Những tia nắng đầu tiên báo hiệu một ngày mới khẽ rọi xuống khoảng sân nhỏ trước ngôi nhà lụp xụp của vợ chồng mẹo. Trên mái nhà, một vài con se sẻ líu lo cất tiếng hót rồi đập cánh chuyền từ nơi này qua nơi khác.
Thầy Lương khoan thai bước đi, ông hòa mình vào trong ánh nắng, phía sau lưng ông, vợ chồng Mẹo cùng nhau cúi rạp đầu cảm tạ công ơn của thầy. Họ không biết tương lai sau này sẽ ra sao, liệu rằng những điều thầy Lương nói có đúng hay không, nhưng tất cả những gì mà thầy Lương đã làm đều mang công đức vô cùng to lớn, cho dù thầy chỉ là một lữ khách qua đường.
Khi hai vợ chồng Mẹo ngước đầu lên cũng là lúc thầy Lương đã đi khuất, vợ Mẹo hỏi chồng :
-- Liệu thầy có quay lại đây nữa không mình nhỉ...?
Mẹo trả lời vợ :
-- Cái này tôi cũng không biết, nhưng mảnh đất này sẽ mãi mãi nhớ đến thầy.
[.......]
3 tuần sau......
-- Cẩn thận, nhẹ nhàng thôi....Chuyển 8 bát nước đến đây.
Lần lượt, 8 bát nước được xếp thành hàng ngang trước khu vực giếng đào. Kể từ ngày hôm đó, đến nay vừa tròn 3 tuần. Những ngày qua, công việc đào giếng diễn ra vô cùng thuận lợi. Vâng lời thầy Lương, Mẹo cẩn thận làm theo từng căn dặn của thầy. Ngày hôm nay, cái gò đất ngày trước đào huyệt chôn cất cụ Kình, nay đã được đào sâu xuống để tìm mạch nước. Cả làng lúc này đều đang có mặt, nước từ mạch ngầm bắt đầu chảy ra. Dân làng vui mừng khôn xiết, đặc biệt hơn, vợ chồng ông Phương cũng xuất hiện để chờ đợi kết quả.
Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Mẹo cùng 8 bát nước giếng. Tiến tới gần 8 bát nước, Mẹo lấy trong túi vải ra 8 đồng xu đen xì, nhìn qua người ta còn tưởng đó là 8 cục than. Từ từ thả từng đồng xu vào 8 bát nước, Mẹo cùng tất cả mọi người hồi hộp chờ đợi. Ngạc nhiên thay, một hiện tượng lạ diễn ra trước mắt mọi người. Sau khi thả vào bát nước không lâu, cả 8 đồng xu dần dần chuyển thành màu bạc, mà lạ lùng ở chỗ, nước không hề đổi màu, nước trong bát ban đầu còn đυ.c do giếng mới đào, nước chưa kịp lắng thì nay cả 8 bát nước đều trong vắt. Lúc này người ta mới nhìn xuống lòng giếng, nước trong giếng mỗi lúc một dâng cao hơn và cũng trong như nước trong 8 cái bát kia vậy.
Dân làng hò reo trong sự sung sướиɠ vỡ òa, họ không hiểu hết ý nghĩa của việc đào giếng, nhưng đối với họ, giếng có nước đã là một sự hân hoan. Trước khi vào công việc hoàn thiện cuối cùng, Mẹo chôn 8 đồng xu theo đúng 8 hướng mà thầy Lương đã chỉ điểm. Xu bạc vừa chôn xong, chỉ một khoảng thời gian sau, gió lạnh thổi về, mây đen phủ kín, bầu trời bỗng tối sầm lại, sấm chớp bắt đầu vang lên.
" Tách....Tách....Tách..."
-- Mưa....mưa....rồi.....mưa rồi...này...
-- Mưa....cuối....cùng thì...cũng mưa...Ha ha ha.
-- Cảm ơn trời phật.....Mưa thật rồi.
" Rào....Rào....Rào..."
Trời đổ mưa lớn, cơn mưa mà dân làng đã khắc khoải chờ đợi suốt thời gian qua. Mặc cho sấm chớp nổ đùng đoàng, bà con dân làng ngửa mặt lên trời, họ dang tay ra để đón những hạt mưa quý báu ấy một cách khoan khoái, dễ chịu.
Mẹo là người mừng hơn cả, cuối cùng thì công việc mà thầy Lương giao phó cho Mẹo cũng đã được hoàn thành. Hòa lẫn trong làn nước mưa đang khẽ chảy xuống trên khuôn mặt là những giọt nước mắt quá đỗi hạnh phúc.
" Cảm ơn thầy Lương, chúng con đội ơn thầy. "
Bỗng Mẹo nghe thấy giọng nói ngay bên cạnh :
-- Giỏi lắm, mày làm ông phải bất ngờ đấy.
Mẹo quay sang nhìn, người vừa nói là ông Phương, bên cạnh ông còn có bà Yên nữa, Mẹo ấp úng :
-- Dạ, con không dám, tất cả cũng là nhờ ông bà tạo điều kiện.
Ông Phương mỉm cười, vỗ vai Mẹo ông Phương nói :
-- Ha ha ha, thôi được rồi, không cần phải nói nhiều....Tao cũng đâu phải người ngu đâu. Tận mắt chứng kiến mọi chuyện tao càng thấy ông ấy thực sự là một bậc cao nhân. À mà này, cái giếng cũng phải có tên gọi chứ nhỉ....? Mày tính đặt tên cho giếng là gì...? Giếng làng thì chắc không được vì làng ta đã có một cái giếng từ lâu nay rồi.
Mẹo đáp :
-- Dạ chuyện này ông cứ quyết định đi ạ, ông nói sao con nghe vậy.
Ông Phương cau mày :
-- Không được, giếng phải do mày đặt tên mới được.
Mẹo vâng dạ, cũng không cần suy nghĩ bởi trong đầu Mẹo đã có một cái tên, Mẹo nói :
-- Nếu vậy hãy gọi giếng này là giếng " Ông Lương " có được không ạ...?
Ông Phương suy nghĩ trong đầu :
" Ông Lương "
Rồi ông ta nhớ mang máng hình như mình đã từng nghe cái tên này ở đâu rồi thì phải. Cuối cùng, ông Phương phá lên cười lớn :
-- Ha ha ha.....Ha ha ha.....Được, được, tao hiểu rồi.....Ha ha ha.....Vậy từ nay giếng này sẽ là giếng " Ông Lương ".
Dứt lời, ông Phương cho người kêu tất cả dân làng đang có mặt ở giếng tụ họp lại, đứng trước mọi người, ông Phương dõng dạc nói :
-- Giếng này có tên là giếng " Ông Lương ", nhân chuyện vui làng ta đào được giếng nước, trời cũng đổ mưa chúc mừng sau thời gian dài nắng hạn. Tôi cũng có chuyện muốn thưa với tất cả bà con. Đó là, toàn bộ cây giống trong mùa vụ mới, tôi sẽ đứng ra cung cấp cho bà con đầy đủ. Còn nữa, khi trời tạnh mưa, tôi sẽ tổ chức phát gạo cho tất cả bà con, kèm theo đó mỗi gia đình sẽ nhận được một khoản tiền nhỏ. Bà con thấy như thế có được không ạ....?
Mọi người nhìn nhau, không ai dám tin đấy là những lời được phát ra từ miệng ông Phương. Nhưng đó lại là sự thật, Mẹo cùng dân làng ôm lấy nhau bày tỏ sự mừng rỡ, niềm vui nối tiếp niềm vui. Vợ chồng ông Phương đi xuống tận nơi bắt tay với từng người, những cái bắt tay thân thiện xuất phát từ tận đáy lòng. Cơn mưa như đang gột rửa đi tất cả những gì xấu xa trong suốt quãng thời gian khó khăn, đen tối. Chưa bao giờ Mẹo được thấy cảnh tượng tất cả mọi người đồng lòng, hân hoan đến như vậy.
Hòa cùng đám đông, tay bắt mặt mừng với những người mà trước kia vợ chồng ông Phương khinh rẻ, cho đó là dơ bẩn, bần cùng thì nay, ông Phương khẽ hỏi vợ :
-- Tự nhiên tôi thấy trong lòng nhẹ nhõm đi rất nhiều bà nó ạ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thoải mái như bây giờ.
Bà Yên chẳng hiểu sao lại rơi nước mắt, bà Yên đáp :
-- Tôi cũng thế, sống đã quá nửa đời người.....Giờ tôi mới biết, tĩnh tâm là như thế nào. Uống công cho tôi bao năm qua đi chùa công đức. Vậy mà ngay những người xung quanh tôi đang khổ sở mà tôi lại không hề đoái hoài......Tôi và ông, chúng ta sai thật rồi.
[..........]
Ở một nơi khác, lúc này đã là 5h chiều, trời cũng âm u báo hiệu sắp đổ mưa. Trong một quán cơm đơn sơ, thầy Lương vừa dùng bữa xong thì chủ quán bê ra một ấm trà, chủ quán hỏi :
— Nhìn bác không giống người ở đây, cách ăn mặc có chút giống người Trung Quốc, nhưng khi nãy nghe bác nói tiếng Việt rất rành rọt. Bình thường khách ghé ăn cơm, nghe giọng thôi là tôi có thể đoán được người ở đâu ngay. Cơ mà bác cho tôi đoán nhé, bác có phải người bên Hà Nam không..?
Thầy Lương cười khà khà rồi hỏi lại ông chủ quán :
— Sao bác chủ lại đoán thế..?
Chủ quán phân tích :
— Bởi huyện Lạc Thuỷ này phía đông giáp với 2 huyện Kim Bảng và Thanh Liêm thuộc Hà Nam. Còn một chi tiết nữa, khi nãy bác có hỏi tôi có mắm cáy để chấm với rau không...? Ở đây chúng tôi không nhiều người thích ăn mắm cáy. Tuy nhiên bên Hà Nam có mắm cáy Bình Lục vô cùng nổi tiếng. Người Hà Nam chắc hẳn rất thích mắm cáy. Do vậy tôi đoán bác là người Hà Nam.
Thầy Lương khẽ gật đầu :
— Khá khen cho bác chủ có mắt quan sát khá tinh tường. Nhưng bác chủ đoán sai rồi, tôi không phải người Hà Nam, cơ mà trong lời phân tích của bác chủ có điểm đúng. Tôi chính là từ Hà Nam sang đây. Còn nữa, tôi là người gốc Trung Quốc, nhưng đã ở Việt Nam mấy chục năm nay thành ra coi tôi là người Việt cũng không sai. Nhân đây bác chủ cho tôi hỏi, có nhà trọ nào quanh quanh khu vực này không nhỉ...? Tôi muốn ở lại đến sáng mai lên đường.
Chủ quán đáp :
— Nhà trọ có đấy, lát bác đi xuống phía dưới kia tầm 500m là thấy, có biển ghi luôn. Mà bác định đi đâu...?
Thầy Lương mỉm cười :
— Tôi cũng chưa biết, cứ đi đến đâu thì đến...Khà khà.
Chủ quán định quay lại làm việc thì bên ngoài cửa có bóng người lấp ló, bất ngờ bên trong cậu con trai chủ quán quát lớn :
— Đi đi....Bố ơi, nó lại đến kìa...Để con ra cho nó một trận...Mẹ nhà mày.