“…Rồi một ngày kia, dương mạng của nhện cũng sắp hết, nhện đã đắc đạo biết trước sinh tử, nên liền buông mình xuống tới nơi tượng Phổ hiền mà niệm chú xin cho được gặp…
Lời niệm của nhện ai oán thấu cả trời đất, đến được tai Phổ hiền nên ngài đã thị hiện ra trước tượng mà gặp nhện. Trông Bồ tát như sau: Ngài cưỡi trên voi trắng có sáu ngà, tay trái cầm chuông, tay phải cầm chùy kim cương, đầu đội mũ Ngũ Phật, thân khoác áo màu, trông giống như đồng tử uy nghi thanh tịnh đến vô cùng, ngài hiển ra làm sáng rực cả cõi chùa…Nhện bấy giờ mới bộc bạch:
“Thưa Bồ tát, con nay có tấm lòng thành, ơn mang theo sư trụ trì chùa này đã sâu, nhưng ngặt vì Thần thông chưa đủ chẳng thể tìm ra sư, xin Bồ tát cho hay, người ấy sau khi qua đời, đã thọ* về cõi nào?”
(*thọ: đầu thai.)
Phổ hiền Bồ tát lúc đó dùng Thiên nhãn thông mà quán sát suy nghĩ của nhện, liền biết được sự tình, lập tức liền dùng Thần túc thông mà bay đi các cõi tìm cho ra dấu tích của sư Kính Nguyệt, sau đó quay về trả lời cho nhện:
“Sư đó tấm lòng từ bi thấu cả đất trời, lẽ ra khi chết đi đã về nước Phật, thoát khỏi luân hồi nhưng ngặt vì nghiệp trong quá khứ còn chưa trả hết nên vẫn phải sống nơi thế giới Ta Bà để chịu trả nghiệp, đang mang thân trâu kéo cày giữa đồng, bị chủ hành Hạ đau đớn…đủ nghìn kiếp súc sinh, liền bị đọa xuống địa ngục…”
Nhện nghe vậy sợ hãi nói:
“Sư tu hành rất tinh tấn, từ bi như Bồ tát, đạo hạnh như chư Phật, vì nghiệp duyên gì mà sư lại phải chịu khổ ải như thế? “
Bồ tát lại nói:
“Hắn tiền kiếp là Vua, hoang da^ʍ vô độ, gϊếŧ người như cỏ rác, tội nghiệt oán nặng sâu chồng, nhưng trước khi chết lại khởi sinh một niệm thiện muốn độ cho bách tính trăm họ, hắn lại là Vua, mang mệnh Rồng, ngang vai vế với Diêm vương nên dưới Phủ không xử được hắn, đành chờ cho phước báu hắn hết dần, do đó chư Phật mới để hắn thêm một kiếp người để xem hắn có thực như lời nói ra hay không, rồi sẽ định liệu sau…quả nhiên kiếp này hắn làm sư, công đức vô lượng, tuy thoát khỏi ác nghiệp nhưng chẳng đủ tạo thiện nghiệp, chỉ như thế thôi chưa đủ gột sạch tội lỗi xưa kia…nay tên cướp kia chính là một người mà tiền kiếp hắn đã róc thịt lột da chỉ để mua vui, đã tới mà đòi mạng, hắn biết trước nên cam tâm chịu chết, chính là đã giác ngộ, vậy chư Phật đọa cho hắn chịu khổ thêm ngàn kiếp ở cõi Ngạ Quỷ, súc sinh, sau đó mới cho hắn về ngục A-tỳ chịu tội, rồi được làm người, hạn định là hai ngàn năm sau mới có thân người trở lại, khi ấy nếu còn nhớ mà tu hành vẫn sẽ được chứng đắc, còn đã quên mất thì tiếp tục phải lặn ngụp trong sáu nẻo luân hồi…”
Nhện nghe thế động lòng thương từ bi nói:
“Con có cách nào hy sinh đạo hành của mình mà giúp cho người ấy chóng trả bớt nghiệp hay không?”
Bồ tát nói:
“Ngươi có thể làm kiếp người mà ngày ngày tụng kinh trì chú cho hắn, dựa vào pháp lực đạo hạnh của ngươi mà giảm bớt tội nghiệt cho hắn…”
Nhện lúc ấy liền thưa:
“Thưa Bồ tát, về nước Phật là việc rốt ráo ai tu đạo cũng mong cầu, nhưng nay con trót đem lòng yêu người ấy, thôi thì con còn một niệm ân tình, xin người cho con mang kiếp người, trước là để dùng thân công phu mà trì chú sám hối, giảm nhẹ tội nghiệt cho người ấy, sau là để con được kết tóc xe duyên, hầu hạ cho người ấy chỉ một kiếp thôi cũng được, dù chỉ một vài năm ngắn ngủi cũng được, sau đó có phải đọa địa ngục muôn nghìn ức kiếp con cũng cam tâm…”
Bồ tát ngạc nhiên nói:
“Ngươi đắc được quả đạo như ngày hôm nay trải qua bao nhiêu khổ cực, hàng nghìn năm qua ăn gió nằm sương, trước khi làm nhện lại chịu vô số nghiệt chướng, làm Ngạ Quỷ lang thang, làm gia súc bị gϊếŧ Hại ăn thịt, đày đọa vô cùng, vậy mà vẫn chịu qua tất cả để đắc được đạo ta, nay giờ tử ngươi đã tới, để bần tăng đưa ngươi về nước Phật, tRồng cây nghìn năm đã tới ngày hái quả, cớ sao ngươi lại vứt bỏ cả chỉ vì một người phàm trần… sau ngươi thành người, lại mất đi trí nhớ, quên đi chuyện quá khứ rồi, chìm vào luyến ái rồi, liệu có còn nhớ mà tu hành hay không?”
Nhện đáp ngay:
“Đại Địa tạng Vương Bồ tát lẽ ra cũng đã đắc đạo từ lâu mà thành Phật, chỉ vì thương chúng sinh u tối ở cõi địa ngục mà phát đại nguyện vì họ, ở lại nơi địa ngục độ cho họ, thề họ thành Phật hết ngài mới thành Phật cuối cùng thề bỏ cả công đức tu của người vì họ, mà địa ngục nào có hết người, người dưới ngục ấy tu còn khó gấp vạn lần súc sinh Ngạ Quỷ, thế nên Địa tạng Vương Bồ tát mãi mãi chẳng bao giờ đắc đạo thành Phật, nay con vì người ấy, chịu khổ trăm nghìn muôn kiếp cũng nào có đáng gì?…”
Bồ tát nghe nhện nói câu đó thì thở dài, chợt động lòng từ bi mà nói:
“…ngươi đã đắc đạo, cả đời giăng tơ, cuối cùng lại chính bản thân rơi vào lưới tình, đáng tiếc thay cho ngươi… thôi thì ngươi nói như vậy rồi thì đã là khởi niệm ái trước khi chết, tức là đã có Cận tử nghiệp, sao còn về được nước Phật nữa? Thôi bần tăng thương hại cho ngươi, vậy sẽ phá lệ mà giúp ngươi một lần, ta cũng toại ý cho ngươi, nhưng sau này khổ ải muôn ngàn lần, dù có ra sao cũng là ngươi tự chọn lấy, chớ có oán ta nhé…”
Nhện cúi đầu bái tạ Bồ tát…
Bồ tát lại hỏi:
“Pháp danh ngươi là gì?’
Nhện đáp:
“Thưa Bồ tát, đệ tử quy y nơi thầy Kính Nguyệt, lấy hiệu là Kinh Tâm, có nghĩa là tụng kinh bằng tâm.”
Bồ tát truyền:
“Vậy khi nào ngươi mang thân người, mà trong kiếp người ấy sư kia cũng đang mang thân người, ta sẽ nhập mộng cho mẹ ngươi hay, báo cho bà ấy đặt tên ngươi là Kinh Tâm, vậy từ nay về sau trải qua vô số kiếp, nếu kiếp nào mang tên Kinh Tâm, ấy chính là kiếp ngươi được sống cùng kẻ kia…”
Nhện cúi đầu lĩnh ý.
Bồ tát lại nói:
“Vì ngươi đã phát ra đại nguyện bỏ cả thân tu vì hắn, nên tội hắn ngay hiện giờ được giảm đi một nửa, chỉ một ngàn năm chịu khổ, tới ngàn năm sau hắn sẽ lại được mang thân người, nhưng riêng đối với nhà ngươi, từ kiếp sau trở đi, trong suốt một ngàn năm, tuy trí nhớ sẽ bị mất nhưng niệm chú sám hối sẽ in hằn trong tâm ngươi, ngươi dù qua bao nhiêu kiếp, kiếp nào cũng phải một lòng mà tụng chú sám hối cho hắn, ngươi nhớ chưa?”
Đoạn Bồ tát vẩy ngón tay vào nhện, để dùng Tha tâm thông, in hằn chú sám hối lên đầu nhện, chú ấy mạng tới nỗi các kiếp sau này, nhện dù chẳng còn nhớ tiền kiếp là gì, nhưng riêng chú ấy thì không thể nào quên được…chú ấy có tên là: kinh Phổ hiền Quảng nguyện Vương…
Bồ tát Phổ hiền khi ấy nhìn vào nhện, thấy nó có tám chân, liền nói:
“Ta cũng tiếc cho cái công tu của ngươi lắm, thôi thì ta tặng cho ngươi tám cái chân vàng, ngươi lại là kẻ có căn cơ cao sâu dày hơn tất thảy người hay súc sinh cùng thời với ngươi, vì ngươi chính là những súc sinh cuối cùng đắc đạo trong thời kì hành pháp, từ nay về sau đã sang thời tưởng pháp, xa rời dần thời đức thích ca thầy ta, việc tu ngày càng khó khăn hơn, sẽ chẳng còn ai tu được như ngươi nữa…ngươi hãy dùng chân vàng mà tu luyện, nó có thể biến thành xích Kim lưu, các kiếp sau dùng nó mà hành đạo cứu đời, để mau về nước Phật nhé…”
Nói rồi thì Bồ tát tan đi, nhện cũng qua đời ngày hôm ấy…”
…
Người mù lại nói:
“Thế rồi mãi đến hơn ngàn năm sau, như lời Bồ tát đã truyền, nhân duyên mới tới, qua ngàn năm nhện mang ngàn kiếp khác nhau, người có thú có, chẳng còn nhớ gì về lời nguyện xưa, nhưng kiếp nào cũng kiên trì tụng chú Phổ hiền Quảng nguyện Vương Bồ tát Phổ hiền ban cho, do đó căn cơ nhện chẳng bị mất đi, vẫn còn nguyên vẹn là nhện Kinh Tâm đắc đạo năm xưa…trải qua bao gian truân mới được mang thân người…
Thân người của nhện đó, chính là Kinh Tâm…
còn vị sư Kính Nguyệt kia cũng qua bao chìm nổi, ngày càng xa rời đạo pháp, lẽ ra ngày càng kém đi, nhưng chính vì Kinh Tâm kiên trì tụng kinh chú của Phổ hiền Bồ tát, mà kẻ ấy vực lại được, kẻ ấy vẫn chưa tới nỗi lún quá sâu, cứ mỗi khi gây ác nghiệp thì Thần chú Phổ hiền lại giúp cho hắn xa ác về thiện, cứ đi chệch đường thì Thần chú ngươi tụng lên lại giúp hắn về đúng đường đạo… cứ mỗi kiếp qua đi sư ấy lại không còn nhớ gì, dần dà quên đi việc tu hành, chìm dần vào hàng súc sinh Lục đạo, nhưng cũng nhờ kinh chú Phổ hiền mà hắn dần có căn duyên nên đến nghìn kiếp ấy mới lại được thành người, chính là thiên tướng quân, chồng của ngươi…
Nhưng khi mang thân Kinh Tâm, ngươi chẳng lo tu đạo, gây nên bao tội nghiệt, làm phụ lòng Bồ tát Phổ hiền, chính vì lẽ đó, nên Vị Bồ tát Phổ hiền đó đã bị Phật Như Lai trách cứ, cho rằng đã tạo cơ hội cho ngươi hành ác, đã hành đắc được đạo Bồ tát mà lại một phút yếu lòng dùng pháp lực của mình mà can thiệp vào nghiệp, chẳng khác nào kẻ mắt sáng mà tự chọc cho mắt mình mù đi, do vậy Như Lai cho đày làm mù lòa nghìn kiếp, tới nay đã bảy trăm năm, chính là ta đây…”
Người mù vừa dứt lời, tất thảy chúng sinh đang trong ảo cảnh, từ các vong linh, Thần thú, người, Thần nhân, pháp sư, cao tăng, đều kinh hãi muôn phần, cùng quỳ xuống dập đầu sát đất mà đảnh lễ, miệng cùng hô vang:
“Nam mô Phổ hiền Bồ tát…”
Thật là,
Vì yêu sư, nhện bỏ thân tu
Tội mê trai, đầu thai không hết