“Cộp..cộp!”. Tiếng bước chân xuống cầu thang của một nữ quan khách làm tên tiểu nhị canh quầy giật thót lên. Hắn đứng khép nép sau chiếc bàn thu tiền như sợ rằng nữ quan khách ấy sẽ ăn tươi nuốt sống mình. Nư khách thân hình mảnh mai, trên người khoác áo lụa sặc sỡ đủ màu. Phía sau có hai tên tuỳ tùng thân to như hộ pháp theo sau. Tên nào tên nấy đều mặt mày nhăn nhó. Nữ khách ấy không ai khác, chính là Minh Nguyệt Thư. Cứ nghĩ đến những tiếng thét ghê rợn đêm qua do nàng hành da^ʍ cùng tên sơn tặc đầu lĩnh là toàn thân gã tiểu nhị run lên bần bật, mắt không dám quay lại nhìn nàng. Nguyệt Thư uể oải bước xuống lầu, miệng ngáp ngắn ngáp dài. Cả đêm qua nàng hành hạ tên sơn tặc đầu lĩnh chết lên chết xuống. Vui thì vui thật nhưng lại chẳng được ngủ tí nào, thành thử cảm thấy toàn thân mỏi mệt. Nhưng hôm nay chính là ngày hội ngộ của võ lâm nhân sĩ trên Ấp Vương đảo để chiêm ngưỡng thiên hạ đệ nhất bảo vật Dương Long tiêu. Nàng cất công vượt trăm dặm cũng là chờ đến ngày này. Vậy nên ngay từ sớm đã khăn gói lên đường.
Nàng ném một đĩnh bạc lớn lên bàn thu ngân kèm theo hai chữ ”tiền phòng” rồi lên ngựa nhằm thẳng hướng bến cảng mà đi. Nói là bến cảng chứ thực sự ở đấy chỉ có vài chiếc ghe nhỏ do ngư dân trong thôn dùng để đánh cá và mấy con thuyền để đưa khách ra các đảo. Nàng để ngựa đi thong thả trên bờ biển, phía sau hai tên sơn tặc bị xích vẫn đang lẽo đẽo đi theo. Nàng đảo mắt xung quanh như để tìm một vật gì đó trong khu chài lưới này. Cuối cùng nàng cũng đã tìm thấy, cách xa nơi neo thuyền của bọn ngư dân. Đó là một chiếc đò nhỏ. Trên cánh buồm độc mộc in hình ba cánh hoa sen tươi thắm xếp ngay ngắn trong một bàn tròn đỏ thắm như máu. Chủ đò là một lão già quần áo rách rưới, đầu đội một chiếc nón lá rách đang trao đổi cùng một đại hán to cao. Nguyệt Thư tiến lại gần chỗ hai người đang nói chuyện, lấy mấy đĩnh bạc vụn còn lại trong người bảo tên sơn tặc hộ pháp đưa cho lão chủ thuyền rồi lớn tiếng nói:
_Bản cô nương muốn ra đảo, phiền lão đưa đi một chuyến!
Lão chủ đò nhìn nàng mỉm cười, đưa tay chỉ vào đại hán to lớn đang nói chuyện mà rằng:
_Tiếc quá, vị đại gia này đã đến trước cô nương một bước rồi. Phiền cô nương ngày mai hãy đến vậy. Lão sẽ ở đây chờ!
Nguyệt Thư quắc mắt nhìn lão chủ thuyền gắt gỏng:
_Thế là thế nào? Đò này tuy nhỏ nhưng chẳng lẽ không chở nổi hai người, lão không cho ta lên thuyền là cớ gì?
Lão chủ thuyền vẫn ôn tồn:
_Cô nương cảm phiền, Đò này từ xưa đến nay mỗi ngày chỉ đi một chuyến, mỗi chuyến chỉ chở một người. Đã thành thông lệ. Vả lại vị đại gia này đã trả lão một trăm lượng bạc để ra đảo rồi!
Gã đại hán đứng ngoài cũng hùa theo lão chủ đò:
_Cô nương nghe rồi đấy. Chuyến đò hôm nay không phải dành cho cô nương rồi. Chỗ náo nhiệt trên đảo cũng không phải là nơi để nữ nhi yếu đuối như cô lai vãng đâu. Nên về nhà với chồng con đi là hơn!. Nói rồi cười ha hả.
Nguyệt Thư đảo ánh mắt sắc như lưỡi dao nhìn gã rồi hét lớn:
_Ngậm miệng chó của nhà ngươi lại. Bản cô nương cóc cần biết mấy cái thông tục vớ vẩn của các người. Hôm nay bản cô nương nhất định phải ra đảo. Hai ngươi khôn hồn thì tránh qua một bên!
Nàng vừa dứt lời, tay liền lôi hai tên sơn tặc xồng xộc đi thẳng lên thuyền. Nhưng lão chủ đò không biết từ lúc nào đã đến đứng chắn ngay trước cửa thuyền. Lão nhìn nàng cười gằn:
_Buồn cười. Cô nương không có tiền lại cứ khăng khăng muốn lên thuyền, há chẳng phải làm khó dễ lão phu sao?
_Thế có cái này thì sao? – Nàng vừa nói vừa đưa tay vén vạt áo hất sang một bên. Cả lão chủ thuyền lẫn đại hán to lớn kia đều há hốc mồm miệng ngạc nhiên, vẻ mặt ra chiều kinh hãi. Cứ những tưởng hai người sẽ được nhìn thấy vưu vật tuyện mỹ của nàng như mọi khi. Nhưng lần này cái họ nhìn thấy không phải là cái tạo hoá trời ban kia mà là một cái đai sắt quấn quanh hạ bộ của nàng. Mặt đai sắt khắc hình Một con rắn mang bành trong tư thế tấn công như muốn ăn tươi nuốt sống cả hai người. Chính là biểu tượng của Ngũ Tiên giáo. Nguyên chiếc đai sắt này là vật nàng nhờ làm ở tiệm rèn. Trên đường đến bến cảng đã ghé lại lấy trước. Chiếc đai ấy Nguyệt thư dùng thay cho qυầи ɭóŧ thông thường. Mặt trong có đệm một lớp nhung mỏng để giữ êm và ấm. Tủ quần áo của nàng có hơn chục chiếc đai khác quý giá hơn nhiều. Cái được làm bằng vàng, cái bằng bạch kim, khắc chế tinh xảo, màu sắc sặc sỡ. Chỉ có điều trước khi hạ sơn nàng lại chẳng mang theo cái nào. Vì vậy phải đến lò rèn làm đỡ một cái để ra oai với thiên hạ. Quả nhiên hai người kia nhìn thấy biểu tượng ấy thì cực kỳ sợ sệt. Lão chủ thuyền phân vân một lúc đành phải đứng tránh qua một bên. Nguyệt Thư thấy thế thì rất đắc ý:
_Coi như hai ngươi cũng biết khôn đấy!. Nói xong liền đi thẳng lên thuyền.
Đại hán to cao kia đã từng nghe danh của giáo chủ Ngũ Tiên giáo võ công cao cường, thù pháp hạ độc cực kỳ lợi hại. Nhưng gã trước giờ bôn ba trên giang hồ chưa hề gặp đối thủ nào tầm cỡ, nên vẫn tự phụ võ công mình đệ nhất thiên hạ. Coi các đại môn phái Thiếu Lâm, Cái Bang…đều là lũ chẳng ra gì. Hôm nay lại là ngày đi xem bảo vật võ lâm hiệu lệnh thiên hạ. Nếu để lỡ chuyến đò này vào tay ả thì cơ hội ngàn năm có một sẽ lập tức trôi theo dòng nước. Vả lại nếu chuyện hắn bị một cô gái yểu điệu cướp mất chuyến đò truyền ra giang hồ thì oai danh của gã coi như đi hết. Nghĩ vậy nên gã không màn đến oai danh của nàng. Liền la lớn:
_Ác phụ. Đừng tưởng lão gia sợ ngươi!
Tiếng nói vừa dứt, thân hình gã đã bay lên không trung. Tả chưởng vận hết công lực nhằm vai trái của nàng mà đánh tới. Hắn thầm nghĩ với chưởng lực mạnh như thế tất nhiên nàng phải nghiêng người né tránh. Khi ấy hữu chưởng sẽ từ trên đánh xuống, tả chưởng biến thành trảo kìm nàng vào thế bất khả kháng. Ngờ đâu Nguyệt Thư không hề đánh trả hay né tránh, trái lại vẫn ung dung bước lên thuyền. Đại hán nọ thấy nàng khinh thường địch thủ đến thế thì vô cùng tức giận. Lại vận thêm công lực vào chưởng pháp, nghĩ rằng một chưởng này nếu đánh trúng nàng thì toàn thân trái của nàng sẽ tê liệt, xương cốt nát nhừ. Thế nhưng chưởng lực chỉ còn cách nàng vài bước thì đột nhiên nội kình tiêu tan như nước sông đổ ra biển. Bàn tay gã vừa chạm vào người nàng thì cảm thấy đau nhói như bị muôn vàn kim châm đâm phải làm gã phải lập tức rụt tay về. Nhìn thấy bàn tay mình xanh lè, màu xanh cứ dần dần theo cánh tay mà lan ra thì biết là mình đã trúng phải kịch độc. Liền ngồi xuống vận công để ép chất độc ra ngoài. Nguyệt Thư nhìn thấy gã đại hán như vậy thì cười khẩy:
_Cứ ngồi ấy mà chờ chết đi nhé! Rồi kéo hai tên sơn tặc vào trong khoang thuyền. Thuyền rời bến được một lúc thì đã nghe trên bờ vọng lại những tiếng kêu la đau đớn của đại hán nọ. Rõ rang với công lực non yếu của gã là sao đẩy được độc chất lợi hại ấy ra ngoài, đành phải tự chặt cánh tay để bảo toàn mạng sống. Quả thật là ý trời khó đoán. Gã định dùng chưởng lực để đánh gãy tay của Nguyệt Thư thì nay lại phải tự chặt tay mình để trả giá cho hành động sai lầm ấy.
_____________________________________
Những tia nắng ấm áp của buổi bình minh hoà cùng những gợn sóng xanh biếc của biển cả tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng thơ mộng. Mặt biển như một tấm lụa trải dài đến tận chân trời. Làn gió biển vi vu đưa theo những câu hát của người lái đò. Âm điệu bài ca lúc nhanh lúc chậm, khi ngân cao đến tận mây xanh, khi trầm xuống đáy lòng của biển cả. Lắt léo, du dương. Cái bài hát đặc thù mà có lẽ chỉ những lão già với cái giọng khàn khàn mới có thể ca lên được. Bài hát của người đưa đò gợi lại những ngày tháng sống cùng con thuyền nhỏ. Ngày ngày đưa khách sang sông. Một người một ngày . Một đời đưa đò. Bài hát với âm điệu khô khan ấy hoà cùng tiếng gió vi vu. Nghe như cơn gió đang hát lên một bản nhạc thắm thiết….
_”Lão im lặng một chút có được không hả?” Tiếng Nguyệt Thư gắt gỏng từ trong khoang thuyền.
_”Bây giờ cô nương cấm cả lão già này hát hay sao?” Lão chủ đò đáp.
_”Bản cô nương cần yên tĩnh để luyện công. Lão cứ lè nhè như thế làm sao mà ta tập trung được. Coi chừng ta cắt lưỡi lão bây giờ!.”