Huyền Nhân - Lời Nguyền U Ẩn

Chương 15

Chap 15

Lời khấn vừa dứt tức thì trong nơi nghĩa địa u minh đang tĩnh lặng chợt có cơn gió nhẹ thoảng qua, từ nơi con nhớt trong cái lư hương để bên cạnh mâm đồ lễ chợt xuất lên một hồn người nữ trung tuổi, áo trắng tóc dài, đôi chân vẫn chảy máu đỏ đầm đìa nhưng ánh mắt không còn thù hận, nơi khóe miệng đã nở nụ cười. người nữ ấy lặng lẽ quỳ xuống lạy Sóc một lạy, tiến lại lạy ông Thái một lạy rồi đối diện với Gấu lạy hai lạy.

Lời khấn vừa dứt tức thì trong nơi nghĩa địa u minh đang tĩnh lặng bỗng có một cơn gió nhẹ thoảng qua, từ trong cái lư hương để bên cạnh mâm đồ lễ nơi có con nhớt chợt hiện lên một hồn người nữ trung tuổi, áo trắng tóc dài, đôi chân vẫn chảy máu đỏ đầm đìa nhưng trong ánh mắt không còn thù hận, nơi khóe miệng đã nở nụ cười. Người nữ ấy lặng lẽ quỳ xuống lạy Sóc một lạy, tiến lại lạy ông Thái một lạy rồi đối diện với Gấu lạy hai lạy.

Bấy giờ Gấu liền bắt con nhớt trong bát hương thả ra, con nhớt vừa ra ngoài liền từ từ chậm chạm bò về nơi phía mộ, thoắt cái đã ẩn mình dưới đám cỏ xanh rậm rì không còn thấy bóng dáng đâu nữa…lúc này hồn cô minh cũng từ từ tan vào trong mộ.

Ngay khi ấy gió lại nổi lên nữa, bỗng từ nơi cánh tay trái băng trắng của Gấu bốc lên một làn khói đen nhưng tất cả những người đang đứng ở đó đều không nhìn thấy, làn khói ấy lần lần từ từ tụ lại thành hình hài một con chim cắt, đậu ngay nơi mâm đồng đang bày đồ lễ mà nói:

– Thưa quan nhân, tôi nhìn thấy có bùa trong mồ (mộ), người nữ này chết đi do bùa, hoặc khi chết đi rồi thì bị người ta ám bùa lên xác.

Bỗng từ người Gấu có một làn khói đỏ bốc ra, chính là Hỏa Thiên Di, ngay khi quỷ vừa rời khỏi thân, Gấu lập tức ngất xỉu luôn, ông Thái, ông Tư và Sóc cùng kinh hãi lại gần cấp cứu.

Chim thấy thế hốt hoảng la lên:

– Cửu Tổ tôi làm sao thế kia?

Hỏa Thiên Di liền nói trấn an:

– Ta vừa xuất ra nên tổ ngất đi chứ không hề gì, mày chớ có lo. Nói cho ta hay bùa trong mồ (mộ) là bùa gì?

Chim đáp:

– Phép tôi không đủ biết bùa ấy, nay cho quật mồ lên sẽ thấy ngay thôi, đó không phải bùa thường, kẻ làm ra bùa phải là người biết việc.

Quỷ lửa lại hỏi:

– Bùa ấy so với bùa chủ nhân vẽ ra thì thế nào?

Chim đáp:

– Bùa ấy tự ẩn tôi không nhìn thấy nên không so sánh được, nhưng không đọc được chứng tỏ bùa thuộc hàng cao.

Hỏa hiên di nghe vậy mới nhìn Gấu, trong lòng tiếc nuối buồn bã…

…Tổ có mắt lửa mạnh át quỷ thần, giá Tổ không mất phép thì sẽ nhìn ra được ngay bùa đó…

Nghĩ đoạn đáp lời chim:

– Thôi cũng chẳng can gì đến bọn ta, hồn mà cũng chẳng nói năng gì nên không cần quản nữa, nay việc xong rồi cùng lui đi thôi.

Nói đoạn đưa tay lên miệng niệm chú lầm rầm, tức thì con chim tan thành làn khói, bay nhập trở lại nơi tay trái của Gấu, còn Hỏa Thiên Di thì tan nhập trở về dao Vu.

Khi ấy Gấu liền hồi tỉnh lại, người nhà hỏi việc thì cứ ngơ ngơ ra không biết gì, không hiểu không nói năng gì, ánh mắt sợ hãi tái dại cả đi, người nhà thấy vậy là thôi không hỏi nữa, tất cả cùng thu dọn đồ lễ rồi ra về.

Từ hôm đó trở đi, cứ đến ngày rằm mùng một thì ông Thái lại ra mộ cô Minh thắp hương, đảnh lễ cúng bái hậu như người trong nhà, còn bỏ tiền làm cái bia bằng đá trên ghi tên Nguyễn Thị Minh theo lời Gấu dặn trước khi ngất đi.

Sóc cũng sau ngày hôm đó thì nói năng bình thường, ai ai cũng lấy làm lạ cả…

Cũng từ hôm đó, Gấu không bao giờ nhắc lại việc đó, nhưng ông Tư đã mang chuyện lạ đi đồn khắp nơi, làng trên xóm dưới nghe tiếng ai ai cũng hiếu kì hỏi chuyện, rồi kéo nhau đến nhờ Gấu xem việc, xem bói, cầu siêu, chữa bệnh nhưng Gấu gặp ai cũng sợ hãi, cứ thấy người lạ tới hỏi là trốn vào nhà kho không ra.

Ông Thái cũng không cho gặp, ông trách ông Tư nhiều chuyện, mặt khác lại khéo rỉ tai mấy người hàng xóm rằng hôm đó vong ma nơi mộ hoang nhập về nhà báo mộng cho Gấu làm lễ chứ Gấu chẳng biết gì, nay việc giải lễ ấy xong rồi không còn thấy về lại nữa, mọi chuyện đã bình thường, hàng xóm nghe thế lại thấy Gấu vẫn cứ đơ đơ như xưa thì cũng tin là ma hay nhập vào người không tỉnh táo, nhập xong đi rồi thì thôi, không còn tò mò gì nữa…cứ vậy sau vài tháng, việc cũng dần lắng xuống.



Hôm nay là giỗ thứ bảy của mẹ Liễu, cô không tới bệnh viện mà đi ra chợ từ sáng sớm để mua hoa quả về thắp hương cho mẹ.

Liễu chọn mua đồ xong thì nhẩn nha ở chợ thêm một lúc…

Ngày cô còn bé, mẹ thường hay dẫn cô đi chợ lắm…mỗi khi mua chợ xong, mẹ thường đưa cô đi ăn bánh cuốn ở các hàng ăn, có hôm thì là ăn chè bưởi, chè khoai…

Liễu dừng bước trước hàng chè bưởi…

Cô bán chè vẫn ngồi đó tươi cười với người qua lại, đã hai mươi năm trôi qua mà cô vẫn còn làm công việc bán chè, trông cô đã già đi nhiều…chẳng hay cô có nhận ra rằng giữa muôn ngàn người khách, hai mẹ con khách quen hay ăn chè của cô ngày nào, từ bảy năm nay đã không còn đến nữa…

Liễu chợt nhớ thương mẹ, nước mắt trào ra trên đôi gò má…cô lặng lẽ gạt đi rồi ra về, cô không muốn nán lại lâu nữa…



Mẹ Liễu cũng là bác sĩ, bà mất trong một vụ tai nạn giao thông khi đi công tác xa ở tỉnh Nam Thuận, nghe nói là trên xe khách đang chạy thì bị mất phanh ở một ngã ba tên gọi là Miểu, hơn một nửa số hành khách trên chuyến xe ấy đều đã qua đời…năm đó Liễu đang học đại học y ở sài gòn, ngày mẹ mất cô vội vã bắt xe về nhưng khi về tới thì xác mẹ đã liệm quan quách cẩn thận, nên cô còn chẳng kịp nhìn mẹ lần cuối…từ đó Liễu cứ áy náy mãi từ đó không thôi… (từ đó Liễu cứ áy náy trong lòng mãi không thôi…)

Từ khi vợ mất, ông Thức suy sụp lắm, ông không đi làm mà chỉ ở nhà, cả ngày cứ quẩn quanh ngơ ngác bên bàn thờ vợ suốt cả một năm trời, từ năm thứ hai trở đi ông mới có thể đi làm trở lại đi làm bình thường, tuy nhiên ông ít nói hẳn đi, không còn tiếp xúc với nhiều người mà chỉ biết vùi đầu vào công việc. Ông thường hay nhận đi công tác xa, hoặc là đi hội thảo, hoặc là tới cố vấn những ca khó cho các bệnh viện lớn, ngoài ra ông thi thoảng cũng lên lớp giảng dạy, nên từ dạo đó Liễu chẳng mấy khi gặp bố, cô cũng nghĩ rằng ông chọn cách lao vào công việc để quên đi nỗi đau mất vợ.

Thông thường thì năm nào cũng vậy, dù ai bận bịu gì tới đâu nhưng cứ đến ngày bà Thức mất (dùng ngày giỗ vẫn được) là cả hai bố con đều trở về nhà ăn với nhau bữa cơm cúng. Gia đình Liễu không tổ chức ăn giỗ to, bởi lẽ theo quan điểm của ông Thức thì ngày giỗ cho người chết thì chỉ người chết dùng bữa là đủ, không cần lợi dụng điều đó để tổ chức ăn uống bù khú, do đó nên nhà cũng chẳng chuẩn bị gì cả, chỉ cần ra chợ mua ít hoa quả và thức ăn chay đạm bạc là đủ, là được.

Ông thức thường dạy cô:

– Sống không lo chăm sóc chết đi rồi ăn giỗ cho to để làm gì? Với người đã khuất thì giỗ đầu còn làm to một tý, các giỗ sau thì chỉ một chén nước cây hương tưởng nhớ là đủ rồi…

Thế nhưng trong ba năm trở lại đây, vào mỗi ngày giỗ bà Thức không chỉ còn hai cha con mà đã có thêm một người thứ ba cũng tham gia vào bữa cơm gia đình, đây là người mà Liễu không ưa chút nào, đó chính là bác sĩ phó trưởng khoa thần kinh bệnh viện huyện, đồng thời cũng là học trò cưng của ông Thức, và là bác sĩ chủ trì của phòng khám Hoa Liễu, anh Đỗ Minh Phúc. Phúc năm nay 32 tuổi, là học trò của ông Thức ở trường y, anh ta cao ráo, đẹp trai, khuôn mặt trắng nhợt nhạt, đôi gò má cao. Ông Thức yêu quý anh ta lắm, ông lúc nào cũng nói với Liễu rằng anh là học trò giỏi nhất trong đời ông từng dạy ra, có việc gì ông Thức cũng bàn bạc với anh ta, ông xem anh ta như người trong nhà mặc cho Liễu càm ràm khó chịu, vậy nên khi giỗ vợ, năm nào ông cũng mời anh ta đến cùng ăn cơm.



Từ chợ về tới, vừa bước vào nhà thì Liễu đã nhìn thấy bố và Phúc ngồi ở giữa phòng khách uống trà, trông họ có vẻ như đang bàn công việc chứ không phải để chờ ăn giỗ, nhưng vừa thấy bóng Liễu bước vào nhà thì cả hai đều im bặt.

Liễu cũng đã quen với việc anh ta hay đến nhà trò chuyện công việc to nhỏ bí mật với bố nên cũng chẳng bận tâm gì nhiều, chỉ chào hỏi qua loa rồi định đi ngay lên phòng. Ông Thức liền nói:

– Con thắp hương cho mẹ rồi đi đâu thì hẵng đi, giờ ba với cậu Phúc ra ngoài có tý việc, chắc hôm nay ba không ăn cơm ở nhà.

Liễu nghe thế thì giật mình sửng sốt, cô dừng bước chân, bất bình nói:

– Thế là thế nào, ba có biết hôm nay là ngày gì không? Ba có công việc gì thì để ngày mai không được hay sao?

Ông Thức nói:

– Ba xin lỗi nhưng có công chuyện gấp không trì hoãn được, thôi để lúc khác ba nói chuyện với con sau, giờ con lên nhà thắp hương cho mẹ con đi, cô Hoa đã chuẩn bị hoa quả sẵn rồi đó.

Liễu giận tái cả mặt, cô trừng mắt nhìn ông thái rồi nhìn qua Phúc, anh ta lặng yên chẳng nói gì, cô biết bố đã nói thế rồi thì có nói thêm cũng vô ích nên chẳng thèm nói thêm gì nữa, lầm lũi bước lên cầu thang rồi đi thẳng, bấy giờ Phúc nói với theo:

– Em xin phép thầy lên thắp cho cô nén hương.

Thế rồi anh ta cũng đứng dậy theo Liễu lên phòng thờ.

———————–