Vì là đêm đen, thời điểm lại đả khuya lại từ không trung dạ tập, hoàn toàn không một binh sỉ nào có thể phát hiện ra được trong đêm này còn có một thân ảnh dạ nhập cung đình cấm địa.
Là sát vách hàng xóm, Thiên An cũng biết một phần về anh bạn to lớn bên cạnh mình, hiện giờ quân vương chấp chưởng chính là Sở Khảo Liệt vương vua thứ 41 của Sở quốc.
Giống như Tần quốc có La Võng, Hàn quốc có Dạ Mộ.. thì nước Sở lại có một tổ chức giăng bóng tại quốc gia rộng này- Minh Hà.
Minh Hà thế lực giang hồ hùng mạnh nhất nước Sở, là tay mắt thế lực cho người có quyền lực phong vân nhất nước Sở hiện giờ.
Chỉ dưới một người Lệnh Doãn- Hoàng Yết, người một tay phò tá Sở Khảo Liệt vương Hùng Nguyên lên ngôi vương vị.
Cùng với Mạnh Thường quân Điền Văn nước Tề; Bình Nguyên quân Triệu Thắng nước Triệu;Tín Lăng quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy tề danh Chiến Quốc tứ công tử.
Trong 4 công tử, ba người sau đều là con cháu vua chư hầu, chỉ có Hoàng Yết không phải dòng dõi quý tộc nhưng cũng là dòng dõi thế gia nước Sở.
Nước Sở không có Tướng quốc chi vị mà thay vào đó là Lệnh Doãn, chức quan này có từ thời Sở Chiêu vương quân chủ thứ 31 nước Sở lập ra.
Lãnh đạo chính trị, không tham gia thống lĩnh quân đội. Chức quan này có quyền lực nhiều hơn cả các tể tướng hay tướng quân của các nước chư hầu tại trung nguyên.
Chức Lệnh Doãn thông thường do thân tộc của Sở vương đảm nhiệm, song không phải là không có ngoại lệ như Hoàng Yết bây giờ nắm giữ chức vụ này.
Xa xưa hơn như Bành Trọng Sảng nguyên là bình dân nước Thân thời Sở Văn vương quân chủ thứ 21, và Ngô Khởi nguyên là tướng quân nước Ngụy bị gian thần gièm pha phải chạy sang nước Sở vào thời Sở Điệu vương, quân chủ thứ 36.
Trong triều giữ chức Lệnh Doãn, ngoài giang hồ lại khống chế Minh Hà tổ chức thanh trừ những mầm mống họa loạn cho Hoàng Yết.
Không chỉ thế Hoàng Yết còn là Nho Gia môn hạ, thế gia công tộc. Giống như Lử Bất Vi, tại nước Sở một tay che trời, quyền khuynh triều dã.
Hoàng cung nước Sở, so với các hoàng cung khác mà Thiên An từng thấy, chỉ thua cung Hàm Dương, nhưng canh phòng nghiêm ngặt hơn hẳn.
Ở ngoài cung có bức tường thành bao quanh, tường cao hai trượng, bốn góc đều có các tòa lầu.
Ngoài thành lại có con sông hộ thành chảy quanh, rộng khoảng năm trượng, nước trong vắt có thể thấy được dưới đáy, lợi hại nhất là ở giữa sông có cắm cọc gỗ, nhọn hoắt nhô lên khỏi mặt nước, muốn bơi qua thật là khó.
Có tất cả hai cửa thành, ra vào bằng cánh cửa treo có thể kéo lên hạ xuống.
Trong bức tường cao là cung điện trùng trùng, phân thành hai phần là ngoại triều và nội đình. Ở giữa có hai hàng lầu trống để làm ranh giới.
Bố cục phía trong theo kiểu đối xứng, mỗi con đường lớn kéo dài từ nam tới bắc, tám điện lớn và mười sáu khu tứ hợp viện phân bố dọc theo hai bên, chốc chốc lại có hồ cá giả sơn, cầu nhỏ bắc ngang dòng nước, cây cổ thụ xúm xuê, trông rất tráng lệ.
Lặng không một tiếng động, từ trên trời cao Thiên An chạm chân xuống một tòa lâu đình, thân ảnh như quỷ mị lướt đi, cả người hắc y che kín hòa vào đêm đen.
Bên dưới cấm vệ quân nước Sở toàn thân bao phủ áo giáp trắng bạc, trên tay ngân kích ánh lên hàn quang tuần tra qua lại.
Trong tầm mắt hắn hiện giờ là một mảnh sân hình vuông, sau đó là một con sông nhỏ xuyên qua, bước qua cầu là hai điện nghị chính và nghi lễ, hai điện này đều có móng làm bằng đá trắng, bốn bên đều có lan can, trông rất uy nghiêm.
Sáu cung điện nhỏ hơn, thì có bốn cung nằm ở ngoại triều, hai cung nằm ở nội đình, đều lấy tên của những nhân vật trong thần thoại nước Sở,.
Bốn cung ở ngoại triều tên Hỏa Thần, Hà Thần, Kinh Thần, Tư Thần. Ở nội đình là Phương Liệt và Vưu Nữ,đây là tình báo thu thập được từ đám thuộc hạ.
Ánh mắt nhìn đám binh lính bên dưới tuồn tra sâm nghiêm, đợi cho có khoảng trống hiện ra, thân hình hắn lập tức động lao nhanh đến tòa cung điện phía trước.
Một tòa tẩm cung, trong đêm tối một đôi nam nử toàn thân xích lỏa trên giường hoan ái, cái kia cao thấp uyển chuyển rêи ɾỉ thanh âm, thở dốc thanh âm, không có chút nào che lấp, tại trong tẩm cung vang trở lại.
Cho đến khi thân ảnh nam tử đột nhiên cứng đờ, rồi đổ ập xuống bên dưới nử tử thô âm thanh thở phì phò.
Nử tử xinh đẹp bên dưới thân thể nam tử trung niên kia, trong nước Sở địa vị không hề nhỏ, là vương hậu của Sở vương- Lý Thị.
Nếu để cho bất cứ người nào khác biết được trong đêm vương hậu nước Sở lại dang díu với một nam nhân khác, chỉ e sẻ có rất nhiều sinh mạng bị mất đi.
Khảo Liệt vương có đánh chết cũng không ngờ được, ngay trong cấm cung của mình lại có người cả gan đem nử nhân của hắn kéo lên giường.
Lý Thị- Nữ tử này, liền là thái tử Hàn và công tử Do mẹ ruột, nhưng hai công tử nước Sở do mình sinh ra. Cha của nó không phải là Khảo Liệt vương Hùng Điên mà lại là Xuân Thân quân Hoàng Yết.
Ở Khảo Liệt vương cao tuổi mà không có con nối nghiệp, Hoàng Yết có người thϊếp là Lý thị đã có mang, bèn mưu tính như Lã Bất Vi nước Tần, mang Lý thị dâng cho vua Sở để hy vọng về sau con mình sẽ làm Sở vương.
Lý thị sinh được con trai là công tử Hàn, được Sở Khảo Liệt vương lập làm Thái tử, chuyện này Khảo Liệt vương giống như Tần Trang Tương vương hoàn toàn không hề hay biết mình trên đầu đả có cái sừng xanh mơn mởn.
Hoàng Yết bắt đầu xuất hiện trên chính trường vào năm Trường Bình chiến tranh ( 263 TCN) Khi đó phụng mệnh Sở Khoảnh Tương vương đi sứ nước Tần, vua Sở lúc này đang ốm nặng, Thái tử Hùng Hoàn làm con tin ở nước Tần chưa được về.
Trước đó, Sở Hoài vương đã đến hội với nước Tần cũng từng bị nước Tần bắt giữ, sau này phải chết ở nước ngoài.
Vì vậy, nếu Thái tử Hùng Hoàn xin Tần Chiêu Tương vương cho về sẽ bị bắt giữ để lại, khống chế nước Sở.
Hoàng Yết nghĩ cách cứu Thái tử về nước, bày kế cho Hùng Hoàng hóa trang làm người đánh xe của mình, còn người đánh xe ngồi vào trong giả làm Hoàng Yết.
Bản thân Hoàng Yết ở lại thay thế Thái tử. Thái tử Hùng Hoàn cùng người đánh xe lẳng lặng giả làm sứ giả nước Sở trở về nước, lẻn trốn thoát ra khỏi cửa Hàm Cốc về nước Sở. var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);
Ba tháng sau, Sở Khoảnh Tương vương chết, Hùng Hoàn lên nối ngôi. Tần Chiêu Tương vương biết là chủ ý vụ bỏ trốn do Hoàng Yết sắp đặt nên định bắt ông tự sát.
Tuy nhiên, thừa tướng nước Tần lúc này là Phạm Thư khuyên vua Tần thả ông về, để nước Sở mang ơn nước Tần, do đó nước Sở sẽ không chống Tần mạnh.
Tần Chiêu Tương vương nghe theo, bèn thả Hoàng Yết trở về nước.Sở Khảo Liệt vương ơn cứu mạng, giống như Trang Tương vương cảm cái ân của Bất Vi giúp mình thời nguy khốn, liền phong làm Lệnh Doãn nước Sở, hiệu là Xuân Thân quân.
Mọi việc lớn trong nước đều do ông đảm nhiệm. Hoàng Yết nắm quyền lớn ở Sở bèn hưởng ứng việc liên minh với chư hầu chống Tần.
Hoàng Yết vốn được lệnh Sở Khảo Liệt vương cầm quân lênh đường khi nước Ngụy bị Tần vây, Ngụy An Ly vương lại cầu cứu Sở.
Liên quân phá tan nước Tần, rồi chèn ép quân Tần ở ải Hàm Cốc đến 3 tháng quân Tần không dám ra, sau đó rút về nước.
“Nói ít những này hoa ngôn xảo ngữ để lừa gạt bản cung” Lý Thị kiều mị nhìn Hoàng Yết một chút, đứng dậy từ giường nằm ngồi dậy giúp cho Hoàng Yết mặc lại y phục.
Hoàng Yết an lặng đưa tay để cho Lý Thị phục thị mình y phục, hỏi: “ thái tử thế nào?”
Lý Thị đáp: “ mỗi ngày đều công khóa đầy đủ”
Khẻ gật đầu, Hoàng Yết lại hỏi: “ bệ hạ, có dị thường gì không?”
Lý Thị yêu kiều nói: “ có thϊếp ở bên mỗi ngày trôi qua đều khoái nhạc”
“ Còn trong triều” Hoàng Yết lại hỏi.
Lý thị đáp: “ Tướng gia thắng trận trở về, đám người kia cũng đâu dám vuốt râu hùm”
Hoàng Yết nghe cười, hắn mặc dù là ở Sở quốc quyền khinh triều dã, song tại Sở quốc cũng có vài cổ thế lực không nhỏ, thâm căn cô đế mạnh mẻ không kém gì hắn cả, là tam đại thị tộc nước Sở: Cảnh, Chiêu, Khuất.
Lý thị trước là nữ nhân của hắn, sinh ra con được lập làm thái tử không ít người trong vương tộc làm sao chấp nhận được. Thậm chí đả từng có người chủ trương đem Xương Bình Quân và Xương Văn Quân hai người con mà Sở Khảo Liệt vương để lại nước Tần trước khi chạy về Sở quốc.
Thời gian Sở Khảo Liệt vương ở Tần quốc làm con tin, được Tần Chiêu Tương vương gả con gái cho, hai vị công tử mang một nữa huyết thống nước Tần, một nữa huyết thống người Sở.
Hắn chính là lợi dụng cái huyết thống một nữa người Tần, một nữa người Sở trong người của hai vị công tử này mà bơm hơi làm cho Sở Khảo Liệt vương nghi kỵ, cho nên từ khi lên làm Sở vương vẫn không có đem hai người con này kéo về.
Nhiều năm qua nếu hắn không phí tâm tư, chỉ e hai người này đả trở về Sở quốc, làm gì có chuyện để cho con gắn ngồi lên vị trí bây giờ.