Chương 6
Bác Thành chở tôi về tận nhà. Bác nhìn quanh ngôi nhà một lượt rồi lắc đầu: 2 mẹ con sống ở đây sao? Khổ thân! Thế giờ con về lấy gì mà ăn cơm?Tôi cười: cháu nấu cơm ù cái là xong mà. Hay bác ở đây ăn cơm với cháu cho vui đi.
Bác lắc đầu: muộn rồi nấu bao giờ mới được ăn cơm? Vậy cháu cất cặp đi. Bác chở cháu đi ăn cơm tiện thể mua ít đồ dùng sinh hoạt. Mình ở nhờ thì cũng phải góp đồ đạc cho đàng hoàng chứ, đúng không?
Tôi sung sướиɠ reo lên: đúng rồi đấy bác. Nhưng mẹ con cháu chả có tiền. Mẹ mà biết bác dẫn cháu đi mua mẹ giận.
Bác Thành đáp: không sau đâu. Để bác bảo mẹ cho. Đây là bác cho mượn tạm. Khi nào mẹ Xuyến Chi có thì trả bác sau. Với cả bác chở Xuyến Chi đi rửa lại vết thương nữa. Vết khâu không vệ sinh sạch sẽ sau này nhiễm trùng thành cái sẹo xấu lắm.Tác giả: Phú Dương-Mrs Dương
Tôi cười: không cần đâu bác. Ở nhà rửa được rồi. Đi trạm xá tốn tiền. Mới cả vết khâu ở trên đầu có tóc che đi. Cháu không sợ sẹo đâu bác.
Bác bảo: cứ nghe lời bác đi. Giờ chúng ta đi ăn cơm. Vừa hay bác cũng đang đói bụng đây. Hôm nay hai bác cháu phải đánh chén 1 bữa ra trò mới được.
Tôi nhanh nhẹn lấy cái mũ đội rồi leo lên xe bác chở đi ăn cơm. Hai bác cháu ăn hẳn tim luộc, gà rang và canh rau ngót nấu sườn. Đó có lẽ bà bữa cơm thịnh soạn nhất là tôi được ăn từ bé đến giờ. Trước đây khi ở cùng ông bà chỉ ngày tết mới có thịt gà ăn nhưng tôi chỉ dám ăn miếng xương xương thôi chứ đùi thì chả bao giờ tới lượt vì nhường ông bà. Nhà bà tôi nuôi gà nhưng toàn để bán lấy tiền. Không may có con gà nào bị cúm sắp chết mới được thịt ra ăn. Mà bà tôi bắt kho mặn lắm. Bà bảo kho thế ăn dè với cơm.
Kể cả trứng gà cũng thế. Rõ ràng là con gà lạc tôi nhặt được ngoài cống mang về nuôi. Vậy mà đến lúc ga đẻ tôi chả bao giờ được ăn một quả trứng. Có hay chăng gà đẻ ra ấp trứng bị ung tôi mới được bà cho ăn. Tôi toàn phải chờ gà mẹ ấp con, có quả trứng ko nở tôi rửa đi dúi vào nồi cám rồi bóc ăn. Cô Na trêu tôi ăn trứng ung học dốt lắm đấy. Tôi chả biết cô ấy nói thật không nhưng lúc ấy tôi thèm nên cứ ăn trước đã, học thì tính sau.
Tác giả: Phú Dương-Mrs Dương
Bác Thành thấy tôi ăn ngon lành lắm liền giục: cứ ăn thoải mái đi. Ăn hết bác lại gọi nữa.
Tôi cười cười gắp ăn nhưng không dám ăn nhanh với ăn nhiều vì mẹ tôi dặn: ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Tôi ăn cầm chừng còn lại nhường cho bác. Tôi thấy bác ngưng không ăn nữa mới hỏi: sao bác không ăn tiếp đi ạ. Còn nhiều đồ ăn lắm mà?
Bác đáp: nhưng bác no mất rồi. Bình thường bác ăn ít lắm. Hôm nay có Xuyến Chi ăn cùng nên bác vui mới ăn nhiều hơn rồi đấy.
Tôi tiếc số thức ăn thừa trên đĩa liền bảo: vậy cháu ăn cố cho hết chứ mẹ cháu bảo bỏ thừa đồ ăn phải tội lắm.
Bác Thành cười: vậy Xuyến Chi ăn đi. Bác mua thêm cầm về tối mấy mẹ con ăn nhé.
Tôi xua tay: không! không! Bác ơi! Cháu ăn hết chỗ này thôi. Bác đừng mua không về mẹ giận cháu. Lần sau mẹ lại không cho cháu gặp bác thì cháu buồn lắm ấy.
Tôi nói rồi liền mạch ăn sạch bay số thức ăn còn thừa trên bàn. Thực ra là tôi no rồi nhưng nhìn thức ăn ngon quá nên tôi ăn cố. Tôi ăn no căng cả bụng luôn. Bác còn cho tôi 1 cốc nước ngọt. Bác bảo: ăn no thì uống coca cho tiêu chứ không đầy bụng khó chịu lắm đấy. Mất công mẹ Xuyến Chi mắng bác.Tác giả: Phú Dương-Mrs Dương
Tôi khoái chí cầm lấy cốc nước ngọt tu một hơi hết sạch. Cảm giác được ăn ngon lại được uống thêm nước ngọt nó mới đã đời làm sao. Tôi thầm ước giá như mẹ nhận lời bác Thành rồi tôi sẽ được ngày ngày ăn uống no nê như vậy thì tốt biết bao.
Ăn uống xong bác chở tôi về nhà bác chơi. Nhà bác có cửa hàng điện to đùng luôn. Vào nhà bác vừa to lại vừa sạch, lại vừa mát nữa. Bác hỏi: Xuyến Chi muốn về nhà bác ở hay không?
Tôi bị câu hỏi của bác làm cho giật mình. Tôi đáp: mẹ cháu ở đâu cháu sẽ ở đó.
Bác bảo: vậy Xuyến Chi về khuyên mẹ nhận lời bác đi. Bác sẽ đón cả hai mẹ con về đây ở. Xuyến Chi ở đây muốn gì được đó, không cần lo lắng chỗ ăn, chỗ ở nữa.
Tôi thấy bác nói có lí lắm bèn gật đầu: nhưng mà còn phải xem ý của mẹ nữa bác ạ. Mẹ mà không chịu thì cháu không dám làm mẹ buồn đâu.
Bác bảo: mẹ đã đồng ý với bác rồi mà. Chẳng qua ông bà không chịu nên gây khó dễ, lại xảy ra chuyện hôm qua nên mẹ lại do dự thôi. Xuyến Chi về tỉ tê tâm sự với mẹ đi. Mẹ thương Xuyến Chi lắm mà. Đúng không?
Nghe bác nói tôi mới chợt nhớ. Đúng là mẹ tôi đã nhận lời bác Thành rồi. Chẳng qua ông bà tôi giữ mẹ tôi không muốn cho mẹ đi lấy chồng vì mẹ là cây hái ra tiền của ông bà. Giờ mẹ đã không còn ở nhà ông bà nữa. Vậy thì chắc chắn mẹ sẽ nhận lời của bác Thành sớm thôi.
Bác Thành thấy tôi suy nghĩ đăm chiêu bèn hỏi: sao nào con gái? Đã nghĩ thông suốt chưa? Bác cháu mình giao kèo nhé! Chúng ta hiệp sức khuyên mẹ Xuyến Chi đồng ý làm vợ bác.
Tôi khoái chí lắm lấy tay móc ngoặc giao kèo với bác Thành. Tôi còn hỏi: nhưng cháu hỏi thật nhé. Cháu thấy người ta nói mẹ cháu không đẹp lại còn có con riêng. Bác điều kiện tốt như vậy sao lại cứ thích mẹ cháu?
Bác cười: là duyên số. Trẻ con không hiểu được đâu. Sau này lớn rồi cháu sẽ biết. Mà chờ đến lúc ấy còn tốn cơm, tốn gạo lắm.
Bác lấy cái quạt máy và cái đèn học đưa cho tôi cầm. Bác bảo: giờ Xuyến Chi cầm hai cái này về dùng tạm đi. Bác xem thiếu cái gì sẽ từ từ bổ xung.Tác giả: Phú Dương-Mrs Dương
Tôi ái ngại hỏi: nhưng mẹ cháu không có tiền trả bác ngay đâu. Hay cháu mượn cái quạt máy thôi. Cái đèn học này cháu không cần bác ạ. Cháu học đèn tuyp nhà cô Thi được rồi.
Bác bảo: bác nói cứ cầm lấy. Đồ trong nhà này sau này sẽ là của mẹ con Xuyến Chi hết. Giờ chỉ là cho Xuyến Chi dùng trươc mà thôi. Yên tâm đi. Có gì bác nói đỡ với mẹ cho.
Bác chở tôi đi mua mấy thứ đồ sinh hoạt lặt vặt khác rồi chở tôi về nhà cô Thi. Bác lắp dây điện để cắm quạt và đèn cho tôi rồi về. Bác dặn: giờ bác đi có việc. Tối nay bác sẽ ghé. Yên tâm đi! Bác đảm bảo mẹ sẽ không mắng Xuyến Chi một câu nào luôn.
Bác về tôi hí hửng mang quạt và đèn ra bật dùng cho đã đời. Tôi sung sướиɠ nằm ườn ra giường hưởng thụ cảm giác được quạt chiếu thẳng vào người. Vui và mát nên tôi lăn ra ngủ tới tận chiều tối mới dậy.
Tôi bắt đầu dọn nhà. Nhà cô Thi nhỏ xíu nên tôi dọn vèo cái đã xong. Tôi ra vườn xem có ngọn ra nào vặt vào tối nấu canh ăn. Sáng mẹ tôi có dặn tối mẹ và cô Thi đi làm về sẽ mua thức ăn. Tôi không cần lo về thức ăn mặn buổi tối nữa.
Tôi nhìn mảnh vườn của cô toàn cỏ dại mọc tràn lan. Tôi lại mơ mộng có mảnh vườn trồng rau như bà ông bà. Vậy nên tôi bắt đầu nhổ cỏ xếp đánh đống vào góc vườn. Cái vườn của cô chắc bỏ hoang lâu ngày nên cỏ mọc dày đặc. Tôi nhổ mãi mới được 1 góc bằng cái chiếu. Nhổ mãi mỏi tay tôi ngồi thụt xuống góc vườn nghỉ thì thấy mẹ tôi và cô thi về. Cô Thi mắng tôi: vết thương còn đau không nằm trong nhà nghỉ mà còn ra vườn làm gì hả Xuyến Chi? Cháu vào nhà đi. Ngoài đó toàn muỗi thôi đó. Cỏ mọc thế kia rắn rết nó cắn cho thì không bõ.
Tôi cười: cháu quen rồi cô ơi. Rắn không sợ cháu thì thôi chứ sao cháu phải sợ rắn? Muỗi thì cháu chả sợ. Da cháu dầy lắm, cháu chấp cả muỗi chúa luôn ấy. Tụi nó đốt cháu khác gì muỗi đốt inox.
Cô Thi cười phá lên: con nhỏ này đáo để phết nhỉ? Mau vào nhà đi. Đợi chủ nhật được nghỉ cô với mẹ cháu sẽ dọn vườn cho cháu trồng rau. Mẹ cháu bảo cháu giỏi mấy việc đấy lắm. Quanh năm nhà cháu không cần mua rau cơ.
Tôi nghe cô nói vậy sướиɠ quá cười típ cả mắt lại: đúng rồi đấy cô ạ! Cháu trông rau mát tay lắm đấy. Hôm nay dọn cỏ mà cháu hái được rổ rau dền cơm này cô. Rau này mà luộc ăn ngọ hết sẩy.
Tôi giơ cái rổ rau lên khoe chiến lợi phẩm với cô Thi. Mẹ tôi thắc mắc: Xuyến Chi! Con nói mẹ nghe: cái quạt và cái đèn học ở đâu ra vậy?
Tôi nghe mẹ nhắc đến cái quạt với cái đèn là miệng cứng đơ lại vài giây. Tôi lấy lại bình tĩnh đáp: là bác Thành cho mượn đấy mẹ.
Mẹ hỏi: con không đi học mà chạy đi tìm bác Thành sao?
Tôi nói: không phải con đi tìm bác Thành. Là trưa con đi học về gặp bác ấy trên bơ đê. Bác chở con đi ăn cơm rồi cho mượn mấy cái đó. Bác bảo bác cho mượn khi nào mẹ có tiền thì trả cho bác.
Mẹ nghiêm giọng: sao con lại tự ý nhận đồ của bác ấy.
Tôi ấp úng: con..là tại...con..Tác giả: Phú Dương-Mrs Dương
Cô Thi chen vào: thôi nào! Chị trách con bé làm cái gì? Nó có cố ý đâu? Là tại anh Thành tự mang đồ đến mà. Với cả người ta nói cho mượn rồi mà. Cứ coi như chúng ta mua chịu, cuối tháng lấy lương sẽ trả lại anh ấy.
Tôi gật gật đầu ra vẻ đồng ý với cô Thi. Mẹ tôi không nói gì mà lặng lẽ xuống bếp. Tôi leo vào sân. Cô Thi ghé tai tôi thì thầm: mẹ cháu là đang tự ái đấy. Kệ đi! Có cô làm đồng minh cho. Ko việc gì mà phải sợ. Giờ chúng ta nấu cơm ăn thôi.
Tôi vào phụ mẹ và cô Thi nấu cơm. Cả bữa cơm mẹ không nói với tôi câu nào. Tôi cứ lặng lẽ ngồi ăn. Cô Thi lên Tiếng: này! Chị định giận con bé đấy hả? Nó cũng có làm gì sai đâu. Là người ta tốt cho mượn chứ nó có đi xin ai đâu.
Mẹ đáp: nhưng tôi không thích.
Mẹ quay sang bảo tôi: lần này mẹ bỏ qua cho con. Tuy nhiên không bao giờ có lần sau. Làm người phải có lòng tự tôn. Không phải cứ thấy người ta nhiệt tình mình cứ sấn tới được.
Tôi ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Cả nhà 3 người lại trò chuyện vui vẻ trở lại.
Tối đó quả nhiên bác Thành quay lại nhà tôi thật. Bác xách tới bao nhiêu là đồ ăn. Mẹ tôi có vẻ không được vui cho lắm. Bác Thành nhận ra sự thay đổi của mẹ. Tuy nhiên bác cứ lờ đi coi như không biết. Bác hỏi tôi: Xuyến Chi, còn đau không cháu? Bác xin được tuyp thuốc bôi sẹo đây này. Chờ cắt chỉ xong bôi lên sẽ tránh viêm và liền sẹo.
Cô Thi cứ nhìn bác Thành xong lại nhìn mẹ tôi tủm tỉm cười. Cô kéo tôi ra mà bảo: Xuyến Chi ơi! Cô muốn trông rau ở vườn mà cô lại chẳng biết nên trồng cái gì. Nhà cô Thịnh nhiều hạt giống lắm. Cô cháu mình sang xin về lúc nào gieo đi.
Cô vừa nói vừa nháy nháy mắt với tôi. Tôi nghe thấy cô bảo xin hạt giống trồng rau thì mắt sáng rực lên. Tôi nhìn mẹ với bác Thành rồi bảo: con đi giúp cô Thi nhặt hạt giống rau đây ạ. Tí con về.
Nói xong tôi co chân cùng cô Thi sang nhà cô Thịnh hàng xóm. Cô Thi vừa đi vừa tủm tỉm cười. Tôi thắc mắc: sao cô Thi vui thế ạ?
Cô Thi bảo: cô cháu mình sắp có cỗ ăn rồi đây. Muốn nhanh được ăn cỗ thì không được làm kì đà cản mũi nghe không?
Tôi không hiểu lời cô Thi nói cho lắm bèn hỏi lại: cỗ ở đâu mà ăn hả cô?
Cô bảo: mẹ cháu lấy chồng.
Tôi cười hì hì: cháu nói chuyện bí mật cô nghe thôi nhé. Cô không được nói cho mẹ cháu biết đâu đấy. cháu cũng muốn mẹ cháu lấy bác Thành. Cháu với bác Thành giao kèo động viên mẹ cháu lấy bác ấy rồi đấy.
Cô Thi phá lên cười: Xuyến Chi ơi là Xuyến Chi. Mới bé tí mà bị dụ sớm thế. Coi chừng sau này bị người ta dụ đó nghe chưa? Gặp người tốt thì không sao chứ gặp phải thằng sở khanh thì khổ một đời như cô đây này.
Tôi cười toe toét: còn lâu cháu mới bị dụ nhé. Ai tốt, ai xấu cháu biết thừa. Cô đừng thấy cháu bé mà coi thường nhé. Cháu khôn hơn đầy đứa đấy.
Cô cười: uh! Mong là đời cháu sẽ sung sướиɠ. Chứ như cô với mẹ cháu thì...
Cô bỏ lửng câu nói như thế. Tôi không quan tâm tới cái ....sau câu nói của cô cho đến khi giông tố cứ đua nhau ập xuống.