Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 378: Bình định Pơtao Anui (6)

Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 27: Bình định Pơtao Anui (6)

Chiếm lĩnh được một bộ phận của cứ điểm địch chỉ là bước đầu tiên. Sau khi gia cố xong một vài vị trí, cốt để khi tấn công, nếu có gì không thuận lợi, có thể lui về đó mà chống đỡ, đợi tới khi đối phương suy yếu, sẽ phản công ngược lại. Các công sự mà quân Hồng Bàng khẩn cấp xây dựng không quá cầu kỳ kiên cố, nhưng đủ dùng, họ cũng tận dụng địa hình sẵn có, những công sự của đối phương bỏ lại,....

Trời còn một khoảng nữa mới tối, quân Hồng Bàng tại tiền tuyến cùng lúc làm 3 công việc, đội hậu cần thu dọn xác chết địch, vũ khí trên chiến trường, tên hai bên bắn ra, đó là vật tư bổ sung ngắn hạn. Bộ binh lập tức tiến hành tự sơ cứu vết thương, đưa tù binh về phía sau để xử lý, gia cố hệ thống phòng ngự. Trong khi đó cung thủ đảm nhiệm việc quan sát, phòng ngừa kẻ địch tấn công trước khi công sự ổn định, hoặc có kẻ tới do thám, hoặc tới đánh lén, xạ kích tướng lĩnh. Có vài tên lính Pơtao Anui đi ra thám thính, bị cung thủ hạ gục, quân Pơtao Anui không dám có hành động khác thường, cố thủ chặt trong hệ thống phòng thủ.

Trời xẩm tối, hai phe không tìm được cơ hội phát động tấn công, liền quyết định sáng mai đánh tiếp. Trời tối, khu rừng núi, hạn chế việc tấn công quy mô, dù binh khí có ngang nhau, một đối một thì con dao cùn chưa chắc kém con dao sắc. Hai bên chỉ tập trung phòng thủ, không có địch cơ hội lẻn vào đánh bất ngờ thôi. Trong đêm, là cuộc so đấu giữa công và thủ, quân đội hai bên tìm thời cơ cử từng nhóm nhỏ, đi thám thính trong đêm khu vực của đối phương, ngược lại bên kia sẽ cố gắng diệt đám lính này, không để chúng tiến sâu, phá hoại bên mình, gây náo động, khiến quân lính phải lo lắng bất an, không ngủ đủ, yếu đi....

Trong cuộc chiến này, làng Hồng Bàng làm tốt hơn, tuy không thạo địa hình bằng, nhưng những bài tập đánh đêm và chống đánh đêm của họ. Kết quả, cả đêm hôm đó, quân Pơtao Anui phải chịu sự quấy nhiễu, nơm nớp lo sợ, không thể ngủ yên, các cánh quân đi quấy nhiễu lại bị đánh lùi về. Sáng hôm sau, sau khi ăn xong cơm, quân Hồng Bàng tổ chức tấn công, phương thức vẫn như cũ, xạ thủ tác xạ, diệt bớt xạ thủ địch, giảm áp lực cho bộ binh tiến lên, bộ binh chiếm lĩnh những vị trí thuận lợi, đưa xạ thủ lên. Cách đánh quen thuộc song quá khó chịu, quân Pơtao Anui có dùng hết mọi cách, cũng phải chịu bó tay.

Tuy nhiên, sau 2 ngày chiến đấu, quân Hồng Bàng liền thay bớt quân khác vào, cốt yếu là để các binh sĩ được trải nghiệm chiến trận, quen mùi máu, chỉ huy vẫn giữ nguyên, nhưng những chỉ huy khác như Đinh Văn và Lương Mếu được đưa vào học hỏi một chút. Tới ngày thứ 5, các chỉ huy cũ là Trần Ngụ, Mai Xuân Nghiêm rút, để các chỉ huy mới cùng quân của họ bắt đầu công việc.

Quá trình đổi dần quân, áp lực quân Pơtao Anui giảm đi do binh sĩ Hồng Bàng vẫn còn chút bỡ ngỡ, phối hợp chưa nhuần nhuyễn. Kết quả, việc tấn công chững lại. Quân Pơtao cảm thấy đối phương tấn công kém hiệu quả, thử phản kích lại, cũng dành lấy được một ít thắng lợi. Có điều các chỉ huy mặt trận của quân Hồng Bàng vẫn là chỉ huy cũ, cũng quen ứng phó, lại thêm chỉ huy các đội quân mới cũng có mặt làm phó, vừa để học hỏi, cũng là duy trì sĩ khí, sau một ngày vất vả chống cự, họ thành công giữ vững một phần trận địa đã chiếm được, không cho địch khoét sâu. Sau đó, quân Hồng Bàng cứ đánh dần, đánh dần, lấy lại những cứ điểm đã mất, cũng để tướng mới quen trận. Tới ngày đổi tướng, cơ bản là ổn thỏa.

Quân Pơtao Anui lần nữa thấy được một chút chệch choạc của quân Hồng Bàng, cũng có ý thăm dò tại sao lại thế, nhưng không thám báo nào tiến sâu, không bắt được tù binh Hồng Bàng, không moi được tin, thành ra vô cùng khó hiểu. Sau ngày thứ 6 khổ chiến, cảm thấy quân mình cũng coi như tắm máu qua, Kiệt lại điều đội quân cũ lên cho các tướng Đinh Văn, Lương Mếu đánh thử.

Đội quân này có kinh nghiệm chiến đấu, lại qua 2 ngày nghỉ ngơi, tinh thần, sức khỏe hồi phục, ngược lại quân Pơtao Anui đã 6 ngày chiến đấu căng thẳng, kết quả là cũng chỉ chiến thuật ấy, nhưng đánh vào nơi quân Pơtao Anui phòng ngự như là dao sắc cắt đậu phụ, không thể cản nổi. Vậy là tan vỡ, quân Hồng Bàng giành được thắng lợi trong chính sự ngỡ ngàng của bọn họ.

Đại quân Pơtao Anui vốn dĩ đi tới căn cứ địa gần nhất cũng phải 10 ngày, nhưng đi được 2 ngày, có tin cấp báo là quân Hồng Bàng tấn công cứ điểm đó, đánh rất gắt. Lo sợ rằng quân Hồng Bàng có thể hạ được cứ điểm này rồi tấn công cứ điểm còn lại, Siu Mậm bắt toàn quân hành quân gấp hơn, đi nhiều gấp đôi lúc trước, nghỉ ít lại. Không như quân Hồng Bàng, quân Pơtao Anui thiếu quy củ, thiếu rèn luyện, là do tập hợp các bộ lạc, không thể thống nhất chỉ huy, cho nên càng gấp càng loạn, càng loạn lại càng chậm. Lính Pơtao Anui lúc đi thì lộn xộn, va chạm nhau, lắm lúc tưởng như muốn đánh nhau tới nơi. Khi được nghỉ thì không hàng lối, tranh nhau chỗ. Ăn uống thì bệ rạc, mất vệ sinh vô cùng. Cho nên tới ngày thứ 7 thì mới đến được gần gần cứ điểm cần chi viện.

Nhưng lúc này, cứ điểm đã bị phá xong, chỉ còn tầm 100 quân trong cứ điểm chạy thoát được. Siu Mậm kinh sợ sức mạnh của kẻ địch,, vội vàng dẫn tàn quân ở cứ điểm thứ hai chạy tới cứ điểm thứ ba. May mà quân Hồng Bàng không có truy kích. Tới khi chạy an toàn tới cứ điểm thứ 3 rồi, ngẫm lại, thấy đối phương không truy kích, trong đầu Siu Mậm cảm thấy có chút hồ nghi.

Hắn cho gọi người thân tín lại bàn bạc, gọi cả những tàn quân chạy thoát vào hỏi cho kỹ. Nghe được địch chỉ dùng 1000 quân mà vây hãm cứ điểm của mình, một mặt Siu Mậm chửi rủa quân lính bên mình vô năng, một mặt lại thấy, đây là cơ hội tuyệt vời để diệt lũ khốn kia. Kẻ địch quân lực hạn chế, vừa nãy không thể truy đuổi tàn quân, ắt là không phát hiện ra quân mình đã tới, nếu như dụ chúng tới đánh cứ điểm cuối, bản thân lại dẫn quân mai phục nơi khác kéo vào đánh, tất nhiên có thể một đòn sấm sét đánh bại đối phương. Quân Pơtao Anui thấy phương án không tồi, tán đồng thực hiện.

......................................................................

- Báo cáo, trinh sát đưa tin về, có một đạo quân đang tiếng tới. Không có cờ hiệu.

- Thật là một thằng chó chết, gây sự đúng lúc quá đi mất!- Trần Thanh Toàn nghe tin xong lẩm bẩm chửi.

Kiệt cho sứ giả báo động việc quân Pơtao Angin sẽ tấn công phối hợp với quân Pơtao Anui. Nhận được tin, vài người tỏ ra lo lắng song Toàn cho rằng trinh sát một phen. Vương Vĩnh không đáng tin hoàn toàn, vì thế Kiệt chỉ báo tin, chưa hề ra lệnh rút lui.

- Kẻ địch chưa tới mà đã tự làm loạn lòng quân, còn đánh đấm thế nào được hả?- Y San, Xủ Lu lần này lại đừng về phía Toàn, họ là người Đá Vách, dũng mãnh, hiếu chiến,

Toàn để thật nhiều trinh sát đi do thám từ xa, các trinh sát chia ra các chặng, có tin là truyền nhau mà chạy, không để thông tin bị chậm trễ. Một mặt do thám, mặt khác, cũng tích cực chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là địch có tiếp viện.

- Tất cả làm nhanh nào, kẻ địch tới mà còn không xong là toi đời!- Lương Văn Vâm đi kiểm tra đôn đốc dân Pơtao Lia mới được giải phóng và gia nhập vào.

Quân của họ tuy đông đảo, nhưng hàng ngũ lộn xộn, nhiều lính mới gia nhập, nhiều người không biết nghe quân lệnh, không có kỷ luật, tướng của họ nói tiêng Việt, những người lính cũ còn biết nghe, lính mới gặp tình huống khẩn cấp ai dám chắc chúng có thể ngồi mà nhớ các mệnh lệnh bằng thứ tiếng khác, hoặc lính cũ có thể khống chế lính mới được hay không?

Vì thế, Toàn quyết định xây dựng các công sự, dựa vào đó mà phòng thủ. Các công sự chia ra, không phải tập trung quá đông lại, dễ gây loạn, mà có công sự vừa để che chở, cũng là để khống chế không cho các tân binh mới thu nạp chạy loạn, tự phá hàng ngũ mà thua. Chỉ cần cố thủ chờ đợi một thời gian, nhất định quân của Kiệt sẽ tới. Toàn biêt đám quân Powtao Anui tuyệt đối không thể so với quân của Kiệt, họ lại không phải tiếp nhận một đống tân quân, nên tuyệt không vấn đề gì hết.

Ngoài việc xây công sự, việc huấn luyện tân binh, chuẩn bị quân lương, vũ khí cũng diễn ra khẩn trương. Để luyện tân binh, không gì hơn ngoài chiến tranh, chỉ huy các tân binh tấn công các làng bản dân Pơtao Angin để họ quen việc chiến đấu và hiệu lệnh. Tấn công vào làng, liền cướp bóc lương thực và vũ khí mang về, tự trang bị cho quân mình. Lấy của địch để nuôi mình, lấy chiến tranh mà nuôi chiến tranh.

Biết được sắp có viện binh tới, các tù trưởng Pơtao Anui tạm ngừng cố gắng chiến đấu chống cự, trước tiên là tạm rút lui, đợi sau này tìm cơ hội phục thù. Trần Thanh Toàn thấy đối phương làm vậy là biết tỏng ý tưởng của dối phương muốn làm gì, càng thúc quân mình khẩn trương xây công sự, chuẩn bị.

Vừa may, khi quân Pơtao Angin hành quân tới, cũng là lúc công sự hoàn thành. Đối phương tới, mang theo voi chiến, khí giới đầy đủ, quân số đông đảo, nhưng khi thấy công sự đối phương bày sẵn, không biết phải tấn công thế nào. Vấn đề công thành, quân Pơtao Angin thực tế kém. Những cuộc chiến trên cao nguyên, hầu như là đối mặt bày trận mà chiến.