Nghi Lễ Tế Thần

Chương 50

51.

…Đạo sĩ hàng ngày ăn uống rất khổ, chỉ có niêu cơm trắng và một chum đựng lạc, cứ hàng ngày nhóm lửa lên mà thổi cơm, vốc một vốc lạc ăn, chẳng có thịt cá gì cả. lại pha một ấm trà uống thảo dược, ngày nào cũng thế. Hạ ăn không nổi nhiều lúc muốn ói, đói lả cả ra, mãi sau dần quen mới ăn uống được theo thầy.

Đạo sĩ yêu mến Hạ lắm, cứ thế mà tâm tình đủ điều.

Cứ thế mà dạy cho rèn luyện ngày luyện thể lực, chạy quanh núi, trèo đèo lội suối, bổ củi gánh nước, dần dà dạy cho múa kiếm, đánh côn. Hạ lại có sẵn thể chất, lại từng được sư Đại Trí dạy cho quyền cước, học vào rất nhanh, mà dù ngại khó mệt nhọc đến đâu cũng chẳng kêu rên một tiếng nên Huyền n càng đem lòng yêu quý, dốc sức dạy cho chẳng thiếu điều gì.

Có đêm về lại dạy cho đạo học sâu mầu, nói những điều kì lạ, tâm tình tới sáng…

Có đêm lại ngồi trên đỉnh núi hai thầy trò hóng mát, trỏ tay lên trời mà dạy cho đạo thiên văn…

Có đêm lại trỏ vào khe suối nhỏ, chỉ vào gốc cây lạ, xem kiến bò mà dạy cho đạo xem thủy thổ…

Thầy thường dạy cho Hạ như sau:

“Kẻ Huyền nhân học huyền thuật, theo đạo huyền môn trên đời có hằng hà sa số, đạo Phật cũng vậy mà đạo lão lại cũng như thế, đạo âm dương cũng chẳng khác gì… Đặc biệt đối với những Huyền nhân thuộc hàng U ẩn, thuộc phái nuôi binh, luyện bùa, làm phù, niệm chú, chơi ngải, bắt hình nhân… cũng giống như vị tướng quân cầm quân nơi chiến trận, binh có con mạnh con yếu, con giỏi phép này con yếu phép kia, con chuyên làm gì, chuyên ăn uống gì, nuôi dưỡng cúng tế thế nào…Phải nhớ kĩ rằng kẻ theo huyền thuật dù bất kì đạo nào, một khi đã dùng binh, dù làm binh cõi người, binh cõi Thần hay là m binh, thì đều phải hiểu được đạo làm tướng, cũng chính là đạo làm Huyền nhân nuôi luyện m binh.

Thế nào là đạo làm tướng?

Người làm tướng phải biết các phép sau đây, phải trên thông thiên văn dưới tường địa lý, nhìn trời phải biết khi mưa khi nắng, nhìn đất phải biết chỗ hiểm chỗ thường, nhìn binh phải biết sở trường sở đoản.

Kẻ làm tướng lại phải bình đẳng chúng sinh, cõi âm cũng như cõi dương đều phải xem trọng, có căn cơ hay là không có, có Thần thông phép học hay là không có, đều phải đối đãi như nhau, dù Quỷ hay Thần, Dị nhân hay Thánh nhân cũng đều phải dùng lễ mà đãi, dùng mưu trước dùng sức sau…

Kẻ làm Huyền nhân cũng như kẻ làm tướng m binh lại phải biết mệnh mình, hiểu mệnh trời; không phải chuyện gì cũng quản, đã quản là phải được; việc khó đừng vội nhận, nhận rồi tiến lui khó; việc dễ đừng vội làm, làm ẩu là thành khó; việc nhận phải toàn tâm, bỏ dở thà không nhận; khi làm việc âm dương phải trầm mặc; sông sâu thì chảy chậm, thùng rỗng thì kêu to; cứ bình tĩnh mà làm, có khi phải như tĩnh thủy*, có khi phải giống cuồng phong*, hành xử tùy cơ mà biến hóa, nhưng suy nghĩ luôn phải bao quát như đứng trên núi cao mà nhìn xuống, kiến thức phải đầy chứa như kho tàng, hành động phải bí mật như âm dương, tấm lòng bao la như trời đất, ý chí vững chắc như núi đồi…”

(*tĩnh thuy: dòng nước sâu chảy chậm; *cuồng phong: cơn gió lớn hung ác.)

Có đêm lại vẽ một hình âm dương lên đất, mà dạy cho phép xem bói Kinh dịch như sau:

“Trong trời đất này chia làm hai phần âm dương, gọi là lưỡng nghi, chúng nhân đôi lên, tạo nên tứ tượng, lại nhân lần nữa, tạo ra Bát quái, Bát quái chồng lên nhau, thành sáu mươi bốn quẻ, chúng gọi là kinh dịch, cả trời đất nhật nguyệt gói gọn trong sáu mươi bốn quẻ này, để hiểu được nó phải học cả đời, ngộ được nó rồi thì sống muôn đời…”

Có lúc lại bắt vào hang đá, mở các hòm gỗ lôi ra nào những cờ quạt võng lọng, khăn Vuông áo tía, kẻ mày kẻ mi, nhang hương vàng mã, kiếm gỗ đao nhựa, đồ giấy tiền vàng, tượng voi tượng ngựa, mũ mão đèn l*иg, chén bát lư hương… rồi dạy lại cho các nghi thức nghi lễ cúng bái, gọi m binh, trấn yểm, bùa phù chú và giải trừ…

Rồi đến một đêm, bỗng dẫn Hạ lên một vùng thoải lạ, là đỉnh của phiến núi nhô ra, nơi đó cao chót vót, tọa trên cùng núi, phía dưới là vực thẳm hun hút, quay lưng chỉ độc một con đường, hai bên cây cối um tùm, trên đỉnh ấy có một miếu thờ thiết kế trong một đoạn hang đá nông lộ thiên. đoạn thầy pháp dẫn Hạ bước vào trong miếu ấy thắp một nén hương rồi lạy, lạy xong ba lạy thì cầm kiếm đứng trước miếu mà múa một bài kiếm pháp.

Hạ nhìn kĩ thì miếu đó như sau: chỉ có một bàn, trên bàn có một tượng lạ, tượng ấy mặt mũi hình thù trông ghê rợn, đôi mắt xếch ngược, trên đỉnh đầu có hai sừng như sừng trâu, đầu cạo trọc lốc, môi cong vẩu xuống , răng nanh dài ra ngoài, tượng ấy cởi trên một đám mây tạc không thấy chân, chỉ thấy nửa thân trên, cũng chẳng thấy thân, chỉ là một khối đá, thấy duy có đầu và hai tay, một tay cầm cuốn thẻ tre ghi Thần chú, tay kia cầm một thanh gươm, miệng tượng ngậm một con dao nằm ngang, trên dao khắc chữ Vu, đầu dao quay ra bên phải, trên ngực tạc không rõ hình ngực, nhưng lại rõ hình tạc trên là một dấu tròn âm dương, nửa đen nửa trắng, bên trái tượng có con yêu tinh tạc bằng gỗ đào đỏ, yêu tinh đó nhỏ chỉ cao cỡ năm mươi phân, có hai tai dơi, có hai cánh dơi tạc bằng màu đỏ, trông như ngọn lửa đang bốc cháy, chân tay lủng lẳng, hai tay ôm một chiếc đồng hồ cát; bên phải tượng tạc một con yêu tinh khác màu trắng, cũng giống con kia, nhưng tay cầm cái bình như bình nước, và hai cánh tạc bằng đá trắng gắn lên. Trước tượng hương khói nhang quả đầy đủ như các bàn thờ thông thường, lại có một tấm biển gỗ ghi chữ to: “Vu sơn Vương.”

Thật là,

Dáng oai nghi đường bệ

Chính Vu sơn đại Vương

Ngự hai bên hộ vệ

Hiệu Thủy Hỏa vô thường.

Đạo sĩ múa xong bài kiếm thì cất kiếm vào bao, trỏ vào tượng mà nói với Hạ:

“Đây là Thần trông giữ núi này, tên gọi Vu sơn Vương, còn gọi là Vu Thần, rất linh thiêng, phái Vu sơn lập ra là nhờ có Thần ấy, các thầy ta theo hầu Thần này đã lâu, đến đời ta là đời thứ tám.”

Nói đoạn rút trong túi áo ra một thẻ tre đưa cho Hạ xem, Hạ đọc thì thấy những văn tự khấn tế rất dài, đọc đến cuối thấy ghi như sau:

CÁC TỔ NÚI VU SƠN:

Nhất Tổ: Huyền Phi

Nhị Tổ: Huyền Cơ

Tam Tổ: Huyền Phương

Tứ Tổ: Huyền Ảnh

Ngũ Tổ: Huyền Nhạc

Lục Tổ: Huyền Trường

Thất Tổ: Huyền Ca

Bát Tổ: Huyền n.

Hạ đưa lại thẻ tre ấy cho Tổ Huyền n rồi hỏi:

“Xin hỏi mộ của bảy vị Tổ kia ở đâu?”

Tổ đáp:

“Họ được chôn trong hầm mộ Tổ nằm bên kia núi, lát nữa ta đưa ngươi qua đó xem.”

Hạ nhìn chăm chăm tượng Thần, bỗng thấy cơ thể rung giật rất lạ…Hạ quay sang hỏi đạo sĩ:

“Tượng Thần vì sao mà trông như tượng Quỷ thế kia?”

Đạo sĩ cười lớn đáp rằng:

“Thế nào là Quỷ? Còn thế nào là Thần? Thiện và ác vốn chẳng có ranh giới, trong đạo ta cái thiện bắt nguồn từ ác, trong ác lại mầm mống nảy sinh ra thiện, cứ thế tuần hoàn. Nay Quỷ Thần đều là giống vô minh, ngươi có biết trong tất thảy sinh linh khắp pháp giới tam thiên, loài nào đáng sợ nhất?”

Hạ đáp:

“Bậc Thánh chăng?”

Thầy lắc đầu đáp:

“Bậc Thánh được cổ nhân xưng tụng, nhưng phong Thánh chỉ có Vua chúa con trời, chưa phải là nhất.”

Hạ lại nói:

“Bậc Thiên?”

Thầy lại lắc đầu:

“Thiên thì có loài phi thiên A-tu-la đối chọi, chưa gọi là nhất.”

Hạ nói:

“Thế Quỷ Thần tu dưỡng ngàn năm?”

Thầy lắc đầu đáp:

“Quỷ Thần pháp lực cao minh, nhưng ý thức đều kém, chỉ hành sự theo lệnh, tự phát thì đều tự diệt, chẳng phải là nhất.”

Hạ lại nói:

“Vậy chỉ cỏn chư Phật Bồ tát.”

Thầy lắc đầu cười:

“Chư Phật Bồ tát cũng từ người mà tu lên, ngươi học Phật đã lâu mà không nghe câu, “Phật ở trong tâm” sao?”

Hạ thở dài hỏi:

“Vậy là loài gì? Xin thầy dạy cho…”

Thầy cười lớn đáp:

“Vong ma u linh đều từ người mà thành, chư Phật Bồ tát cũng từ người mà ra, Thánh cũng là người, phong Thánh do Vua, Vua cũng là người, Vua cõi người như Vua cõi trời, trời có thiên địch, người thì chẳng có, trời cũng chẳng bằng người, Quỷ Thần trong pháp giới đều do người nuôi dạy, loài tự tại thì bị người diệt, loài người biết bày mưu thắng kế, lấy yếu thắng mạnh, giả nhân giả nghĩa, thu phục lòng tin, biết cúng lễ tế bái, làm chủ dương gian, vậy trong muôn loài, loài người chẳng là nhất sao?”

Hạ cúi đầu phục.

Lúc này thầy đột nhiên nghiêm trang, lệnh Hạ quỳ xuống, đoạn ngồi trước mặt Hạ mà truyền:

” m binh nuôi có nhiều loại, đều là lính của người, thấy người chúng tất sợ hãi, đa phần âm hồn lưu lạc nơi dương gian vì nhiều lý do không về được Phủ, lang thang vất vưởng lâu ngày, Thần thức tan hết biến thành Ngạ Quỷ, hoặc là Quỷ đói, hoặc oan hồn bóng quế, loài đó có thể bắt lấy nuôi chẳng hại gì, còn nhược bằng có người ý chí cao như núi, lính tráng xông pha sa trường lao vào mưa tên đạn lửa mà cướp lấy hoàng kì, loài đó khó bắt, bắt được sẽ dùng hay, hơn nữa lại có loài khi sống làm tướng làm Vương, thống lĩnh quần hùng mưu đồ đại nghiệp, loài ấy khi còn sống từ muôn dân thiên hạ, cho tới đại quân, từ Quỷ Thần bốn phương ai không kinh sợ? Loài như thế chết đi hóa Thần hóa Thánh, hùng cứ một nơi, bậc đế bậc Vương, oai danh át cả âm dương, bắt được loài ấy ngàn người mới có một, hoặc không thì cũng phải là bậc Thần Phật Thánh giáo, nhưng bắt được rồi có thể nhờ oai nó mà rời núi lấp sông, khuấy đảo cát cứ. Tuy nhiên để nuôi m binh, kẻ nuôi cũng chẳng dễ dàng gì, phải giữ được giới, tuy chẳng tuyệt giới như đạo Phật, nhưng con cháu về sau chịu họa cả, vì sao? Vì lẽ như sau, oai Thần Quỷ của m binh như thế, là vong tướng thì m binh làm tướng binh, vong Vương thì m binh là Vương binh, vong Thần thì m binh là Thần binh, vong thiên thì m binh là thiên binh…những loài ấy người nuôi phải cúng tế rất hậu, lại phải có đạo hạnh rất lớn mới giữ được nó.nhiều kẻ phải dùng cả máu chính mình mà cúng tế cho chúng nó, rồi sai binh ấy đi làm điều ác thì oán khí chúng nó tích dần, tới khi đủ mạnh thì nó thoát ra quật chết người luyện, hoặc tới khi người luyện binh hết dương thọ mà đột ngột mất đi, con cháu đời sau không ai biết nghi thức mà cúng tế cho nó thì nó quật chết cả ba đời…ngươi phải nhớ lấy, m binh như dao hai lưỡi, dùng hay thì khéo, dùng chẳng hay thì họa sát thân, ngươi đã nhiều lần hỏi học nhưng ta vẫn chưa dạy, chỉ nói sơ qua về đạo dùng binh của tướng, ẩn khí tiềm tàng vẫn còn phải chờ ngươi nhập môn Vu mới truyền được, vậy hỏi ngươi nay còn muốn học chăng? Nếu muốn học hãy bước vào trước bàn thờ Vu sơn làm lễ.”

Lúc này Hạ ngồi ngay ngắn, khuôn mặt nghiêm nghị, mắt lửa đỏ rực, nhìn chăm chăm vào thầy, rồi cúi đầu lạy ba lạy, dứt khoát nói ngay không nghĩ:

“Xin thầy nhận làm học trò phái Vu, cho học phép ấy ngay.”

Thầy Huyền n chẳng nói chẳng rằng, đưa tay lên niệm chú.

Tức thì gió lốc cuồng phong nổi lên ào ào, cát bay đá chạy mịt mù, cành lá xào xạc, chim muông trong rừng trốn đi cả, chúng Quỷ từ khắp các hang đá hốc núi, sông suối hồ nước trên núi Vu cùng nhất loạt bay lên mà tụ đông đen trước nơi cửa miếu Vu Thần, những con có xác rắn, hổ, chồn, hươu, nai, nhện, cáo…đều theo gió mà tới xem lễ nhập môn của Hạ.

Bấy giờ đạo sĩ đi trước, Hạ đi theo sau, cùng vào trong miếu. Đạo sĩ thắp lên ba cây nhang cúng bái trước tượng Vu Thần lầm rầm, đoạn rút con dao Vu đang đặt ở miệng tượng ra mà trao cho Hạ, rồi dặn dò nghi thức…

Sau đó Huyền n lại thắp lên một cây nhang nữa, đọc chú xong thì thổi nhang đó vào mặt Hạ, mở ra mắt âm dương cho Hạ.

Vậy là Hạ đã có được Hỏa nhãn tại nơi địa ngục giới, Pháp nhãn tại nơi chùa Thanh Trúc, chứng được Thiên nhãn thông tại nơi Tâm thân tứ đại, nay lại có thêm âm dương nhãn tại Vu sơn, các mắt ấy, muốn dùng loại nào khi nào đều được…

Nói đoạn Hạ quỳ trước tượng Vu sơn Vương, cầm dao rạch một đường lên cánh tay mặt, máu chảy dài thành dòng, men theo khuỷu tay rớt xuống đất tong tong, rồi lấy ngón trỏ tay kia quẹt lấy máu ấy mà chấm lên hình âm dương ngay giữa ngực tượng, đoạn dắt con dao Vu vào người, bước nhanh ra ngoài.

Bỗng gió lốc lại nổi đùng đùng, chim muông đang lẩn trốn trên núi bỗng bay cả lên không, các bóng yêu tinh thú dữ trong rừng nháo nhác cả, vong ma thổ địa các nơi cùng vυ't hết lên thành trận cuồng phong lớn thổi qua miếu Vu sơn…

Thật là,

Ôm thù sâu, dấn thân đi học đạo

Nuôi chí lớn, đổi mạng luyện âm binh.