ sáu ‘Tin thần đến mắc tội": Có một người phải bước qua vũng nước, sợ dơ giày, liền mang tượng thần ở ngôi miếu gần đấy đến lót đường, một người tin thần đến sau hắn ta, vội quỳ xuống khấn vái, lau khô tượng thần rồi cung kính tiễn về, Thần nói với tiểu quỷ: “Ngươi có thể đến nhà hắn quấy nhiễu.” Tiểu quỷ kinh ngạc hỏi lại: “Nếu muốn giáng họa thì cũng nên giáng xuống tên đến trước chứ.” Thần than rằng: “Tên ấy không tin thần, sao giáng họa nổi?” – Từ đấy, Huyền Diệp rất cảnh giác với Thuyết quỷ thần, sau này Trương Minh Đức* (quan nhà Thanh) bị lăng trì, xét về nguyên nhân cũng có công của câu chuyện. Bát Bát, em rất xin lỗi anh!

Câu chuyện bảy ‘Bắt sâu chờ tuyết": Xa Dận bắt đom đóm phát sáng để đọc sách, Tôn Khang mượn ánh tuyết để đọc sách, đây là hai tấm gương trí thức trong thiên hạ. Một ngày hè, hai người lại không vào thư phòng đọc sách, Tôn Khang ngồi nhàn rỗi trong vườn là cớ làm sao? Tôn Khang đáp: “Xa Dận bắt hết đom đóm đi rồi, còn trời bây giờ thì làm gì có tuyết cho ta.” – Thế nên Khang Hi rất thiết thực, không thích chủ nghĩa hình thức, là lý do vì sao Dận Chân cần cù thật thà được nó yêu thích, còn Bát Bát có tiếng người hiền lại mất lòng vua. Bát Bát, em lại nhỡ tay chôn vùi anh rồi.

Trừ lần đó ra, tôi thường xuyên ức hϊếp Huyền Diệp, giành giật đồ tốt với nó, nói cho hay thì đó là giáo dục bằng cách cản trở, sau này Khang Hi cực đối kháng với sự chèn ép, có núi băng trước mặt cũng chả mất tí ti khí thế. Chẳng thể không nói đó là nhờ sự giáo dục thành công của tôi.

Cứ vậy, một thế hệ minh quân ngang trời ra đời. Nhưng tôi nghĩ mãi không ra một chuyện, rốt cuộc là do biết trước lịch sử nên tôi mới chọn Huyền Diệp, hay vì tôi chọn Huyền Diệp mới có trang sử như này? Nói cách khác, là vận mệnh lựa chọn tôi, hay tôi lựa chọn vận mệnh? Đây là một vấn đề rất sâu xa huyền bí, tôi đề tên nó là ‘Giả thuyết của Hiếu Trang’, biết đâu có một ngày nó giống với giả thuyết của Goldbach* (giả thuyết về số nguyên tố), trở thành một viên đá quý trong sử học vương quyền. Mọi người có thời gian rảnh hãy ngồi tưởng tượng một chút, biết đâu ngôi sao của giới sử học trong tương lai chính là bạn?