Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 113: Chiến loạn nơi cao nguyên (2)
Vương Vĩnh tuy được lệnh tiến đánh hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui, nhưng cũng vẫn qua chỗ Minh đòi hỏi một chút lợi ích vì hắn biết nếu bọn Toàn, Vâm mà bị diệt thì bên Minh hẳn đau lòng vô cùng. Đây là một trong số ít đạo quân mà làng Hồng Bàng sở hữu hiện đang hoạt động, còn những đạo quân khác đều phải án binh bất động, chỉ luyện tập chứ không thực chiến.
- Chúng ta vốn dĩ là đồng minh với nhau, lần này các vị cùng chúng tôi hô ứng, có điều bên tôi không thể giúp gì hơn!- Minh nhã nhặn nói vậy trước khi cho người đem ra một ít lương thực và đồ tươi để khao quân Pơtao Angin. Ngoài ra, còn có cả trăm thanh kiếm tốt tặng cho Vương Vĩnh để y trang bị cho thân binh.
- Vậy thì tại hạ xin cảm ơn trước.- Vĩnh cũng rất biết điều tạ ơn, lại hỏi giá cả để khi có chiến lợi phẩm sẽ tính toán trả. Làm ăn phải tính lâu dài, ngày xưa vì tính quá ngắn cho nên Vương Vĩnh mới gây họa, hắn biết rút kinh nghiệm chứ.
Có lương thảo do Minh cấp cho, không cần đợi dân Pơtao Angin thu gom lương thảo, Vĩnh lập tức dẫn quân đi gấp tới đất của Pơtao Lia trước, còn Siu Kleen thì ở lại thu gom thêm lương thảo và binh sĩ tới tiếp ứng sau. Đặc biệt là họ cần nhiều lương để nuôi voi chiến. Thực hiện đúng ý đồ mà Vitariji giao phó, Vĩnh đã bắt liên lạc được với Klon Rưng, kẻ sở hữu nhiều voi chiến nhất Nam Bàn, từng theo quân phản loạn và rồi phải bỏ của chạy lấy người. Có Minh hỗ trợ, tay này thu hồi kha khá voi và quản tượng, võ sĩ, đưa tới đất Pơtao Angin để nuôi và huấnl uyện. Đội quân này chính là lực lượng quan trọng khi đánh lâu dài với hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui vì hai xứ này có tượng binh, phải dùng tượng binh khắc chế lại.
Vương Vĩnh xuất quân, nhằm thẳng hướng Pơtao Lia mà đi. Theo hắn biết, hiện tại là lễ đốt nương của dân Pơtao Lia. Hai vùng Pơtao Lia và Pơtao Anui tuy cùng sống trên cao nguyên đất đỏ, lấy đốt nương làm rẫy là cơ bản, nhưng vùng của Pơtao Anui nhiều suối, nên phải phòng những trận lũ thành ra họ chủ thờ thần suối, còn Pơtao Lia ở cao hơn chút, thờ thần lửa giúp đốt nương làm rẫy, vũ mùa bội thu. Lễ hội thường tổ chức vài năm một lần, ở mảnh ruộng của vua Pơtao Lia chuẩn bị khai phá, vị vua xứ Pơtao Lia khi đó sẽ gϊếŧ trâu, lợn, đem rượu ra cúng tế thần lửa, xin đốt nương làm rẫy để vụ mùa bội thu.
Lễ đốt nương diễn ra, trừ những người đang đi đánh với quân của Toàn, Vâm hoặc đi chiếm lĩnh vùng đất của Hiên Giáo cũ, thì dân Pơtao Lia toàn tâm toàn ý tế lễ, cầu vụ mua bội thu, binh sĩ chểnh mảng canh phòng. Tuy có các trạm gác, nhưng đều là trạm nhỏ, còn chả có phong hỏa đài, nên không có biện pháp báo tin, mà Vĩnh cũng bố trí người vây chặt rồi ập vào xử gọn cả chòi canh, không cho ai thoát. Vì thế, quân của Vĩnh áp sát nơi tổ chức lễ hội mà dân Pơtao Lia chưa biết.
Rất nhanh, khi Yang Apui, vị vua Pơtao Lia bắt đầu đâm trâu, chém lợn và dâng rượu, đoàn quân của Vương Vĩnh từ các hướng ập tới tấn công. Bị bất ngờ trước sư xuất hiện của đội quân Pơtao Angin do Vương Vĩnh chỉ huy, đoàn người Pơtao Lia hoảng loạn, kẻ cuống cuồng bỏ chạy, kẻ thì bị gϊếŧ khi cống chống trả, người thì bị dẫm đạp mà chết. Vương Vĩnh cho người tìm gϊếŧ vua Yang Apui, nhưng từ xưa tới nay, trong những buổi tế thần lửa luôn có hỗn loạn, nhất khi mọi ngườit ranh giành phần thưởng tế phẩm, vì thế cạnh vua và các quý tộc vẫn luôn có cận vệ thân tín mang gươm bảo vệ. Những người đó đều là dũng sĩ trăm người chọn ra một, lại rất mực trung thành, thấy Vĩnh kéo tới thì liều chết chống đỡ cho, vua và một vài quý tộc của Pơtao Lia vẫn kip trốn thoát.
Thấy không thể gϊếŧ được Yang Apui, Vĩnh hơi thất vọng, nhưng cũng không cho người truy đuổi, mà khẩn cấp cho người đốt phá, thu thập lương thảo tại chỗ, lấy thê =m vài đồ tế phẩm giá trị, cho chuyển về sau làm dự trữ, một số chuyển qua cho Minh coi như trả dần tiền cho đống lương thảo, vũ khí,... Vĩnh dẫn đại bộ phận quân đội nhanh chóng rút chạy vì rất nhanh thôi, quân cứu viện sẽ tới ứng cứu. Vương Vĩnh không hề định giao tranh trực diện.
Tới trưa hôm sau, cứu binh từ các tộc và của vua Pơtao Lia đi tới, phát hiện khung cảnh hoang toàn còn xót lại của buổi đại lễ, ai nấy đều vô cùng căm giận, chửi bới. Tất cả đồng loạt xin cua Yang Apui cho truy kích địch ngay, gϊếŧ chúng để trả thù và hả giận, lấy lại tôn nghiêm. Yang Apui đồng ý ngay, cử người thân tín dẫn dầu đoàn quân truy kích.
Dùng những người thợ săn thông thạo địa hình và có kinh nghiệm theo dõi thủ rừng, đoàn quân báo thù nhanh chóng bắt kịp đội quân hôm qua đã tấn công lễ tế thần lửa. Đoàn quân nọ lúc này đang mang những xe chất đầy những chiến lợi phẩm hôm qua cướp được. Không cần phải suy nghĩ nhiều cho mệt óc, đội quân Pơtao Lia liền xông vào đuổi gϊếŧ. Thấy bị đuổi tới, đoàn quân nọ vừa đánh trả vừa lùi vào một vùng đồi núi trập trùng, vứt lại hết các xe chất đống chiến lợi phẩm.
Một bộ phận tiếp tục đuổi đánh, nhưng một phần khác vội vàng kiểm tra những xe chiến lợi phẩm, và chia người ra vận chuyển số chiến lợi phẩm đó quay về. Rất nhanh, đám người truy kích bị chia nhỏ, đúng như mưu kế của Vương Vĩnh. Khi đoàn người vận chuyển chiến lợi phẩm quay về, Vương Vĩnh từ nơi ẩn náu dẫn quân xông ra chặn gϊếŧ.
Đến khi quân Pơtao Lia phát hiện, quay lại, rất nhiều người bị gϊếŧ. Quân Pơtao Lia vừa sợ vừa giận, vội vàng thông báo ngừng truy kích, tập trung người lại, mang chiến lợi phẩm về. Vì kéo theo chiến lợi phẩm, lại lo bị phục kích, tốc độ đi của họ khá chậm, trời tối chưa kịp quay về. Vậy là biến thành miếng mồi ngon để Vương Vĩnh tới đánh đêm.
Kết quả hơn 2000 quân đi truy kích địch, chỉ còn 1000 quân quay về, dặt dẹo, thương tích và hoảng loạn. Lúc này người Pơtao Lia vẫn chưa rõ ràng kẻ địch của họ là ai, nên vua Yang Apui vội cho người báo tin các vùng thuốc Pơtao Lia lập tức giữ chặt thế thủ, không được tùy tiện truy kích địch, cố thủ các địa bàn không để đối phương phá hoại.
Trong khi đa số người Pơtao Lia lo lắng tìm hiểu đối thủ của họ, Vương Vĩnh không tiếp tục tàn phá đất Pơtao Lia, mà cho người nhân danh vua Siu Kleen của Pơtao Angin đi chiêu hàng nhiều bộ tộc, buôn làng của Pơtao Lia. Vĩnh cho sử giả là dân Pơtao Angin, mang theo hai thứ, đầu tiên các võ sĩ tham gia trận chiến vừa qua, mang theo các chiến lợi phẩm có được, hai là những người kỹ sư nông nghiệp từ Nam Bàn qua. Trước tiên, các sứ giả ra oai, chỉ cho thấy chiến công hiển hách mà Pơtao Angin đạt được, thứ hai, nói cho họ lợi ích khi chuyển qua thờ vị vua mới. Cách trồng trọt cũ: phát nương, đốt rẫy, làm ruộng vài năm rồi lại đi nơi khác không quá hiệu quả, so với phương pháp canh tác kiểu mới hoàn toàn không sánh bằng, lý lẽ không đâu xa, Hiên Giáo canh tác đất kiểu mới, Pơtao Lia và Pơtao Anui chỉ biết nhìn mà thèm thuồng, rồi có cơ hội là nhao vào luôn.
Các bộ tộc, buôn làng mà Vĩnh chọn để chiêu hàng có nhiều yếu tố thuận lợi để họ ngả theo, như từng bị đối xử bất công, có thù hắn với bộ tộc nào đó hay xa cách với vua mới,.... nhưng vẫn có nơi trung thành, vừa từ chối đàm phán, lại cho người báo tin. Biết rằng Pơtao Angin, cái nước bé con con nọ dám vuốt râu hùm, các tộc trưởng bộ tộc lớn của Pơtao Lia và vị vua Yang Apui quyết định không cần sợ, dàn quân ra đánh, đánh thẳng vào đất Pơtao Angin, xem ai sợ ai.
- Tới rồi, tới rồi!- Vương Vĩnh nhếch mép cười khẩy, chuyện này chính là cái hắn muốn, Siu Kleen đã bị ép phải toàn lực tham chiến.
Sau khi nhận được sự trợ giúp từ cả Vitariji, làng Hồng Bàng và Vương Vĩnh, Pơtao Angin của Siu Kleen phát triển nhanh, tăng cả về dân số lẫn sức mạnh, dẫu thế, Siu Kleen nhanh chóng rơi vào việc hưởng thụ thành quả, đấu tâm càng lúc càng giảm đi. Khi có lệnh mang quân từ Pơtao Angin đánh phá hai vùng Pơtao Lia và Pơtao Anui, Siu Kleen ngoài mặt nhận lời, trong bụng lại không tuân lệnh, lần khần làm mất thời gian, chậm cung cấp lương thảo, vũ khí,... khiến Vĩnh phải muối mặt qua xin Minh. Cũng may Minh chịu cho, nên mới có trận đánh này.
Để ép Siu Kleen phải toàn lực tham chiến, Vĩnh đã cho người chiêu hàng các bộ lạc, tin rằng sẽ có kẻ mang tin báo về cho kẻ địch, để chúng xuất quân đánh Pơtao Angin. Và đúng là như thế. Vương Vĩnh mang tin tức này quay về, Siu Kleen rụng rời tay chân, không biết phải làm sao. Vương Vĩnh một mặt trấn an, lại từng bước dẫn dụ, khiến Siu Kleen trao hết binh quyền của Pơtao Angin cho y.
Việc thống lính quân Pơtao Angin với Vĩnh không hề khó, trong hơn một năm qua y không ngừng dẫn bọn họ chinh phạt một vài bộ lạc rải rác bất tuân lệnh ở phía tây xa xôi, có uy tín nhất định, lại hay chia của cho những dũng sĩ, tộc trưởng, nên khi Siu Kleen chính thức trao quyền, y dẫn toàn quân Pơtao Angin tham chiến. Pơtao Angin đúng là nhỏ hơn Pơtao Lia thật, nhưng nhỏ hơn không hoàn toàn là yếu hơn, nhất là trong hơn năm cải cách tới nay.
Đầu tiên, diện tích của Pơtao Angin nhỏ hơn thì cũng có nghĩa là có thể tập trung quân nhanh hơn, thay vì phải chạy mấy ngọn đồi tới các buôn làng xa xôi gọi người, họ ở san sát nhau, gọi cái là được binh sĩ ngay. Hai là sau khi cả Vitariji, làng Hồng Bàng và Vương Vĩnh hỗ trợ, tạo nên nền nông nghiệp mới, dân Pơtao Angin không sống tách biệt mà tập trung lại để tiện làm thủy lợi, việc tập trung quân càng nhanh. Ba là trong thời gian gần đây, Pơtao Angin hay đánh trận, binh lính thạo đánh nhau, vừa được lệnh xuất binh là có sẵn khí giới và tinh thần chiến đấu.
Tập hợp quân xong xuôi, Vương Vĩnh xuất quân đánh tới Pơtao Lia. Đội quân đông đảo gồm 7000 binh sĩ xuất trận, có cả voi của Klon Rừng. Đội quân lớn quét tới phần rìa của Pơtao Lia, lập tức làm run sợ bất kỳ ai nhìn thấy. Những kẻ trước vừa được Vĩnh chiêu hàng lập tức xuất quân ra, tỏ lòng thần phục. Còn với kẻ cố tình không nghe, lại còn báo tin, Vĩnh cho người đánh thẳng vào, diệt gọn cả bộ tộc, đem chiến lợi phẩm chia cho người đi theo và binh sĩ, coi như khai vị.