Nước Mắt Tường Vi

Chương 44: Trời còn làm mưa mãi

Một thằng phạm nhân đang cầm tấm ảnh cười hô hố lên.

“A đây là con bồ mày hả, trông cũng ngon đó. Chờ ngày ông ra tù ông chén cho mất xác”

Triết đứng dậy, ánh mắt đã đầy tơ máu đỏ ngang dọc.

“Trả lại cho tôi”

“Tao không trả, căng làm gì. Lâu lắm không được nhìn gái. Con này mà lột ra thì… chao ôi nuột nà như bông ngô non. Chậc…”

Một đấm vào má thằng phạm nhân đang cầm ảnh Hân, sau đó là một cước nữa vào bụng. Triết cười mỉa nhặt tấm ảnh lên cẩn thận lau bụi rồi cất vào túi áo.

“Mẹ thằng chó này, ma mới mà mày dám. Đại ca ơi… Aiguuu đau chết em rồi”

Tên cầm đầu xăm kín người thấy đàn em bị đánh gục dễ dàng giận tím người. Hắn ta liếc một vòng. Ngay lập tức mấy thằng bặm trợn nhảy ra xung quanh. Chúng nó đã ngứa mắt phạm nhân mới mấy hôm nay vì anh không chịu phục vụ đại ca rồi. Lợi dụng cơ hội này để dạy cho một bài học.

Phạm nhân vây bốn phía lao vào đánh túi bụi. Triết là người có học võ nhưng cũng không thể đánh lại 5-7 thằng to cao bặm trợn trong không gian chật hẹp này. Đỡ được cước này thì bên kia lại một đá vào mạng sườn, che mặt thì bị đánh vào bụng. Anh chỉ còn suy nghĩ phải giữ bức ảnh không được để rơi, mặt, lưng bụng đều trúng đòn ngã quỵ dưới sàn.

Bàn tay anh đè chặt túi áo giữ cho tấm ảnh không bị rơi ra ngoài. Thằng phạm nhân gầy trắng xanh lúc nãy thấy vậy giẫm mạnh lên cổ tay anh một cái đau đến muốn gãy xương khiến anh phải thả ra, tấm ảnh bị rơi theo ra ngoài.

Triết hốt hoảng đưa tay che lại tấm ảnh trên mặt đất. Cô ấy của một mình anh, không ai được ngắm. Nhưng tên đại ca đầu đàn đã đi đến đưa mũi giày bata giẫm mạnh lên tay anh đau điếng. Triết vẫn cố thủ bảo vệ bức ảnh nhỏ trong ngực, tay chân và mặt anh đã đỏ lên như con gà cộc vì bị dẫm bàn tay nhưng vẫn quyết không buông ra. Tên cầm đầu thấy vậy lại càng tức giận đưa cao chân giẫm mạnh thêm một cái. Một cơn đau truyền từ bàn tay đến toàn thân, anh cắn răng nằm rạp xuống, kính mắt bị vỡ vụn khiến trước mắt mờ đi.

Tên kia lại đạp mạnh một cước vào sườn anh “Thằng cɧó ©áϊ, dám chống đối không phục vụ tao, bác sĩ chó gì mày, đ* mạ mày thằng ôn”

Hắn đưa tay ra sau, một thằng đàn em cung kính đưa lại một khúc côn. Thằng cầm đầu vụt lia lịa vào người anh, Triết cắn răng không kêu ca một lời.

Thấy Triết không lên tiếng, tên cầm đầu bỏ khúc côn ra. Thằng này đang trong quá trình xét xử, chứ không thì hắn chỉ cần bẻ cổ một cái đã kêu răng rắc rồi.

Anh nằm trên mặt đất mê man, vết thương mới chồng vết thương cũ đang nứt toạc. Máu bên miệng rỉ ra thành một đường nhưng anh cũng không cảm thấy đau, trong đầu anh chỉ có hình ảnh của cô ấy đi với người đàn ông kia khiến trái tim nghẹt thở liên hồi. Cô ấy không nhìn anh, không nhìn một chút nào cả.

“Hân, nếu như gặp em là một cơn mê… thì tôi nguyện sẽ không bao giờ tỉnh lại”

“Hân, nếu như gặp em để bị người khác cầm con tạo xoay vần... thì tôi nguyện sẽ cam chịu, chỉ cần... em liếc nhìn tôi một cái"

(Đọc tại facebook Lam Lam)

***

Hân đang sắp xếp lại đồ đạc để về sớm mua ít đồ dùng cho hai cục cưng thì nghe đồng nghiệp bên cạnh tám chuyện “Trời ơi thật là phí phạm cho một nhân tài, sao lại có thể cắt nhầm một bên thận của người ta cơ chứ”, “Cái ngữ đó lại chạy bằng chạy điểm thôi, bà mê loại trai đó làm gì”, “Không phải đâu, nghe bảo du học ở trường Y hàng đầu thế giới Johns Hopkins đó bà, không hiểu sao dính cái phốt to cỡ này, soái ca như này mà vào tù thì tiếc thật, vào đấy rồi làm sao sống được với các đại ca, rồi lại bị chơi cho nát bông cúc hoa thôi”, “Con mụ này, nói gì mà kinh thế”,…

Hân giật mình khi nghe đến hai chữ “Johns Hopkins, soái ca”, cô liếc mắt sang màn hình bên cạnh, chữ “Lê Thiệu Triết” đập vào mắt khiến cô giật mình đến ngồi không vững. Cô vội vã vào Google search tên anh, đã chiếm top đầu bảng phủ dày các tờ báo lớn.

Cô đọc hết tất cả các bài báo, trống ngực đập thình thịch, tay cầm chuột run bần bật đến đổ mồ hôi. Tại sao lại có thể như vậy? Anh ta là một người rất có nguyên tắc và chuẩn chỉ trong công việc. Cô nhớ lúc trước, nếu có ca mổ gấp xen ngang những lần hẹn anh ta vẫn lựa chọn quay về bệnh viện. Anh ta còn thường xuyên nghiền ngẫm, đọc sách để hiểu sâu hơn về ngành y, tại sao lại có thể xảy ra chuyện đó?

“Tôi không hiểu về ngành y lắm nhưng tôi có đọc về thủ thuật cắt bỏ thận ở thị trường chợ đen, đều là những bác sĩ không chuyên và ở những phòng khám không đủ điều kiện. Anh ấy lại là một bác sĩ có tiếng như vậy ở bệnh viện quốc tế, không thể như vậy được. Không thể nào, chắc chắn tin tức đó là giả”

Đồng nghiệp trố mắt quay sang nhìn Hân “Cậu quen anh ta à?”

Hân bừng tỉnh “Tôi … không có, ngày trước tôi chưa chuyển ra Hà Nội có nghe tiếng tăm một chút thôi”

“Cậu sao vậy, mặt sao lại xanh lét thế kia. Đã bảo rồi đừng có tiết kiệm quá, ăn trưa thì không chịu ăn cứ mang cơm đi làm gì, tốn bao nhiêu đâu. Nhìn kìa, như cái thây ma rồi”

Đồng nghiệp nhìn cô ái ngại. Họ chưa bao giờ thấy một người mẹ đơn thân nào mà sống đơn giản như Hân.

“Tôi không sao, hôm nay lạnh mặc phong phanh nên hơi mệt chút thôi. Tôi về trước nhé”

Hân chào vội đồng nghiệp rồi đi ra xe bus về thẳng nhà, quên mất có người đợi cô dưới tầng hầm.

Về nhà mới nhớ lại quên đi chợ, sữa bột, đồ dùng cho hai cục cưng cũng quên luôn. Một bữa ăn theo tâm trạng của cô lại bày ra bàn.

Duy về, nhìn thấy người phụ nữ lúi húi trong bếp, anh trách nhẹ không chờ anh về cô cũng không nghe. Anh nhíu mày, tin tức hôm nay chắc chắn cô ấy đã đọc được rồi.

“Để anh làm cho, em vào nghỉ đi. Bi Tròn để vυ' Sáu tắm”.

Duy đẩy cô đến ghế sofa ngồi, ánh mắt cô vẫn đờ đẫn chất chứa những lo lắng, dường như lời nói của anh chẳng hề lọt vào tai.

Cô vào phòng Bi Tròn, lặng yên nhìn hai con đang chơi nhà bóng cười khúc khích. Bé ngẩng lên thấy mẹ, vội vàng chạy lại sà vào lòng “Mẹ, mẹ, yêu yêu”. Hân hôn lên má phính của con, nhìn gương mặt của hai con giống người đó y đúc. Không ngăn được những giọt nước mắt lăn dài. Tròn nhìn thấy mẹ khóc, ánh mắt ngơ ngác hốt hoảng. Bé đưa cánh tay mập mạp lên má cô xoa xoa. Hân ôm con gái vào lòng, thẫn thờ khi tưởng tượng đến cảnh người kia ở trong tù. Một lát sau cô đi ra phòng khách. Trên tivi màn hình led đang phát một bản nhạc của Nguyên Hà.

“Và người ra đi mãi, tiếng yêu vẫn còn ở lại,

Rớt rơi bên song nhà ai, xuýt xoa những tiếng thở dài

Trời còn làm mưa mãi, nỗi đau da diết tồn tại

Ngỡ phai nhưng không hề phai, tháng năm vẫn chưa nguôi ngoai”.

Hân ngồi bó gối, lặng lẽ nhìn ngoài ô cửa, có tia nắng ấm nhưng vẫn rét lạnh. Mùa đông Hà Nội là thế, bầu trời trong xanh nhưng không khí lạnh đến tê người.

***

Bên kia ông Long đang ráo riết lập di chúc. Bà Lan ngọt nhạt.

“Ông thấy không, đi biền biệt hai năm trời không điện thoại, không về thăm ba một lần, không lời hỏi thăm”

“Chắc là con bé bận công việc” Ông Long nghĩ đến đứa con gái của vợ trước, buồn lòng không thôi.

“Tôi định gọi con bé về, cho nó làm mảng truyền thông cho công ty. Đằng nào mình cũng phải thuê bên ngoài. Của nhà trồng được, không mất tiền gì cả”

Ánh mắt bà Lan lộ vẻ căm ghét, nhưng vẫn khéo léo “Liệu có được không mình? Công ty nhà chúng ta tập trung vào mảng thiết kế và marketing chứ truyền thông xưa nay không đẩy mạnh. Vả lại con nó đang làm bất động sản giờ sang trang sức liệu có được không?”

“Vậy bà thấy thế nào là hợp lý?”

Ông Long xưa nay đều tôn trọng ý kiến bà Lan, bởi chí ít bà cũng con nhà kinh doanh.

“Em nói thế này mình nghe có được không nha. Em thấy hội con cháu nhà giàu đứa nào cũng học trường này trường nọ danh tiếng trong nước, hoặc quản trị kinh doanh tại nước ngoài. Con bé nhà mình nói là học ngoại thương nhưng cũng chỉ là cái ao làng, lại chưa thử qua kinh doanh. Em thấy cũng có nhiều gia đình kinh doanh cho con học từ những vị trí nhỏ nhất. Mình thấy anh Phúc cho thằng cu Khôi Minh học từ vị trí tạp vụ không? Thằng bé đó giờ lên làm giám đốc kế hoạch của tập đoàn rồi”

Ông Long nghe vẻ cũng xuôi xuôi “Vậy giờ vị trí nào phù hợp nhất với con bé?”

“Mình xem vị trí nhân viên bán hàng trong cửa hàng ở Newsquake được không? Hoặc là cho làm nhân viên thị trường?”

Ông Long hơi nhíu mày một lát rồi nói “Em sắp xếp cho con bé làm nhân viên bán hàng cũng được”

Bà Lan đã hạ hỏa một chút nhưng vẫn còn tức giận. Ông ấy lại thương nó phải chạy dạc cẳng ngoài đường nên cho làm nhân viên bán hàng cho mát mẻ đây mà. Cái con oắt kia cũng có số má thật.

“Được rồi mình, chuyện đó để em báo với bên nhân sự”

“Em thấy dạo này mình phải tăng cường cữ thuốc. Sao mình không cho em biết vậy?”

“Bà đừng lo, tôi không sao. Dạo này huyết áp không ổn định lắm thôi. Bệnh tuổi già thôi, uống thuốc là ổn định”

Bà Lan không khai thác được điều gì ở di chúc, khẽ thở dài rồi đi ra vườn. Không biết ông ấy cho con ôn dịch kia bao nhiêu.

Trong này, ông Long lấy điện thoại gọi cho luật sư “Chuyện tôi bảo đã làm đến đâu rồi?”

Bên kia nói gì đó khiến ông nhíu mày “Thiếu giấy tờ sao? Giấy tờ gì để tôi gọi bảo con bé fax vào đây”

“Được rồi. Anh cứ từ không cần vội đâu. Tôi làm trước đề phòng sức khoẻ yếu thôi. Ông cứ chia 80/20 theo lời tôi nói là được”