Sự biến mất của cô ấy như chân trời phía xa. Chia cắt tất cả. Sợi dây của định mệnh buộc chặt vào tay chúng ta từ khi sinh ra, là nghệ thuật của thần linh và đại diện cho dòng thời gian trôi. Chúng tụ họp và tạo nên hình thái. Chúng xoắn vào nhau và liên kết lại. Đôi khi chúng bị nới lỏng, rồi lại liên kết với nhau.
Và bởi lẽ trái tim luôn vượt qua chính bản thân bạn. Dù nó có vụn vỡ, nó cũng sẽ tự học cách tự hàn gắn. Trái tim tan vỡ cuối cùng của cô, lại tạo nên một kỳ tích. Con quay Lõi tứ sáng rực bầu trời, nó như mơ hồ trong suốt mà lớn lên dần. Nó bao phủ không gian ấy trong những bánh xe vận mệnh của mình. Những bánh răng trượt vυ't đi liên hồi. Quay tít như thể ở tâm của một lò lửa khổng lồ. Đem thời gian ngưng đọng lại. Tất cả sự sống chợt dừng bước.
Quá khứ dần trở nên mơ hồ. Nở rộ trong sắc trắng là hoài niệm cuối cùng của một linh hồn. Câu chuyện xưa dần được tái hiện.
Giữa muôn nghìn sắc tía của bầu trời, những tảng mây cầu vồng ánh lên rực rỡ. Nắng sớm phủ sắc vàng rực trên cao. Biển không chứa đựng nổi mặt trời. Chỉ có những con sông trở trăng. Bầu trời chuyển mình từ vàng sáng sang xanh nhạt rồi thẫm dần. Bóng cây nơi mặt đất thoáng lay động. Cả cánh rừng bạt ngàn rùng mình trong chạng vạng. Con suối xuôi dòng về với biển lớn này rút mình lại. Cuộn sâu vào, chảy ngược dòng số mệnh. Chiếc lá chỉ vừa kịp rời cành nay đã dịu dàng trở lại. Những hố gai băng cắm sâu trên mặt đất bật mình trở lại. Vụ cào xé, vụn vỡ bùn đất, những dấu chân in hằn cũng liền lại.
Từ trên cao thẳm bầu trời, hàng ngàn ngôi sao băng rải xuống, sao đậu mình vấn vương màn đêm mà xua đi buổi sớm. Có lẽ buổi sớm, mở mắt ra đã cảm thấy một chút mất mát khó nói thành lời. Không ai biết chúng đến từ đâu. Nhưng những ngôi sao đó rực sáng, và khi hàng nghìn con bướm trắng vỗ cánh trên xanh cao. Rải lên chùm ánh sáng cực quang bảy sắc lung linh, huyền ảo. Nó như lớp màn che phủ tất thảy mọi sự trên thế gian. Ai ai cũng ngập mình trong khung cảnh thần tiên ấy.
Khi những ngôi sao xao xuyến rơi. Khung cảnh ấy như là trong mơ, đẹp đến mức khiến người ta vấn vương. Và giờ đây, chưa từng có, giữa hạ từng cánh hoa chợt nở. Nở rộ trong sắc trắng tinh khiết đang vỡ mình, tách ánh sáng trên mặt băng của nó, quậy mình, đạp chân bước ra. Chúng ta đều rạn vỡ, đó là cách ánh sáng chạm tới. Như chú chim non vừa mới đạp vỏ chào Thần mặt trời. Những sợi gỗ xoắn mình, bện chặt lại rồi vươn dài ra như sự sống tạo cành. Một cây đào cổ thụ nghiêng mình đứng vững cùng trời đất.
Trong tăm tối của lá xanh, vô vàn những tiếng thơ ngây đang thỏ thẻ với tâm hồn ta và tiếng chim không nói thì đã có tiếng ong dế bổ sung. Trong chạng vạng ráng trời xanh thẳm, sâu như đại dương bao la. Lênh đênh trên dòng định mệnh dài lê thê. Một thoáng mơ mộng thoát ra từ những cánh hoa anh đào xao xuyến rơi. Tựa như cảm nhận được sự dịu dàng của đất mẹ.
Bao phủ lấy nó là lớp màn ánh sáng mà vị Thần sáng tạo hằng vén rèm hé mở. Có lẽ Chúa đã tung mặt xúc xắc của mình một lần nữa. Một lần trong hàng triệu khả năng. Một niềm u hoài mênh mông êm ả trùm lên vạn vật. Mùi thơm say người của những cánh hoa hay của tâm hồn vừa được gột rửa.
Em đã gấp đủ 100 ngôi sao rồi. Một ngày nào đó chúng ta đổi chúng thành một điều ước nhé. Liệu em còn có thể gặp lại người chăng.
Dù anh ở bất kỳ nơi đâu, em nhất định cũng sẽ đến gặp anh. Em không muốn rời xa anh thêm bất kỳ lần nào nữa.
Khi chúng ta chết đi, ta mong chúng ta sẽ trở về nguồn cội mà chảy vào biển lớn của cuộc đời. Chúng ta rồi sẽ lại ở trên trời. Bay lượn như những thiên thần. Và mỗi khi trời đổ cơn mưa. Chúng ta sẽ đi tới muôn nơi. Kể cả những nơi khi còn sống chúng ta chưa từng tới.
Ta ở đó một mình với bóng đêm, tĩnh tâm, thanh thản, thành kính, đem so với cái thanh tĩnh của lòng mình với cái thanh tĩnh của bóng tối vô tận. Xúc động trong bóng tối trước mọi huy hoàng trông thấy được của vì tinh tú và mọi huy hoàng không trông thấy được của Chúa Trời. Tâm hồn rộng mở cho mọi tư tưởng rơi xuống từ cõi không tên.
Trong những lúc ấy, đem dâng trái tim mình với tất cả lòng thành kính cho thế gian. Trái tim tỏa sáng ngời như ngọn hải đăng giữa đêm sao. Hòa mình say sưa giữa cảnh chói sáng mênh mông của tạo vật. Chính ta cũng khó lòng nói được cái đang xảy ra trong tâm trí mình. Ta cảm tưởng như có gì đó bay khỏi người mình và cũng có gì giáng hạ vào đó. Đúng là sự trao đổi thần bí giữa những hố sâu của tâm hồn với những hố sâu của vũ trụ.
Câu hỏi lớn nhất của loài người là họ không biết sau khi chết họ sẽ đi về đâu. Nhưng khi nghĩ tới sự vĩ đại của Chúa, nghĩ đến cái vĩnh viễn sắp đến. Bí mật đến kỳ lạ. Tất cả những cái vô biên đang chìm sâu trước mắt như vô vàn ánh sáng kia từ từ chợt tắt. Cái vĩnh viễn vô biên đang chìm sâu trước mắt trên khắp hướng. Không tìm hiểu được, chỉ đưa mắt nhìn. Không thể chạm vào, nhưng có thể cảm nhận bằng cả con tim, từng mạch máu trên cơ thể. Tình yêu sẽ không bao giờ chết.
Thánh tích của Chúa, nơi con người sẽ cảm nhận được vinh sủng thánh quang. Thật là một điều thần bí. Chiêm ngưỡng những sự kết hợp rực rỡ của các nguyên tử, nó đem lại sắc hình cho vật chất, nó phát hiện ra các lực lượng, nó tạo ra các cá tính trong sự thống nhất, và kích thước cho chiều không-thời gian, cái vô số trong vô hạn và so ánh sáng mà làm ra vẻ đẹp. Những sự kết hợp này hợp tan liên tục, từ đó sinh ra sự sống và cái chết. Một quy luật của vũ trụ.
Cảm nhận được sức nặng của cơ thể, cơn mưa văng vào mặt rát buốt, mặn chát. Ta rơi xuống đường phố London trên một chiếc ô cầm trên tay. Ướt nước toàn bộ. Nhưng với một phù thủy thì có khó gì. Một bùa Hong khô là có thể giải quyết tất cả. Con đường London lúc bấy giờ thật lạ. Đã không còn lưu lại chút dấu vết nào của thời gian. Mọi thứ chỉ là vô định và nó trượt đi trên dòng lịch sử.
Phóng tầm mắt ra xa cũng chỉ thấy những lò đốt lớn, bức tường khói đen nghịt bầu trời đã vốn ảm đạm. Vài ba nhà mặt tiền hiếm hoi, nhưng chúng đóng chặt cửa. Xung quanh người dân đều là cảnh cùng cực nghèo khó, quần áo họ lấm lem bùn đất. Những tốp lính hành quân ngang qua là tầng lớp duy nhất ăn mặc nghiêm chỉnh. Ấy vậy mà trên người họ là lớn bé băng vải trắng cuốn thương. Có người vết máu dài trên mặt đã đóng vảy vào.
Đâu cũng thấy những túp lều gỗ ván, những vôi gạch đá đổ nát. Những bức tường cáu kịt bùn đất, mùi khét nồng nặc trong không khí. Bầu trời phủ một màu đen như tấm vải liệm người. Những hàng cây u sầu trải mình liên tiếp, vẻ tang thương phủ lên những góc vuông buồn bã. Không còn lại một xíu nét kiến trúc tài tử nào, không một nếp gợn thanh lịch của London đã có nữa.
Người ta có thể tưởng tượng nơi đây là một cái gì đó ghê rợn hơn cõi Địa ngục. Khi đêm bắt đầu phủ xuống, nhuộm tối không gian đen đặc. Nhất là về mùa đông khí gió lạnh hoàng hôn làm chiếc lá cuối thu lìa cành. Không có một ánh sao hay ánh trăng nào chọc thủng được cái màn đen tang tóc thê thảm ấy.
Trong cái bóng tối đen này, người ta cảm thấy có những cạm bẫy, tất cả những hình dáng mơ hồ của bóng tối đều đáng nghi đáng sợ. Người vô gia cư, kẻ ăn xin đứng ngồi đầy bên vỉa hè, hay trên những băng ghế đã mốc meo lên vì dầm mưa. Những bà già ấy đôi khi cũng ngửa tay xin tiền. Nhưng nếu ngươi có thể hóa phép ra vàng từ không khí thì xin mời đến ngay trại thương điên. Thế thì những con yêu tinh ở Gringotts thất nghiệp hết và phù thủy cũng không ai cần làm việc nữa.
Ta giờ chính xác là không hơn gì những người này. Thất nghiệp, trong túi không có một đồng. Bụng đói meo. Ta là nhà du hành thời gian xấu số nhất. Kẻ vượt thời gian mà cũng sắp chết đói tới nơi. Ngoài có phép thuật cùng một cây đũa phép ra thì chấm hết. Bản thân ta cũng không hơn gì những người không có phép thuật đang ở tận cùng của khốn khổ kia.
Thì ra, mấy tiểu thuyết xuyên không đều là lừa gạt. Bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý khi biết rằng nơi bạn đến là một nơi hoàn toàn khác. Đây là năm 1933, ngay khi cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất tàn phá tất cả không lâu thì sắp sửa có một cuộc chiến khốc liệt sắp tới trên toàn cầu.
Trong tiếng sấm rền của sắt thép, trong hơi thở của những động cơ đầu máy hơi nước quái đản của văn minh ngốn than và thuốc súng. Thế giới tràn ngập vẻ tang thương. Mây trời cũng tạm biệt những linh hồn nằm xuống đất, sâu trong cái hố đen mới đào lởm chởm ấy, một linh hồn rồi một linh hồn lại về với đất mẹ.
Lang thang mà suy nghĩ, tức là đi thơ thẩn, là một cách dùng thì giờ của những nhà triết học. Ta đoán mẩm bọn họ cũng đều là những người thất nghiệp, bụng đói cồn cào mà ca thán về nhân sinh, cuộc đời giống như ta.
Sabrina là một con họa mi giữa quần chúng. Cất vang giọng hát giành giật lấy với cái đói. Còn nhịp điệu là khát vọng sống là lý tưởng mãnh liệt. Người qua lại đã nói cô bé là niềm vui duy nhất xuất hiện ở con phố buồn bã này. Nhưng tiếng ca cất lời ấy lại là sự tranh đấu với cuộc sống. Trong thanh âm vυ't cao như khẳng định mình mới là kẻ chiến thắng vận mệnh. Cô bé còn giữ nguyên sự ngạc nhiên trước những đổi thay lịch sử của thế giới phù thủy. Chính cái ngạc nhiên ấy là chỗ phân biệt Psyché với Thần Vệ Nữ. Trên những ngón tay trắng và thon của một đạo cô lấy mảnh vàng gảy đàn cất lên ngọn lửa trong trắng.
Nhưng rồi họ rất nhanh quay đi, khuôn mặt lại không còn một chút biểu cảm nào. Khi mọi người luẩn quẩn trong vòng quay của cuộc sống họ không còn thì giờ để mà tận hưởng những điều đẹp đẽ nho nhỏ nữa. Vẻ vui tươi ấy tự nhiên biến mất, khuôn mặt rạng rỡ bỗng đổi sang lặng người, trầm ngâm. Những lúc ấy trông cô, người ta phải lấy làm ái ngại. Cái bộ dáng trầm tư suy nghĩ của một cô gái còn nhỏ quá. Cái dáng nghiêm trang đột ngột ấy, có khi nét cạnh rõ rệt, trên đôi mày cong giữ vẻ e ấp kiêu hãnh của Thần Vệ Nữ đáp sóng ngoài khơi. Ở nơi khe hẹp giữa quãng trống của mũi và môi cô bé hãy còn giữ một nếp kín đáo rất đáng yêu.
Cô bé trông buồn bã, nét chán chường sớm hiện. Những ánh nhìn xuyên qua cô, liệu cô có tồn tại? Ôi cái thế giới điên cuồng này, thật đáng mỉa mai khi những con người lương thiện nhất cũng không thể chịu đựng được nữa. Cùng quẫn sinh đạo tặc. Cô cũng chỉ là một phù thủy bị ép đến bước đường này.
Bộ cánh ngày nào, bộ cánh nhẹ nhàng làm bằng lụa là, thêu gấm, trải hoa, may bằng vui tươi, bằng cung đàn, tiếng hát, bằng nhạc vàng và hoa xuân thơm ngát, bộ cánh ấy đã bay biến. Những giọt sương hoa lỗng lẫy như kim cương dưới ánh mặt trời cũng tan biến như thế, để trơ lại cây đàn đen sì.
Mặc dầu trót sa chân lỡ bước, song, hầu như chúng ta đã biết, bản chất của Sabrina là chính định cùng mạnh mẽ. Người tài thì có ném vào chỗ nào cũng sống được. Cô cần phải dũng cảm và cô đã quyết tâm. Nếu có bị kẹt lại trong dòng thời gian này thì vẫn sẽ không chết đói. Trước tiên là cứ đi thu thập những thảo dược và nguyên liệu pháp thuật quý hiếm trước đã. Ta mong chờ hơn ai hết một cuộc chia ly vĩnh biệt với cái nơi quái quỉ này. Nhưng bầu trời cũng nhuốm vẻ chia phôi, những lá cuối thu cũng than thầm tiễn biệt. Có cuộc chia ly nào là không đau lòng đâu. Lòng ta se lại, nhưng ta phải quyết tâm. Chúng ta sẽ thấy – có cái can đảm cắn răng phấn đấu vì cuộc sống.
Một sợi lông đuôi kỳ mã để cho ra những cây đũa phép đầy quyền lực cần phải lấy được khi con vật đó đồng ý cho lông. Éo le thay, ta đang mạo hiểm cả tính mạng mình, bất chấp việc có thể bị nó tung vó hất văng kẻ thủ ác bất cứ lúc nào. Cắt phăng đi mấy sợi lông đuôi trắng tinh. Như cắt văng đi chính cái nhân cách đang dần tuột dốc không biết là sẽ đến đâu nữa.
5 sợi lông đuôi, để bán làm nguyên liệu chế thuốc, thời này chỉ được trả với cái giá eo hẹp như cách ta vượt qua nguy hiểm để lấy nó, 3 Sickles bạc và 9 đồng knuts. Cái giá rẻ mạt như chính ta vậy. Đổi ra thì chỉ được 27 bảng Anh. Mong là ở cái thời này chưa lạm phát nhiều.
Ta cũng không cần độn thổ, mọi việc chỉ xảy ra trên đường phố London lúc này. Những bãi cỏ sát đất, những lối đi ghồ ghề đá, đá thì ra lại là thứ kiến trúc đẹp nhất. Vì nó có đủ mọi hình thù, cứ vậy mà tạo thành một thể thống nhất. Trong cái không hoàn hảo và một vùng hoàn mỹ. Cái khu này là hỗn hợp của cảnh thành thị và hoang vu. Những cánh đồng bỏ hóa một vụ, rộng mênh mông, hoang vắng. Tiếng chuông nhà thờ điểm ngân giữa những tiếp bập bẹ tập trận của đám lính gần đó. Những cảnh vắng lặng ban ngày và trộm cướp vào ban đêm.
Đứng trước cảnh vật mà chỉ nhìn thấy những cánh đồng, khu nghĩa địa, thập tự giá trên cao phủ đen như tấm vải liệm. Là chỉ mới nhìn thấy cái bề mặt, tất cả những vẻ ngoài của sự vật đều là những ý nghĩ của Chúa. Cái nơi mà một cảnh đồng quê tiếp giáp với một thành phố bao giờ cũng nhuốm một nỗi mất mát buồn thấm thía.
Có những lúc giữa màn tối của ban ngày mà chói sáng ngời ngời trong cô nhi viện như cái nhà tu kín này. Giờ ra chơi vừa điểm. Bọn trẻ đều mặc một thứ đồng phục xám ngoét. Nhưng chim trên cành thì bảo nhau: "Đây! Các bạn nhỏ đây."
Tuổi trẻ bỗng như hoa nở giữa mùa đông, tràn ngập cái vườn có đầy cây thập tự bằng gỗ đóng xiêu vẹo. Những khuôn mặt rạng rỡ, những vầng trán trắng tinh, nhưng những cặp mắt ngây thơ của chúng có một thứ bóng tối kỳ lạ. Chỉ có yêu những sự việc nhỏ xíu ngươi mới có thể nhìn thấy nó một cách rõ ràng được.
Sau những giờ nguyện kinh, những tiếng chuông ngân, những hồi chuông gọi, những tiếng chuông báo tử, những buổi lễ, bỗng nhiên nổ tung ra cái tiếng ồn ào của những đứa nhỏ và mỗi con ong mang mật của nó đến. Chơi đùa, túm năm, tụm ba, chạy nhảy, những hàng răng trắng ngọc ngà xinh xắn, bi bô ở từng góc. Nhưng lại thiếu vắng đi tiếng cười giòn tan. Những tấm màn che mặt, từ đằng xa, giám sát các tiếng cười, bóng tối đang rình ánh sáng.
Cái nơi mà người ta gọi là "Cô nhi viện của London." Cái nơi mà đến cái tên gọi cũng chẳng được đặt cho. Vào một thoáng bất ngờ nhất, đằng sau mảnh gỗ của cây thập tự còn cắm chỏng chơ trên nền đất mới đắp. Hay trong một góc tường ảm đạm những trẻ em, túm tụm, ồn ào, xanh xao, bùn dây, bụi bặm, thương tích, đầu tóc lưởm chởm, quần áo xám xịt mặc kệ vật lộn với nền đất. Chúng đều là cô nhi. Không có bất cứ thứ gì trong tay ngoài cái tên.
Những phố xa ngoại thành, gần nghĩa địa này là môi trường dễ thở của chúng. Chúng luôn ở nơi này mà cất tiếng hát, không phải cái thảm thiết của nhạc đám tang, chúng đang tha hồ hát một cách hồn nhiên. Những bài hát bậy bạ nhất. Chúng ở đây hay nói đúng hơn lớn lên ở đây, không có con mắt ai dòm ngó. Đánh nhau, hục hoặc, tranh giành nhau từng đồng kẽm. Chẳng lo sợ ai trách cứ, như những con chim sổ l*иg cất cánh bay không khỏi l*иg giam của cuộc đời.
Khi thoáng thấy bóng người lớn, chúng sực nhớ rằng chúng có "nghề nghiệp", thứ mà Voldemort từng hỏi thầy Dumbledore là: "Chẳng lẽ thầy không muốn cho em một công việc hay sao?" Và cũng phải kiếm ăn, chúng liền mời ta mua một chiếc bít tất đen đan lủng lỗ chỗ, Dobby đan có lẽ còn đẹp hơn. Hay những cái gối nhỏ xíu có treo chuông kêu đinh đang vui tai. Nhưng sự gặp gỡ ấy làm ta se lòng.
Trong cái cô nhi viện này, có lẽ hơn bất cứ ở đâu, người ta được nghe nhiều lời trẻ con lúc nào cũng ý nhị làm cho người khác đau lòng cùng xót thương. Chính ở giữa bốn bức tường ảm đạm này, một em gái nhỏ năm tuổi thốt lên câu này: "Mẹ Cole ơi! Anh Tom vừa bảo con rằng chỉ còn phải ở đây 9 tháng 10 ngày nữa thôi. Sung sướиɠ quá nhỉ!"
Cũng ở đây người ta đã được nghe những câu đối thoại đáng ghi nhớ mãi mãi này: "Con ơi! Con hãy tránh xa cái thằng lập dị đó nếu con không muốn bị như Dennis và Amy."
Vào thời ấy, cái thời kỳ chìm ngập trong chiến tranh và đói kém. Những trẻ con lang thang đầy cả London. Thống kê bấy giờ cho một con số trung bình là 340 trẻ không nhà cửa, nhặt được xác hơn nửa số đó mỗi năm trong các cuộc đi tuần của cảnh sát trong các khu đất hoang, trong những ngôi nhà đổ nát hay dưới gầm cầu cống. Một trong những cái kén "chim ác là" ấy đã trở thành nổi tiếng, sản sinh ra "những con chim én cầu Arcole". Chuyện đó là một triệu chứng xã hội tai hại nhất. Tội ác của người lớn bắt đầu từ cuộc sống lang thang của trẻ nhỏ.
Trong bất kỳ một thành phố lớn nào khác, một đứa trẻ cô nhi, không ai chăm sóc. Chúng như là đã dành sẵn và giao phó cho những thói hư tật xấu của xã hội, nhấn chìm cuộc đời chúng như biển cả định mệnh. Làm tiêu tan cả tính lương thiện và lương tri.
Ai sẽ trách một thằng nhóc không cha không mẹ, cái thằng mà vừa bị mẹ Cole gọi là "thằng lập dị" – vì dù cho có xù xì và sứt mẻ nhiều ngoài da, bên trong vẫn còn nguyên bản chất.
Cái sợi chỉ đỏ kết nối với gia đình cảu nó đã bị dứt đứt. Trong nền văn minh hiện đại – ánh sáng đến từ bóng đèn trên trần nhà – hãy còn xa mới với tới ánh sáng của Chúa. Những gia đình đổ vỡ, tiêu tan trong bóng tối không phải rất hiếm có, bất thường. Những gia đình không biết con cái mình đã ra sao, những gia đình đã bỏ vãi ruột rà của mình trên đường phố, bỏ rơi chúng tại một xó xỉnh nào đó của cô nhi viện tối tăm. Do đó mà những số phận con người mờ mịt. Cái đó đã được mệnh danh – cái thực tế đáng buồn ấy đã đi vào ngôn ngữ - là "bị vứt ra mặt đường London."
Mà ở thành phố chật hẹp khó hít thở này sinh tồn đâu phải chuyện dễ gì cho cam.
Ta thấy mấy đứa trẻ túm tụm lại nhìn thằng bé với vẻ e sợ, chán ghét: "Ai mà lại muốn gần thằng đó chứ! Người ta nhún vai khịt mũi với nó!" Nghe thấy thế ta hình dung ra Tom Riddle cũng nhún vai với đứa con vô tội của mình, đứa con mà ông còn chẳng biết mặt và coi nó như một trò đùa. Số phận cũng coi thằng bé như một trò đùa chứ riêng gì ông bố của nó.
Thằng bé đứng cách biệt một góc hoàn toàn với bọn trẻ. Ta đứng ngây ra nhìn, trong lòng thấy rất xúc động. Mặt nó chẳng có bất cứ một biểu cảm nào hết, và đôi mắt nó thì chưa thể nói rõ được, chắc là to lắm, nhưng hàng mi sụp xuống như kẻ cận nhìn chăm chú tìm đường trước mắt. Có cái gì đó nặng trĩu trong ánh nhìn đó.
Tom là đứa con mà mẹ nó mất ngay sau khi sinh hạ nó. Đứa con hoang mà người bố cũng ruồng bỏ. Mỗi năm thằng bé một lớn lên thì những nỗi đau khổ của nó cũng lớn theo. Khi còn bé tí, nó hằng ngày đã phải khâu vá những chiếc gối để cô nhi viện đem bán. Tay là lớn nhỏ những vết kim đâm, rỏ máu. Đến lúc lớn được một chút, nghĩa là chưa đầy bảy tuổi, thì nó đã phải làm đủ thứ trên đời này để sống sót.
Bảy tuổi! Ai mà tin được một đứa trẻ như vậy lại chui ra cái hang động tối đen như hũ nút. Buộc chặt cuộc đời nó ở đó. Than ôi, thế mà quả có như vậy. Khổ cảnh xã hội tối tăm có tha gì con trẻ. Chúng ta chẳng thấy vụ án Dumolard đó sao? Tội phạm là một trẻ mồ côi nay đã biến thành kẻ cướp. Cái tài liệu chính thức cho biết từ hồi lên năm em đã phải chơ vơ một mình, không thân không thích, phải "lao động và ăn cắp để sống."
Tom phải làm các việc vặt, phải quét tước các buồng và sân, cổng, rửa bát, có lúc phải khiêng vác đồ nặng nữa. Nếu mùa đông đến dữ dội quá, có lần nó ốm thập tử nhất sinh, mà thứ được cho cũng chỉ là vài bát canh gừng nóng, còn không có đường. Thằng bé khi sinh ra trắng trẻo, bụ bẫm, hai má phinh phính của nó nhưu trái táo đỏ. Ấy vậy mà đến nay thì gầy còm, xanh xao. Cái vẻ tình lặng, thâm trầm của nó khiến mẹ Cole và các sơ khác gọi đó là "gian hiểm."
Chịu đựng bất công lắm nên thằng bé hóa ra càu nhàu, đói khổ quá nó hóa ra xấu xí. Cái vỏ bọc đẹp đẽ bên ngoài của nó không che dấu được là nó chẳng có gì đẹp hết, đến đôi mắt cũng khiến người ta rụt rè, e sợ. Ai trông thấy đôi mắt ấy cũng phải không tự chủ mà ái ngại, vì càng to mi càng rậm người ta lại thấy sóng biển vỗ gào trên mênh mông nỗi khổ.
Mùa rét, chưa sáng thằng bé không đầy 7 tuổi ấy đã ra đường quét tước. Nó run lẩy bẩy trong bộ quần áo xám, mà trông còn thua cả bộ đồ ngủ vào mùa đông. Hai bàn tay nhỏ xíu và đỏ nhừ ôm một cái chổi to tướng, trong mỗi khóe mắt đọng lại một thứ trong suốt ngập ngừng. Thật đã não lòng!
Mọi người bảo thằng bé vui tính lắm, nhưng tội nghiệp nó chẳng bao giờ cười cả.
Chúa không tạo ra ác quỷ. Chỉ có bóng tối thiếu đi sự xuất hiện của ánh sáng, ác quỷ mới chính là kẻ thiếu đi sự có mặt của Chúa.
Ta đứng đó chân chân, nhìn thằng bé qua hình bóng cằn cỗi, khẳng khiu của cái cây ăn quả. Mẹ Cole tiến tới bên nó, bà mở một nụ cười vô cùng tiết kiệm nói:
- Kiếm đâu được?
- Con vô rừng hái được hàng tá hạt thông. Ở góc vườn, con có chất cả một đống.
- Đến mua được hai cái áo khoác, tốt quá nhỉ! Bà lại mỉm cười, nhưng đến bây giờ thì nụ cười có một tia nghiêm nghị khắc chế đi cái nhỏ tuổi của thằng nhóc bé xíu.
- Con sẽ làm hết sức để tỏ lòng nhiệt thành của con với cô nhi viện. Dứt khoát như thế. Con đóng nắp áo quan. Mười một giờ đúng con sẽ ở trong nhà nguyện. Giá như được hai người đàn ông thì hay hơn. Nhưng thôi được, con sẽ mang xẻng và thanh bẩy. Con sẽ mở hầm mộ, và đưa áo quan xuống, rồi đậy nắp nhà mồ. Thế là xong, không còn dấu vết gì nữa, không ai nghi ngờ gì. Thôi mẹ tôn kính, thế là xong xuôi cả phải không ạ?
- Được. Chúng ta còn phải làm bánh ăn dự trữ trong sáu tháng. Hãy đốt lò bánh bằng phân bò phươi khô. Mùa đông thì dùng dao mà chịu khó bổ vào, ngâm nước một ngày một đêm mới ăn được. Một mình con làm được chứ?
- Một mình.
Giá mà một đứa trẻ không nói ra những lời ấy một cách thản nhiên đến như thế. Cái chết cứ như là thân thuộc với nó hơn cả những người kia. Người nghe cũng cảm thấy nghi ngại cho nó. Mẹ Cole giơ tay làm dấu thánh và đăm đăm nhìn vào Tom. Bà nghẹn lời, cố nuốt vào cổ mấy âm quỷ sứ.
Cái số phận bất công khiến cho thằng bé mới tí tuổi đầu phải tự hỏi xã hội sao lại có quyền bắt con người phải chịu đựng, một mặt là cái thói không phòng xa phi lý, một mặt là cái lối đề phòng quá tàn nhẫn của nó. Đường mỗi ngày nó đi đến nghĩa địa còn gần hơn với giờ học xóa mù chữ của tụi trẻ. Sao lại có quyền ép một đứa trẻ vào cái thế hiểm, giữa một cái thiếu và một cái thừa, thiếu việc làm và thừa hình phạt?
Đối với những tầng lớp bên dưới, cái tầng lớp đông đảo nhất lại phải chịu thiệt thòi nhất trong sự phân phối của cải, đáng lẽ những đứa trẻ vô tội phải được chiếu cố nhiều nhất, lại đối xử với chúng như vậy có quá đáng hay không?
Các câu hỏi ấy đặt ra và giải quyết xong, nó xét xử và lên án cái xã hội bất công này. Xã hội trở thành mối căm thù với nó. Nó cho rằng xã hội phải chịu trách nhiệm về số phận mà nó đang chịu và định bụng một ngày kia sẽ hỏi tội nó. Nó nhận định việc làm thiệt hại, côn đồ nó làm gây ra khϊếp sợ cho những người khác chẳng đánh đồng được với cái việc người ta làm thiệt hại cho nó. Và nó kết luận rằng, cái án của nó, thật ra không phải là oan uổng nhưng rõ ràng là bất công.
Giận dữ thì có thể mất trí và vô lý. Người ta có thể nổi nóng và nói đó là sai. Ai ai cũng dễ dàng nói ra từ "bình tĩnh" hơn là việc thực hiện nó. Nhưng khi người ta căm phẫn với cuộc đời thì xét cho cùng người ta đã nắm lẽ phải ở chỗ nào đấy. Con người có tư duy và những điều họ cho là đúng trên lập trường của mình.
Tom cảm thấy căm phẫn, uất hận. Vả lại, xã hội chỉ làm hại. Luôn luôn nó thấy xã hội chỉ có một bộ mặt giận dữ là hình án. Kẻ ở lại, người chết đi. Có khác gì đâu?
Bộ mặt ấy nó luôn luôn giương ra cho những kẻ nó đem ra trừng trị! Còn mọi người chung quanh thì họ động đến nó chỉ là để giày vò, khiến cho nó khốn khổ hơn mà thôi. Mỗi lần nó tiếp xúc với họ là một vố đau đớn. Từ nhỏ đến giờ, nó chưa từng biết một lời nói thân mật, một cái nhìn thương mến, kể cả đến mẹ Cole và những sơ khác cũng thế. Hết đau khổ này đến đau khổ khác, dần dần nó tin rằng cuộc đời là một cuộc chiến tranh.
Và trong cuộc chiến ấy, nó là kẻ chiến bại. Nó chỉ còn một thứ vũ khí là lòng căm thù. Nó quyết chí mài giữa nó thật sắc trong tủ để khi lớn có thể vung lên, chém phăng cái số phận nghiệt ngã này.
Ánh sáng không tới nổi mà bóng tối cứ rình mò lấn tới. Tom cũng vậy, Tom cũng biến đổi, nhưng tội nghiệp, nào nó có biết gì đâu. Nó không cha không mẹ từ ngày còn đỏ hỏn trên tã. Nay không còn nhớ gì nữa. Tom cũng như mọi đứa trẻ khac, giống như cành nho con, gặp gì cũng quấn lấy nó tìm để mà yêu. Nhưng nào có được. Ai ai cũng ruồng rẫy nó, từ bố mẹ, đến mẹ Cole và cả những đứa trẻ khác nữa.
Nó mới yêu con chó thì con chó đó lăn ra chết. Chẳng ai thèm chơi với nó, cái gì cũng muốn xa nó. Có với tay ra cũng chảng bắt kịp nổi cuộc đời.
Mà nói ra thì thật là bi thảm, thằng bé mới 7 tuổi đầu mà lòng đã nguội lạnh. Có phải lõi ở đó đâu, có phải thằng bé không biết yêu, song, có ai đâu để mà yêu chứ.