Ngôi Làng Linh Thiêng

Chương 1: Cây gạo cổ thụ

Làng Đình Long nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, nó là một ngôi làng nghìn năm tuổi, nghe đâu có từ thời nhà Lý. Ngay đầu làng có một dòng sông chảy qua, thời xa xưa con sông chính là đầu mối giao thông của làng. Người ta xây dựng một cái bậc kệ dài rộng để có thể đi từ bờ đê xuống dưới sông được thuận tiện. Ngay một bên cái bậc kệ ấy là một cây Gạo cổ thụ, không rõ được trồng từ bao giờ, nhưng những người cao tuổi nhất trong làng bảo rằng họ lớn lên thì cây gạo đã có như vậy rồi.

Cây Gạo cổ thụ rất to, đường kính của nó phải năm sáu người trưởng thành ôm xung quanh mới hết. Từ gốc đến thân cây Gạo có những cục bướu rất lớn nhô ra, có cục bằng cả cái nón đội đầu. Nhìn từ xa cây Gạo như một người khổng lồ bị dị tật với những khối u kỳ quái khắp người.

Một ngày mùa xuân năm 1974, thời điểm chiến tranh ở Miền Nam sắp kết thúc, Miền Bắc thì trong thời gian bao cấp. Cây Gạo đầu làng Đình Long hoa nở rực rỡ đỏ chót cả một vùng trời, rất nhiều đứa trẻ con nô đùa ở dưới gốc cây. Chúng nó nhặt những bông hoa Gạo bị rụng gom thành một đống để chơi.

-- Anh Tư, anh trèo lên cây Gạo lấy hoa giúp em được không? - Một con nhóc tầm 8, 9 tuổi bảo với anh họ của nó.

-- Ờ, anh cũng định trèo lên cây hái hoa đây lát Ly ở dưới này nhặt nhé. - Thằng nhóc tên Tư khoảng 12, 13 tuổi nói với con nhóc, hai đứa là anh em họ.

-- Vâng, anh lên luôn đi, không là bọn nó trèo lên trước hái hết bây giờ. - con nhóc giục thằng Tư, vì nó thấy những đứa trẻ khác đã bắt đầu tìm cách trèo lên cây Gạo.

Thằng Tư hì hục cùng với những đứa trẻ khác leo lên cây Gạo, bọn nó mỗi đứa trèo một hướng, thằng Tư là đứa nhanh nhẹn lên nó leo cao hơn cả, nó trèo lên tít phía trên bẻ cành hoa Gạo ném xuống dưới cho con Ly nhặt.

-- A...a...a...á...á. - Đột nhiên cả bọn nghe thấy tiếng kêu la rợn người từ phía thằng Tư.

-- Chuyện gì vậy... anh Tư ơi...ơi... - Con Ly ở dưới la thất thanh.

-- Tư...Tư... Sao vậy mày. - Cả đám trẻ gọi to.

Cả đám trẻ con ở dưới và cả trên cây đang nhao nhao còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra với thằng Tư thì thấy thằng Tư ngã xuống, ầm một cái trong giây lát cơ thể thằng Tư đã nằm bẹp dí dưới bậc kệ.

Thằng Nguyên là người chạy lại đầu tiên, nó là bạn thân của thằng Tư mà, nó thất thần nhìn cơ thể thằng Tư mà không thốt được lên lời. Máu từ đầu, từ mặt thằng Tư chảy ra lênh láng xuống bậc kệ, mắt thằng Tư trợn trừng, có vẻ rất kinh hãi.

-- Anh Tư...huhu...anh ơi...tỉnh lại đi...huhu. - Con Ly chạy lại khóc lóc và la hét.

-- Gọi người lớn nhanh lên chúng mày. - Thằng Nguyên sau giây phút thất thần thì nhanh chóng quát bọn trẻ con còn đang co rúm vì sợ hãi.

Một vài đứa trẻ chạy về phía làng, còn những đứa khác không dám lại gần chỗ thằng Tư nằm, đứa thì khóc lóc, đứa thì sợ quá đái cả ra quần. Một khung cảnh tang thương thực sự, một hình ảnh khủng khϊếp với bọn trẻ con có mặt ở đấy.

Thằng Nguyên lôi con Ly lại, nó không muốn con Ly bị ngã xuống sông. Nó cũng không kìm được nước mắt của mình khi nhìn thấy thằng bạn mình nằm đấy.

Chỉ một lát sau người lớn trong làng chạy ra, ông Khá lập tức lại gần kiểm tra thằng Tư. Ông Khá là bố của con Ly, ông từng là bộ đội thời chống Pháp, hồi trong quân ngũ ông làm quân y, bị thương rồi xuất ngũ, về quê ông làm bác sĩ chữa cho cả làng.

-- Cháu tôi chết rồi, khổ thân thằng bé quá. - Ông Khá rơm rớm nước mắt nói với mọi người.

-- Gọi mẹ nó chưa? - Một người dân hỏi. Vì bố thằng Tư đi bộ đội không có nhà.

-- Có đứa gọi rồi bác ạ, kia rồi, mẹ thằng Tư ra rồi kìa. - Một thằng nhóc trả lời.

-- Chuyện gì xảy ra vậy? Thằng Tư bị ngã làm sao. - Mẹ thằng Tư hốt hoảng rẽ đám đông trẻ con ra để chạy lại.

-- A...a... Con tôi...con ơi...- Mẹ thằng Tư vừa nhìn thấy cảnh tượng con trai mình thì lập tức khóc thét rồi ngất lịm.

-- Mau đưa cô ấy về nghỉ để tôi bấm huyệt, để ngoài này gió nguy hiểm. - Ông Khá hô rồi lập tức cùng một số người đưa mẹ thằng Tư về nhà, còn lại mọi người tản đi lấy chiếu cũ đắp lên xác thằng Tư và lấy hương hoa ra thắp bên cạnh.

Bọn trẻ con một số đứa sợ hãi ra về, một số vẫn ngồi lại khóc rưng rức. Thằng Nguyên thì đưa con Ly về nhà, con Ly gào khóc nhiều lên mệt quá không đứng dậy nổi. Không khí tang thương nhanh chóng bao trùm cả xóm đầu làng rồi chẳng mấy chốc lan đi khắp làng Đình Long.

Thằng Nguyên đưa con Ly về đến nhà, mẹ nó lúc này cũng đã biết chuyện liền ra bế con Ly vào rồi an ủi nó, còn thằng Nguyên cũng về nhà của nó. Vừa về đến nhà bà Cả mẹ thằng Nguyên chạy ra hỏi:

-- Con có sao không? Thằng Tư mất rồi à?

-- Vâng ạ, nó trèo cây gạo bị ngã xuống dưới bậc kệ mất rồi. - Thằng Nguyên ủ rũ trả lời.

-- Con đừng bao giờ leo trèo lên cây đó nghe chưa, các cụ bảo thần cây Đa ma cây Gạo mà. - bà Cả căn dặn con trai.

-- Dạ, con biết rồi, mẹ đang nấu rượu à? Để con giúp mẹ. - Thằng Nguyên vào giúp mẹ nó nấu rượu.

Từ năm 1966 nhà nước đã cấm việc nấu rượu, từ thời điểm ấy làng Đình Long sa sút kinh tế hẳn vì Đình Long là một làng có nghề truyền thống nấu rượu. Rất nhiều gia đình phải bỏ nghề rồi làm những công việc khác. Nhà thằng Nguyên gia cảnh khó khăn quá, mẹ nó phải nấu rượu chui lủi để cải thiện cuộc sống. Có lẽ từ quốc lủi cũng sinh ra trong thời bao cấp cấm rượu này.

Thằng Nguyên học hết lớp ba thì nghỉ, mẹ nó không có tiền cho nó đi học nữa, bố nó bị bệnh hiểm nghèo mất sớm, anh chị em của nó cũng không ai còn. Tất cả đều mất vì những căn bệnh quái ác thời đó, vậy mà những căn bệnh ấy thời nay y học chữa trị quá đơn giản.

-- Con làm gì cũng phải cẩn thận, nhà mình mẹ chỉ còn mỗi mình con, con cũng là căn cao số nặng, mẹ phải vất vả theo các thầy mới cứu được con, như vậy con mới sống tới bây giờ. Mấy hôm nữa mồng một đầu tháng con phải xuống chùa của thầy làm lễ đấy. - Mẹ thằng Nguyên căn dặn.

-- Dạ, con biết rồi ạ.

Thằng Nguyên từ bé cũng trải qua thập tử nhất sinh nhiều lần. Bà Cả đi nhiều thầy, ai cũng bảo thằng nguyên căn cao số nặng giống những anh chị nó, khả năng chết yểu là rất lớn. Bà Cả đã mất 4, 5 người con, chồng cũng mất, bà tìm mọi cách để cứu thằng Nguyên, bà đi khắp chùa chiền đền phủ với hi vọng cứu được con trai mình. Sau này có một sư thầy thấy thằng Nguyên là đứa có căn quả lại thông minh nhanh trí, thầy đã ra sức cứu giúp thằng Nguyên và nhận nó làm con nuôi. Hàng tháng ít nhất 2 ngày rằm và mồng một thằng Nguyên đều đến chùa lễ Phật rồi giúp sư thầy một số việc của nhà chùa.

Hôm sau đám tang thằng Tư diễn ra, thằng Nguyên và bà Cả cũng như nhiều người dân làng khác đi tiễn đưa thằng Tư ra đồng. Ông Khá là người đứng ra chỉ đạo mọi việc lớn nhỏ trong tang lễ, con Ly đeo khăn tang gào khóc không ngớt, có lúc nó mệt quá lịm đi mọi người phải đỡ nó. Chuyện chết trẻ không xa lạ gì thời điểm ấy, nhưng đa số chết yểu vì bệnh tật, chiến tranh. Còn một đứa trẻ 13 tuổi chết vì tai nạn là điều hiếm khi xảy ra, vì thế mọi người đều thương tiếc cho thằng bé. Con đường ra nghĩa địa phủ một màu đen trắng cộng với tiếng gào khóc tạo thành một không khí tang thương.

---------------------------------------------------------------

Nửa đêm hôm ấy trời mưa phùn gió rét, thằng Nguyên nằm co ro trong tấm trăn rách nát. Nhà nó bị dột nước nhỏ xuống khiến cho nó càng cảm thấy lạnh hơn. Nằm trằn trọc mãi mới ngủ được thì chợt có tiếng người gọi:

-- Nguyên ơi ! Đi chơi với tao.

-- Ai vậy? - Thằng Nguyên hỏi.

-- Tao Tư đây, đi ra sông chơi với tao. - Tiếng gọi lại vọng vào theo tiếng gió.

-- Giờ này muộn rồi, tao không đi đâu. - thằng Nguyên trả lời.

-- Tao lạnh lắm... cô đơn lắm...đi chơi với tao. - Tiếng gọi vọng vào từ phía cửa.

-- Để tao hỏi mẹ tao đã.

Thằng Nguyên bật người dậy, nó nhìn phía bên kia bà Cả vẫn ngủ say, nó nghe thấy tiếng mưa rơi rả rích. Nó nghĩ mưa rét mà nửa đêm thế này thì ai ra đường, chợt nhận ra thằng Tư đã mất. Nó giật mình thon thót, cảm giác lạnh toát ở sống lưng. Thằng Nguyên không phải đứa nhút nhát nhưng trong trường hợp này thì nó thực sự cảm thấy run sợ. Thằng Nguyên cố nằm xuống ngủ nhưng không tài nào chợp mắt được, cảm giác như có ai đó vẫn quanh quẩn gần nó, nhìn về phía nó. Cuối cùng mệt quá nó thϊếp đi lúc nào không hay.

Sáng hôm sau thức dậy người thằng Nguyên cảm thấy mệt mỏi thực sự, nó nhớ lại những gì xảy ra đêm qua và tự an ủi đó chỉ là giấc mơ. Bà Cả mẹ nó không còn ở nhà, có lẽ bà đi bán rượu từ lúc trời chưa sáng rồi. Thời ấy rượu bị cấm rất khắt khe, những người nấu rượu bán như bà Cả phải nấu chui, nấu xong thì cất kỹ đồ vào những nơi kín đáo như đống rơm, bụi cây...lúc đi bán cũng phải ngụy trang cẩn thận chẳng khác nào hàng cấm bây giờ.

Đâu có ai muốn làm việc bị pháp luật cấm, nhưng trong hoàn cảnh "đói ăn vụng, túng làm liều" thì không thể suy nghĩ quá nhiều được. Nhà thằng Nguyên nghèo nhất nhì cái làng Đình Long này, không những vậy mẹ nó còn nợ nần rất nhiều khi phải vay mượn để chạy chữa cho chồng con. Có ngày nhà thằng Nguyên không còn gì để ăn, nó phải đi đào những củ khoai chưa kịp to về ăn chống đói. Bà Cả không thể ngồi nhìn đứa con trai còn lại duy nhất bị đói, bà vụиɠ ŧяộʍ nấu rượu để bán kiếm tiền nuôi con và trả nợ. Đã từng bị bắt, bị thu giữ rượu rồi bị phạt, nhưng bà Cả không còn con đường nào khác để kiếm được tiền vì thế bà vẫn nấu rượu.

Thằng Nguyên phải nghỉ học từ khi hết lớp 3 nhưng nó là đứa thông minh, chữ nó viết rất đẹp mặc dù vẫn còn sai chính tả. Bạn bè cùng trang lứa của nó đa số đều biết đọc biết viết biết tính toán phép tính căn bản là nghỉ, chỉ có một số đứa gia đình khá giả mới đi học lên cao được. Hàng ngày thằng Nguyên thường đi mò cua bắt ốc để giúp đỡ mẹ nó ít nhiều. Những ngày mưa rét thì nó không đi, chỉ tụ tập chơi với đám trẻ con quanh làng. Hôm nay cũng là một ngày như vậy, thằng Nguyên chạy ra nhập vào cùng đám trẻ con.

-- Huy ơi, cái Ly thế nào rồi? - Nó hỏi thằng Huy, anh ruột cái Ly.

-- Mày phải gọi là anh Huy chứ, sao dám gọi trống không thế hả? - Thằng Huy nói.

-- Tao với mày trước học chung một lớp mà, sao phải gọi mày bằng anh? - Thằng Nguyên cãi lại.

-- Tao nhiều tuổi hơn mày, mà mày nghỉ học lâu rồi, đâu có học cùng tao nữa. - Thằng Huy nói, nó nhiều hơn thằng Nguyên một tuổi, ngày ấy chênh nhau vài tuổi vẫn học chung lớp là bình thường.

-- Trước tới giờ tao có gọi mày bằng anh bao giờ đâu, giờ vẫn vậy thôi - Thằng Nguyên thắc mắc.

-- Trước khác, giờ khác, tao học cao nhất ở đây, tất cả phải gọi tao bằng anh nghe chưa. - Thằng Huy vênh mặt, nó được ông Khá bố nó dậy cho nên học giỏi nhất trong xóm đầu làng.

-- Đúng vậy, gọi anh Huy đi mày? - Thằng Phát chen vào.

-- Vậy mày ít tuổi hơn tao mà? Sao không gọi tao bằng anh? - Thằng Nguyên bắt bẻ vì thằng Phát ít hơn nó hai tuổi.

-- Tao ít tuổi hơn mày nhưng học cao hơn mày, anh Huy học cao nhất ở đây thì tất cả phải gọi bằng anh. - Thằng Phát giải thích.

-- Tao không phục. - Thằng Nguyên phản ứng.

-- Thằng này láo, anh em dạy cho nó bài học. - Thằng Huy ra lệnh, lập tức thằng Phát và em họ nó là thằng Đạt lao vào vật ngã thằng Nguyên xuống đất.

Thằng Phát tuy ít tuổi nhưng nó được ăn uống đầy đủ người to cao hơn cả thằng Nguyên, lại thêm thằng Đạt em họ thằng Phát cũng to cao chẳng kém thằng anh, vì thế thằng Nguyên không thể chống cự được. Nó vùng vẫy cố gắng đẩy hai thằng Phát và Đạt ra, bọn nó vật lộn dưới trời mưa phùn khiến quần áo bẩn hết. Lúc ấy may mắn có người lớn đi qua quát tháo thì thằng Nguyên mới thoát khỏi đám trẻ con và trở về nhà.

Thằng Nguyên vừa về tới bờ rào trước nhà thì bà Cả đã nhìn thấy nó, bà hỏi to:

-- Con lắm sao vậy Nguyên, con bị ngã à? Có bị thương ở đâu không?

-- Con không sao mẹ ạ, con trượt chân ngã thôi. - Thằng Nguyên nói dối mẹ nó, vì nó không muốn bà lo lắng.

-- Con vào cởϊ qυầи áo bẩn ra rồi vào bếp sưởi cho ấm. Mẹ có nướng củ khoai trong bếp đấy, kều ra mà ăn.

-- Vâng ạ.

Thằng Nguyên bước vào căn nhà dột nát, nó chỉ có duy nhất vài cái quần áo cũ kỹ vá chằng vá đυ.p. Vì thế nó nhanh chóng thay quần áo rồi vò sạch và cho vào bếp hong khô quần áo. Vừa hong quần áo nó vừa kều củ khoai lang nướng ra ăn, nhà nó không có khái niệm ăn sáng, vì thế nó ngấu nghiến một loáng là hết củ khoai.

---------------------------------------------------------------

Đêm hôm ấy đi ngủ, trời đã không còn mưa nữa, không khí bớt ẩm ướt hơn hẳn. Nhà thằng Nguyên cũng không còn lo bị dột nữa, nó ngủ ngon giấc hơn. Tới nửa đêm nó lại nghe tiếng người gọi sau tấm liếp che cửa:

-- Nguyên ơiiii... Nguyên ơiiii...

-- Ai vậy? Đừng doạ ma tao, tao không sợ đâu. - Thằng Nguyên trả lời, tay nó tìm lấy cái gậy tre già để ở cạnh giường.

-- Ra sông chơi với tao, tao ở bậc kệ một mình buồn quaaaá - Tiếng nói như vọng lại từ xa xa.

-- Doạ tao à? Cho mày biết tay. - Thằng Nguyên bật dậy tay năm năm cầm gậy tre chạy ra đẩy tấm liếp tre cửa.

Nhìn ngó hai bên dưới ánh sáng mờ mịt thằng Nguyên không thấy ai cả, nó quẹt diêm châm vào ngọn đuốc rồi soi tìm xung quanh sân vườn bờ rào cũng không thấy ai. Nó nghĩ ngợi hay là hồn của thằng Tư về gọi nó, nó cảm thấy run lạnh người vội vàng vào nhà đóng chặt tấm liếp che cửa. Lúc này bà Cả đã tỉnh giấc, bà hỏi:

-- Chuyện gì vậy con? Nhà mình làm gì có cái gì mà lo trộm.

-- Con nghe tiếng người gọi, ra ngoài thì không thấy ai mẹ ạ.

-- Vậy à? Con kể lại cho mẹ nghe xem.

-- Vâng, chuyện là thế này...

Thằng Nguyên bắt đầu kể lại cho bà Cả nghe chuyện xảy ra, và cả chuyện đêm hôm qua, nghe xong bà Cả nói:

-- Chắc thằng Tư hồi còn sống nó chơi thân với con, giờ mất rồi mới vậy. Mai con đi gặp sư thầy, xin thầy chỉ dạy cho.

-- Vâng ạ, sáng mai con đi.

-- Thôi giờ ngủ đi. - Bà Cả nói rồi về cái chõng tre nằm.

Thằng Nguyên cũng về chỗ của nó nằm ngủ tiếp, nó mong trời nhanh sáng để ngày mai đi gặp sư thầy.

Còn tiếp...