Tiếu Ngạo Giang Hồ

Chương 113: Ngốc Bút Ông và Hắc Bạch Tử cũng thua luôn

Ngốc Bút Ông và Hắc Bạch Tử cũng thua luôn

Ngốc Bút Ông ra chiều thất vọng hỏi:

- Phong huynh đệ không hiểu thư pháp ư? Ðược rồi! Vậy để ta giải thích cho mà nghe. Thứ bút pháp này kêu bằng "Bùi tướng quân thi". Nguyên nó là thi thϊếp của Nhan Chân Khánh biến hóa ra, cả thảy có 23 chữ. Mỗi chữ từ ba đến mười chiêu không chừng. Lão đệ lắng tai mà nghe cho rõ:

Bùi tướng quân!

Ðại quân chế lục hợp

Mảnh tướng thanh cửu cai

Chiến mã như long hổ

Ðằng lăng hà tráng tai!

Lệnh Hồ Xung nói:

- Dạ! Vãn bối xin vâng lời chỉ giáo.

Song miệng chàng lẩm bẩm:

- Bất luận thi từ, thư pháp gì của lão mình cũng chẳng hiểu.

Ngốc Bút Ông giơ phán quan bút lên nhằm má bên trái Lệnh Hồ Xung điểm ba chấm. Ðó là ba nét chấm đầu của chữ "Bùi".

Ba chấm này mới là hư chiêu. Ngốc Bút Ông lại giơ bút lên muốn vạch từ trên xuống dưới.

Lệnh Hồ Xung liền phóng kiếm ra kiềm hãm tiên cơ đâm lẹ vào vai bên phải lão.

Ngốc Bút Ông bất đắc dĩ phải xoay ngang cây bút để đỡ thì thanh trường kiếm của Lệnh Hồ Xung đã rụt về rồi.

Binh khí của hai bên chưa đυ.ng nhau vì đó toàn là hư chiêu. Nhưng đây cũng là thức thứ nhất về bút pháp "Bùi tướng quân thi" của Ngốc Bút Ông.

Ngốc Bút Ông lại phóng ra thức thứ hai, Lệnh Hồ Xung thấy cây phán quan bút của lão vừa cử động, chàng không chờ cho ngọn bút phóng tới đã vung trường kiếm tấn công.

Ngốc Bút Ông lại xoay bút qua thế thủ thì đồng thời Lệnh Hồ Xung cũng giật kiếm về. Thế là đệ nhị thức của Ngốc Bút Ông cũng mới xử được nửa chiêu.

Ngốc Bút Ông bị chàng phong tỏa mất hai thức khiến cho bút pháp đắc ý nhất của lão không tài nào sử được hoàn toàn. Lão rất lấy làm khó chịu chẳng khác gì một người viết chữ rất tốt, song vừa cất bút lên viết, thì bị một đức con nít đứng bên giữ bút kéo tay thủy chung không sao viết được một chữ toàn vẹn.

Lão nghĩ thầm:

- Mình đem đoạn đầu bài thơ Bùi tướng quân đọc cho gã nghe để gã biết đường lối bút pháp của mình mà kiềm chế mất tiên cơ. Từ giờ ta không theo thứ tự bài thơ mà ra chiêu nữa.

Lão nghĩ vậy liền đưa bút lên không chấm một cái từ góc trên bên tay mặt kéo xuống đến chỗ quanh ở góc dưới mé tả. Kình lực của lão đẩy rẫy mà ngọn bút lão vạch đây là lối thảo thư về chữ "như".

(Trong câu: "Chiến mã như long hổ").

Lệnh Hồ Xung lại phóng trường kiếm đâm vào nách bên phải lão. Lão giật mình kinh hãi phải xoay phán quan bút đi để ngăn chặn thanh trường kiếm của đối phương.

Lệnh Hồ Xung phóng chiêu kiếm này không phải đâm lão thật sự mà chỉ là một thủ thế về tư thức.

Ngốc Bút Ông mới sử được nửa chiêu. Bao nhiêu tinh thần khí lực lão tập trung vào cả trong lối thảo thư nhát bút này mà đột nhiên bút mới đưa đến giữa đường lại phải chuyển hướng. Din biến này chẳng những làm cho nét bút phải ngừng lại mà đồng thời vì luồng nội lực đổi đường khiến cho khí huyết nhộn nhạo trong huyệt Ðan điền, khó chịu vô kể.

Lão thở mạnh một cái rồi múa tít cây phán quán bút muốn viết chữ "đằng".

Nhưng cũng chỉ nửa chiêu lão đã bị Lệnh Hồ Xung tấn công phải lái bút đi để chiết giải.

Lão tức quá quát lên:

- Thằng lỏi này chỉ quấy rối!

Rồi lão sử cây phán quan bút mau lẹ hơn. Song bất luận lão biến hóa cách nào thì mỗi chữ nhiều lắm là mới viết được hai nét liền bị Lệnh Hồ Xung kiềm chế không viết tiếp được.

Ngốc Bút Ông lại quát lên một tiếng thật to rồi biến hóa bút pháp. Lão không đưa nhanh như trước mà ngưng trọng cây bút thành thế tuốt kiếm giương cung.

Lệnh Hồ Xung tuy không biết đường bút pháp này của đối phương là theo thế của Trương Phi, đại tướng nhà Thục Hán, viết chữ "Bát mông sơn minh". Nhưng chàng cũng nhận thấy đường bút này khác trước rất nhiều, chàng chẳng cần hiểu đối phương sử chiêu thức gì, cứ thấy phán quan bút của lão cử động là lại đánh vào chỗ sơ hở.

Ngốc Bút Ông tức quá thét lên be be. Bất luận lão biến chiêu cách nào cũng chỉ sử được nửa chiêu là bị cản trở không tài nào sử hết một chiêu trọn vẹn.

Ngốc Bút Ông lại biến đổi bút pháp. Lão sử lối chữ trong bài Tự Sự Thϊếp của Hoài Tố. Ðường bút cực kỳ phức tạp.

Lão nghĩ bụng:

- Lối thảo của Hoài Tố đã khó nhận ra. Ta còn thâu thêm vào lối chữ thảo này thì chắc thằng lỏi không tài nào nhận ra lối đại thảo trên thanh kiếm mà biết đường đón đỡ.

Lão không hiểu Lệnh Hồ Xung chẳng những mù tịt chữ thảo mà ngay lối chân phương chàng cũng chẳng biết mấy. Lão cho là lúc trước sở dĩ kiềm chế được mình vì chàng tài đoán mò đường bút của lão. Thực ra Lệnh Hồ Xung chỉ trông thấy chỗ nào sơ hở về đường kiếm là công kíck để phá lão mà thôi.

Cả lối đại thảo này của Ngốc Bút Ông mỗi chiêu lão cũng chỉ sử được nửa chừng. Mối uất hận trong lòng lão chứa chất mỗi lúc một nhiều.

Ðột nhiên lão la lớn:

- Thèm vào không đánh nữa!

Rồi lão nhảy vọt ra lùi lại phía sau. Ðoạn lão hăm hở xách thùng rượu của Ðan Thanh tiên sinh lên đổ xuống đất thành một vũng lớn.

Ngốc Bút Ông dầm ngọn bút vào trong vũng rượu viết lên tường bài "Bùi tướng quân thi". Cả 23 chữ bút pháp đều rất tinh thâm. Nhất là chữ "như" tưởng chừng muốn phá bức vách bay đi.

Ngốc Bút Ông viết xong thở phào một cái nhẹ nhõm rồi nổi lên tràng cười khoái trá.

Lão nghẹo đầu nghẹo cổ thưởng ngoạn những chữ đại tự đỏ như máu vừa viết lên vách. Miệng trầm trồ khen ngợi:

- Tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu! Thư pháp của ta bình sinh chưa có bức nào tuyệt như bức này.

Ngốc Bút Ông càng ngắm nghía càng lấy làm đắc ý. Lão nói:

- Nhị ca! Căn kỳ thất này nhị ca để lại cho tiểu đệ ở vì tiểu đệ không thể nào rời được bức chữ này. Tiểu đệ còn e rằng từ đây trở đi không bao giờ lại có dịp viết tốt được như bữa nay.

Hắc Bạch Tử nói:

- Ðược lắm! Gian phòng này của tiểu huynh ngoài cái bàn thờ chẳng có thứ gì mới được. Dù tam đệ không ở thì ta cũng bỏ đi vì hiện giờ ngươi đã viết bức đại tự rồng bay phượng múa vào vách thì ta còn tĩnh tâm để nghĩ cờ thế nào được?

Ngốc Bút Ông tiếp tục nghẹo đầu nghẹo cổ tự ca ngợi:

- Dù là Nhan Lỗ Công phục sinh vị tất đã viết được hay như bức này.

Lão quay lại nhìn Lệnh Hồ Xung nói:

- Phong huynh đệ! Nhờ lão đệ nung nấu lòng ta đầy bút ý không nơi phát tiết mà đột nhiên đầu ngón tay bật nội lực xô ra viết nên một kiệt tác chưa từng có từ hồi khai thiên lập địa. Kiếm pháp của lão đệ tinh diệu thì thư pháp của ta cũng tuyệt hảo. Như thế kêu bằng mỗi người có một sở trường riêng chẳng ai thua ai. Cuộc tỷ đấu này bất phân thắng bại.

Hướng Vấn Thiên lặp lại:

- Dạ chính thế! Mỗi người có một sở trường riêng, bất phân thắng bại.

Ðan Thanh tiên sinh xen vào:

- Còn điểm nữa mà tam ca chưa nói đến là nhờ thứ rượu tuyệt hảo của tiểu đệ.

Hắc Bạch Tử nói:

- Tam đệ ta tính tình chất phác mà say mê thư pháp như kẻ điên khùng. Say mê đến độ tỷ thí thua rồi cũng không chịu nhận.

Hướng Vấn Thiên giải thích:

- Tại hạ đã hiểu lầm! Bọn tại hạ đánh cuộc chỉ nói là trong Mai trang không có người nào thắng được kiếm pháp của Phong huynh đệ. Dù hai bên bất phân thắng bại thì vụ đánh cuộc này bọn tại hạ cũng không thua.

Hắc Bạch Tử gật đầu nói:

- Ðúng thế!

Lão thò tay vào gầm kỷ đá kéo ra một tấm thiết bản hình vuông. tấm thiết bản này nhỏ hơn bàn cờ một chút. Trên mặt thiết bản có vạch 19 đường bàn cờ. Nguyên nó là một tấm bàn cờ đúc bằng sắt.

Hắc Bạch Tử cầm góc bàn cờ sắt giơ lên nói:

- Phong huynh đệ! Ta dùng cái bàn cờ này làm khí giới để lãnh giáo mấy cao chiêu của lão đệ.

Hướng Vấn Thiên nói:

- Tại hạ nghe nói tấm bàn cờ này là một báu vật của nhị trang chúa, nó thu hút được mọi loại khí giới và ám khí.

Hắc Bạch Tử giương mắt lên nhìn Hướng Vấn Thiên một hồi rồi nói:

- Ðồng huynh quả là một tay hiểu rộng nhớ dai. Ta mến phục vô cùng! Thực ra thứ binh khí này có phải là báu vật gì đâu? Nó có pha chất đá nam châm dùng để hút những thứ chế bằng sắt. Ngày trước ở trên thuyền cũng như ở trên lưng ngựa ta cùng người đánh cờ, dù bị lúc lắc, đường bàn cờ vẫn không rối loạn.

Hướng Vấn Thiên nói:

- Té ra là thế!

Lệnh Hồ Xung nghe nói nghĩ bụng:

- May mà Hướng đại ca biết đường chỉ giáo không thì thanh trường kiếm của ta rất d bị bàn cờ của lão thu hút. Như vậy lão chẳng cần đánh mình cũng phải thua. Lúc ta đối địch với lão phải rất thận trọng không để bàn cờ đυ.ng vào trường kiếm.

Chàng liền vung kiếm lên nói:

- Xin nhị trang chúa chỉ điểm cho.

Hắc Bạch Tử đáp:

- Không dám! Kiếm pháp Phong huynh đệ rất cao thâm. Bình sinh ta chưa thấy ai bằng. Mời lão đệ tiến chiêu đi.

Lệnh Hồ Xung tiện tay quét một hư chiêu. Thanh trường kiếm của chàng vòng vèo ở trên không lao về phía trước.

Hắc Bạch Tử ngơ ngác tự hỏi:

- Ðây là chiêu số gì?

Lão thấy mũi kiếm đâm về phía cổ họng mình liền vung bàn cờ lên đón.

Lệnh Hồ Xung liền xoay mũi kiếm đâm qua vai bên tả lão.

Hắc Bạch Tử lại đưa bàn cờ lên gạt. Lệnh Hồ Xung không chờ cho mũi kiếm đâm tới đã rụt về rồi đâm vào bụng dưới lão.

Hắc Bạch Tử lại đưa bàn cờ xuống gạt, lão nghĩ bụng:

- Nếu mình không phản kích thì tranh tiên thế nào được?

Ðánh cờ cần nhất nước tranh tiên. Tỷ võ cũng cần ra tay trước. Hắc Bạch Tử đã tinh thâm kỳ lý dĩ nhiên thâm hiểu đạo tranh tiên. Lão giơ bàn cờ lên đập vào vai bên tả Lệnh Hồ Xung.

Chiếc bàn cờ này vuông hai thước dầy một tấc, là một thứ khí giới rất trầm trọng.

Bàn cờ đúc bằng thứ sắt đen, nặng hơn sắt thường nhiều. Nếu để nó đυ.ng vào trường kiếm thì dù chẳng có chất nam châm hút sắt, trường kiếm cũng bị nó đập gãy.

Lệnh Hồ Xung hơi nghiêng mình đi, phóng kiếm đâm vào nách đối phương.

Nguyên Hắc Bạch Tử tấn công theo bình diện, lão thấy đồi phương phóng kiếm đâm xéo tới, dù là chiêu kiếm chẳng vào lề lối nào, song chỗ bị tấn công cần phải đối phó. Lão liền đưa bàn cờ chênh chếch đi để gạt trường kiếm. Ðồng thời lão phóng về phía trước ra chiêu "Ðại phi".

Chiêu này vừa thủ vừa công. Dù Lệnh Hồ Xung có đối phó được thì những chiêu sau lại ồ ạt xô tới.

Ngờ đâu chàng bỏ mặc chẳng lý gì tới. Thanh trường kiếm vẫn phóng chênh chếch tiếp tục tấn công. Chiêu "Ðại phi" của Hắc Bạch Tử có tác dụng vừa thủ vừa công nên hiệu lực của nó chỉ có một nửa. Bàn cờ mà quét ngang thì chỉ còn lại thế thủ.

Lệnh Hồ Xung liên tiếp phóng ra dư 40 chiêu khiến cho Hắc Bạch Tử phải ngăn tả đón hữu, chống đỡ trước sau. Lão thủ thế rất kín đáo tưởng chừng nước cũng không chảy vào được. Hai người đã chiết giải ngoài 40 chiêu mà Hắc Bạch Tử toàn giữ thế thủ, không phản kích được lần nào.

Bọn Ngốc Bút Ông, Ðan Thanh tiên sinh, Ðinh Kiên, Thi Lệnh Oai thấy vậy không khỏi trợn mắt há miệng. Kiếm pháp của Lệnh Hồ Xung đã không mau lẹ lại chẳng có chi là mãnh liệt lợi hại. Lúc biến chiêu cũng chẳng có chỗ nào biến ảo ly kỳ, nhưng mỗi nhát đâm ra đều khiến cho Hắc Bạch Tử phải đỡ tả chống hữu, không thể bỏ được chỗ sơ hở.

Nên biết bất luận tay cao thủ nào đã động thủ tỷ võ với người, lúc ra chiêu số tất có chỗ sơ hở, nhưng đã tranh tiên được một bước để đánh vào chỗ yếu hại đối phương thì chỗ sơ hở của mình không còn là sơ hở nữa. Dù cho đến hàng trăm hàng ngàn chỗ sơ hở cũng chẳng đáng ngại.

Hắc Bạch Tử động thủ cùng Lệnh Hồ Xung, mỗi lần lão cử động bàn cờ là mũi kiếm của đối phương lại trỏ ngay vào chỗ sơ hở của lão. Lão cũng là một bậc đại sư về võ học, vừa thấy mũi kiếm của đối phương trỏ vào đâu liền tiên liệu được hậu quả do mũi kiếm đâm tới.

Trong bốn mươi mấy chiêu này, Lệnh Hồ Xung tấn công rất rát khiến cho lão không rảnh tay để phản kích được lấy nửa chiêu, chẳng khác cuộc đấu cờ với một tay cao thủ. Ðấu cờ mà sút một chút là như người bị trói chân cột tay, bốn mươi mấy chiêu tỷ như bốn mươi mấy nước cờ mà nước nào cũng bị đối phương chiếm mất ưu thế, tức là thế bí.

Hắc Bạch Tử thấy đại cục đã rõ liền tự nhủ:

- Nếu còn kéo dài tình trạng này thì dù có đấu đến 200 chiêu nữa mình cũng lâm vào cục diện bị đánh mà không phản kích được.

Miệng lão lẩm bẩm:

- Nếu không mạo hiểm để thắng một đòn thì oai danh Hắc Bạch Tử này sẽ trôi theo dòng nước.

Lão liền quét ngang bàn cờ rồi vung lẹ đánh ra nhằm đập xuống vai bên tả Lệnh Hồ Xung.

Lệnh Hồ Xung vẫn không tránh né. Thanh trường kiếm của chàng trước định đâm vào bụng dưới đối phương, nhưng Hắc Bạch Tử lại không thu bàn cờ về để che đỡ, vẫn tiếp tục phóng tới tựa hồ quyết ý liều mạng gây cuộc lưỡng bại câu thương.

Lúc thanh trường kiếm của Lệnh Hồ Xung đâm tới, lão đưa ngón tay trỏ và ngón tay giữa bên trái ra định cắp lấy sóng kiếm.

Nguyên Hắc Bạch Tử đã luyện thần công "Huyền thiên chỉ". Hai ngón tay lão vận nội lực vào lợi hại chẳng kém chi một thứ khí giới.

Năm người bàng quang thấy Hắc Bạch Tử mạo hiểm như vậy đều bật tiếng la:

- U¨i chà!

Ai nấy đều hiểu cách đánh này không còn là tỷ thí để biết tài cao thấp mà là cuộc đấu sinh tử.

Nếu lão không cặp trúng sóng kiếm tất bị mũi kiếm đâm vào bụng.

Trong khoảng thời gian chớp nhoáng này cả năm người cùng hồi hộp trong lòng, tay ướt đầm mồ hôi.

Mọi người thấy hai ngón tay của Hắc Bạch Tử sắp chạm vào sóng kiếm. Trúng hay không chưa kể, thế nào cũng có một người bị trọng thương hay bị mất mạng. Nếu cặp trúng thanh trường kiếm của Lệnh Hồ Xung không phóng tới được nữa mà chàng sẽ bị bàn cờ đập trúng lưng không còn cách nào tránh được. Bằng cặp không trúng hay cặp trúng mà lực lượng hai ngón tay không đủ giữ yên được thế kiếm, thanh trường kiếm tiếp tục đâm về phía trước thì khi đó Hắc Bạch Tử có muốn lùi lại cũng không kịp nữa.

Nhưng hai ngón tay của Hắc Bạch Tử chưa đυ.ng đến sóng kiếm thì thanh trường kiếm lại đưa lên nhằm đâm vào cổ họng Hắc Bạch Tử.

Cách biến chiêu này ra ngoài sự tiên liệu của mọi người, vì từ cổ chí kim trong võ học, chưa bao giờ có chiêu thức như vậy.

Trong trường hợp này din ra thì chiêu kiếm đâm vào bụng dưới lúc trước chỉ là hư chiêu. Những tay cao thủ tỷ đấu mà dùng hư chiêu này thì chẳng khác chi trò trẻ nít.

Chiêu thức tuy không có ở trong kiếm lý mà Lệnh Hồ Xung sử ra mới kỳ.

Thanh kiếm đưa lẹ lên trên nhằm đâm cổ họng đối phương.

Nếu bàn cờ của Hắc Bạch Tử tiếp tục đập xuống thì nhất định mũi kiếm sẽ đâm thủng cổ họng lão.

Hắc Bạch Tử giật mình khinh hãi. Lão vận động hết sức bình sinh vào tay phải giữ bàn cờ đứng yên lại. Lão là người hiểu lẽ đấu cờ, chấn động tâm linh, hiểu được tâm ý đối phương, tự nhủ:

- Nếu ta dừng bàn cờ lại không đập xuống thì tất nhiên gã cũng không phóng trường kiếm tới nữa.

Quả nhiên Lệnh Hồ Xung không thấy bàn cờ của đối phương tiếp tục tấn công, chàng cũng dừng kiếm lại. Mũi kiếm chỉ còn cách cổ họng đối phương chừng một tấc mà bàn cờ còn cách lưng chàng không đầy hai tấc.

Hai người nhìn nhau giữ thế cương trì, da thịt toàn thân không mảy may rung động.

Lúc này hai người không nhúc nhích mà bọn bàng quang nhìn rõ tình trạng còn nguy hiểm hơn là lúc kịch đấu. Cục diện tuy vào thế giằng co mà thực ra Lệnh Hồ Xung đã chiếm được thượng phong toàn diện.

Nên biết bàn cờ là một vật rất nặng. Nó ở trên cao cách hai thước mà hết sức đập xuống thì mới đả thương được đối phương. Bây giờ chỉ còn cách lưng Lệnh Hồ Xung có hai tấc thì sức mạnh đến đâu đập xuống cũng không đả thương chàng được. Còn Lệnh Hồ Xung chỉ khẽ đưa thanh trường kiếm là gϊếŧ chết được đối phương ngay. Tình thế ưu liệt của hai bên thật là rõ rệt.

Hướng Vấn Thiên cười nói:

- Bên này không dám tranh tiên bên kia cũng không dám tranh tiên. Theo kỳ lý là thế "Song hoạt".

Nhị trang chúa là bậc đại trí đại dũng đấu với Phong huynh đệ bất phân thắng bại.

Lệnh Hồ Xung thu kiếm về, lùi lại hai bước khom lưng nói:

- Tại hạ cam bề đắc tội.

Hắc Bạch Tử tủm tỉm cười bảo Hướng Vấn Thiên:

- Ðồng huynh khéo nói giỡn. Sao lại không phân thắng bại? Kiếm thuật của Phong huynh đệ tuyệt đối tinh thâm. Tại hạ thua liểng xiểng rồi.

Ðan Thanh tiên sinh nói:

- Nhị ca! Tài dùng con cờ làm ám khí của nhị ca là một tuyệt kỹ trong võ lâm, 361 con cờ vừa đen vừa trắng h liệng ra là không ai tránh được. Sao nhị ca không thử xem công phu phá ám khí của Phong huynh đệ thế nào?

Hắc Bạch Tử động tâm, nhưng lão thấy Hướng Vấn Thiên lẩm nhẩm gật đầu quay sang ngó Lệnh Hồ Xung mà chàng cứ thản nhiên không tỏ vẻ xúc động thì nghĩ thầm:

- Kiếm pháp gã này cao thâm đến trình độ suốt đời mình cũng chưa thấy ai bì kịp. Trên đời hiện nay e rằng chỉ có người đó là thắng được gã. Mình coi vẻ mặt bọn chúng vẫn bình tĩnh chẳng có ý lo ngại chút nào. Nếu còn phóng ám khí ra chỉ tổ lòi thêm cái dở của mình.

Lão liền lắc đầu đáp:

- Tại hạ đã nhận thua rồi thì còn tỷ ám khí làm chi nữa?

Ngốc Bút Ông lại nhớ đến bức bút thϊếp của Trương Húc liền hỏi:

- Ðồng huynh! Ðồng huynh lại mở bức bút thϊếp cho tại hạ coi nữa đi.

Hướng Vấn Thiên mỉm cười đáp:

- Hãy chờ đại trang chúa thắng được Phong lão đệ rồi, bức thϊếp đó sẽ thuộc quyền sở hữu của tam trang chúa. Khi đó dù tam trang chúa có coi suốt ba ngày ba đêm cũng là quyền của mình.

Ngốc Bút Ông nói:

- Tại hạ phải coi đến bảy ngày nảy đêm liền mới vừa.

Hướng Vấn Thiên nói:

- Ðược rồi! Tam trang chúa sẽ coi bảy ngày bảy đêm chứ sao.

Ngốc Bút Ông nóng ruột nói:

- Nhị ca! Tiểu đệ đi mời đại ca động thủ, nên chăng?

Hắc Bạch Tử đáp:

- Hai ngươi ở lại đây tiếp khách để ta đi mời đại ca cho.

Ðan Thanh tiên sinh nói:

- Phải đấy! Phải đấy! Phong huynh đệ! Chúng ta lại uống rượu nữa. Hỡi ôi! Thùng rượu ngon này bị tam ca đổ ra mất nhiều rồi.

Lão nói xong rót rượu ra chung.

Hắc Bạch Tử trở gót ra ngoài rồi. Ngốc Bút Ông tức mình hỏi:

- Cái gì mà rượu ngon của ngươi bị ta đổ đi mất nhiều? Rượu uống vào bụng rồi thành nướ© ŧıểυ đái ra. Còn rượu thấm bút viết lên vách ngàn đời không hủ. Nhờ có thư pháp của ta mà rượu đê tiếng thơm muôn thuở. Vì có người coi thư pháp của ta mới biết trên đời có thứ rượu đỏ Thổ lồ phồn của ngươi.

Ðan Thanh tiên sinh nâng chung rượu lên nhìn vào bức vách nói:

- Bức vách ơi là bức vách! Ðời ngươi thật là may mắn được nếm thứ rượu ngon của tứ thái gia này. Dù không có tam ca ta viết chữ vào mặt ngươi. Ngươi, ngươi... ngươi cũng muôn đời không hủ nát.

Lệnh Hồ Xung cười nói:

- So với bức vách vô tri vô giác, vãn bối còn may hơn nhiều.

Chàng nói xong cất chung rượu lên uống một hơi cạn hết.

Hướng Vấn Thiên ngồi bên chỉ bồi tiếp hai chén rồi dừng lại không uống nữa.

Ðan Thanh tiên sinh và Lệnh Hồ Xung tiếp tục uống hoài, càng uống càng cao hứng.

Hai người uống đến 17, 18 chung rồi mới thấy Hắc Bạch Tử trở ra nói:

- Phong huynh đệ! Ðại ca ta mời lão đệ hãy lưu bộ. Ðồng huynh ngồi đây uống thêm mấy chén nữa được chăng?

Câu này hiển nhiên đại trang chúa chỉ tiếp một mình Lệnh Hồ Xung.

Hướng Vấn Thiên kinh ngạc nghĩ thầm:

- Lệnh Hồ huynh đệ nhỏ tuổi chưa đủ kiến thức. Ðể một mình y vào tỷ võ e rằng sẽ lỡ việc.

Nhưng nhị trang chúa đã nói vậy, chẳng lẽ mình cũng đòi đi.

Lão liền buông một tiếng thở dài đáp:

- Tại hạ vô duyên không được bái kiến đại trang chúa. Thật là một điều hối tiếc suốt đời.

Hắc Bạch Tử nói:

- Xin Ðồng huynh min trách. Ðại ca ta ẩn cư đã lâu không tiếp kiến ai cả. Vì nghe nói kiếm thuật của Phong huynh đệ tuyệt thế vô song, người đem lòng ngưỡng mộ nên mới mời vào ra mắt. Tuyệt nhiên

không phải có ý bất kính Ðồng huynh.

Hướng Vấn Thiên nói:

- Tại hạ không dám.

Lệnh Hồ Xung đặt kiếm xuống kỷ đá đi theo Hắc Bạch Tử ra khỏi kỳ thất, xuyên qua dãy hành lang đến trước một cái cổng tò vò.