Trà Môn Khuê Tú

Chương 19: Giở trò

- Tô Ngọc Uyển a Tô Ngọc Uyển, trời làm bậy có thể tha, người làm bậy không thể sống nha. Dám đắc tội ta xem ngươi còn có ngày lành hay không?

Tống thị đắc ý lầm bầm, lầu bầu một phen, lại lấy gương soi, chỉnh trang quần áo, dặn Xuân Hương coi chừng nhà cửa, đến phòng bếp lấy thêm mấy cái bánh chưng đi về phía Lý phủ.

Bà ta là người thức thời, ngoại trừ thỉnh an mỗi sáng, nếu Lý phu nhân không triệu kiến thì bà ta cũng không cố tới chọc người phiền chán. Sở dĩ Tống thị có thể ở Lý phủ lăn lộn vui vẻ chính là nhờ biết cách thân cận với hạ nhân trong phủ, thỉnh thoảng

ban chút ân huệ

nho nhỏ khiến bọn họ nhớ kỹ, trước mặt Lý phu nhân nói bà ta như thế nào hòa khí, rộng lượng, lại có khả năng thế nọ thế kia, lâu dần Lý phu nhân tự nhiên là ấn tượng càng sâu, càng thấy bà ta tốt.

Đúng lúc rãnh rỗi, Tống thị quyết định đến chỗ ở của hạ nhân Lý phủ một chút, sẵn tiện thám thính tình hình chỗ Lý phu nhân. Vận khí của bà ta hôm nay thật sự là rất tốt, vừa mới vào ngõ nhỏ phía sau Lý phủ đã gặp ma ma thô sử họ Ngô trong viện Lý phu nhân. Tống thị mở nắp cái giỏ tre, để lộ mấy cái bánh chưng, cười nói:

- Ta thèm ăn nên tranh thủ gói mấy cái bánh chưng, nghĩ đến các ma ma ngày thường đều chiếu cố ta cho nên cố ý mang tới cho các ngươi nếm thử. Ta làm không ngon còn thỉnh các vị đừng ghét bỏ.

Ngưu ma ma cũng thân quen với Tống thị nên không khách khí đẩy giỏ ra lấy một cái bóc vỏ cắn một ngụm, nhồm nhoàm hỏi:

- Nãi nãi tới giờ này là có việc gì sao?

Ngày thường Tống thị đều chọn lúc mọi người rảnh rỗi mới tới, khi đó người nhiều, náo nhiệt. Giờ này mọi người vẫn còn bận rộn trước mặt chủ tử đâu, Ngưu ma ma cũng là vừa mới quét sân xong trở về nhà. Tống thị cũng không giấu diếm, kể lể với Ngưu ma ma:

- Ta muốn nghe thử Lý phu nhân có cái nhìn thế nào về ta.

Chỗ thông minh nhất của Tống thị chính là ở đây, bà ta biết rõ khi nào nên thẳng thắn, thành khẩn, khi nào nên che giấu. Quả nhiên thấy Tô thị chẳng những không dối gạt mà chuyện gì cũng nói với mình, Ngưu ma ma rất cảm động, chỉ hận không thể moi tim móc phổi ra được, liền nói ngay:

- Ngươi đừng vội, đợi ta đi hỏi thăm một chút, không đến một chén trà liền trở về.

Tống thị cũng biết những hạ nhân này đều có quan hệ họ hàng với nhau. Ngưu ma ma tuy chỉ là thô sử bà tử nhưng làm việc lâu rồi tự nhiên sẽ quen biết rộng, cũng có địa vị. Loại chuyện hỏi thăm này cũng không tốn bao nhiêu sức, lập tức cười nói:

- Vậy được, ta ở đây chờ, bánh này ngươi để dành cho tôn tử đi.

Trong lúc nói chuyện, Ngưu ma ma đã ăn xong cái bánh kia rồi, đang dùng tay quẹt quẹt miệng, cũng không chối từ, nhấc rổ lên nói:

- Ngươi nếu không chê thì vào trong viện của ta ngồi đi.

Tống thị vốn cũng không phải người quý giá gì, nhà cũ trong thôn của nàng còn bấn hơn đâu, hơn nữa laik đang cầu người, làm sao dám ghét bỏ, cũng đi theo Ngưu ma ma vào.

Ngưu ma ma lấy ghế cho Tống thị, cất bánh đi, trả lại cái rổ không cho bà ta rồi mới bước ra ngoài nói:

- Chờ ta.

Không đến thời gian một chén trà, bà ta đã trở lại, mặt đầy ý cười,, vuốt cằm nói:

- Không sao? Phu nhân cho người đi hỏi thăm, người làm của Tô gia cùng ngươi đều nói giống nhau như đúc. Phu nhân nghe xong còn tức giận không nhẹ, nói muốn đi Tô phủ lý luận đâu. Chỉ là biểu thiếu gia khuyên lại, nói Tô lão gia vừa mất, nếu nhà chúng ta liên tiếp phái người tới cửa răn dặn, để người biết được chỉ sợ lại bàn ra tán vào không hay.

Quả nhiên!

Tống thị nghe xong lời này chẳng những không mừng ngược lại còn sầu lo không thôi. Bà biết ngay mà, chỉ có Lý phu nhân có ấn tượng không tốt với Tô Ngọc Uyển thì cũng vô dụng, còn phải để Lý Ngọc Minh chán ghét nữa mới được.

Một chi này của Lý Ngọc Minh nhân khẩu đơn bạc, phụ thân hắn cũng chỉ có một mình hắn nên Lý lão phu nhân cùng Lý phu nhân đều sủng hắn lên trời, muốn trăng nhấtt định không hái sao, nếu hắn vẫn luyến tiếc Tô Ngọc Uyển, chết sống đều phải cưới bằng được thì cho dù Tô Ngọc Uyển có gϊếŧ người, phóng hỏa, Lý phu nhân cũng bằng lòng vào ngục cứu người lại gả vào phủ đâu. Nhưng mà để Lý Ngọc Minh ghét bỏ Tô Ngọc Uyển, chủ động từ hôn sợ là còn khó hơn lên trời.

Tống thị lên tinh thần, cười nói với Ngưu ma ma:

- Hôm nay may nhờ có ngươi giúp ta hỏi thăm tin tức, nếu không ta cho dù có ngủ cũng không yên ổn. Ai, đại cô nương kia làm sao có thể như vậy a. Sau này nàng vào cửa, ta thì

cũng thôi, chỉ cần ít qua bên này là được. Nhưng mà các ngươi thì khác, nàng một khi gả vào, phu nhân chỉ định nàng làm đương gia, chủ tử kiêu ngạo, ương ngạnh, không biết tôn trọng trưởng bối như vậy, các ngươi làm sao có ngày lành.

Ngưu ma ma ban đầu còn chưa nghĩ nhiều, nghe Tống thị nói vậy không khỏi cân nhắc một phen, nhíu mày nói:

- Chúng ta là người trong viện của phu nhân, nàng chắc cũng không dám không tôn trọng đi.

Tống thị cũng không nói gì thêm, chỉ bĩu môi cười:

- Có lẽ vậy. cũng không còn sớm nữa, ta về trước, bữa tối hẵng còn chưa nấu đâu.

Ngưu ma ma cười nói, đưa Tống thị ra cửa:

- Tiểu nha đầu kia không chịu làm việc hay sao mà ngươi còn phải tự mình động thủ.

Đợi Tống thị đi rồi Ngưu ma ma càng nghĩ càng thấy không ổn:

- Nhị nãi nãi chính là thân thích, lại được phu nhân phái đi mà Tô cô

nương còn đối nàng như vậy, hạ nhân như chúng ta nàng còn để vào mắt hay sao? Chẳng lẽ muốn đánh liền đánh, muốn mắng liền mắng? Có thiếu gia che chở, cho dù là phu nhân cũng không có biện pháp. Ai

nha, cái này phải làm sao sống, không được, đợi các nàng (hạ nhân trong phủ) trở về, mình phải nói chuyện một phen mới được.

Đầu kia, Tô Ngọc Uyển sáng sớm ngày thứ hai tiễn Hàn ma ma lên đường xong liền phân phó nha hoàn:

- Cốc Vũ đến chỗ Mạnh di nương nói ta muốn lên núi một chuyến, hỏi xem tam thiếu có muốn đi không?

Lê ma ma kinh ngạc hỏi:

- Sao lại muốn lên núi? Lá trà cũng không lớn nhanh như vậy nha?

- Đại Phương đại sư để Xương ca

nhi truyền lời, bảo ta lên núi một chuyến. Lần trước vội

vàng, ta vẫn không có thời gian đi, thừa dịp bây giờ rãnh rỗi cũng nên đi một chuyến.

Lê ma ma nghe xong lời này cũng không dám nói gì thêm. Đại Phương đại sư là người chế ra trà Tùng La, ở Hưu Ninh huyện này người sống dựa vào cây trà có ai không tôn sùng đại sư như thần linh. Người khác muốn thân cận với đại sư còn không được, bây giờ người ta chủ động mở miệng tương mời, Tô Ngọc Uyển kéo dài mấy ngày mới đi đã là chuyện vô cùng bất kính rồi,

bà nào dám ngăn cản.

Đợi không bao lâu đã thấy Tô Thế Thịnh ăn mặc chỉnh tề vào cửa, cao hứng nói:

- Đại tỷ, tỷ muốn đưa đệ lên núi thật sao?

- Đương nhiên.

Tô Ngọc Uyển quay đầu cười liếc hắn một cái, thấy hắn chỉ mang một thân áo kép, ngay cả áo choàng cũng không mang thì hơi nhíu mi, phân phó Lập Xuân:

- Đem kiện áo khoác ta làm cho Thịnh nhi tới đây cho hắn thay.

Tô Thế Thịnh vội xua xua tay:

- Không cần đâu, đệ không lạnh. Di nương ồn ào kêu đệ mặc nhiều chút, là đệ không muốn. Đại tỷ không cần lo lắng, đệ thân thể khỏe mạnh, không sợ lạnh, hơn nữa đầu xuân rồi trời cũng ấm áp.

Tô Ngọc Uyển vẫn ôn tồn khuyên:

- Trên núi nhiệt độ thấp, hàn khí dày, phải mặc nhiều chút, nếu không sẽ nhiễm bệnh - Thấy Tô Thế Thịnh còn muốn cãi lại, trầm giọng nói – Nghe lời!

Tuy Tô Ngọc Uyển đối với Tô Thế Thịnh trước nay đều ôn hòa, nhưng không biết vì sao, Tô Thế Thịnh luôn có chút sợ nàng. Thấy mặt

nàng trầm xuống thì không dám dị nghị gì thêm, ngoan ngoãn để Lập Xuân đổi áo cho mình. Tô Ngọc Uyển cũng đã thu thập thỏa đáng, đứng lên nói:

- Đi thôi.

Tỷ đệ hai người qua cửa, phân ra ngồi trên hai chiếc xe ngựa chạy thẳng tới núi Tùng La. Đã nhiều ngày thời tiết sáng sủa, đường lên núi so với lần trước Tô Ngọc Uyển đi đã tốt hơn rất nhiều nên chỉ sau nửa canh giờ, xe ngựa đã tới cửa vườn trà.

Tô Ngọc Uyển xuống xe ngựa, nói với Tô Thế Thịnh:

- Tỷ phải lên Tùng La am một chuyến, đại khái cũng phải tới giờ cơm chiều mới trở lại, đệ vào trong tự thu thập thỏa đáng rồi theo Hoàng quản sự đi quan sát tình hình khắp nơi, xem thử cách chăm sóc cây trà, hái trà phải chú ý những gì, làm sao để sao trà…Những chuyện này Hoàng quản sự sẽ nói cho đệ, nếu muốn quản lý vườn trà, những chuyện này đều nhất định phải biết rõ mới không bị người lừa gạt.

Hoàng quản sự sớm đã được nô bộc báo tin, chờ trước cửa vườn trà, cười nói với Tô Thế Thịnh:

- Tam thiếu gia, bên này thỉnh.