Quyển II: Học Phủ Phong Vân
C 93: Bàn cờ Nam Bàn (4)
- Chà, rắn rỏi phết!- Minh ôm cậu em trai đã hơn hai năm qua không gặp, vỗ vỗ thân hình cậu em, rồi cảm thán.
- Anh cũng vậy, sức ôm mạnh hơn trước. Trên này làm ruộng vất vả chứ hả?
- Ôi, cũng vất vả, nhưng biết sao được, mình gây ra họa mình phải chịu!- Minh cười qua chuyện, nếu cậu ta không đặt niềm tin sai người, giờ cũng không phải vất vả thế này.
- Tái ông thất mã, an tri họa phúc!- Kiệt lại có cái nhìn khác anh trai.
- Nhưng đó là vì Tái ông không tự tay thả con ngựa đi hay bắt được con ngựa về, mà là ý trời. Còn việc trên này, anh mày đã tự tay làm ra. Anh từng nghĩ mình làm là vì mọi người, không hề có một chút tư lợi gì, vậy mà lại làm hại người ta.
- Chính vì anh vô tư giúp đỡ nên mới có chuyện đó thôi! Nếu anh là một kẻ ích kỷ, chỉ vì mình, ăn sẽ xét nét từng ly từng tí, xem hao hụt thế nào, kế hoạch diễn biến ra sao, tiền ra tiền vào từng đồng một…. thì đảm bảo kết quả là sẽ không có chuyện bị qua mặt.
- Quả thực đúng thế! Đại trung như gian, đại gian như trung. - Minh ngẫm một hồi thì cay đắng mà nói câu này.
Người ngay trị người gian, tuy rằng cố tới mấy cũng khó làm nổi, vì kẻ gian trăm phương ngàn kế nghĩ cách lách luật, người ngay thì trăm công ngàn việc, đâu chăm chăm mà lo nhìn kẻ gian làm đúng hay sai luật được. Dùng kẻ gian cai trị thì ngược lại, kẻ gian nắm được mọi quy cách, đυ.ng đâu biết đó, nên không lo bị lừa. Chỉ là kẻ gian cầm quyền lại tự mưu lợi cho mình vậy, khi đó họa càng lớn.
- Chớ nản lòng anh trai, thằng em này lên đây cũng là vì an ủi ông anh đó! Vài lời này anh nghe xong, đảm bảo không còn thấy tội lỗi nữa nhé!
- An ủi anh mày, không thấy giờ anh mày đã chấp nhận được mọi sự ư?
- Có chỗ nào tiện để nói chuyện không?- Kiệt cười cười, nhìn quanh mà hỏi. Minh không hiểu ra là làm sao, nhưng cũng dẫn đường.
Hai anh em đi tới một ngọn đồi nhỏ gần đó, không có người ở quanh, đảm bảo lời từ miệng Kiệt hoặc truyền vào tai Minh, hoặc bị trời đất thu hết âm thanh. Tới lúc này Kiệt mới kể lý do cậu lại gấp rút lên gặp anh trai tới vậy.
Amira liên tục mang tới các tin tức từ các tiểu quốc Chiêm Thành, khiến Kiệt phải nghĩ nhiều. Các tiểu quốc Chiêm Thành có một địa thế giống nhau: đất hẹp bề ngang, hướng ra biển, có sự phân hoá từ Tây sang Đông: núi, gò đồi ở phía Tây, hướng địa hình cong ra biển, núi dốc đứng về phía Đông có những dải núi chạy sát ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển. Bờ biển dốc khúc khuỷu tạo nên nhiều vũng vịnh nước sâu, nhiều bán đảo, quần đảo và đảo ven bờ.
Ngoài chung kiểu địa hình, các nước còn có chung khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, tổng lượng nhiệt trong năm lớn, lượng mưa tương đối thấp, mùa khô kéo dài, mùa mưa ngắn kèm theo bão lụt. Với địa hình và khí hậu như trên, việc làm nông nghiệp như kiểu Nam Giao Đô Ty rất khó khăn, thay vào đó phải tập trung cho nghề cá và đi buôn, lấy lợi đó mua bán lương thực nuôi dân chúng. Bởi thế, càng biển là trọng điểm kinh tế của các tiểu quốc này.
Tại các cảng biển này, vô số thương nhân qua lại buôn bán, cùng với các quý tộc Chiêm Thành sinh sống, nên ở nơi đây, là nơi những biến động trong nước được thể hiện rõ nhất. Bởi vì một khi quốc gia có sự rung chuyển, tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng tới các mối làm ăn của các thương nhân. Ví dụ như trong nước sắp chiến tranh, hiển nhiên sẽ tăng tích lũy lương thảo và các mặt hàng thiết yếu: vải vóc, muối, gỗ,... và binh khí. Hay như vua cũ chết, vua mới lên ngôi, trong nước cần phải tổ chức lễ lạt, các mặt hàng quý lại tăng giá.... Hay vào năm bão lũ nhiều, tất nhiều nhà cửa bị chìm, bị hỏng, mất mùa, giá lương thực tăng cao, giá nguyên vật liệu làm nhà cũng tăng cao... Và nơi tập trung lượng hàng hóa giao dịch như các cảng sẽ là nơi biến động được thể hiện rõ hơn cả.
Ở chiều ngược lại, các thương nhân cũng rất mong mỏi việc tìm hiểu được các biến động kiểu đó trước khi mà nó diễn ra. Một khi biết trước thì tất nhiên họ có thể gom hàng khi nó chưa đắt, rồi bán ra lúc khan hiếm hay được giá. Có vô số kẻ sẽ tìm cách tìm hiểu thông tin và bán lại cho những thương nhân đang cần và đủ giàu để mua mà mưu lợi.
Người của Amira buôn bán chưa được bao lâu, theo đoàn thuyền buôn đi qua các cảng lớn của mấy tiểu quốc Chiêm Thành, đã thấy mấy việc rất đáng lo: tất cả các cảng của 4 tiểu quốc đều đang thu mua lương thực, muối, vũ khí,.... Số lượng thì ít, giá không đẩy cao, nhưng thắng ở bền bì. Các vụ mua bán kiểu này diễn ra không gián đoạn được hơn một năm.
- Kiểu mua bán như vậy thực sự đáng ngờ đó! Nhưng nó cũng có thể chỉ là dự trữ đề phòng khi thấy thiên tai sắp xảy ra thì sao? Thiên tai là thứ ai cũng sợ, một trận thiên tai phá hủy mùa màng, làm thuyền bè lật úp, lương thực thiếu thốn. Một khi nạn đói xảy ra, giặc cướp nổi lên như ong.
- Thiên tai có thể dự đoán kiểu đó sao? Em đã nhờ người Hiên Giáo hỏi thăm, kể từ hơn một năm nay mới có hiện tượng này, còn trước kia không có. Hơn nữa, anh không thấy họ tích muối sao?
- Muối?
- Họ ở ngay cạnh biển, tích muối làm gì. Chỉ có những nơi như miền núi mới cần nhiều muối tới vậy.
- Ý chú là họ muốn đi vào các vùng nội địa sao?
- Em sợ còn nhiều hơn là thế. Có thể họ sẽ lấy các vùng đất miền núi làm tay chân để tạo thế gọng kìm tấn công kẻ địch.
- Kẻ địch nào?
- Hiên giáo mới chỉ mua bán ở một nước, nên chưa thể nói các nước khác ra sao. Nhưng em e rằng họ cùng thực hiện việc mua bán các mặt hàng đó, nhưng đều quy định mức mua chung, mức giá chung, nên mới không hề có sự tăng đột biến nào cả. Các thương nhân đều là lũ khôn khéo, mua bán kiểu đó sao lại không lấn tới, thừa cơ lên giá. Bởi người mua đã chốt giá hết với nhau.
- Các tiểu quốc Chiêm Thành làm sao phải làm vậy, mà sao họ có thể làm vậy chứ?
- Anh em trong nhà đấu đá lẫn nhau vì tranh gia sản, nếu có kẻ nhảy vào, tất nhiên tạm dừng nội đấu, đồng lòng nhất trí với nhau. Khi xưa lúc Đại Hoa nam tiến, hòng mở rộng Nam Giao Đô Ty thêm về phía nam,diệt Laja, các tiểu quốc đó có thể nhất trí kháng địch, đánh cho quân Đại Hoa phải lui binh, thì giờ đây đồng lòng trong việc kiểm soát giá mấy loại hàng đó, có đáng gì.
- Chú nghĩ rằng chuẩn bị có chiến tranh giữa Nam Giao Đô Ty với các tiểu quốc Chiêm Thành sao?- Minh chân mày nhíu chặt lại. Chiến tranh xưa nay luôn là thứ Nho gia căm ghét, vì chiến tranh sẽ phá hoại đời sống thường nhật, người dân phải đi lính, kẻ chết người bị thương, bỏ lại cô nhi quả phụ, nông nghiệp đình đốn vì không có người cấy cày, rồi nạn đói, dịch bệnh đi theo chiến tranh,... bao nhiêu là hệ lụy từ đó đi ra.
- Đây là câu trả lời hợp lý nhất em tính được. Em có nói chuyện với họ Bùi, biết được Tổng Binh Hoằng Hạo đang muốn làm gì đó để nịnh vua Đại Hoa. Chiến công là một cách khá hay, Long Hưng Đế của Đại Hoa là kẻ thích được nịnh hót, muốn có khoáng thế kỳ công mà.
- Nước tuy lớn, hiếu chiến thì vong!- Minh than thở.
- Nó cũng là lời giải cho tình hình Nam Bình hiện tại. Trấn Nam Bàn từ trên cao nhìn xuống 4 nước Chiêm Thành, quân từ nơi đây đánh xuống, có thể phối hợp quân chủ lực từ Trấn Hoài Nhân, tạo thế gọng kìm mà đánh, lợi hại vô cùng. Song, Trấn Nam Bàn xưa này vẫn là chỗ khó trị, quân dưới xuôi lên đây từng bước khó nhọc. Trừ phi...- Kiệt tiếp tục nói
- Trừ phi nơi này nội loạn, người người đói khổ, tranh giành đấu đá, không còn đủ sức chặn quân dưới xuôi lên.- Hoàng Anh Minh nói nốt hộ Kiệt
Các tiểu quốc Chiêm Thành một năm nay đã chuẩn bị cho chiến tranh, thậm chí có thể còn sớm hơn, nhưng đây là chỉ hành vi phản ứng lại mà thôi. Kẻ phát động là Nam Giao Đô Ty hiển nhiên càng sớm chuẩn bị cuộc chiến, các mưu kế phải được vạch ra sớm hơn nữa. Trong những mưu kế đó, hiển nhiên sẽ có hành vi nhắm vào Trấn Nam Bàn. Bất kể thế nào, Trấn Nam Bàn cũng phải bị suy yếu, đủ để quân đội Nam Giao Đô Ty tiến lên, lấy đây làm bàn đạp đánh xuống các tiểu quốc Chiêm Thành. Không phải theo cách của Minh, thì cũng sẽ có độc kế khác để khiến nơi này bị hại.
- Nhất tướng công thành vạn cốt khô thôi mà!
- Có cách nào không?
- Cái này thì chịu rồi, bàn cờ lớn quá, quân cờ nhiều quá, động một quân cũng khó, mà động vào cũng chưa chắc đã làm được cái gì, đã vậy, quân cờ vừa đi có khi còn bị ăn mất ấy chứ.
- Người quân tử có điều nên làm, có điều không nên làm. Nếu biết rằng việc có nên làm, dù rằng trăm gian ngàn khó, cũng phải làm tới cùng!- Minh nhìn thẳng vào em trai mà nói- Kiệt, chú lên đây hẳn là đã nghĩ ra cách gì hả?
- Giờ, vào việc chính, thằng em nói thẳng, Trấn Nam Bàn sẽ không có cơ hội thoát khỏi những kiếp nạn ta nghĩ tới đâu: nạn đói, bạo loạn, cướp bóc. Chừng nào còn bị cai trị bởi quan quân ở Nam Giao Đô Ty thì những điều ấy là không thể tránh khỏi. Cái anh có thể làm cho họ chỉ còn một điều: ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình này. Trước khi quân đội Nam Giao Đô Ty tiến lên đây, Trấn Nam Bàn nhất định đại loạn. Đại loạn thì cướp bóc, hãʍ Ꮒϊếp, gϊếŧ chóc,... diễn ra triền miên,... dân trên này chết sẽ không biết bao nhiêu. Trừ phi có người đứng ra lập lại trật tự.
- Anh có thể làm được sao?
- Cái đó em không biết nữa, anh làm được thì trên này đỡ thiệt hại hơn thôi!
- Đổi lại, chú cần gì? Anh vẫn nhớ bức thư chú gửi lên đây ngày anh lên trên nơi này, không cống hiến thì không được hưởng thụ lợi ích của làng Hồng Bàng.
- Về ngắn hạn, chiến loạn sẽ mang lại nguồn lợi lớn, miễn là mình được bảo kê. LÀng Hồng Bàng sẽ nhân lúc loạn lạc để lên đây mà buôn bán, khi đó nếu anh có khả năng bảo kê, thì làng sẽ có lợi.
- Về dài hạn là gì?
- Binh quyền!- Kiệt nói nhẹ hơn, nhưng rất rõ ràng.
- Chú mày có nghĩ tới việc làm loạn không đó? Nói thực, anh cũng không thích quan lại Đại Hoa đâu, nhưng mà tương quan lực lượng thực sự.. tặc... không có thể nghĩ bàn được.
- Lo trước tương lai! Chẳng thà chuẩn bị cho một điều có thể không xảy ra, còn hơn không chuẩn bị để rồi nó tới.