Lời Nguyền Trinh Nữ

Chương 46

Bà Phú đáp: bao nhiêu năm rồi không hề có tin tức gì của nó. Con nghĩ nó còn sống hay chết? Nếu nó còn sống cũng điên điên dại dại, người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm.

- Lẽ ra nên cho nó một liều thuốc giúp nó bớt đau đớn sẽ tốt hơn. Thằng Bảo Nam cũng không rong ruổi tối ngày tìm kiếm như thế. Mẹ cũng đỡ đau đầu.

Duyên nắm chặt đôi tay mặt hằm hằm nói tiếp: càng nghĩ con lại càng tức con Đào. Nó và nhà ta vốn không thù oán cớ gì lại lập mưu hại chúng ta thê thảm như vậy? Nếu như con Đào không ra tay ắt anh Phú đã không phải chết, hai đứa con của con đã không phải chết.

- Thầy Lý nói số trời như vậy. Tuy nhiên phải chăng ngày ấy chúng ta tìm con Nguyệt sớm hơn một chút thì có lẽ sẽ tốt hơn. Nếu con Nguyệt không chết thì thằng Tuấn và thằng Thái cũng không chết tức tưởi như vậy.

- Mẹ càng nhắc con lại càng căm thù con khốn nạn ấy. Mà mẹ có thấy lạ không, tại sao con Nguyệt có thể che giấu thân phận suốt bao nhiêu năm mà không hề bị lộ? Phải chăng thầy Lý cũng bị che mắt?

Đúng vậy! Thầy Lý quả thật đã bị che mắt. Vốn dĩ thầy từng nhìn rất rõ ràng Ái có thai đứa con gái nhưng rốt cuộc lại bị người ta sớm tính kế cướp đi mất. Đứa con gái được gia đình bà Phú tìm kiếm ấy chính là Nguyệt- cô gái sinh cùng ngày với Bảo Nam.

Duyên bần thần ngồi nhìn ra sân. Bà ta không thể nào quên được cái ngày thầy Lý nói phát hiện ra cô gái có thể giải lời nguyền ma quỷ gia đình. Bà Phú mừng rơi nước mắt: tốt, tốt quá! Vậy đứa bé ấy rốt cuộc đang ở đâu?

Thầy Lý đáp: xa tận chân trời, gần ngay trước mắt.

Duyên sửng sốt: là sao? Rốt cuộc là ai? Ai có thể có số mệnh hoá giải lời nguyền? Thầy mau nói cho chúng tôi biết đi.

Thầy Lý gật gù: là con gái của Ái.

- Thầy vừa nói gì? Con gái của Ái chẳng phải chết rồi sao? Hôm ấy chính thầy đã tận mắt chứng kiến cả hai đứa bé đều đã chết.

Thầy Lý đáp: tất cả chúng ta đã bị lừa. Còn một đứa con gái khác nữa. Tuy nhiên nó đã bị người ta đánh cắp.

Bà Phú sốc. Chưa khi nào bà nghĩ tới trường hợp có kẻ lại ra tay trước gia đình bà một bước.

- Là kẻ nào? Kẻ nào dám làm như vậy?

Duyên đứng phắt dậy phẫn nộ: thầy nói vậy là có ý gì? Đứa bé bị người ta đánh cắp rồi sao? Vậy thằng Bảo Nam thì sao? Nói như thầy thì thằng Bảo Nam không phải là con của anh Phú sao?

Bà Phú vội vã lên tiếng: không thể nào. Nếu không phải con cháu nhà này thì sẽ không thể đeo được chiếc vòng cổ của dòng tộc. Chính tay con đã thử đeo chiếc vòng ngày mẹ bế thằng Bảo Nam về còn gì? Nếu là đứa bé lạ chắc chắn chiếc vòng ấy sẽ gϊếŧ chết nó rồi.

Thầy Lý đáp: Ái sinh đôi. Sự thật này có lẽ sẽ làm mọi người ngạc nhiên.

Bà Phú bấy giờ lờ mờ hiểu. Bà chau mày: sinh đôi ư? Con Ái đã sinh đôi sao? Vậy nghĩa là ngoài thằng Bảo Nam ra còn một đứa bé khác nữa.

Thầy Lý khẳng định: phải, cô ta đúng là mang thai đôi. Trước đây tôi từng phát hiện ra cô ta có thai con gái đúng là không sai. Đáng tiếc lúc ấy tôi do sơ ý nên không phát hiện ra chuyện cô ta sinh đôi. Cũng chính bởi vậy nên tất thảy chúng ta đều bị lừa.

Bà Phú tức giận ném chiếc cốc xuống sàn nhà. Chiếc cốc vỡ vụn, mảnh vỡ bắn lung tung. Bà gằn giọng: giỏi lắm! Quả nhiên có kẻ dám giở trò ngay trước mặt tôi. Kẻ nào đáng chết như vậy chứ?

Duyên hỏi thầy Lý: có phải là lão thầy giả danh nhận lệnh cô chín khi xưa không?

Thầy Lý đáp: có lẽ là người trong nhà của các người. Ngôi nhà này vốn đích thân thầy trò tôi trấn yểm. Mọi người nghĩ kẻ nào có thể phá trận của tôi để thâm nhập tìm hiểu thông tin trong nhà dễ dàng như thế? Dù kẻ đó có giỏi tới mấy chắc chắn sẽ không thể nói muốn vào là vào được.

Duyên quay ra nhìn bà Phú. Ánh mắt bà đã tối sầm xuống. Hai bên lông mày chau lại: được, nếu là người trong nhà thì nhất định phải tìm cho ra kẻ đó.

Bà Phú suy nghĩ một vài giây rồi nói: tìm đứa con gái kia trước. Nếu tìm ra nó thì chắc chắn không lo không bắt được kẻ nào giở trò năm xưa.

Duyên gật đầu đồng tình: đúng, đúng là phải tìm ra đứa con gái ấy. May quá! Vậy là thằng Tuấn và thằng Thái sẽ được cứu rồi. Ơn trời!

Bà Phú hỏi thầy Lý: thầy tới đây thông báo ắt có tin tức của đứa bé ấy đúng hay không?

Thầy Lý cười: dĩ nhiên, nếu không chắc thì tôi sẽ không cho bà biết chuyện.

- Thầy mau nói đi. Đứa bé ấy đang ở đâu?

Thầy Lý rút quả cầu ra giơ lên trước mặt vui vẻ đáp: đứa bé đang ở đây.

🍀🍀🍀

- Bắt đi, bắt lấy nó cho ta.

Ái từ bên ngoài chạy ào vào trong nhà miệng hô hoán ầm ĩ. Duyên tức giận quát: con Mận, con Đào đâu. Tụi bay chết hết rồi hay sao mà không trông chừng mợ Ái thế? Tụi bay để mợ chạy loạn thế này hả?

Tay Ái đang ôm một con búp bê, đầu tóc rũ rượi, quần áo lem luốc mà cười lên sặc sụa: ngoan, ngoan đi con. Mẹ đưa con đi chơi nhé. Ở đây toàn người xấu. Chúng ta không chơi với họ nữa.

Con Mận chạy vội vào kéo mợ Ái ra ngoài. Nó miệng thì rối rít xin lỗi bà chủ, tay thì ghì chặt người mợ Ái. Con Đào phải vào phụ một tay kéo mợ Ái về phòng.

Con Đào nhắc nhở: con lậy bà tổ phụ, bà làm ơn đừng chạy lung tung nữa kẻo tụi con bị phạt. Bà về phòng rồi con đưa cậu Bảo Nam đến chơi với bà.

Ái nghe nhắc đến Bảo Nam hai mắt sáng rực lên. Miệng Ái mấp máy: con, con đấy.

Phía bên phòng khách Duyên và bà Phú xem thầy Lý mở quả cầu ma thuật ra trình diễn một màn kinh dị và ảo diệu. Cả bốn con mắt của hai mẹ con bà Phú dán chặt vào quả cầu khi hình ảnh một đứa trẻ lờ mờ hiện lên. Đứa trẻ ấy có khuôn mặt khá giống với khuôn mặt của Ái. Tuy nhiên nó có vết bớt đỏ nguyên một góc mặt. Hình ảnh hiện lên rồi biến mất nhanh chóng.

Bà Phú bấy giờ gật gù: quả nhiên có nét hao hao giống con Ái. Vậy giờ chúng ta có thể tìm nó về làm lễ giải lời nguyền được chưa?

Thầy Lý lắc đầu: khó đó bà. Lời nguyền này phải dùng máu trinh để giải.

- Máu trinh sao? Vậy cứ bắt nó về là xong thôi.

- Quan trọng là nó chưa đủ tuổi. Chúng ta phải đợi thời khắc nó 16 trăng tròn trở ra mới có thể dùng nó giải lời nguyền ấy được.

- Tại sao? Vậy sao trước đây thầy nói có thể dùng đứa bé mới sinh làm lễ cứu anh Phú. Vậy cách đó không thể dùng để cứu hai đứa con của tôi hay sao?

- Trước đây cô Ái kia không phải đồng trinh nên dùng đứa bé gái ấy để hoán mệnh cho cậu Phú. Đó là giải pháp tạm thời vì lúc ấy cậu ta đã không còn nhiều thời gian nữa. Tuy nhiên có điều ta mới phát hiện ra, cô gái đó mang họ Diệp.

Bà Phú đứng phắt dậy: họ Diệp sao? Vậy...cùng họ với.....

Thầy lý gật đầu: bà nghĩ đúng rồi đấy. Ngạc nhiên lắm đúng không?

- Nghĩa là họ Diệp có thể giúp chúng ta giải lời nguyền.

- Có thể là như vậy. Bà phải thấy mình may mắn bởi có người họ Diệp còn sống. Bởi lẽ nếu nó không sống thì gia đình bà xác định bị lời nguyền ấy đeo bám đời đời kiếp kiếp, mãi mãi không thể nào có ai giải nổi.

- Không phải cô ta là Phạm Ngọc Ái hay sao?

Bà Phú trừng mắt: con quên nó chỉ là con nuôi rồi chứ?

Duyên bấy giờ thắc mắc: rốt cuộc cô ta mang họ Diệp thì sao? Tới giờ con vẫn chưa hiểu chuyện là thế nào.

Bà Phú đáp: chuyện dài dòng lắm. Con chỉ cần hiểu có một đứa con gái tên Diệp Linh Em đã nuôi ngải trinh nữ hại chết bố chồng con. Khi thầy Mùi giải ngải thì đứa con gái ấy biết mình sẽ chết nên mới ra tay trước một bước tự kết liễu đời mình rồi lời nguyền kia xuất hiện. Thầy nói phải dùng chính đứa trẻ mang dòng họ Diệp ấy mới có tác dụng giải ngải. Tuy nhiên bao nhiêu năm qua đứa trẻ đã thất lạc nên chúng ta không ai tìm được.

Tai Duyên lùng bùng. Duyên lặng im suy nghĩ rồi à lên một tiếng: con hiểu rồi. Vậy nghĩa là cô gái Diệp Linh Em đó còn có người thân. Thế hệ sau của cô ta có thể giúp chúng ta giải lời nguyền ấy.

Duyên bấy giờ nghĩ ra sáng kiến: vậy thằng Bảo Nam. Chẳng phải nó cũng là con trai của con điên ấy. Nó có thể dùng để giải lời nguyền hay không?

Thầy Lý đáp: không thể! Họ Diệp này vốn không giống chúng ta. Bọn họ có quy định riêng về gia phả và đặc biệt con gái đều là hệ mẫu hệ. Nghĩa là tất thảy con gái sinh ra đều mang họ Diệp. Người giải lời nguyền này phải là người được sinh ra bởi dòng nữ mẫu hệ ấy. Nếu như chúng ta tìm thấy một người mang họ Diệp không thuộc dòng mẫu hệ này chắc chắn sẽ không có tác dụng.

Bà Phú lên tiếng: chờ đã. Mấy năm trước thầy nói kẻ luyện ngải ấy chính là mang họ Diệp. Tuy nhiên tôi muốn xác định con Ái có đúng là đứa trẻ năm đó thất lạc hay không?

Thầy Lý đáp: tôi đã theo gia phả họ bao nhiêu năm nay rồi. Chỉ có một dòng nữ hệ này được tách khỏi họ Diệp. Người trưởng họ từng nói ngày ấy người con gái duy nhất còn sót lại của dòng mẫu hệ này sinh được hai người con gái. Tên hai người đó là Diệp Linh Anh và Diệp Linh Em. Và tôi biết chính xác người luyện ngải là Diệp Linh Em là đồng trinh.

Bà Phú thốt lên: Vậy thì cái người kia...

Thầy Lý giơ tay ngăn cản bà Phú nói tiếp. Thầy từ tốn đáp: như bà biết rồi đấy. Người còn lại kia là Diệp Linh Anh, cũng là mẹ của Diệp Ngọc Ái.

Bà Phú đưa hai tay ôm đầu: trời ơi! Sao lại có chuyện này xảy ra. Rốt cuộc sao lại có sự nhầm lẫn tai hại ấy chứ?

- Phải! Không biết ai đã giở trò. Tuy nhiên tôi khẳng định dòng mẫu hệ này chỉ còn một người duy nhất là Diệp Ngọc Ái. Hiện tại nối tiếp chỉ có con gái của cô ta, và đứa bé ấy hiện tại đang sống sót bên ngoài kia. Chúng ta sẽ mau chóng tìm được nó trở về.

Duyên ngồi nghe bà Phú và thầy Lý nói chuyện một hồi cũng được thông não. Cô hỏi: vậy trước kia lúc anh Phú quen con Ái thì không ai biết nó mang họ Diệp. Giá như biết trước thì chúng ta không phải khổ sở thế này rồi.

Thầy Lý gật đầu: phải! Nếu biết cô ta mang họ Diệp thì sau khi bắt một đứa trẻ làm lễ hoán số cho cậu Phú, chúng ta chỉ cần giữ cô ta lại để cô ta sinh con, sinh thật nhiều con gái. Khi đứa con gái đến độ tuổi trăng tròn chúng ta sẽ dùng nó giải lời nguyền kia là xong. Mọi người sẽ không vất vả như hiện tại.

Đáng tiếc, mọi chuyện đều không hề nằm trong tầm kiểm soát của thầy Lý. Chính thầy Lý cũng không tài nào ngờ tới Ái kia lại chính là người duy nhất còn sót lại trong cái dòng mẫu hệ nhà họ Diệp kia. Thầy sau khi biết tin quan trọng ấy từng tức giận suýt đập nát cả quả cầu trên tay vì nó quá vô dụng. Càng tức giận thầy lại càng ghê sợ kẻ nào đó đang ẩn nấp đâu đó đùa giỡn với thầy. Thầy bắt đầu thấy sợ cái kẻ giấu mặt âm thầm núp mình bao nhiêu năm qua chỉ để đấu lại hai thầy trò của thầy.

- Bà ơi! Con về rồi đây.

Tiếng Bảo Nam gọi cắt đứt suy nghĩ của Duyên. Bà Phú chậm rãi đứng dậy trách cháu: con đi đâu mấy ngày không thấy mặt mũi đâu thế?

- Con đi về quê cùng mấy người bạn bà ạ!

Bà Phú giận: bà nói con không chịu nghe lời sao? Con có biết năm nay con bao nhiêu tuổi rồi không? Các anh con bằng tuổi con đã lập gia đình đầy đủ, con cháu đầy nhà rồi. Con nhìn lại bản thân mình xem rốt cuộc con ra cái dạng gì rồi?

Bảo Nam đưa tay lên gãi đầu: con khác, các anh khác. Con không muốn lấy vợ vì lo sợ có ngày sẽ bỏ vợ con bơ vơ sống một mình. Bà thấy chị Văn và chị Oánh bao năm qua có sung sướиɠ không? Đó chính là ích kỉ. Con không thể vì sự ích kỉ của bản thân mà làm khổ ngườ khác được.

Duyên tức giận quát: con nói như vậy mà nghe được sao? Con mau xin lỗi bà nội đi.

Bảo Nam nhìn sang phía Duyên đáp: mẹ, mẹ cũng goá chồng từ thời còn trẻ. Phụ nữ lấy chồng về để được dựa dẫm, để được yêu thương. Mẹ nhìn lại cả cuộc đời mẹ xem có ngày nào được vui vẻ và hạnh phúc chưa? Mẹ biết chắc con không thể sống qua nổi 30 tuổi, vậy cớ gì bắt con gái nhà người ta phải goá bụa khổ cả đời giống mẹ và bà. Một đời khổ nên ép người ta khổ cùng mình là ích kỉ.

Bà Phú nghe xong giận lắm. Bà giơ chiếc gậy đánh về phía Nam: thằng mất dạy, bà đánh chết mày. Mày học ở đâu cái cách ăn nói hỗn hào như thế hả?

Bảo Nam đứng yên cho bà Phú đánh mà không một lời oán thán. Bà đánh vài cái liền ngưng lại tay đấm ngực mà cố sức thở. Bảo Nam đỡ bà Phú ngồi xuống ghế: bà nội, cháu biết bà muốn cháu có gia đình, có vợ, có con. Nhưng bà phải hiểu nếu người ta biết cháu chỉ sống tới 30 tuổi thì ai dám lấy nữa.

Duyên đáp: tại đứa nào hễ cứ con gái đến là lại đuổi người ta như đuổi tà. Nếu mày không đuổi hết người này tới người khác thic bây giờ con cũng phải mười tuổi rồi ấy.

- Con không giống anh Tuấn với anh Thái. Con có suy nghĩ của con và chính kiến của riêng con. Nếu con không thể cả đời bảo vệ người con yêu thì thà để họ đi tìm hạnh phúc cho riêng mình còn hơn.

- Mày không thấy bất hiếu sao? Bà nội già ngần này cũng chỉ mong mày yên bề gia thất.

- Thôi! Con không muốn tranh cãi chuyện này nữa. Chúng ta tạm ngưng. Con mệt rồi, con xin phép về phòng nghỉ.

Bảo Nam nói rồi đi thẳng về phòng mình. Duyên nhìn theo bóng cậu rồi tức giận ném cả quyển sổ xuống đất: thứ con hoang mất dạy. Nó sinh ra bởi cái thứ không ra gì nên cũng cứng đầu, khó bảo. Thật tức chết con mà.

Bà Phú hừ lạnh: nó dù gì cũng là con trai thằng Phú, là cháu nội tôi đấy. Chị nói ai con hoang?