Hoa Yêu

Chương 28: Thầy bùa bí ẩn

Bác Toàn thoáng chút thảng thốt: trúng bùa sao? Ý bác nói là ông Thành bị trúng bùa?

Bà Bé gật đầu: có thể lắm chứ. Tôi biết ngày ấy bà Dạ có quen với một người chuyên làm bùa chú. Người quý nhân mà tôi vừa nhắc tới cũng chính là thầy bùa đấy. Người này rất trẻ nhưng tôi nghe người ta đồn đại rất giỏi trong mấy việc làm bùa và yểm bùa.

Bác Toàn suy tư một lúc rồi nói: vậy bác có biết chuyện gì liên quan tới ông thầy làm bùa đó không ạ?

- Tôi là nghe người ta nói vậy chứ thực tình không nắm rõ.

Bác Toàn thấy hơi đáng tiếc bởi bà Bé không biết tới người đàn ông kia. Tuy nhiên bác có thể phần nào khẳng định người đó chắc chắn có giúp bà Dạ làm bùa chú.

Bà Bé nói chuyện một chút rồi rồi sực nhớ ra chuyện ngày trước mới thốt lên: a, tôi nhớ tới một chuyện này, không biết giúp gì được cho anh công an không?

Bác Toàn mừng rỡ: vâng, bác nhớ ra chuyện gì làm ơn cho tôi biết với ạ.

- Là chuyện trước kia của bà Dạ ấy. Lúc bà ấy ôm con lưu lạc về chỗ chúng tôi. Bà ấy giống như bị điên.

- Bà Dạ bị điên sao?

- Phải! Là bị điên! Cả cái khu này mấy người tầm tuổi tôi cũng biết chuyện nhưng do tôi thân quen hay qua lại thì biết nhiều hơn đôi chút.

- May quá! Vậy bác hãy kể cho tôi nghe tất cả mọi chuyện mà bác biết khi xưa với ạ!

Bà Bé gật gù rồi chậm rãi kể chuyện cũ: Ngày ấy tôi đang phụ mẹ dọn hàng thì phía đường phát ra tiếng phanh xe chói tay và tiếng quát huyên náo:

- tránh ra! Đường của nhà mày đấy mà mày dẫn nhau đi giữa đường thế hả?- một người đàn ông chạy xe tạt ngang quát tháo người phụ nữ đang dắt theo đứa trẻ.

Người phụ nữ ngẩng mặt lên rồi bật cười khanh khách. Người đàn ông thấy vậy vội chửi đề: tiên sư nhà nó, sáng ra đã đυ.ng trúng con điên.

Ông ta lẩm bẩm rồi bỏ đi sau đó. Mấy người nhà gần vội chạy ra kéo mẹ con Dạ vào lề đường. Đứa bé gái mặt mũi lem luốc, da dẻ xanh xao oà lên khóc nức nở. Dạ liếc ánh mắt nhìn con gái rồi hỏi: khóc cái gì? Sống không bằng chết thì thà chết quách đi cho khoẻ ma.

Một bà cụ nghe thấy vậy vội trách: ơ hay cái cô này lạ nhể? Đến con kiến nó còn muốn sống, con người lại mở miệng ra là nói chết. Chết được dễ thế thì dưới âm tào cũng chẳng có đất mà chứa hết người dương gian đâu.

Dạ không nhìn bà cụ mà lấy ngón tay chí lên đầu con gái: mày còn khóc sao? Mày hại tao thân tàn ma dại chưa đủ hả? Sao mày không chết ở cái xó nào đi mà lẽo đẽo theo tao làm cái gì?

Mấy người xung quanh thấy Dạ nói vậy chau mày khó chịu: có mẹ nào là muốn con chết hả trời? Dạ ơi, cô cũng ác mồm ác miệng quá đấy.

Dạ không nói gì liền quay người bỏ đi.

Bà cụ gọi: Bé ơi! Mày giúp con Dạ đi, hình như nó lại phát điên rồi đấy.

Quả nhiên là Dạ đang lại phát điên. Cái điên này của lạ nó đến và đi theo chu kì mặt trăng. Trăng càng tròn thì càng điên, qua trăng tròn Dạ lại bình thường trở lại.

Nghe bà cụ gọi tôi vội vàng chạy tới đỡ lấy Dạ: này, này, Dạ mau về nhà đi. Hôm nay hai mẹ con ở nhà chứ đừng ra đường kẻo nguy hiểm. Tôi sang nhà chơi với hai mẹ con.

Tôi nói rồi kéo hai mẹ con họ về nhà. Căn nhà nhỏ liêu xiêu dột nát trong cuối con hẻm nhỏ là chỗ mẹ con họ trú thân.

Dạ về tới phòng khuôn mặt đã trở lên đờ đẫn, ngây dại. Con bé Quỳnh bấy giờ còn nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Nó chạy tới rót một cốc nước đưa cho mẹ: mẹ uống nước đi ạ! Con nấu cơm cho mẹ ăn.

Dạ nhìn Quỳnh rồi cười điên dại. Quả nhiên nụ cười và ánh mắt ấy cực kì ghê rợn. Nó khiến tôi nghe mà bất giác dựng tóc gáy.

Quỳnh sợ hãi nép sát về phía tôi. Con bé đưa tay cầm lấy vạt áo tôi mà giật nhẹ. Tôi an ủi nó: con đừng sợ, qua đêm nay mọi chuyện sẽ lại bình thường.

Đôi mắt Dạ bỗng dưng tối sầm lại. Dạ quét ánh mắt lạ lẫm ấy sang phía chúng tôi rồi cất tiếng nói: qua đêm nay khu này sẽ có người chết cháy. Chết chùm chứ không chết một người. Cô lo mà tránh đi. Cô ở lại đây cũng chết chung với họ.

Tôi nghe lời nói điên dại ấy mà bực mình nhưng thiết nghĩ lời nói người điên nên bỏ ngoài tai tất thảy.

Bác Toàn vội vã lên tiếng: nhưng có người chết hay không hả bác?

Bác ấy gật đầu: có, không phải một người mà chết tận 6 người.

Lần này bác Toàn sửng sốt: cái gì ạ? Chết tận 6 người ư? Tại sao lại chết? Các kể cho cháu nghe cụ thể với ạ!

Bà bé gật đầu: chuyện đêm ấy là thế này. Trước đây cái khu này nhà ổ chuột lụp xụp lắm. Cái quán của mẹ tôi liền kề với mấy cái quán khác. Phía bên cạnh là dãy bán vải vóc quần áo. Đêm ấy chẳng hiểu sao lửa lại bốc lên cháy lan theo đường điện làm cả khu chập cháy. Nguyên gia đình nhà ở ngay cạnh khu vải chết mất 4 người, hai người còn lại ở hai gia đình khác nữa. Nhà tôi may mắn thoát chết do nửa đêm mẹ tôi dậy đi tiểu phát hiện ra có ánh lửa cháy mới hô hoán cả nhà dậy chạy thoát ra ngoài.

- Nhưng sau đó nguyên nhân được xác định là do đâu ạ? Không phải tự nhiên mấy sập vải bốc cháy đúng không ạ?

- Thì bên công an về khám hiện trường nói do điện bị nổ bén lửa sang vải vóc, sau đó lửa cứ thế bốc lên ngùn ngụt. Nó thiêu rụi hết nguyên mấy dãy nhà. Đó là đám cháy kinh sợ nhất mà tôi từng biết từ trước đến giờ.

Bác Toàn nghe bà Bé nhắc tới cháy trong lòng lại thấy buồn. Bác vẫn ám ảnh bởi gia đình nhà ngoại cũng trong một đêm bị ngọn lửa hung ác cướp đi năm người thân.

Bà Bé ngạc nhiên: sao vậy anh công an? Anh xúc động chuyện này hả?

Bác Toàn vội vã lắc đầu: không phải, tôi phân tâm quá! Vậy lời bà Dạ nói trùng khớp với sự việc mấy người chết cháy đó.

Bà Bé gật đầu: anh thấy lạ không? Mà lạ hơn nữa là sau đó cô ấy rất hay nhắc đến chết chóc. Tuy nhiên khi bị điên lời nói ấy lại luôn ứng nghiệm

- nếu vậy thì đúng lạ kì quá!

- Vâng! Cái khu này gọi bà Dạ là ma xó. Bà ta không nói thì thôi chứ hễ nói chuyện chết cháy là ắt có người chết. Sự việc cứ kéo dài và thành nỗi ám ảnh của mọi người tới ngày bà ta bóp cổ đòi gϊếŧ chết con Quỳnh

Bác Toàn lần nữa lại ngạc nhiên: bà Dạ bóp cổ con gái mình sao?

Bà Bé gật đầu: đúng vậy! Bà Dạ tự tay bóp cổ con quỳnh. Bà ấy liên tục chửi con bé là yêu tinh đội lốt người muốn ăn thịt bà ấy.

Bà Bé nhấp một chút nước rồi kể lể: hôm ấy là chủ nhật nên khu chợ này khá đông. Chúng tôi thì ai ở nhà nấy còn lo chuyện buôn bán. Hôm ấy cũng không phải ngày trăng tròn nên chẳng ai ngờ bà ấy lại phát bệnh đúng lúc ấy. May thay có con bé hàng xóm chứng kiến cảnh ấy sợ quá khóc thét lên nên cả khu mới biết chuyện. Lúc mọi người chạy sang thì con Quỳnh đã trợn cả mắt lên rồi. Mọi người vội vào can ngăn mới cứu được con bé.

Lúc cái anh hàng xóm giật được con Quỳnh khỏi tay mẹ nó thì bà ta điên dại gào thét rồi lao đầu vào tường tự tử. Hành động quá nhanh và bất ngờ khiến mọi người không kịp trở tay. Tuy nhiên do sức không mạnh nên bà ấy thoát chết. Sau đó bà ấy khỏi điên hoàn toàn.

Bác Toàn nhíu mày: bà Dạ tự lao đầu vào tường tự tự rồi hết bệnh. Chuyện này có vẻ rất lạ.

- Thì thế! Chuyện lạ nên tôi mới kể cho cậu nghe đấy. Sau khi bà ấy tỉnh táo trở lại thì vui vẻ lạ thường. Bà ấy chăm chỉ làm lụng rồi hai mẹ con dựa nhau sống.

- Sự việc này xảy ra trước khi bà ấy gặp được người thầy bùa đúng không ạ?

Bà bé gật đầu: đúng rồi! Sau khi bà Dạ tỉnh táo trở lại mới gặp được thầy bùa. Chính xác là con Quỳnh gặp được thầy ấy. Con bé hồi đấy rất hay nói chuyện ma quỷ. Nó toàn bảo thấy ma. Nhiều khi đang ăn cơm nó cũng nói tới ma. Nó còn kể về 6 người chết cháy kia vẫn đứng ở đó suốt ngày đêm không chịu đi. Anh có tin chuyện đó hay không? Cả khu này bấy giờ nghĩ nó bị điên theo bà Dạ.

Bác Toàn thở dài nghĩ tới Quỳnh. Quả nhiên chị ấy có khả năng đặc biệt giống với em. Bác hỏi lại bà Bé: vậy nguyên do mẹ con bà Dạ gặp thầy bùa thế nào? Bác biết chứ ạ?

- Lúc ấy tôi đã theo chồng đi chữa bệnh xa nên chuyện ở đây là tôi nghe người ta nói lại. Con bé Quỳnh nó cứ liên tục kêu ma quỷ làm thầy bùa chú ý. Ông ấy liền làm cho nó cái bùa hình bông hoa để đeo trước ngực. Sau khi đeo cái bùa đó con bé không lảm nhảm chuyện ma quỷ nữa. Tôi cũng nghe mọi người nói rằng bà Dạ cám ơn thầy bùa nên quỳ lạy sống ông ấy. Ông ta viết lên tay bà Dạ mấy dòng chữ gì đó. Cũng sau hôm ấy bà Dạ này bỗng dưng nghỉ làm ở nhà ghi lô đề. Cái khu nhà tôi này toàn con nghiện đề cả nên mất kha khá tiền vào đó. Bà Dạ cứ vậy mà giàu lên nhờ cái nghề ghi bảng đề đó.

Bác Toàn gật gù: vậy nghĩa là sau khi gặp thầy bùa đó bà Dạ chuyển đổi công việc sang ghi đề và cuộc sống khá lên từ khời khắc ấy.

- Đúng! Đúng thế đấy! Bà ấy ban đầu ghi nhỏ sau này mở rộng ghi thêm nhiều bảng đề khác nữa. Hồi ấy ngoài này chưa thịnh mấy cái kiểu lô đề này, tất cả là do mấy người miền nam họ đưa ra cả. Bà ấy làm đúng thời điểm nên nhanh chóng giàu có và đổi đời.

Bác Toàn bây giờ mới hiểu nguyên nhân tại sao bà Dạ lại có thể trở mình nhanh chóng đến như thế, bởi lẽ theo như lời kể của những người bác tìm hiểu trước đây thì gia đình bà Dạ hắt hủi đuổi hai mẹ con ra đường. Bà ấy một thân một mình bơ vơ không nơi nương tựa nhưng chỉ sau vài năm lại giàu lên nhanh chóng. Cũng có thể sức mạnh của đồng tiền đã làm cho ông Thành thay tâm đổi ý quay lại bên mẹ con bà Dạ. Bác suy nghĩ rồi lắc đầu: như vậy cũng không hợp lý. Rõ ràng ngay từ đầu ông Thành rất có ác cảm với Quỳnh thì không có lý gì mà ông ấy lại thay đổi quay lại yêu thương bà Dạ mà xoá bỏ hết quá khứ kia được.

Bà Bé nhìn khuôn mặt đăm chiêu của bác mà lên tiếng: ngay khi gặp lại ông Thành thì bà Dạ đã trở lên giàu có rồi anh ạ. Ông Thành thấy mẹ con họ còn tránh như tránh hủi. Chính mắt tôi chứng kiến cảnh ấy. Thái độ của ông ấy ghê gớm lắm. Thế nên tôi đang nghĩ có khi nào bà Dạ đã bỏ bùa để ông Thành thay đổi hay không?

Bác Toàn gật đầu ra vẻ hiểu ý của bà Bé: vâng, đó cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên để bỏ bùa không phải là chuyện muốn là làm được. Bởi lẽ theo như bác nói thì bà Dạ kia không có cơ hội tiếp xúc với ông Thành.

Bà Bé đáp: anh có biết dân gian có một cái thuật bắt hồn người sống không?

- Bắt hồn người đang sống sao? Chuyện này sao có thể chứ?

- Có thể! Chuyện xảy ra với gia đình hàng xóm nhà tôi. Khi ấy vợ chồng họ đánh chửi nhau. Anh chồng bỏ nhà đi biệt xứ. Tôi nghe người ta đồn là anh ta theo vợ bé vào tận trong miền Trung. Lúc bấy giờ cô vợ ở nhà mua thuốc chuột ép con cái cùng uống cho chết chung cả nhà. Chính con Quỳnh phát hiện ra nên bảo mẹ nó. Mẹ nó lao sang giúp đỡ đưa ba mẹ con họ đi viện rửa ruột. May mắn họ được cấp cứu kịp thời nên sống sót.

Bác Toàn giật mình khi nghe bà Bé kể tiếp một nghịch cảnh gia đình. Bác thắc mắc: vậy sau đó người vợ đã nhờ thầy bắt hồn người chồng về sao?

- Đúng rồi! Cậu hiểu ra chuyện rồi đấy. Chính bà Dạ đã nhờ thầy bùa giúp sức. Thầy ấy quả là rất giỏi. Trong vòng 1 tuần anh chồng kia đã phải mò về nhà với vợ con.

- Vẫn là do ông thầy bùa kia giúp đỡ. Vậy bác có gặp ông ấy bao giờ chưa?

Bà Bé lắc đầu: tôi không ở nhà nên chỉ nghe kể lại câu chuyện. Tuy nhiên cái khu này xưa người ta truyền tụng nhau ghê lắm. Lạ cái là anh chồng khi trở về thì răm rắp nghe lời vợ rồi chịu khó làm ăn không bỏ đi như trước nữa.

- vậy bác có biết ai đã từng gặp qua thầy bùa thì giới thiệu giúp tôi được không?

- Có mấy gia đình được giúp đỡ nhưng đáng tiếc sau này họ chuyển đi nơi khác nên chúng tôi không giúp được. Còn 1 cặp vợ chồng khác cũng có cơ hội gặp mặt thầy bùa ấy nhưng đáng tiếc cả nhà họ đi chơi gặp tai nạn mất hai người. Anh chồng thương vợ con gặp nạn sau khi lo đám tang cho vợ xong cũng treo cổ mà tự tử.

Bà Bé chỉ về cái ngôi nhà phía cuối cái hẻm nhỏ: đấy, ngôi nhà của bọn họ đã từng sống. Tuy nhiên anh chồng treo cổ nên âm hồn bất tán. Bao nhiêu người tới ngôi nhà đó ở mà bị hù bỏ chạy hết với nhau nên tới giờ đóng cửa im ỉm như nhà hoang đấy.

- Có chuyện đó sao? Vậy gia đình họ có người thân thích nào hay không?

Bà Bé lắc đầu: tôi không biết đâu. Ngôi nhà ấy bán qua bán lại cả mười mấy đời chủ mà không ai sông nổi trong đó. Họ sửa sang cho thuê mà người thuê nhà cũng sợ khϊếp cả vía. Họ đồn đại chuyện ma quỷ nên tới giờ chả ai dám thuê nữa.

- Họ không tìm thầy pháp tới trấn ma hay sao ạ?

- Trấn làm sao được? Mấy thầy tới liền mà bị ma nó doạ cho bỏ của chạy lấy người. Có ông thầy pháp ở tận Phú Thọ tới cũng hùng hổ lắm mà mở cửa ra liền chạy mất dạng. Thầy ấy bảo trong đó toàn quỷ chứ không phải vong thường nên không trấn được.

- Vậy thầy bùa kia đâu? Sao mọi người không nhờ thầy ấy giúp đỡ ạ?

- Làm gì có ai biết ông ấy ở đâu ngoài mẹ con bà Dạ. Tuy nhiên sau khi giàu có bà Dạ mua nhà ra mặt phố huyện chứ có thèm ở khu nhà ổ chuột này mà làm gì? Tôi sau này cũng ít liên lạc với họ bởi bà Dạ trở lên giàu có thì thái độ lạ lắm! Bà ấy lạnh nhạt và vô tình tới đáng sợ.