Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn

Chương 10: Tôi trở thành người nội trợ đảm đang như thế nào ? - Phần 2


Vợ tôi chạy lại nằm vật lên giường, vừa khóc vừa than thân trách phận.

Tôi bước lại giường, định cúi xuống dỗ dành thì vợ tôi thét lên: - Đừng có đυ.ng vào con ăn bám này!

Tôi thở dài chạy ra thì đυ.ng thằng con tôi chạy vào. Nó vừa chạy vừa la:

- Trúng số rồi ba ơi!

Tôi nghe như có một luồng điện chạy qua người: - Trúng mời ngàn hả?

- Trúng có hai chục đồng à ba!

Tôi rơi phịch xuống ghế:

- Trúng có hai chục mà la lối om sòm lên! Thôi, ba cho con toàn bộ số tiền đó, con mua cái tivi nhựa về chơi. Còn lát tối con cứ qua nhà bên cạnh coi ké tivi như từ trước tới giờ, đợi khi nào ba trúng...

Tôi khụt khịt mũi, không buồn nói tiếp. Trước cặp mắt ngơ ngác của thằng con, tôi bỏ đi tắm, trong đầu loay hoay nghĩ cách làm lành với vợ.

Viên Ngọc

Viên ngọc thần ấy mà, cái viên ngọc mà khi ngậm trong miệng ta có thể nghe được tiếng nói của mọi vật, là có thật đấy các bạn ạ, không phải là chuyện bịa đâu! Cũng giống như các bạn, trước đây tôi cứ tưởng đó là chuyện cổ tích, người ta đặt ra cho vui vậy thôi. Ai dè đâu có một hôm tôi nhặt được nó, cái viên ngọc ấy, ở góc vườn nhà tôi. Không biết cái tay đoảng vị nào lại đánh rơi một thứ của quý như thế. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là cục kẹo nên khi ngồi vào bàn đọc sách tôi thuận tay cho nó vào miệng. Dè đâu, ngay khi cục kẹo vừa chạm vào đầu lưỡi, tôi bỗng nghe có tiếng nói: - Nói thật với chú, mặc dù tôi với chú đều là đồ gỗ cả thôi, nhưng tôi sống đã ngần này tuổi rồi, tôi đã ở trong cái nhà này suốt mấy chục năm qua, nghe thấy biết bao là chuyện, đó là chưa kể trong bụng tôi chứa toàn là sách với báo, hẳn tôi phải lịch lãm hơn cái nhà chú chứ!

Tiếng nói vang lên sát bên tai, rõ ràng là phát ra từ cái tủ sát cạnh tôi. Tôi chưa kịp hoàn hồn thì lại nghe một tiếng nói khác, lần này phát ra từ ngay chỗ tôi ngồi:

- Thì nhà bác nói vậy, tôi có dám cãi đâu. Tôi biết phận tôi là cái anh bàn cục mịch, lại sinh sau đẻ muộn...

Sau khi trấn tĩnh, tôi kịp hiểu ra là tủ sách và cái bàn đang trò chuyện và cái vật tôi đang ngậm rõ ràng không phải là cục kẹo. Một cảm giác ngạc nhiên sung sướиɠ tràn ngập cả người tôi. Tất nhiên tôi không dại gì mà không tiếp tục theo dõi câu chuyện.

- Còn về cái ông chủ nhà này thật tôi chưa thấy một ngời thứ hai như thế - cái tủ nói - thật hiếm có!

Đích thị cái tủ đang nói về tôi, mà lại khen tôi là loại người hiếm có nữa chứ. Tai tôi dỏng lên, tim đập loạn.

- Ý bác ra sao tôi chưa rõ! - Cái bàn lên tiếng.

- Thì có gì đâu. Đấy là tôi nói về cái tính vô trách nhiệm của ông chủ ấy mà. Ai đời lại có bao nhiêu tiền lương đem tiêu xài hết, mỗi tháng chỉ đưa vợ chút đỉnh gọi là có. Đã vậy, hôm nào ngồi vào mâm cơm cũng chê õng chê ẹo. Tôi trông sao mà xốn con mắt quá!

Cái tủ thấy xốn con mắt bao nhiêu thì tôi thấy sôi trong bụng bấy nhiêu. Sao mà cái lão già này lắm điều thế không biết. Phận mình lo bảo quản mấy cuốn sách còn không xong, để cho ba con gián nó bò khắp các ngăn và ị vãi ra tứ tung, vậy mà lại đi chúi mũi vào chuyện người khác, cứ làm như lõi đời lắm đấy. Hừ, hôm nào ta róc xương lão ra nhóm bếp, thử xem lão có còn huênh hoang nữa không!

Tôi hầm hè trong bụng và liếc cái tủ với một sự ác cảm không giấu giếm.

Cái bàn lại cất giọng phân vân:

- Cứ theo như bác nói thì sự sinh hoạt hằng ngày của cái nhà này hẳn phải thiếu thốn lắm, nhưng tôi thì lại thấy...

- Ấy, ấy! - Cái tủ ngắt lời - Để tôi bảo cho chú biết. Sở dĩ cái nhà này cơm còn đủ ăn, áo còn đủ mặc ấy là nhờ một tay bà chủ cả thôi. Bà ấy phải giật gấu vá vai, mượn đầu này xoay đầu kia, chạy tới chạy lui cứ như chong chóng vậy. Còn anh chồng thì nào có để ý cho, cứ ẵm tiền lương tếch đi những đâu đâu, vợ khóc cũng chả hay!

Chà, chà, cái lão già này tinh ra phết chứ chẳng phải chơi! Có khi lão nói đúng cũng nên! Mình thật đoảng... - Tôi buồn rầu nghĩ đến những nỗi vất vả của vợ.

Tháng đó, tôi đưa toàn bộ tiền lương cho vợ, không giữ lại lấy một hào. Và tôi hết sức sung sướиɠ khi đọc trong mắt vợ nỗi ngạc nhiên lạ lẫm, cứ như tôi làm một nghĩa cử gì ghê gớm lắm. Tối đó, sau khi ngồi vào bàn và bỏ viên ngọc vào miệng, tôi cực kỳ hân hoan khi nghe thấy những lời nhận xét tốt đẹp của hai thứ đồ gỗ kia. Nhưng niềm vui của tôi chỉ kéo dài đúng một tuần cho đến cái ngày tôi tình cờ nghe thấy đôi giày của tôi và đôi dép của vợ tôi kháo chuyện với nhau. Cũng giống như tính tôi, đôi giày của tôi hễ gặp phái nữ là bắt đầu ba hoa:

- Này, cậu có biết không, ngày hôm nay tớ đi biết bao nhiêu là nơi. Tớ ra xa lộ Biên Hòa này. Tớ tới tận Lái Thiêu nữa đấy. Chao ôi, ở đấy toàn những vườn là vườn, trái cây thì vô khối! Đó là chưa kể tớ còn được đi...

Tôi mỉm cười khi nghe đôi giày của mình kể ra một lô một lốc những nơi chốn tôi thường lui tới, vui chơi cùng bè bạn. Nó có tài kể chuyện thêm mắm thêm muối hệt mình!

Trước câu chuyện phiêu lưu kỳ thú của bạn, đôi dép của vợ tôi không giấu được nỗi tủi thân, nó than vãn với giọng ấm ức:

- Càng nghe chuyện của anh, tôi càng thấy buồn. Anh thì đi đây đi đó, còn tôi suốt ngày cứ thui thủi trong xó bếp, có đi xa lắm thì cũng chỉ ra tới chợ mà thôi. Thật chả bù với hồi trước, tôi được bà chủ cho đi khắp nơi. Khi thì ông chủ dẫn bà chủ đi nghe ca nhạc, lúc thì đi xem phim, lúc thì đi dạo mát, thỉnh thoảng lại ra chơi ngoại ô... ối giời, cái thuở ấy thật là tôi đi bằng thích! Tiếc là mọi sự trôi qua nhanh quá! Bây giờ ông chủ chỉ toàn là đi chơi một mình, chả thèm ngó ngàng gì đến cô vợ. Thật tội cho bà ấy. Còn tôi thì chỉ biết nhìn cuộc sống của anh mà ao ước... Đôi dép nói tới đâu tôi giật mình tới đấy. Chết thật! Chẳng lẽ tôi là một thằng chồng ích kỷ như thế sao?

Ngay lập tức, tôi quyết tâm sửa chữa lỗi lầm:

- Em ạ! Rạp Thăng Long đang chiếu phim hay lắm. Tối nay, anh và em đi xem nghen!

Lần thứ hai trong một tuần, đôi mắt vợ tôi tròn như hai viên bi.

Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đây. Lần này tới lượt chiếc giường ngủ làm khổ tôi. Nó nói với chiếc gối:

- Này cậu, sao người cậu lúc nào cũng ướt đẫm như thế kia? Tớ chẳng thấy cậu khô lấy một phút.

- Khô sao được mà khô! - Chiếc gối thở dài - Tối nào bà chủ cũng khóc, mà phải khóc lớn gì cho cam, cứ dụi mặt vào người tôi mà khóc thầm khóc lén. Cứ cái kiểu này, thân tôi chưa nhão ra là may, chứ đừng nói đến chuyện khô với chả khô!

Lại chuyện gì nữa đây? Tôi rùng mình như có ai chích kim vào người.

Cả chiếc giường cũng thắc mắc:

- Sao lại thế nhỉ? Tớ thấy dạo này ông chủ quan tâm đến bà chủ nhiều lắm cơ mà!

Chiếc gối tặc lưỡi:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thì đã đành là ông chủ có để ý đến vợ mình hơn trước, nhưng không phải là đã quan tâm đến mọi chuyện. Ngay cái chuyện đi ngủ đây này, ông chủ cũng đã làm buồn lòng bà chủ biết bao nhiêu. Hai vợ chồng suốt ngày đâu có ai thấy mặt ai, chỉ có buổi tối trước khi ngủ mới gặp nhau tí tẹo. Thế mà ông chủ sau khi chui vào giường, lót gối dưới đầu xong, lại mở tờ báo ra, chúi mũi đọc, đọc mê đọc mải, chẳng hề để ý đến bà vợ nằm cạnh đang chực chờ trò chuyện với chồng. Đọc kỳ đến mỏi mắt, thò tay bật công tắc đánh tách một cái, thế là ông chủ lăn ra ngáy khò khò. Trong khi đó, bà chủ với bao nhiêu chuyện trong ngày đang muốn bàn bạc, tâm sự với chồng đành phải nằm thao thức một mình. Rốt cuộc chỉ có cái thân tôi lãnh đủ hết. Còn anh chồng vô tư kia thì cứ trơ ra như đá. Trời ơi, nó dám ví tôi với cục đá, cái đồ mất dạy này! Tôi muốn quẳng mẹ cái gối phản chủ này xuống sàn cho rồi, nhưng nghĩ lại, tôi thấy sự ví von láo lếu của nó cũng không xa sự thật là bao.

Lẽ dĩ nhiên, ngày hôm đó trước khi đi ngủ, người chồng đáng yêu là tôi nhỏ to trò chuyện với vợ một cách vui vẻ. Vợ tôi tươi tỉnh thì rõ rồi. Điều đáng nói là chính tôi cũng ngạc nhiên khi khám phá ra sự thú vị trong hành động mới mẻ này. Té ra vợ chồng cũng cần nói chuyện với nhau, lần đầu tiên kể từ ngày cưới tôi phát hiện ra điều đó.

Sau tủ, bàn, giày, dép, giường, gối lại tới khăn mặt, chổi, đồng hồ, bút máy, hộp quẹt, nồi, chảo... mỗi thứ đều cung cấp cho tôi một số tin tức về cuộc sống nội tâm của vợ tôi. Nhờ vậy mà tôi từng bước một khắc phục được những thiếu sót của mình trong cuộc sống gia đình. Và kết quả hiển nhiên là quan hệ giữa vợ chồng tôi ngày một tốt hơn.

Trong lúc tôi định đem viên ngọc của mình tới Viện khoa học quốc gia để nhờ các đồng chí ở đó phân tích, xét nghiệm các hợp chất cấu thành của nó để sau đó có thể sản xuất thêm hàng triệu viên như thế và cấp ỗi cặp vợ chồng một viên thì đùng một cái, viên ngọc không còn nữa.

Các độc giả có tiếc mà trách thì tôi cũng đành chịu chứ sự thể là như thế này. Tôi đi tắm biển ở Vũng Tàu và mang viên ngọc theo. Khi xuống nước, tôi ngậm nó trong miệng, ý là để nghe thử sóng nước và tôm cá nói nhăng nói cuội những gì. Bất thần một con sóng không biết từ đâu nhảy bổ vào mặt tôi khiến đôi mắt cay xé. Tôi nhắm nghiền mắt lại, còn miệng thì há ra... uống nước. Thế là thứ của quý báu trời cho kia trôi tuột ra khỏi miệng tôi và chuồi đi mất. Thật là tiếc đứt ruột. Về nhà, tôi cứ ngẩn ra như người mất hồn. Xót viên ngọc thì ít mà xót ình thì nhiều. Không có nó, từ nay cuộc sống của tôi sẽ khó khăn biết chừng nào. Vợ tôi muốn gì, nghĩ gì, mỗi ngày khóc mấy lần, cười mấy lần, làm sao tôi biết. Cái bàn cái tủ bây giờ thì cứ trơ ra như những vật vô tri, thật chẳng được cái tích sự gì!

Chiều đó, đi làm về, thấy vợ đang chuẩn bị thổi cơm, tôi vừa thay đồ vừa cố đoán xem cô ta đang cần gì. Không có viên ngọc thì tự mình phải tìm hiểu thôi. Sau khi suy nghĩ một thoáng, tôi ôm bó củi đi chẻ. Khi tôi bê những thanh củi vụn vào bếp thì vợ tôi nhoẻn miệng cười với tôi một cái, tươi như hoa. Khi cơm chín tới, trong lúc vợ tôi đang múc thức ăn ra bát thì tôi lại phải suy nghĩ xem mình nên làm gì. Và tôi quyết định đi lau bàn, dọn mâm và kê lại ghế ngồi, vừa vặn lúc vợ tôi bưng thức ăn lên và... cười, một lần nữa tươi như hoa nở xong, khi vợ tôi đi rửa chén bát thì tôi lại... nghĩ ngợi. Mất viên ngọc thì đời nó khổ thế đấy! Và cuối cùng tôi cũng nghĩ ra: phải giúp vợ một tay. Thế là tôi mon men xuống bếp và ngồi cạnh vợ, tập rửa bát. Vợ tôi có vẻ rất hài lòng về đức ông chồng của mình, cô ta ríu rít luôn miệng. Cô ta đâu có biết nỗi khổ mất ngọc của tôi. Khi vào giường chuẩn bị đi ngủ, quay sang vợ, tôi bất chợt nhìn thấy chiếc áo của cô ta đã sờn vai, lại lốm đốm vài mụn vá. Tôi sực nhớ ra từ trước tới nay, mỗi khi mua được vải, cô ta chỉ toàn may áo cho tôi. Cô ta bảo: Anh đi lại nhiều, cần ăn mặc đàng hoàng, còn em thì... thì như chiếc áo cũ mà tôi đang nhìn thấy lúc này đây. Thật tội!

Tôi đằng hắng:

- Tuần tới cơ quan anh bán vải. Lần này thì anh nhất quyết phải may áo cho em.Thú thật là từ khi lập gia đình đến nay tôi mới nói với vợ được một câu tử tế như vậy. Ngay lúc đó, vợ tôi ôm chầm lấy tôi và dụi mặt vào ngực tôi một cách âu yếm. Trong nỗi xúc động dạt dào đó, tôi bỗng hiểu ra cuộc sống thật là đáng yêu và vun đắp hạnh phúc gia đình không phải là một việc khó lắm nếu như ta biết quan tâm đến người cùng chung sống hơn là chỉ bo bo nghĩ đến bản thân mình. Và như vậy có nghĩa là viên ngọc kỳ diệu kia, thực sự nó không hề mất đi, nhưng thay vì ở trong miệng thì bây giờ lại nằm trong l*иg ngực tôi và đang đập một cách khoan thai. Cái viên ngọc ấy cặp vợ chồng nào cũng có, nó được cấu thành bởi những hợp chất như nhau và đang mách bảo cho chúng ta những điều khôn ngoan trong cuộc sống.

Lỗi Tại Ai?

Một hôm, hai vợ chồng tôi đọc trong sách thấy người ta nói rằng nguyên nhân đưa đến những bất hòa trong gia đình thường do tính tự ái mà ra. Có nghĩa là mỗi khi trong nhà có sự cố gì xảy ra, cả chồng lẫn vợ thường đổ lỗi cho nhau. Ai cũng khư khư muốn giành phần tốt về mình và nằng nặc đòi nhường phần xấu, phần khuyết điểm cho người kia. Chính vì thiếu sự bao dung và thông cảm lẫn nhau như vậy, nhiều cặp vợ chồng đã đi đến cãi vã to tiếng, xích mích nghiêm trọng và cuối cùng giao kèo sống chung bị đổ vỡ một cách đáng tiếc.

Cuốn sách nói trúng phóc. Nghiệm lại những lục đυ.c trong gia đình mình thời gian gần đây, hai vợ chồng thấy quả đúng y như vậy. Chung qui cũng tại tính tự ái mà ra.

Nhưng đó là lúc chưa đọc cuốn sách này kia, còn bây giờ hai đứa tôi đều cảm thấy thấm thía trước lời hay lẽ phải trong cuốn sách, hẳn cuộc sống nó phải tốt đẹp hơn chứ! Thế là hai vợ chồng tôi quyết định từ nay về sau, trước bất cứ vấn đề gì, trách nhiệm hàng đầu của mỗi chúng tôi là phải bằng bất cứ giá nào khám phá cho được những khía cạnh tốt đẹp của đối phương đồng thời ngược lại, luôn luôn tự giác nhận lỗi về phần mình. Sống ở đời, ai mà không có lỗi. Vấn đề là ta phải thành khẩn nhìn nhận. Ôi! Thế là từ nay xin chia tay những cơn xô xát, những lần hục hặc! Buồn ơi, vĩnh biệt nhé! Những thói xấu như các ngươi sẽ không còn đất sống trong nhà ta nữa đâu!

Sáng hôm sau, đang ăn cơm, tôi nhai phải một hạt sạn đánh “cốp” một cái. Hai hàm răng rung rinh, muốn rớt ra ngoài. Theo thói quen, tôi đặt bát xuống bàn, liếc nhìn vợ. Nhưng lời cằn nhằn chưa kịp thốt ra khỏi miệng, bất giác tôi chợt nhớ đến điều giao ước hôm qua. Thế là gương mặt đang sa sầm bỗng tươi lên hơn hớn. Và thay vì một lời nặng nhẹ, tôi đã nói một câu dễ thương hết biết, xứng đáng đưa vào tự điển bách khoa những lời vàng ngọc dành cho cuộc sống lứa đôi:

- Cái này là lỗi tại anh. Anh nhai mạnh quá! Nếu nhai từ tốn thì anh đã lừa được hạt sạn ra rồi. Xin lỗi đã làm phiền em!

Vợ tôi cười duyên dáng:

- Không! Anh có lỗi gì đâu! Lỗi là do em không chịu nhặt sạn trước khi vo gạo...

Tôi cướp lời:

- Nếu vậy thì đích thị là lỗi tại anh rồi! Bởi vì chính anh đi mua gạo. Ðáng lẽ anh phải chọn gạo kỹ hơn!

Vợ tôi nhất quyết không chịu thua:

- Ðúng ra hôm đó em phải cùng đi mua với anh, nhưng em đã không đi. Lỗi là tại em thôi!

Tới đây thì tôi không dám tranh giành với vợ nữa vì sắp đến giờ đi làm rồi, đành phải nhường phần lỗi cho cô ta. Tiếc thật! Nhưng tới khi thay đồ đi làm tôi phát hiện ra toàn bộ quần áo của mình đã bị gùi một đống trong ngăn tủ, cái nào cái nấy nhăn nheo như một mớ giẻ rách. Tôi tím mặt lại:

- Này, này, như thế này thì ai mà... – Nhưng trong tích tắc tôi kịp hạ giọng – Ai mà không biết là lỗi tại anh! Ðáng lẽ anh phải chừa một bộ đồ sạch để đi làm chứ! Ai bảo mặc dơ hết thì bây giờ... ráng mà chịu!

Thấy tôi tự lên án mình ghê quá, vợ tôi tỏ ý không bằng lòng:

- Không phải lỗi tại anh đâu! Lẽ ra tối hôm qua em phải ủi đồ...

Tôi lắc đầu quầy quậy:

- Tại anh! Tại anh! Ðúng ra anh phải nhắc em!

- Tại em! Tối hôm qua anh có nhắc nhưng em quên...

Tôi liếc đồng hồ và hiểu ra lúc này lỗi tại ai cũng không quan trọng bằng việc tới cơ quan cho đúng giờ. Tôi tròng vội bộ đồ bèo nhèo, rúm ró vào người và phóng ra khỏi nhà, bụng cứ tức sôi lên.

Công việc bề bộn ở cơ quan giúp tôi quên bẵng những bực bội ban sáng. Nhưng đến trưa thì mọi chuyện lại đâu vào đấy ngay. Tôi về nhà, bụng đói meo, thấy củi lửa lạnh tanh còn vợ tôi thì nằm tréo chân trên giường đọc sách, người tôi cứ muốn run lên. Tuy nhiên, tôi vẫn nhắc vợ bằng lời lẽ nhẹ nhàng nhất có thể có được trong lúc này:

- Em thân yêu, em chưa nấu cơm à?

Vợ tôi mở tròn đôi mắt:

- Ôi trưa rồi kia à? Chết thật! Em quên béng đi mất!

Rồi cô ta chép miệng:

- Cái này là lỗi ở em cả thôi!

Câu trả lời của vợ nhắc tôi nhớ đến nhiệm vụ hàng đầu của mình. Ngay lập tức tôi lục lọi trong óc cố tìm xem cái phần sai trái của mình nằm ở đâu trước vấn đề này. Chà, gay thật! Nhưng không sao, đợi ột chút... À, à, có đây rồi, có ngay đây:

- Em không có lỗi gì hết! – Tôi hùng hồn - Lỗi hoàn toàn là do anh! Ðáng lẽ anh phải để đồng hồ ở nhà cho em coi giờ...

Vợ tôi khoát tay:

- Anh nói vậy chưa phải lẽ! Quả là lỗi tại em! Ðúng ra thì em phải chạy qua nhà hàng xóm để hỏi giờ chứ!

Tôi gân cổ cãi:

- Em còn bận nằm đọc sách mà chạy qua nhà hàng xóm sao được! Lẽ ra anh phải dặn nhà bên cạnh hễ đúng mười một giờ trưa là qua kêu em nấu cơm, nhưng mà anh quên khuấy đi mất. Anh đúng là một người chồng vô trách nhiệm. Chính anh mới là người có lỗi.

Sau khi đấu tranh quyết liệt để giành phần lỗi về mình, tôi loay hoay đi nhóm bếp, còn vợ tôi thì vo gạo. Trước đây, trong những tình huống như vậy, chiến tranh đã bùng nổ từ đời kiếp nào rồi. Nhưng hôm nay mọi sự trôi qua một cách tốt đẹp, đầy lòng nhân ái. Tuyệt thật!

Nhưng chưa hết, buổi chiều mới thật là tuyệt.

Tôi đi phố về thì thấy giấy bay đầy nhà như bươm bướm. Tôi nhặt một tờ lên xem và đột nhiên thấy mắt mờ đi, còn tim thì thót lại như muốn xỉu tại chổ. Thì ra đó là những cuốn sách quý nhất của tôi, những cuốn sách tôi đã bọc gáy da cẩn thận và nâng niu, gìn giữ bao lâu nay. Tôi đã cất nó trong tủ kiếng đàng hoàng, không hiểu sao nó lại tót ra đây và biến dạng thảm hại như thế này.

Tôi ôm đầu và rơi phịch xuống ghế, miệng thốt lên đầy hãi hùng:

- Trời ơi là trời! Ai đã gϊếŧ tôi như thế này?

Ngay lúc đó, vợ tôi xuất hiện với câu nói đi trước:

- Lỗi là tại em! Lỗi tại em!

Tôi chồm ngay dậy: - Lỗi tại ai thì để tính sau! Bây giờ em hãy cho anh biết tại sao những cuốn sách của anh lại ra nông nỗi này!

Tôi tưởng vợ tôi sẽ giải thích với thái độ áy náy và ngượng ngập. Nhưng không, cô ta nói bằng một giọng thoải mái, tự tin bởi vì cô ta biết rằng mình sẽ công khai và nhiệt tình nhận lỗi:

- À hồi chiều thằng bé nhà hàng xóm qua chơi. Nó cứ chỉ tay vào tủ đòi mấy cuốn sách của anh. Thế là em lấy ra đưa cho nó chơi. Dè đâu nó xé rách bươm như thế này. Lỗi này là do em cả thôi!

Tôi bóp mạnh hai tay vào thái dương cho đầu bớt nhức. Phải một lúc sau tôi mới nói được, giọng thều thào:

- Không phải tại em đâu! Lỗi là do anh không chịu đến tiệm làm đồ sắt.

- Tới đó làm gì? - Vợ tôi trố mắt.

- Ðể đóng gáy sắt ấy cuốn sách chứ để làm gì! Thật đúng là mọi sự đều do anh! Ai đời sách mà lại đóng gáy da bao giờ!

- Không phải đâu! - Vợ tôi tặc lưỡi - Nếu hồi chiều em không đưa sách cho thằng bé...

- Em nói sai rồi! Nếu anh không mua sách thì làm gì có chuyện! Rõ là lỗi của anh rồi!

- Em đã nói không phải do anh mà! Nếu lúc thằng bé đòi...

- Không! Trăm lần không phải lỗi nơi em! Tất cả là tại anh đây này! - Cuối cùng tôi gào lên - Nếu anh không lấy phải em thì đâu đến nỗi!

- Không phải đâu! Lỗi là do... – Ðang đà ăn nói nhỏ nhẹ, chợt nhận ra ý tứ trong lời lẽ của tôi, vợ tôi nhảy dựng lên và trong nháy mắt biến thành một con người khác – Hả? Anh vừa nói cái gì? Anh dám nói với tôi bằng cái giọng đó hả? Này, tôi bảo cho anh hay...

Vừa gầm lên, vợ tôi vừa tiến về phía tôi với dấu hiệu của một cơn bão cấp mười.

Trước tình thế nghìn cân treo sợi tóc đó, tôi phóng vù ra đường, không để cho vợ kịp túm tóc. Thật là nản! Cô ta đã gây cho tôi biết bao điều khổ sở rồi, tôi chỉ còn mỗi một niềm vui cỏn con là được nhận lỗi về mình, thế mà cô ta cũng đang tâm giành lấy nốt. Ðã vậy thì làm sao tránh khỏi bất hòa cho được. Quỷ tha ma bắt hết mọi thứ đi, nhận lỗi với chả nhận lỗi! Có lẽ muốn sống êm đẹp tốt nhất là cố gắng đừng làm những điều tồi tệ để rồi sau đó phải mất công xác định xem lỗi tại ai!

-1985-