Sáng ngày 8 tháng 1 năm 1996, với tâm trạng vui vẻ, Điêu Ái Thanh nói với bạn ra ngoài gặp đồng hương Khương Yển, thực chất là đi gặp ông Yến. Khi hai người gặp nhau, ông Yến đã nói rõ muốn chấm dứt mối quan hệ. Tất nhiên Điêu Ái Thanh không đồng ý, do vậy hai người đã cãi nhau, dẫn đến tâm trạng của Thanh trở nên mệt mỏi, bực tức mà trở về.
Đến ngày 9 tháng 1 năm 1996, Điêu Ái Thanh vì buồn bực, lại nghe mắng oan, đâm ra sinh hận mà đòi về lại quê, do vậy liên lạc với ông Yến. Cuối cùng, ông đành phải đến Nam Kinh mà đón Thanh về lại Khương Yển. Tại nhà Trương Tấn Yến, hai người ăn nằm với nhau trên giường, cho đến khi Thanh yêu cầu ông không được chia tay với cô. Vì cảm thấy xấu hổ, lại không muốn Thanh gây chuyện, ông Yến đã nhẫn tâm sát hại Điêu Ái Thanh.
Vì lo sợ cảnh sát phát hiện, lại có tình cảm, không nỡ để cô phơi thây không ai tìm thấy, ông Yến đã phân xác cô ngay trên giường, lúc đó đã chặt đầu và tứ chi của cô. Lại lo sợ cảnh sát có thể từ giám định mà tìm ra nguyên nhân, ông ta đã cắt nát tất cả thi thể của cô nhằm che giấu việc cô ta ăn nằm với ông, đồng thời trụng nước sôi để hủy đi chứng cứ.
Việc phân xác và xẻ nhỏ thi thể được thực hiện bằng máy cơ khí của xưởng, do vậy được lọc tỉ mỉ, cứ như hung thủ có trình độ giải phẫu cao. Sau khi hoàn thành việc phân xác Điêu Ái Thanh, Trịnh Tấn Yến sử dụng các bao bì đựng dụng cụ do người khác nhờ mang đến gia công, do vậy các túi phân xác có nhiều mẫu mã, xuất xứ khác nhau. Cuối cùng, ông ta mang thi thể của Điêu Ái Thanh đến gần đại học Nam Kinh mà phi tang, vì nơi ấy vừa xa nơi ông sát hại cô, lại có thể giúp cô được phát hiện nhanh chóng.
***
Đinh Dân vừa dứt lời, Trịnh Tấn Vĩnh đã cười to mà nói.
“Nói hay lắm! Nhưng chứng cứ! Chứng cứ đâu?”
Quay sang Đinh Thành Cường, Đinh Dân liền hỏi.
“Tuy đã hơn hai mươi năm trôi qua, nhưng chắc cảnh sát vẫn giữ một phần thi thể của Điêu Ái Thanh?”
“Tất nhiên là vẫn còn, vì vụ này có thời hạn điều tra vĩnh viễn!” – Đinh Thành Cường trả lời.
“Như vậy nếu giám định ADN liệu vẫn còn khả thi?”
“Hoàn toàn được! Rất may là thi thể chỉ bị trụng nước sôi, vẫn có cơ hội xác định ADN…”
“Nếu tìm thấy ADN của Trịnh Tấn Yến thì sao?”
“Nó sẽ trở thành chứng cứ…” – Cường nói gọn lỏn.
Lúc này, Trịnh Tấn Vĩnh đã thôi không cười nữa, nhưng Đinh Dân vẫn tiếp tục.
“Nếu anh không phục thì vẫn còn một chứng cứ khác…”
“Gì cơ???” – Lần này thì cả Trần Tuế lẫn Đinh Thành Cường đều thốt lên.
“Thi thể của Điêu Ái Thanh có lẫn vụn gỗ, theo tôi nghĩ đó là số gỗ được gia công ở đây. Vốn đây là xưởng cơ khí nên lượng đồ gỗ không nhiều, chỉ cần tìm được đồ gỗ xuất xứ từ đây trùng khớp với số vụn gỗ trên thì không còn gì chối cãi…”
“Nhưng đã hai mươi năm trôi qua…”
“Đồ gỗ có thể sử dụng hơn cả thời gian thế. Dù chỉ một chút còn sót lại đã là quá đủ…” – Đinh Dân tiếp lời.
“Có thể, vì cơ bản chẳng ai dọn dẹp xưởng cơ khí hoàn toàn sạch sẽ bao giờ…” – Đinh Thành Cường trầm ngâm.
Trịnh Tấn Vĩnh, cả một lúc chẳng nói gì, bỗng hỏi một câu.
“Đinh Dân, tại sao cậu lại nói với tôi những điều ấy?”
“Vì lý do này…” – Đinh Dân vừa nói vừa lấy trong túi ra một mảnh giấy.
Trần Tuế và Đinh Dân nhận ra đó là mảnh giấy bị xé đi lúc trước. Trên đó ghi rõ hai chữ “Giang Tô” – tức là các địa điểm vứt xác Điêu Ái Thanh, cơ bản là dẫn hướng về Giang Tô.
Kèm theo mảnh giấy là một bản ghi chú, trên đó có ghi:
“Ngày 8 tháng 1 năm 2008, một post tại diễn đàn BaiDu đã lập tag Điêu Ái Thanh, có ghi trạng thái: “Điêu Ái Thanh, thực sự rất nhớ cô. Mong cô an nghỉ”. Sau đó ID này đã xóa tài khoản, không truy tìm được ai đã đăng.”
“Tôi đã nghĩ người đó là anh. Có lẽ anh cũng đã tham gia vào việc sát hại Điêu Ái Thanh, sau đó vì hối hận mà anh đã để dòng trạng thái như vậy…”
Lúc này Trịnh Tấn Vĩnh bỗng nước mắt ròng ròng, đi đến bàn thờ Trịnh Tấn Yến mà lấy ra một lá thư đã cũ nát.
“Đây là của bố tôi để lại. Cả đời ông dằn vặt, có lẽ đã đến lúc mọi chuyện sáng tỏ…”
Nói rồi, Trịnh Tấn Vĩnh quay lại nhìn Đinh Dân mà hỏi.
“Cậu Dân, cậu hiểu nhiều, biết rộng. Liệu cậu có thể trả lời tôi vụ án này sẽ kết thúc chứ?”
“Chỉ khi nào tất cả nghi phạm đã đền tội…” – Đinh Thành Cường trả lời thay.
“Vậy thì tôi nghĩ đã đến lúc kết thúc mọi chuyện…”
Cả ba thét lên khi thấy Trịnh Tấn Vĩnh nắm lấy sợi dây điện mà cắn mạnh. Nhưng khi kịp cứu anh thì mọi thứ đã muộn.
***
“Liệu có đúng không khi chúng ta không công bố vụ này?” – Đinh Thành Cường hỏi ông Lợi.
“Đó là tâm nguyện của cậu ấy. Dù sao những kẻ liên quan cũng đã chết, chúng ta có hà tất phải gợi lại nỗi đau cho những người còn sống?”
Ông Lợi vừa nói, vừa gấp lại tập hồ sơ Nam Kinh 1.19, dán lên đó một mảnh giấy.
“Án chưa được giải quyết.”
***
“Điêu Ái Thanh, mong chị an nghỉ…”
“Tôi không ngờ là Trịnh Tấn Vĩnh cũng tham gia chuyện này…”
“Anh ta chỉ vì không muốn bố mình bị tù tội mà đã giấu đi tất cả, sau đó lại phụ giúp ông ta xẻ thịt Điêu Ái Thanh…”
“Nhưng nỗi đau lớn nhất lại là khi sát hại Điêu Ái Thanh, ông ta lại vô tình hại đi một sinh linh chưa kịp chào đời…”
Trên khoảng đất trống, có hai người rời đi. Trên một tấm bia mộ đề tên “Điêu Ái Thanh” là một bó hoa cúc trắng. Giữa đó lại có một ngôi mộ mới nhỏ hơn, như nằm trọn trong ngôi mộ của Điêu Ái Thanh, chỉ có dòng chữ “Vô danh chi mộ”
—-HẾT—