Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 53: Dương đông kích tây (3)
Chuẩn bị cho một đại tiệc không phải đơn giản, rất nhiều việc phải làm, từ chuẩn bị nơi ăn chốn ở, lo nguyên liệu thức ăn, chuẩn bị củi lửa,... song niềm vui về việc thoát khỏi chiến tranh đã khiến ai nấy đều hăng hái làm việc. Kết quả là khi Đặng Toán, Đặng Lượng quay về, thành Đại Định giăng đèn kết qua trong không khác gì một ngày lễ trọng đại.
- Cha, xem ra Hiên Giáo cũng chỉ mong an ổn thái bình mà thôi!
- Tiểu tử nhà ngươi quá non rồi!- Đặng Toán nheo mắt. Những giáo chúng thì cũng như dân thường vậy, tự nhiên chỉ mong an ổn làm ăn, nhưng những người cầm quyền thì khác, chúng có vô số tham vọng lớn lao, chẳng vậy mà có câu, nhất tướng công thành vạn cốt khô ư. Có điều hôm nay là ngày vui, Đặng Toán không muốn nói ra, phá hỏng bầu không khí này.
Hai cha con bố trí cho binh sĩ quay về trại giải giáp, quân binh Hiên Giáo thì cũng được xuất ngũ luôn, không cần giữ lại, dù sao chiến tranh cũng đã kết thúc. Một đống người trả lại trang bị, vũ khí, công việc nhiều không làm xuể, nhưng biết làm sao được, Đặng Toán đành nhắc nhở cấp dưới cẩn thận. Phần lão và con trai, hôm nay phải đi ăn tiệc mừng của quan Tổng trấn.
Lữ Liêm mở tiệc, cả quan lại Trấn Hoài Nhân lẫn các chức sắc tôn giáo của Hiên Giáo đều được mời tham dự. Để có chiến thắng này, Hiên Giáo cũng đóng góp không nhỏ, đặc biệt là giáo chủ Lijutora đã đi kêu gọi người dân Hiên Giáo ủng hộ tới cùng, lại còn quyên góp cả lương tiền, khiến Vitariji thấy mà e ngại, không dám tiến tới. Tất nhiên, Hiên Giáo dù sao cũng chỉ là một tông giáo, cho nên Lữ Liêm ngồi bàn chủ tọa, giáo chủ Lijutoja ngồi ngang hàng với Trương Văn So.
- Chén đầu tiên, xin kính hai cha con tướng quân Đặng Toán, Đặng Lượng, hai vị ra quân xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị, đánh cho người Chiêm một trận để chúng biết uy quân ta!
- Mời!- Mọi người cùng nâng ly lên uống cạn
- Chén thứ hai, xin cảm ơn giáo chủ Lijutoja dám vì việc công mà đứng ra kêu gọi giáo chúng Hiên Giáo đoàn kết một lòng, đóng góp tiền của, lại tập trung tinh thần và sức lực vào ủng hộ quân ta, khiến kẻ địch thấy mà sợ!
Chén thứ hai, mọi thứ cũng không hề có vấn đề gì, Hiên Giáo tỏ ra hết sức thích thú, tự hào nâng chén rượu. Nhưng Lữ Liêm rót chén thứ ba, và lần này, người được nhắc tới chính là Trương Văn So.
- Các vị, Trương Văn So chỉ là người thư sinh, tay không tấc sắt, sang bên nước địch lý luận phải trái, khiến cho quân địch không thể không lui bình, ấy là một sự anh hùng gan dạ lẫn mưu trí vô song, có Trương Văn So dùng văn tài, ta mới sớm kết thúc chiến tranh, vậy chén thứ ba, ta mời ông ấy.
- Đại nhân, thật sự không dám, chén thứ ba này, tôi xin mời lại đại nhân, So tôi qua đó có nói được tốt, cũng là nhờ công lao các vị đại nhân đây, Như Trương Nghi ngày xưa có thể được vua Tần tin yêu, nên sang nước nào nói cũng được việc, tới khi vua cũ chết, vua mới lên, không còn tin Trương Nghi thì nghi bị đuổi đánh. Vì thế công này So tôi không dám nhận. Còn địa nhân Lữ Liêm, ngoài ở trông Trấn, trước là liên lạc các bên cùng hợp lức, sau là phủ dụ nhân dân để mọi người cùng một lòng, đó là công lao lớn vô cùng.
Trương Văn So quay qua tâng bốc, Lữ Liêm rất khoái, nhưng cũng biết giữ mình mà khen lại thuộc hạ. Còn đang dùng mấy lời hoa mĩ, chợt có người ở phía Hiên Giáo đứng ra khỏi bàn tiệc, quỳ xuống nói to.
- Đại nhân Lữ Liêm, tôi nghe tin Trương Văn So qua bàn việc hòa giải, tiếng là hai bên tự hòa hoãn, không ai bồi thường gì, thực chất là dùng lợi ích của Hiên Giáo để bù vào, phải không?
- Lui xuống, ai cho mi ở đây nói chuyện.
- Giáo chủ, người sao lại có thể nhắm mắt làm ngơ người ta tổn hại lợi ích giáo chúng Hiên Giáo!
Người đứng ra đó là một vị phân hội trưởng nhỏ bé, đến từ vùng cao nguyên. Y không hề nể nang giáo chủ Lijutoja, mà tới Lữ Liêm cũng bị nói tới, rằng cố tình hi sinh Hiên Giáo,... Hắn nói một đống lớn, khiến Giáo chủ Lijutoja cũng tức tối, sai người lôi hắn xuống phạt một trận. Lôi kẻ gàn dở kia xuống rồi Lijutoja vội tạ lỗi, thề thốt bản thân không liên quan tới tên điên đó. Dù vậy bữa tiệc cũng sớm mất vui, Lijutoja để bồi tội, xin phép mang một đội vũ công Hiên Giáo vào để hát múa. Lữ Liêm gật gù cho phép, cốt để làm dịu bầu không khí.
Các vũ công Hiên Giáo nhanh chóng đi vào, múa những điệu múa kỳ dị cổ truyền, ca tụng thần lửa và ánh sáng, dù không hiểu về kiểu múa này, những người coi nó cũng phải công nhân nó có vẻ đẹp ma mị hiếm có. Nhờ điệu múa đẹp, những điều khó chịu vừa nãy dần tan biến, tất cả vui vẻ trở lại. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang, lại có tin xấu truyền tới.Người phân hội trưởng bị đánh cho một trận máu me be bét, không hề chịu thua, tự bò ra giữa đường, hò hét những điều vừa nói cho các giáo đồ khác, khiến đám đông xôn xao.
- Đại nhân, tên khốn nạn đó vậy mà gây ra chuyện này!- Lijutoja nhảy dựng lên, chửi bới om sòm, rồi quay qua xin phép cho bản thân ra dẹp loạn, tránh câu chuyện lan rộng. Không ai phản đối, Lijutoja chạy băng băng ra khỏi phủ Tổng Trấn, đi tới nơi vị phân hội trưởng kia đang làm loạn. Ra tới nơi, vị phân hội trưởng người đầm đìa máu, thở hắt như đang sắp chết. Lijutoja đi tới chỗ người ấy, ôm ông ta, khóc rống lên. Người ấy đã vì Lijutoja mà trả giá mạng sống.
Thực tế, đây chính là kế thoát nạn của giáo chủ, chừng nào Lijutoja còn bị giam lỏng, Hiên Giáo không thể khởi binh. Trong cuộc gặp với Sri Bai, Amira đem điều này ra nói, Sri Bai liền hiến kế này. Theo đó Lijutoja cứ giả vờ ngoan ngoãn, khiến đối phương mất cảnh giác, rồi đợi hôm nào gây chuyện để ông ta ra đám đông mà thoát đi. Ban đầu họ định dùng vụ giáo chúng Hiên Giáo tụ tập sau khi nghe chân tướng, nhưng quân Hoài Nhân vẫn canh ngặt, không còn cách nào khác phải bỏ qua. Thế rồi mấy chuyện liên tiếp diễn ra, tể tướng Vitariji vạch ra một kế này để Lijutoja thoát vây.
Ôm xác người phân hội trưởng nọ trong tay, Lijutoja hít một hơi sâu, rồi bắt đầu nói với các giáo chúng về chuyện thực đã xảy ra. Rằng Lijutoja bị bắt, nên Hiên giáo phải nhượng bộ, rồi người phân hội trưởng này không biết, nên có thắc mắc, bọn quan lại Trấn Hoài Nhân ra tay trừng trị để đe dọa ông ta và Hiên Giáo, và giờ trước cái chết của người giáo chúng trung thành, Lijutoja không còn sợ chết, đem hết sự thật ra nói cho giáo đồ nghe, để họ biết rõ sự tích người đã chết vì giáo nọ.
Những lời này khiến giáo đồ Hiên Giáo bùng nổ, bọn họ lập tức kêu gào phải chống lại, Lijutoja không hề kìm nén, mà càng đổ thêm dầu vào lửa, thậm chí còn dẫn đầu đám đông đi tới phủ Tổng Trấn. Tới lúc này, người trong phủ Tổng trấn mới cảm thấy nguy cơ, vội và điều quân ra chặn đám người, Đặng Toán lâm nguy không loạn, lệnh cho con trai Đặng Lượng lâp tức phi ngựa ra bên ngoài gọi quân cứu viện.
Sợ rằng đám đông tiếp cận, quân binh trong phủ Tổng Trấn giương vũ khí ra, thậm chí mang cả cung nỏ ra để dọa, xong nhìn đám đông này, không ai muốn bắn, chỉ lo làm kích động. Tổng Trấn Lữ Liêm vội đi ra, yêu cầu giáo đồ Hiên Giáo lúi lại, bảo giáo chủ Lijutoja vào nói chuyện. Lijutoja nào chịu chui đầu vào rọ lần nữa, tiếp tục kể tội Lữ Liêm và đồng bọn, đổi hết mọi lời từng nói, nào là quan lại Trấn Hoài Nhân tham tàn ra sao, khiến Trấn Hoài Nhân gặp cơn suy sụp, nào là dù Hiên Giáo ra sức vẫn bị nghi kị, nào là họ cho quân vào Vitariji ăn cướp nên gây chiến loạn,.... Càng nói, giáo chúng Hiên Giáo càng điên tiết, không ngừng xông lên.
Phạm Thời Trực thấy cảnh này, định ra lệnh bắn cung gϊếŧ Lijutoja, may mà Đặng Toáng ngăn kịp, ông ta đi ra trước, một mình tới trước mặt Lijutoja mà khuyên Lijutoja nên biết suy nghĩ lại, nếu không bản thân vẫn còn đại quân bên ngoài. Thanh danh của Đặng Toán có vẻ khiến người dân hơi sợ, Lijutoja cũng bị ngợp. Chính lúc đó, những đội trưởng hộ giáo quân và đội ngũ hộ giáo quân mới trở lại từ chiến trường xuất hiện, tay lăm lăm khí giới. Thấy cảnh này, Đặng Toán vội rút vào phủ Tổng Trấn và lệnh cho quân phòng ngự lập tức bắn tên ngay. Vậy là cuộc nổi loạn chính thức bắt đầu.
Hộ giáo quân đã có thời gian ra trận, nhưng quay về vẫn là giáo đồ Hiên Giáo, vẫn biết nghe lời những cấp trên trong giáo, nên ngay tối đó, khi được báo về việc sẽ cùng cầm vũ khí phản loạn, rồi lại được biết nguyên nhân ( vụ Trương Văn So đàm phán), không ai phản đối. Quân họ chạy tới, Đặng Toán ra lệnh bắn cung tên, đám đông dân chúng bên dưới bị mưa tên dọa sợ, chạy toán loạn, dẫm đạp vào nhau, lại khiến quân Hiên Giáo không thể nhanh chóng tiếp cận, quân phòng thủ bên trong kịp chuyển trạng thái chiến đấu.
Bị mất một phần tính bất ngờ, nên cuộc chiến chuyển sang thế công kiên. Phủ Tổng Trấn gần đây được gia cố vì nỗi lo sợ Hiên Giáo làm phản, vô tình lại phát huy đúng tác dụng, quân Hiên Giáo đánh một phen, không phá nổi, bên ngoài, những tiếng trống chiêng bắt đầu vang lên, báo hiệu đại quân do Đặng Lượng chỉ huy bắt đầu kéo vào thành Đại Định, quân Hiên Giáo công phá chưa nổi, quyết định tạm lùi khỏi phủ Tổng Trấn, rút về phía Tây thành Đại Định, nơi mà họ đã dựng chiến hào xong xuôi. Trước khi trận chiến bắt đầu, Amira đã học Kiệt, chưa tính thắng đã tính bại, chuẩn bị cho trường hợp không thể phá phủ Tổng Trấn trong một đòn mà phải đánh công kiên, rồi bị quân bên ngoài ép vào.
Quân Hiên Giáo rút kịp, vì chỉ một thời gian ngắn sau, Đặng Lượng kéo quân tới, cùng với quân phủ Tổng Trấn kéo ra truy kích, nhưng quân Hiên Giáo chạy kịp về chiến lũy, tổn thất không ít. Trời đã tối, không tiện giao tranh, Đặng Toán lệnh con trai chia quân, một nửa về Phủ Tổng Trấn, nửa kia giữ một cổng thành để mai điều quân tới nữa.
TruyenHD Một bộ hắc ám văn học, tàn nhẫn, máu tanh, tư tương nam chinh cùng đại bộ phận nhân vật bên trong đều thiên về tiêu cực.
Không cẩu huyết, không buff quá đà.