Mấy ngày sau, tôi được xuất viện.
Đã rất lâu không vận động gân cốt, lại thêm việc lần này bị thương nặng khiến cơ thể tôi chưa thể bình phục hoàn toàn. Ông Nhĩ đã kê cho tôi vài liều thuốc bổ, dặn dò Tôn Nam Bắc ngày nào cũng phải sắc thuốc cho tôi, lại còn kê cả thực đơn riêng cho tôi. Nhìn thấy dáng vẻ tận tụy của ông Nhĩ, tôi thực sự vô cùng cảm động.
Tôi nhìn ông Nhĩ rồi cười nói: "Ông ơi, để cháu giới thiệu ông cho mẹ cháu làm quen nhé. Cháu sẽ nói với bà ấy rằng ông chăm cháu tốt hơn cả ông ruột, mẹ cháu nhất định cũng sẽ rất cảm kích ông".
Khi tôi nói câu này, ông Nhĩ đang uống nước, không biết tại sao đột nhiên ho dữ dội. Tôi vội vàng vỗ lưng cho ông, hỏi: "Ông ơi, ông bị sao thế ạ? Ông bị sặc sao?"
Ông Nhĩ cười ngại ngùng, nói: "À, tại lỡ uống ngụm nước to quá".
Tôi bảo ông nên cẩn thận một chút, sau khi về thủ đô phải tự chăm sóc bản thân mình cho tốt. Sau đó, tôi đưa cho ông cái tẩu và gói thuốc đã được chuẩn bị kỹ càng, nói: "Đây là quà của cháu, ông có thích không?"
Ông Nhĩ lấy chiếc tẩu ra khỏi cái hộp gấm, say mê ngắm nghía không rời, nói: "Không tồi, không tồi, chiếc tẩu thuốc này được làm từ ngọc Jade sao? Bên trên còn khảm cả vàng sao?
Tôi cười hỏi: "Như vậy có hơi phô trương quá không ạ?”
Ông Nhĩ cười ha ha, nói: "Nếu chiếc tẩu quý thế này để cho một ông già bình thường hút thì có lẽ nó sẽ khiến ông ta gặp nguy hiểm. Chiếc tẩu có giá trị lớn như vậy được tặng cho tôi, cũng coi như là tìm đúng chủ nhân rồi. Kẻ nào dám nhăm nhe nó thì tôi sẽ đυ.c lỗ trên sọ hắn cho xem".
Thấy ông Nhĩ thích món quà đến vậy, tôi cũng cảm thấy yên tâm. Tôi cười, nói: "Ông hút hết thuốc rồi cháu sẽ mua thêm rồi gửi sang cho ông".
Ông Nhĩ xua xua tay, nói: "Không cần, bây giờ tôi là khách quý của nhà họ Tô, có thể thiếu thuốc hút được hay sao?"
Nói đến đây, ông Nhĩ có chút lưu luyến, vỗ vỗ vai tôi, nói: "Ông già này đi đây. Lần này tôi đi không biết đến bao giờ mới có thể gặp lại cậu, cậu nhất định phải cẩn thận đấy biết chưa?"
Tôi gật gật đầu, đáp: "Cháu biết thưa ông, ông cứ yên tâm, ở đất Nam Kinh này giờ không có ai có thể làm hại cháu được nữa. Hơn nữa, sức khỏe của chị Thủy xin nhờ cả vào ông".
Ông Nhĩ vỗ vỗ lên bàn tay tôi, nói: "Cậu cứ yên cái tâm. Người mà cậu muốn bảo vệ thì dù tôi có phải làm mọi cách cũng không để cô ấy xảy ra chuyện gì đâu".
"Cháu cảm ơn ông.", tôi nói lời cảm ơn ông Nhĩ từ tận đáy lòng.
Tôi vốn không còn ông ruột nên trong lòng tôi, ông Nhĩ chính là ông của tôi, là người thân thiết với tôi nhất.
Sau khi tiễn ông Nhĩ đi khỏi, tôi quay lại Cẩm Tú thì thấy An An và Tam gia đang bận luôn chân luôn tay. Phòng khách đã được dọn dẹp sáng sủa, sạch sẽ. Những lẵng hoa tươi được xếp thành hàng trong phòng đang tỏa hương thơm ngát và làm căn phòng tươi tắn hẳn lên. Tiếng cười của An An vọng ra từ trong bếp làm tôi cảm thấy không gian xung quanh dường như đang ngập tràn tình yêu. Tức cảnh sinh tình, tôi chợt nhớ lại trước đây tôi cũng xuống bếp phụ giúp Thanh Hồ, nhớ lại cách chúng tôi chỉ nhìn ánh mắt cũng hiểu ý nhau. Điều đó chợt làm tim tôi đau nhói.
Dù mọi thứ đã trôi qua từ lâu, dù trong lòng tôi đã chấp nhận hiện thực này nhưng mỗi lần nghĩ tới vẫn rất đau. Giai Âm nói đúng, dù cho tôi và Thanh Hồ không thể ở bên nhau, nhưng chị ấy giống như một nốt ruồi son trong lòng tôi, cả đời này cũng không xóa đi được.
Tôi chầm chậm bước tới phòng của Thanh Hồ, mở cửa ra. Đập vào mắt tôi là căn phòng chẳng khác gì trước đây. Tôi đi đến chỗ cái bàn, phát hiện trên bàn có một chiếc hộp. Tôi mở hộp ra, thấy chiếc dây chuyền và nhẫn tôi tặng Thanh Hồ nằm lặng lẽ bên trong. Tôi chợt cảm thấy sống mũi mình cay cay, chị ấy trả lại những món đồ tôi từng tặng, chẳng phải muốn hoàn toàn đoạn tuyệt với tôi sao?
Tôi cầm chiếc hộp lên mới phát hiện ra có một mảnh giấy. Tôi đặt cái hộp xuống, cầm mảnh giấy lên xem. Trên mảnh giấy là lời bài hát ‘Thiên Bách Độ’: “Trăn trở nhập mộng, mộng qua vài tháng, tỉnh là mấy năm? Quá khứ tươi đẹp, tình cạn, duyên hai lối. Tiếng chim Cô ai oán đâu đây, bay đi rồi sao về chốn cũ? Câu đối cũ trên giấy đỏ đã bạc màu, mực tàn phai, ai đã gỡ xuống?”
Nhìn những hàng chữ này, tôi không kìm được mà nước mắt rơi lã chã, tình cạn sao? Không, chỉ là tình sâu nhưng duyên phận mỏng.
Sau khi lấy lại chiếc hộp và mảnh giấy, tôi ngồi lại trong phòng Thanh Hồ một lúc. Tôi nghe tiếng Tôn Nam Bắc gọi tên tôi nhưng bị Mạt Tang ngăn lại.
Tôi ngồi trên giường một hồi lâu, chợt nghe tiếng cửa mở. Sau đó, tôi nghe tiếng Tôn Nam Bắc vui vẻ thông báo: "Trần Danh, anh xem ai đến thăm này?"
Tôi nhổm dậy mở cửa, trước mắt tôi là một người mặc bộ áo dài màu tím, khoác áo lông cáo, tóc vấn cao. Dù đã gần ngũ tuần nhưng người phụ nữ đó vẫn vô cùng xinh đẹp. Dường như thời gian chẳng thể để lại dấu vết gì trên gương mặt bà, dù cho người phụ nữ ấy phải trải qua bao nỗi đau mà người thường có lẽ không chịu nổi.
Người phụ nữ được thời gian ưu ái nhưng lại bị số phận phụ bạc đó không ai khác chính là mẹ tôi.
Tôi vô cùng cảm động, hét gọi: "Mẹ!"
Tiếng "mẹ" ấy tôi nghẹn ngào thốt ra, không thể ngờ mẹ tôi lại tới đây, không thể ngờ có thể được gặp bà ấy ở Nam Kinh.
Mẹ tôi đứng đó, nhìn tôi với đôi mắt ngấn lệ, nghẹn ngào gọi: "Tiểu Danh".
Tôi chạy tới, ôm chặt lấy mẹ, xúc động hỏi: "Mẹ ơi, có phải con đang nằm mơ không? Mẹ thực sự tới thăm con sao? Đúng là mẹ sao?"
Mẹ tôi cười, tôi buông mẹ ra, ngắm nhìn bà ấy. Mẹ tôi ôm lấy gương mặt tôi, nói: "Con trai ngốc của mẹ, sao có thể là mơ được chứ? Mẹ đến rồi, mẹ đến thăm con rồi đây".
Mẹ vừa nói vừa nhìn tôi với vẻ đầy thương xót, hỏi: "Con gầy đi nhiều quá, chắc chắn con đã phải chịu khổ rất nhiều đúng không?"
Tôi không kìm được mà khóc nấc lên, mẹ lau nước mắt cho tôi. Tôi nói tôi thật là đứa con trai tồi, lần nào cũng khóc. Mẹ tôi cười, đáp: "Không sao, khi trong lòng con có nhiều điều bị đè nén, khóc sẽ rất dễ chịu. Không có ai cười con đâu".
Tôn Nam Bắc và Mạt Tang cũng đỏ hoe mắt còn Tam gia thì nhìn hai mẹ con tôi với ánh mắt vừa ngưỡng mộ, vừa cảm động. Tam gia nói: "Cô và Trần Danh mau ngồi xuống sofa đi. Cô đi đường xa như vậy, chắc là mệt lắm".
Tôi vội vã dìu mẹ ngồi xuống sofa. Mẹ tôi cười, nói với Tam gia: "Cậu chủ Vân, mấy năm nay Trần Danh nhà cô được cháu chăm sóc tốt như vậy, cô thực sự vô cùng cảm kích".
Tam gia vội đáp: "Cô à, cô đừng khách sáo như vậy. Cô cứ gọi cháu là Tam Thiên là được rồi ạ. Hơn nữa, Trần Danh cũng giúp đỡ cháu rất nhiều. Bọn cháu là anh em tốt của nhau, chăm sóc nhau là điều đương nhiên".
Tam gia vừa nói vừa rót trà cho mẹ tôi còn An An thì ân cần lấy ra biết bao nhiêu bánh trái mời mẹ. Tôi quay sang hỏi mẹ sao lại đến đột ngột như vậy, lại còn không báo trước với tôi một tiếng.
Mẹ tôi cười, đáp: "Chuyện này nói ra thì dài. Mẹ có thể đến đây hôm nay tất cả là nhờ sự giúp đỡ của Giai Âm và một người khác nữa".
Nhắc đến người này, mẹ tôi bỗng thở dài. Tôi hỏi: "Mẹ, người còn lại đó là ai?"
Mẹ cười, đáp: "Hiện giờ con vẫn chưa cần biết tới người này. Tóm lại, Giai Âm đã diệt trừ một tổ chức sát thủ ở Nam Kinh, lập được công lớn, lại còn suýt bị thương. Cấp trên muốn bù đắp cho con bé, vậy mà nó đã từ chối hết mọi phần thưởng, chỉ xin cho mẹ được đến đây chăm sóc con một thời gian. Lần này không biết tại sao, người nhà họ Tống cũng ra mặt nói giúp, cùng với sự giúp đỡ của người kia nên mẹ mới có thể tới đây với con".
Nói đến đây, mẹ tôi cười rồi nhìn sang Mạt Tang, trong mắt mẹ đầy ắp niềm vui, mẹ nói: "Nghe Giai Âm nói Tang Tang sắp kết hôn rồi, cô thực sự rất vui. Cấp trên cho phép cô được tham dự đám cưới của cháu rồi mới phải quay về".
Mạt Tang nghe xong, vừa hạnh phúc vừa cảm động. Chị ấy ngồi xổm trên sàn, nắm lấy tay mẹ tôi. nói: "Hôn lễ của cháu có cô tham dự, cháu cảm thấy mãn nguyện lắm rồi".
Mẹ tôi cười, ánh mắt đầy vẻ cưng chiều, đáp: "Nha đầu ngốc, sau này con đường hạnh phúc còn rất dài. Không cần vội, chúng ta sẽ từ từ đi".
Mẹ tôi vừa nói vừa nhìn Tôn Nam Bắc. Anh ấy ngay lập tức tỏ vẻ đứng đắn, cúi rạp người chào mẹ tôi, lại còn trịnh trọng tuyên bố: "Cô Vệ, cháu nhất định sẽ đối xử với Mạt Tang thật tốt".
Có thể thấy, Tôn Nam Bắc hơi lo lắng khi gặp mẹ tôi. Cũng chẳng trách, gặp phụ huynh thì ai mà ung dung tự tại cho được.
Mẹ tôi cười hiền hòa, đáp: "Cháu là anh em vào sinh ra tử của Trần Danh, là người mà Tang Tang lựa chọn giữa vô số người ngoài kia. Trao Tang Tang cho cháu, cô cũng thấy yên tâm, sau này cháu phải chăm sóc con bé thật tốt".
Tôn Nam Bắc vội đáp: "Cô yên tâm, cô yên tâm, dù sau này nhà cháu chỉ có một bát cơm thì cháu cũng để dành cho Mạt Tang, còn cháu nhịn đói cũng được".
Dù cách nói của anh ấy có hơi khoa trương nhưng chúng tôi đều có thể cảm nhận được sự chân thành trong đó nên không ai cười cả. Mạt Tang đỏ hoe mắt, dáng vẻ đầy thẹn thùng.
Tôi vui sướиɠ như điên, nói: "Thế nghĩa là mẹ có thể ở đây với con 2 tháng liền đúng không?"
Mẹ tôi gật đầu, nói: "Con ngoan của mẹ, năm nay mẹ sẽ được ở bên cạnh con hết hai tháng lạnh nhất của mùa đông".
Tôi xúc động đến nỗi không kìm nén được, nói: "Vậy con sẽ không đi đâu cả, con sẽ dành hết thời gian đưa mẹ đi du ngoạn đó đây".
Mẹ lắc đầu, nói: "Không được, nam nhi chí ở bốn phương. Mẹ tới đây không phải để làm tảng đá ngáng đường con. Hơn nữa, có Tang Tang ở bên cạnh mẹ rồi, con cứ yên tâm lo việc của mình là được".
Tôi cười, đáp: "Con nghe lời mẹ hết, chỉ có điều dạo này con cũng không có nhiều việc cần xử lý. Dù cho không thể đưa mẹ đi khắp nơi nhưng đưa mẹ đi khắp Nam Kinh này thì được ạ".
Nói xong, tôi ngại ngùng hỏi: "Mẹ ơi, Giai Âm, cô ấy có nói gì với mẹ hay nhờ mẹ chuyển lời gì đến con không?"
Giai Âm đã hi sinh cho tôi nhiều như vậy, hơn nữa, đây cũng không phải lần đầu cô ấy từ bỏ cả phần thưởng vì tôi. Tôi thực sự rất cảm động, lại càng áy náy vì đã để cô ấy thất vọng như vậy.
Mẹ tôi lắc đầu, nói: "Không, Giai Âm nó lại đi làm nhiệm vụ rồi".
Nghe tin Giai Âm vừa về thủ đô đã đi làm nhiệm vụ, tôi bỗng thấy rất thương cô ấy. Hơn nữa, mỗi lần cô ấy đi làm nhiệm vụ đều vô cùng nguy hiểm, tôi thực sự lo cô ấy sẽ xảy ra chuyện.
Mẹ tôi dịu dàng, nói: "Con không cần quá lo lắng, Giai Âm nó rất lợi hại, chắc chắn sẽ bình an trở về".
Tôi gật đầu, mẹ nói tiếp: "Còn chuyện về hai người phụ nữ còn lại, mẹ cũng nghe nói rồi. Đây là có duyên không phận, là số mệnh rồi. Mẹ biết con rất buồn nhưng thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương".
Bị mẹ phát hiện tôi cùng lúc yêu tới 3 người phụ nữ, tôi nhất thời cảm thấy rất mất mặt bèn ngại ngùng nói: "Con biết rồi ạ".
Mẹ tôi cười, nừa đùa nửa thật hỏi tôi: "Thật không biết con giống ai, bố con và mẹ đều là người chung tình, sao lại có đứa con đào hoa thế này?"
Tôi cười ngại ngùng, dùng ánh mắt cầu cứu Tam gia. Tam gia lập tức giải vây cho tôi, anh ấy nói: "Cô à, cô đã đói chưa ạ? Cháu và An An đã cơm nước xong xuôi rồi, giờ chúng ta đi ăn cơm nhé?"
Mẹ vui vẻ gật đầu cười, chúng tôi cùng nhau ăn một bữa cơm rất vui vẻ.
Ăn cơm xong, tôi bảo mẹ đi nghỉ ngơi. Sau đó, tôi bảo Tôn Nam Bắc tạm thời dừng hết các hoạt động trong 2 tháng này. Chuyện ở Hàng Châu cũng tạm thời dừng lại. Dù nói đàn ông phải lấy sự nghiệp làm trọng nhưng mẹ tôi khó khăn lắm mới tới được đây, tôi muốn dành hết thời gian của mình cho mẹ.
Vậy nên, 2 tháng tiếp theo, tôi từ chối tiếp khách, đưa mẹ đi Từ Châu gặp Vương Duy, sau đó còn đưa mẹ đi chọn nhà cho Mạt Tang. Mẹ tôi còn đích thân sửa váy cưới cho chị ấy. Hai tháng vui vẻ trôi qua, cuối cùng đám cưới của Mạt Tang - ngày mẹ tôi mong chờ từ rất lâu cũng diễn ra.
Ngày hôm đó, tôi bao trọn cả khách sạn Kim Lăng, mời tất cả những nhân vật có máu mặt ở Nam Kinh tới. Những người đó đều rất thức thời, đến đầy đủ và không ai từ chối lời mời của tôi.
Tôi đứng ở cửa giúp cô dâu chủ rể đón khách. Khách khứa đã tới rất đông, nhưng có một người vẫn chưa xuất hiện khiến tôi có chút thất vọng.
Lúc này, Tôn Nam Bắc nhắc tôi: "Trần Danh, khách khứa hình như đã đến đông đủ rồi".
Tôi ừ một tiếng, thất vọng quay người lại, nói: "Đi vào thôi".
Tôi vừa dứt lời thì sau lưng vang lên tiếng động cơ ...