Hai Thế Giới Chung Một Con Đường

Quyển 5 - Chương 4: Địa Mẫu

Sáng hôm sau, Trần Các cố hỏi Nguyễn Cơ coi đêm qua nàng mơ thấy gì, nhưng nàng nhất quyết không chịu. Hai vợ chồng tiến bước về phía cái sân đất chính của làng, vừa đi, Nguyễn Cơ vừa nhìn quanh, cảnh vật thật là yên bình, người đi lại tấp nập, khác hẳn với cái giấc mơ hôm qua của nàng. Gần đến cái sân đất, chợt Nguyễn Cơ đứng khựng lại, nàng sợ hãi khi xa xa kia, thấp thoáng chín cái cột gỗ và vô số người mặc đồ giáp sắt đang thay nhau đào xới. Thấy Nguyễn Cơ tự nhiên đứng khựng lại, Trần Các vội lay người Nguyễn Cơ và hỏi:

- Em à ... làm sao thế ...

Nguyễn Cơ còn chưa kịp trả lời, thì chỉ sau một cái chớp mắt, cảnh vật kia đã tan biến, giờ chỉ còn lại mỗi cảnh tượng người ta dựng sàn gỗ, chăng vải chuẩn bị cho buổi biểu diễn ngày mai. Sau khi đã quan sát, và nói chuyện với người điều hành ở đó, hai vợ chồng ra về, chỉ có Nguyễn Cơ là cảm thấy bức bối trong lòng, không hiểu rằng điều gì đang đón đợi nàng. Chiều tối hôm đó, Trần Các ra ngoài mua mấy thứ về tẩm bổ cho Nguyễn Cơ để lấy sức biểu diễn ngày mai, còn mình nàng đang ngồi ngoài sân sau dưới ánh đèn cầy thơ thẩn, trong lòng bồn chồn vô cùng, nàng biết rằng có chuyện không hay sắp xảy ra với nàng. Đang ngồi đó thẫn thờ, chợt từ trong bụi cây có tiếng động, Nguyễn Cơ rùng mình gọi to:

- Ai đó?

Không một tiếng trả lời, bây giờ, cả bốn phía lại vang lên tiếng động, Nguyễn Cơ lúc này thực sự sợ hãi, nàng đứng dậy và bắt đầu nhìn quanh. Chợt một con gió lạnh thấu xương thổi qua, khiến Nguyễn Cơ rùng mình, ngọn đèn cầy tắt phụt. Từ trong lùm cây, bước ra lầ mấy người mặc áo giáp sắt, hai con mắt đỏ lừ. Dưới ánh trăng, Nguyễn Cơ nhìn thấy tất cả là chín người, nàng run rẩy đáp:

- Các ... các người là ai .... Muốn gì...

Không một tiếng trả lời, một tên rút thanh kiếm sáng lòa, từ từ tiến lại gần Nguyễn Cơ. Giờ nàng đã hiểu, số mình đến đây là tận, Nguyễn Cơ từ từ nhắm mắt, như đón nhận lấy cái kết cục của mình. Nhắm mắt được một lúc, mà vẫn không thấy gì, chợt nàng ngửi thấy một mùi hương thơm phảng phất trong gió. Có một thứ gì đó sáng hẳn lên khắp cả khu vườn, Nguyễn Cơ hé mắt nhìn thì thấy một người đàn bà ăn mặc thật là đẹp, gương mặt quyến rũ, làn da trắng nõn, khắp người sáng bừng lên, không còn lạ gì nữa, đó chính là địa mẫu. Nơi địa mẫu đang ngồi dưới đất mọc lên một thảm cỏ xanh rờn, như mất tự chủ, Nguyễn Cơ từ từ tiến lại, nàng nằm xuống kê đầu lên đùi của địa mẫu. Địa mẫu lấy tay xoa đầu rồi vuốt lên má của Nguyễn Cơ. Nằm trong vòng tay của địa mẫu, Nguyễn Cơ cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng. Chợt Nguyễn Cơ tuôn rơi một giọt lệ, nàng quay lên nhìn thẳng vào mặt địa mẫu và hỏi:

- Địa mẫu ơi, xin hỏi bà, giấc mơ mà con đã gặp có phải là điềm báo của bà không?

Địa mẫu nhìn Nguyễn Cơ, mặt không đổi sắc, bà đáp:

- Đúng rồi đó con ạ.

Nguyễn Cơ giọng nghẹn ngào hỏi:

- Địa mẫu ơi, tại sao lại như thế? Nhà con có làm gì ác đâu? Sao lại chịu cái kết cục bi thảm thế ạ?

Địa mẫu nghe xong câu hỏi đó, chợt bà tuôn rơi một giọt nước mắt, bà nói:

- Nếu ta nói rằng, đây là số phận an bài, liệu con có cam chịu không?

Nguyễn Cơ nghe xong câu đó, nàng mỉm cười trong nước mắt đáp:

- Thân xác này, linh hồn này, cuộc sống này đều là của thiên phụ địa mẫu ban cho ... ơn này chưa trả được ... thì sao con dám không chịu cơ chứ ...

Nghe được câu nói đó của Nguyễn Cơ, địa mẫu cảm động khôn nguôi. Sau đó, địa mẫu bắt đầu nói với Nguyễn cơ nhiều điều lắm mà sau này chỉ có mình Nguyễn Cơ là người biết mà thôi.

Trần Các đã mua các thứ đồ ăn về, bước vào đến cửa chàng gọi to:

- Nguyễn Cơ ơi, anh về rồi nè.

Câu nói đó như làm Nguyễn Cơ tỉnh giấc, nàng tỉnh dậy thì thấy mình đã ngủ gục trên cái bàn đá ngoài sân, ngọn đèn cầy trên bàn vẫn còn sáng. Bước vô phòng khách, Trần Các đã bầy các thứ lên bàn nóng hổi và nói:

- Em làm gì mà lâu thế? Ăn đi cho nóng.

Nguyễn Cơ ngồi vào bàn, nhưng khi nàng nghĩ lại những gì mà địa mẫu đã nói khiến nàng không tài nào nhấc nổi đôi đũa với cái chén lên. Trần Các thấy vậy, liền gắp cho vợ mình một miếng thức ăn, chợt chàng ta cất lời hỏi đùa:

- Sao tối rồi em còn sức dầu thơm vậy?

Lúc này Nguyễn Cơ mới để ý, quả thật là hương thơm của địa mẫu còn phảng phất quanh người cô. Nguyễn Cơ chỉ cười, rồi nàng cố ăn để khỏi phụ lòng người chồng của mình.

Cả đêm hôm đó, Nguyễn Cơ không tài nào ngủ được, những lời nói của địa mẫu cứ vang vảng bên tai nàng. Ngồi dậy trong đêm, Nguyễn Cơ ra bàn, thắp nến lên rồi bắt đầu viết một cái gì đó, Trần Các tỉnh giấc ngồi dậy nói:

- Muộn rồi, em đi ngủ đi ... lấy sức mai còn biểu diễn nữa chứ.

Nguyễn Cơ quay ra nhìn chồng mình hỏi:

- Trần Các à, em muốn anh hứa với em một điều được không?

Trần Các như bất ngờ, chàng đáp:

- Em bảo sao cơ? Được, em nói anh nghe coi.

Nguyễn Cơ nói:

- Sau này, dù có chuyện gì xảy ra, anh phải hứa với em ... luôn luôn làm người tốt nhé?

Trần Các ngơ ngác:

- Sao em nói thế?

Nguyễn Cơ:

- Anh hứa với em đi đã.

Trần Các:

- Được, anh hứa. Nhưng nói cho anh nghe, có chuyện gì vậy?

Nguyễn Cơ lại tiếp tục ghi chép cái gì đó, nàng nói:

- Đợi em viết nốt rồi em kể cho.

Sau khi viết xong, Nguyễn Cơ lên giường. Cả đêm đó, nàng kể cho Trần Các nghe kể từ cái đêm nằm gặp ác mộng, sau đó đến tối nay thì gặp địa mẫu, nàng chỉ nói sơ qua những gì địa mẫu nói cho mình, với một bằng chứng là mùi hương mà Trần Các ngửi thấy là của địa mẫu lúc hiện hình. Nghe đến đây, Trần Các xà xẩm mặt mày, không biết nói câu gì. Nguyễn Cơ nhìn Trần Các khó hiểu, rồi Trần Các nói:

- Em có biết những lời em nói là xúc phạm đến thiên phụ địa mẫu không? em có biết cái làng này nổi tiếng là một lòng một dạ thờ thiên phụ địa mẫu không? Nếu ai nghe được là cả nhà ta gặp họa đó?

Nguyễn Cơ chỉ cười, nàng nằm xuống rồi kéo theo Trần Các, nàng nói dọng nhỏ nhẹ:

- Ngủ đi anh, mai còn phải dậy sớm.

Trần Các nằm xuống bên cạnh Nguyễn Cơ vẫn tiếp tục nói:

- Em hứa đi, hứa là không được nói cho ai khác biết hết.

Nguyễn Cơ đặt một nụ hôn lên môi Trần Các, nàng nhẹ nhàng nói:

- Ngủ đi anh, rồi mọi việc sẽ ổn cả thôi.

Sáng sớm hơm đó, cái sân làng đông nghẹt, mọi người đã tới đông đủ. Trên cái sân khấu kia, là Nguyễn Cơ sắc đẹp tuyệt trần, ngồi ngay ngắn bên cây đàn và mấy tờ giấy từ tối qua. Ngồi hàng đầu là Trần Các và hai đứa con cùng vô số các quan và trưởng lão trong làng. Nguyễn Cơ cất lời:

- Hôm nay, tôi xin gửi tặng mọi người bốn bài hát mà tôi mới sáng tác. Mong mọi người ủng hộ.

Một chàng pháo tay vang lên, Nguyên Cơ bắt đầu đánh đàn, tiếng nhạc buồn bã đến kinh người, ai nghe thấy cũng phải nổi da gà mà rùng mình. Nguyễn Cơ giới thiệu:

- Bài hát đầu tiên có tựa đề "hát trên những xác người".

Và nàng bắt đầu cất lời ca:

Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người,

Tôi đã thấy, tôi đã thấy trên còn đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn.

Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người,

Tôi đã thấy, tôi đã thấy bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con.

Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh, chị vỗ tay hoan hô hào bình,

Người vỗ tay cho thêm nhịp nhàng, người vỗ tay cho đều gian nan.

Chiều đi qua bãi dâu hát trên những xác người,

Tôi đã thấy, tôi đã thấy trên còn đường, người cha già ôm con lạnh giá.

Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh, chị vỗ tay hoan hô hào bình,

Người vỗ tay cho thêm thù hận, người vỗ tay xa dần ăn năn.

Nghe xong cái bản nhạc đầu tiên này, ai ai cũng rụng rời chân tay, nhất là Trần Các, chàng ngồi đó toát mồ hôi hột. Đến Bài thứ hai "số phận":

Một ông già bạc đầu, trong bóng tối lao đao,

Dường như giọt lệ sầu, rơi xuống má nhăn nheo.

Từng tiếng run thều thào, ông quỳ lên làm dấu,

Xin thượng đế trên cao, con người biết thương nhau.

Hồn ông đầy nghẹn ngào, thương kiếp sống gian lao,

Nửa đêm nhìn bầu trời, hun hút buốt cô liêu.

Nhìn mái tranh sơ nghèo, ông quỳ lên làm dấu,

Xin thượng đế trên cao, cho đời bớt thương đau.

Nào ai nhiều bạc tiền, xin chớ mãi chông lên,

Nào ai là người hiền, xin cúi xuống dân đen.

Nhìn thấu bao ưu phiền, giơ bàn tay chìu mến,

Cho đời sống vươn lên, cho nghèo đói mau tan.

Nghe xong bài ca thứ hai, một số quan và phú hộ đã tím tái mặt mày, vì lời ca của Nguyễn Cơ mang hàm ý xúc phạm tới họ, mà hơn nữa là tới cả thiên phụ và địa mẫu. Bài ca thứ ba có tựa đề "đêm nguyện cầu":

Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu. Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu Bâng khuâng nghe tiếng khóc vang trong sa mù Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe trần thế tôi trăm ngàn ưu sầu Thượng Đế hỡi có thấu cho trần gian này Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài. Từng chiến đấu tiêu diệt hung thần bạo tàn. Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền. Vì trần thế đang còn ưu phiền. Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên. Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu. Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình Này thiên phụ địa mẫu ơi bao giờ thanh bình?

Nghe xong bài này, thì mọi người có mặt ở sân đều thâm tím mặt mày. Nhiều người đã bắt đầu đứng lên ra về, họ nhìn Nguyễn Cơ với một ánh mắt đầy hằn học và căm ghét. Nguyễn Cơ thì cứ ngồi đó mà nhìn xuống, đến khi cả sân làng không còn có một ai, chỉ còn lại Trần Các và hai đứa con ngồi dưới. Nguyên Cơ chợt nhỏ lệ, nàng nói giọng nghẹn ngào:

- Anh yêu, bài hát cuối này là dành cho anh.

Thế rồi Nguyễn Cơ bắt đầu cất tiếng hát:

Đừng bỏ em một mình đừng bỏ em một mình,

trời lạnh quá trời lạnh quá sao đành bỏ em một mình.

Đừng bỏ em một mình đừng bỏ em một mình,

chiều lộng gió chiều lộng gió, sao anh đành bỏ em.

Lời nào đó lời nào đó tiếng ân tình hay tiếng cầu kinh,

nhạc nào đó nhạc nào đó nhạc gọi người hay nhạc gọi hồn.

Đừng lặng thinh đừng lặng thinh với tiếng chày tiếng búa nện đinh,

đừng tỏa hương đừng tỏa hương khói hương vàng che khuất người thương.

Đừng bỏ em một mình đừng bỏ em một mình,

đường về nghĩa trang mông mênh đừng bỏ em.

Đừng bỏ em một mình đừng bỏ em một mình,

đường về nghĩa trang lênh dênh đừng bỏ em.

Đừng bỏ em một mình đừng bỏ em một mình,

cùng một lũ cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình.

Đừng bỏ em một mình đừng bỏ em một mình,

một mồ trinh một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh.

Đừng bỏ em một mình đừng bỏ em một mình,

vài ngàn đời sau nữa vài ngàn đời sau nữa,

vài ngàn đời sau nữa ai mái tóc còn xanh.

Trần Các cứ ngồi đó, không nói một câu nào. Cũng có lẽ, bởi vì lời bài hát quá u buồn, giọng hát của Nguyễn Cơ tựa như muôn ngàn mũi dao nhọn đâm xuyên tim gan của Trần Các. Bài hát mang một giai điệu buồn đến kinh người, hơn thế nữa cộng thêm vào cái giọng hát truyền cảm của Nguyễn Cơ, nó làm cho người ta cảm thấy như cái chết đang rất cận kề, một cái cảm giác sợ hãi đến tột độ.

Trên đường về nhà hôm đó, Trần Các và Nguyễn Cơ không ai nói một câu nào. Người dân sống ở đó bây giờ họ nhìn cả nhà Nguyễn Cơ với một ánh mắt lạnh lẽo, ai ai cũng tránh xa cả hai người. Có lẽ trong mắt họ bây giờ, cả gia đình Nguyễn Cơ không còn là những người dân bình thường nữa rồi, có lẽ, gia đình Nguyễn Cơ là những con người vô ơn khi hát lên những bài hát với lời lẽ xúc phạm thiên phụ và địa mẫu như vậy. Tối hôm đó, cả nhà Nguyễn Cơ ăn cơm trong im lặng, không ai nói với ai một câu nào. Nói là ăn cơm, nhưng thực ra, chỉ có hai đứa nhỏ là vẫn ăn, chỉ riêng có Trần Các và Nguyễn Cơ là ngồi đó lặng lẽ nhìn nhau. Đêm hôm đó, hai người nằm cạnh nhau, không ai ôm ai, hay nói một câu gì.

Một lúc sau, chợt ngoài đường rực sáng, rồi tiếng người nói bắt đầu vang lên, tiếng đi lại và tiếng gõ tiếng đập trở nên náo loạn. Không nói câu nào, cả hai cùng ngồi dậy trên giường. Trần Các chạy ra cổng tính mở cửa ra để coi bên ngoài có chuyện gì, Trần Các mở cái chốt gỗ ra, nhưng không tài nào mở được cửa. Trần Các cứ đứng đó cố kéo cái cửa gỗ mở ra, Nguyễn Cơ lúc này cũng bước ra hỏi:

- Có chuyện gì thế anh?

Trần Các nhìn Nguyễn Cơ trả lời:

- Cửa Không mở được, chắc bị khóa từ bên ngoài rồi...

Nguyễn Cơ tiến tới, nàng thử mở cửa cùng Trần Các nhưng quả thật là không được. Hai vợ chồng lo lắng, chỉ còn biết vào trong nhà ngồi suy nghĩ. Trần Các thì cứ đi qua đi lại và tự hỏi không biết có chuyện gì đang xảy ra, còn Nguyễn Cơ thì ngồi im, mắt nhìn xa xăm, có lẽ nàng đã biết có truyện gì đang xảy ra. Chợt Nguyễn Cơ quay lên nhìn Trần Các, nàng nói giọng nghẹn ngào:

- Anh à ... anh còn nhớ đã hứa gì với em chứ ?

Trần Các nhìn Nguyễn Cơ với ánh mắt khó hiểu, chàng không trả lời, Nguyễn Cơ lại nói tiếp:

- Với bất kì giá nào... dù có chuyện gì xảy ra ... anh vẫn phải luôn là người tốt ....

Trần Các còn đang chưa biết nói gì, chợt bên ngoài tiếng búa, tiếng người nói đã giảm hẳn đi. Ánh sáng bên ngoài giờ tập chung hết cả vào trước cửa nhà Nguyễn Cơ, cả hai vợ chồng sợ hãi tiến ra sân trước từ từ. Chợt có tiếng lục đυ.c phát ra từ đằng sau cánh cửa, rồi cánh cửa mở toang, đằng sau là vô số người dân đang cầm đuốc, một trưởng lão đứng đầu chỉ tay thẳng vào mặt hai người và nói:

- Gô cổ bọn phản tặc này lại!

Lập tức mấy người thanh niên to khỏe chạy lại trói cổ Trần Các Và Nguyễn Cơ lại, Hai người khác thì vô trong bế hai đứa nhóc ra. Trần Các thấy vậy thì gào lên:

- Các người làm cái gì thế này?

Nguyễn Cơ thì đứng yên cho người ta trói lại, nàng không hề kháng cự, hai dòng lệ bắt đầu tuôn rơi. Nguyễn Cơ ngước nhìn Trần Các Đang bị lôi ra, nàng nói trong nước mắt:

- Anh nhớ ... phải luôn làm người tốt đó nha ... dù có chuyện gì xảy ra đi nữa .... Em mãi yêu anh ....

-

Trần Các nhìn Nguyễn Cơ không chớp mắt, giờ thì chàng ta đã hiểu một điều, đó là Nguyễn Cơ đã biết rằng chuyện này sẽ đến, Trần Các hỏi:

- Nguyễn Cơ ... em biết chuyện này sẽ xảy ra ... đúng không?

Nguyễn Cơ chỉ nhìn Trần Các, nàng nói trong dòng nước mắt nghẹn ngào:

- Anh yên tâm ... Địa Mẫu đã hứa ... anh và hai con sẽ không phải chết đâu ...

Trần Các nghe xong câu nói đó thì rụng rời chân tay, chàng không hiểu nổi vợ mình đang nói cái gì nữa. Người Dân làng cứ thế kéo cả gia đình Nguyễn Cơ ra thẳng cái sân mặt đất hôm nào, nơi mà họ đã dựng đủ chín cột gỗ và đào một cái hố thật sâu.