Tam Điểm Chỉ

Chương 79: Người Đàn Bà Bí Ẩn

Sau cái buổi tối định mệnh ở nhà một mình với con búp bê kia, Tùng giờ không còn mang nỗi lo sợ rằng vợ mình bị sang chấn tâm lí nữa, mà anh ta mang một nỗi sợ hãi còn kinh hoàng hơn nữa, đó là con búp bê kia không mang linh hồn của bé Mai, mà nó mang trong mình một thứ gì đó rất tối tăm. Kể từ sau cái hôm đυ.ng độ, Tùng đêm nào cũng không ngủ ngon giấc khi mà tâm trí của anh giờ hoàn toàn để ý vào con búp bê. Có nhiều đêm Tùng thức gần tới sáng chỉ để nghe vợ mình, Trang trò chuyện với nó tựa như là bé Mai khi con sống. Nhiều lần nằm trên giường, Tùng nhẹ nhàng rướn người nhổm dậy nhìn thì thấy con búp bê cử động đầu và tay chân khiến cho anh phải rợn tóc gáy. Điều còn khiến cho anh không thể ăn ngon ngủ yên dạo gần đây là việc vợ mình liên tục nói là có việc bận không ăn cơm nhà, lúc thì đi họp, lúc thì việc nhiều nên phải ở lại muộn. Và lần nào cũng vậy, Trang cũng vể nhà vào lúc gần nửa đêm, và khi cô xuất hiện trong nhà thì Tùng không hề hay biết, cứ như thể cô là một con mèo, nhất cử nhất động đều không phát ra tiếng.

Nhưng có lẽ cái điều khiến cho Tùng quyết tâm tìm ra sự thật là cái đêm mà cậu phát hiện ra Trang không còn là bản thân cô và dường như có một thứ sức mạnh vô hình đang chi phối điều khiển vợ mình. Đêm hôm đó Tùng đang chìm trong giấc ngủ thì bất ngờ anh ta mở mắt bừng tỉnh. Tùng nhìn quanh trên giường thì không thấy Trang đâu, chỉ còn con búp bê là đang nằm ngửa mặt lên trần nhà. Tùng ngồi dậy ngó nghiêng như thể tìm kiếm Trang nhưng mà cô không có trong nhà vệ sinh, bốn bề vẫn tối đen như mực. Tùng bật cái đèn ngủ đầu giường, khi mà vừa tính gọi Trang thì bất ngờ bên tai anh là một cái tiếng động lạ, cái tiếng "bình bịch" cứ phát ra đều đặn như thể có thứ gì đó đập vào tường. Lần theo cái tiếng động lạ cứ vang vọng trong nhà, tùng bật đèn cầu thang và bắt đầu đi xuống dưới nhà. Càng xuống gần đến nơi, cái tiếng "bình bịch" lại ngày một rõ dần, và cái cảm giác lạnh gáy rờn rợn lại bao chùm lấy toàn cơ thể của Tùng. Đứng dưới chân cầu thang, Tùng bật đèn phòng khách và bếp, anh vô cùng kinh hãi khi mà Trang đang đứng đó cứ thế tiến thẳng vào tường. Đầu cô cúi gầm, cứ bước vài bước đập đầu vào tường, lùi lại, rồi lại bước tiếp. Cứ như vậy cái tiếng "bình bịch" phát ra đều đặn. Thoáng trong giây lát, Tùng nhìn cảnh tưởng Trang có cái hành động kì quái như vậy thì cậu còn kĩnh hãi hơn nữa, cứ như thể Trang giờ chỉ còn là cái xác không hồn đang bị ai đó dắt đi vậy. Tùng trực tiến lại gọi to tên vợ mình thì bất ngờ toàn bộ đèn dưới tầng 1 tắt ngấm. Hoảng hốt, anh với tay bất đi bật lại cái công tắc mà không để ý rằng cái tiếng "bình bịch" do đầu Trang đập vào tường đã biến mất ngay khi anh đèn vụt tắt. Ngay khi mà đèn tấng một sáng trở lại, Tùng kinh hãi hét lớn té ngửa ra sau khi mà không biết từ khi nào Trang đã đứng lù lù ngay trước mặt anh. Cái dáng đứng thẳng lưng, đầu cúi gằm, mái tóc xõa ra phía trước che khuất mặt. Tùng ngồi trên cầu thang một tay đặt lên ngực như thể giữ cho tim đập chậm lại, dưới cái mái tóc xõa ra đó là tiếng Trang thều thào tựa như người yếu hơi:

- Đi ngủ thôi anh, anh ở đây làm gì?

Tùng nghe cái giọng đó mà khắp người nổi da gà, cậu ấp úng:

- Thì anh đi kiếm em...

Trang bước từng bước chậm rãi qua người Tùng đi lên phòng, vừa đi cô vừa nói cái giọng thều thào:

- Lên đi ngủ thôi anh ơi, lên ôm con ngủ thôi...

Sau cái đêm đυ.ng độ đó, quan niệm tâm linh của Tùng thay đổi 180 độ. Anh đã lên chùa chiền thậm chí là phủ điện để xin bùa chú về nhằm giúp cho Trang trở lại bình thường. Nhưng tất cả các bùa chú đều vô dung đối với cô, thấy vậy, Tùng thậm chí còn đích thân đưa Trang lên tới tận nơi để nhờ các thầy, các sư làm lễ để trục vong hay như đánh đuổi cái thế lực bóng tối đang chi phối cô. Nhưng tất cả chỉ là vô ích, đêm đêm Trang vẫn thẩn thơ thẫn thờ sau khi chơi với con búp bê, cô vẫn đi lại loanh quanh khắm nhà, chân bước nhẹ tới mức không hề phát ra một tiếng động nào, tựa như một bóng ma cứ quanh quẩn trong nhà vậy.

Khi mà sự giúp đỡ từ tâm linh không thể cải thiện được tình hình của Trang, thì Tùng lại quay qua bên y học. Việc sử dụng thuốc an thần có vẻ như cũng không có tác dụng gì mấy với cô. Ngay khi mà Tùng tưởng rằng như mọi thứ đi vào ngõ cụt, và anh sẽ phải chấp nhận sống với người vợ không bình thường này tới cuối đời thì thật tình cờ thay, có người lại mở ra một hướng giải quyết mới. Trưa hôm đó sau khi đi ăn và đang ngồi trà đá với đồng nghiệp, đối diện với Tùng bên kia đường là một người ăn mày gầy gò, trên mặc mạc bộ quần áo rách rưới, mặt lấm lem với cái mái tóc cáu bẩn lâu ngày không gội. Người ăn mày ngồi đó nhìn anh chằm chằm không chớp mắt. Tùng lúc đầu cũng chẳng để ý hay cảm thấy khó chịu gì, chỉ có đến khi người ăn mày này chống cái gậy đứng dậy dáng đi lom khom tiến tới chìa tay ra đứng trước mặt Tùng rất lâu để xin tiền mà không nói một lời. Mặc cho Tùng hay như đồng nghiệp mình xua tay không cho, thậm chí là chủ quán đuổi đi nhưng người ăn mày này vẫn đứng đó. Ngay khi mà Tùng và đồng nghiệp giả vờ nói chuyện để làm ngơ người ăn mày này thì bất ngờ ông ta cất lời đọc một bài thơ:

"Ai ơi sống ở trên đời,

Sinh, bệnh, lão, từ ấy thời hiển nhiên.

Nào ai bất tử, trường tồn?

Nào ai cản được định luật thời gian?

Sinh ra là một món quà,

Chết đi trả lại, ung dung ta về.

Duyên khởi, duyên diệt, người ơi,

Đấng nào lại dám đổi thay điều này?

Có chăng là lũ ma tà,

Luôn luôn mong đợi tới ngày thăng thiên.

Trắng đen, phải trái, thật gian,

Người trần mắt thịt, nhìn thời không ra."

Tùng ngồi đó mất một lúc thì cậu như hiểu ra cái bài thơ đó là ám chỉ mình. Nhanh như chớp, cậu đứng phắt dậy đuổi theo người ăn mày kia. Tùng kéo tay ông ta lại hỏi:

- Bài thơ ông vừa đọc, là dành cho tôi?

Người ăn mày quay người lại đứng nhìn Tùng. Tùng nhanh tay móc túi ra tờ 100 nghìn đặt vài tay người ăn mày khẩn cầu:

- Xin ông, ông chỉ cách giúp cho vợ tôi vượt qua cái đại hạn này với...

Người ăn mày nói:

- Kẻ đã bắt đầu, chính là kẻ có thể kết thúc được mọi việc.

Tùng đứng nghĩ ngợi mất mấy giây, thế rồi chợt anh ta thốt lên:

- Không lẽ nào... là bà thầy đó đã khiến cho vợ tôi như này?

Bất ngờ người ăn mày túm chặt tay Tùng nghiến răng đe dọa:

- Không! Cậu không được đối mặt với mụ ta! Nếu cậu đối mặt, kết quả chỉ có chết mà thôi.

Tùng vẫn đứng đó nhìn người ăn mày chằm chằm, sâu thẳm trong đôi mắt của Tùng, người ăn mày này biết được rằng Tùng sẽ làm trái lại lời khuyên. Ông ta đặt lại tờ tiền vào tay Tùng giả lại rồi quay người vừa đi vừa hát:

- Mặt trời nào soi sáng tim tôi, để tình yêu xay mòn thành đá cuội. Xin úp mặt bùi ngùi, từng ngày qua mỏi ngóng tin vui. Cụm rừng nào lá xác xơ cây, từ vực sâu nghe lời đã dậy. Ôi, cát bụi phận này, vết mực nào xóa bỏ không hay.

Cũng không quá khó khăn để tìm hiểu được về người đàn bà đã làm lễ giúp cho bé Mai nhà Tùng khi mà bà ta là một bà thấy có tiếng tăm. Duy chỉ có một điều mà Tùng để ý đó là khi cậu hỏi về bà ta, thì ai nấy cũng kể được những việc ba ta có thể làm như thể ba ta là một vị thánh sống. Đặc biệt hơn nữa, tuy rằng mồm họ thì ca ngợi bà ta hết lời, nhưng gương mặt người nào người nấy, và cái giọng kể có vướng chút run sợ. Trong tất cả những người mà Tùng dò la tin tức, chỉ có đúng một người duy nhất là nói khác về bà Yến, và người này là người theo Đạo Mẫu. Khi Tùng hỏi về bà Yến, thì người này không hề phủ nhận về tài phép cũng như những việc mà bà Yến có thể làm, chỉ có điều người này cam đoan rằng bà yến không phải là người tử tế, mà là loại tà ma yêu đạo. Không hiểu bằng cách nào, mà người theo Đạo Mẫu này có thể kể cho Tùng nghe gần như tường tận về lai lịch và gia đình của bà Yến. Theo như người này nói thì vợ chồng bà Yến từ nơi khác tới đây, khi tới thì bà Yến đang mang bầu. Hai người họ chọn mua cái mảnh đất ven đồi để xây nhà. Điều ngạc nhiên là nghe nói hai người này rất tín đạo, vậy mà không hiểu sao cái vị trí xây nhà, kể cả kiểu dáng và hướng cửa thì lại cực kì xấu. Bất kì một ai nếu có kiến thức về phong thủy nếu nhìn thấy hình dáng căn nhà đó đều ngán ngẩm lắc đầu khi mà căn nhà đó tựa như một loài nấm độc mọc lên ven đồi hấp thụ toàn bộ âm khí vậy.

Người đàn bà này nhớ như in cái ngày mà bà Yến vào bệnh viện phụ sản, khi mà đứa con của bà ta trào đời, không hề có một tiếng mừng vui của cha mẹ đón con mình, chỉ có độc cái tiếng khóc não nề của thằng nhóc như thể nó đã nhìn ra trước được cuộc đời của nó vậy. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mà người này nhìn thấy đứa con của bà Yến. Không lâu sau cái đợt mà bà Yến bế con về nhà, người dân gần đó bắt đầu bàn tán về việc thường xuyên thấy bà Yến bế con lang thang trong rừng sâu như thể tìm kiếm một thứ gì đó. Có nhiều người do công việc hay phải đi sớm về khuya ngang qua rừng thì họ còn kinh hãi bắt gặp bà Yến đang bị một người gầy cao dong dỏng, toàn thân là cành cây chi chít hay cái gì đó lòi ra như kiểu gai dắt đi. Lời đồn đại và hình ảnh người đàn ông gầy dong dỏng cao tầm 2 mét kia diễn ra gần nửa năm. Đến khi mà họ không còn thấy bà Yến lang thang trong rừng hay bị dắt đi bởi người đàn ông lạ mặt kia thì cũng là lúc mà đứa con trai của bà biến mất. Tùng hỏi:

- Vậy, con trai bà ý đâu?

Người này lắc đầu:

- Không một ai biết rõ, nhưng mà họ đồn rằng bà Yến đã đánh đổi đứa con của mình để lấy được sức mạnh bây giờ. Họa có chăng đứa bé đó đã bỏ mạng trong rừng?

Tùng tỏ vẻ không hiểu:

- Đánh đổi?

Người này nhìn Tùng chằm chằm:

- Hãy hiểu như thể là giao kèo với quỷ vậy.

Thế rồi người này kể tiếp rằng kể từ khi đứa con trai biệt tăm biệt tích, bà Yến mới chính thức bắt đầu công việc của mình là một bà thấy, và cũng kể từ đó gia đình nhà bà ta phất lên. Nhưng có điều rất khó hiểu đó là không biết vì lí do gì, mà bà Yến và chồng mình không thể đẻ con nữa, thêm vào đó chồng bà ta dường như bị "ma men" hành tối ngay say xỉn. Trong nhà liên tục phát ra tiếng chửi bới cãi vã, thậm chí là tiếng đồ đạc vỡ, rồi thì tiếng bà Yến khóc lóc. Rất nhiều lần người dân báo chính quyền, thế nhưng khi họ cho người đến triệu tập hòa giải thì lại không hề có manh mối hay vết tích gì. Nhiều người tình cờ thấy hình ảnh bà Yến bị chồng đánh đạp giã man, vậy mà khi lên ủy ban thì toàn thân bà không hề có một vết tích. Phải mất mấy nắm cho tới khi bà Yến tới trại trẻ mồ côi để nhận một cô gái về làm con nuôi, cũng từ đó mà người dân không còn nghe thấy tiếng vợ chồng bà ta cãi vã hay như tiếng đập đồ đạc nữa. Tùng tỏ vẻ khó hiểu nói:

- Con nuôi?

Người này gật đầu:

- Đúng vậy, người dân vùng này kháo nhau rằng bà yến tài phép là nhờ hiến dâng đứa con mình cho thần "rú" để đánh đối. Sở dĩ việc bà ta bị chồng hành hạ đánh đập tàn nhẫn là cái quả báo mà bà phải chấp nhận khi sát hai đứa con trai của mình, thấm chí cả về việc không có con được nữa. Cái cô con gái nuôi mà bà ta đón về ngày nào, nếu tôi nhớ không nhầm thì là cô nhóc đó tên là Phương... là để giúp bà ta giải bớt nghiệp báo...

Tùng ngồi đó lắc đầu như không tin vào những gì mà người này vừa mới kể, họa co chăng trong đầu Tùng nghĩ rằng bà Yến chẳng qua là biết chút bùa ngải của người dân tọc nên mới làm càn, và chính bà ta đang làm gì đó với vợ mình, Trang. Chính người theo Đạo Mẫu này đã hết lời khuyên ngăn Tùng về việc theo đuổi lật mặt thật của bà Yến, thế nhưng Tung vẫn chưa từ bỏ ý định tìm ra sự thật và cứu lấy Trang thoát khỏi bùa mê thuốc lúa của bà Yến. Người này biết rất rõ ràng Tùng không hề hoàn toàn tin vào nhưng sức mạnh "vô hình" mà bà ta có thể làm được, và bản thân anh ta đang tìm cách để trừng trị bà Yến theo kiểu giang hồ nhằm dằn mặt và bắt bà ta phải giải thoát cho Trang. Tùng có lẽ không bao giờ ngờ được rằng chính người theo Đạo Mẫu kể cho cậu nghe câu chuyện này lại chính là cô y tá năm nào, người đón tay đứa con đầu lòng và cũng là duy nhất của bà Yến. Có một điều mà người y ta năm xưa này không nói cho Tùng đó là cái cảm giác mà bà ta nhận được khi đứng gần bà Yến, cái cảm giác rờn rợn và lo sợ, cái cảm giác khiến cho người y tá này như nhận ra bà Yến đến đây là có chủ ý, và có một thế lực nào đó dắt bà ta tới cái đất Thái Nguyên này vậy.