Tên sát nhân đứng ngay sát cửa sổ, vung kiếm chém thật lực làm bậu cửa ngoác một vết lớn. Đôi mắt cú trên mặt nạ trông vô cùng sống động, sâu thẳm và tăm tối. Cửu nhảy lui về sau, tức thì bên tai vang lên câu đồng dao quen thuộc không khỏi làm y giật mình. Thời gian lúc ấy tưởng chừng như bị ngưng đọng, những cơn gió lạnh ngắt biến đâu mất, nước mưa không còn hắt vào, tất cả chỉ còn cảm giác bị bóp nghẹt. Cửu như bị hung thủ nhϊếp hồn, đưa vào cảnh giới hư ảo, trong phút chốc thân thể chao đảo, thần trí lung lay, cảnh vật như làm bằng giấy, trở nên mơ hồ vô định. Cũng may y là người lăn lộn không ít với kim lệnh, bản lĩnh không phải tầm thường, nhất thời chưa bị đoạt trí hoàn toàn, vẫn nhớ kẻ thù còn phía trước, cứ thế lui liền mấy bước.
Cứ tưởng tên hung thủ sẽ nhảy lên theo truy sát, nhưng không ngờ hắn biến mất. Phía cửa sổ trống không, mọi thứ trở lại bình thường, gió quật vào kèm mưa lạnh ngắt, mọi chuyện vừa rồi là thật hay do ảo giác trong tích tắc mà nên? Cửu tức giận định lao lên đuổi theo, chân vừa định lấy đà thì nơi đuôi mắt cảm thấy căn phòng có đổi khác, y liền đổi thế thủ, không nhắm ra cửa sổ mà quay vào trong. Trước cửa ba căn phòng hiện trường, tên sát thủ đeo mặt nạ cú đứng sừng sững ở đó, trước mặt hắn là cái ghế bập bênh, mọi thứ vẫn còn có thể hiểu được nếu như Tuyết Minh không bị trói vào ghế, ra sức kêu cứu trong khi dao của tên sát thủ kề vào cổ.
Cửu không giấu nổi kinh ngạc, tinh thần trong một sát na bị lung lay, suýt chút đã kêu tên em gái rồi lao lên liều chết. Tuy nhiên y vẫn còn chút thấu tri, tình cảnh hiện giờ thập phần kỳ dị, thực không ra thực, mơ không hẳn mơ, khả năng bẫy của kẻ địch là hiện hữu, Cửu thận trọng án binh chờ đợi. Mọi thứ cứ ập đến liên tục, lúc này Cửu mới lấy kim lệnh ra, nhưng tay cho vào túi tìm mà không thấy! Quái lạ hết sức, hết chuyện này đến chuyện khác đều không thể lý giải, kim lệnh đi liền với Cửu như hình với bóng, làm sao lại có chuyện nó rơi mất mà Cửu không hề hay biết? Chuyện bị lấy cắp càng bất khả thi hơn, kim lệnh Án Sát không thể có chuyện ai muốn cầm là cầm. Tạm thời thoát khỏi tình huống này mới mong giải thích được hết, Cửu lập tức đưa mắt quan sát tên sát thủ.
Phía kia, Tuyết Minh không hiểu từ đâu xuất hiện, còn bị trói chặt vào ghế, miệng nhét đầy gòn, cô chỉ kêu lên những tiếng ú ớ thảm thương, nước mắt giàn giụa. Mười mươi Cửu có thể chắc chắn rằng, người đằng đó không phải Tuyết Minh, nhưng hiện giờ y đang rơi vào cuộc chơi do kẻ địch dàn dựng, nương theo cuộc chơi cũng là một cách thoát ra. Tên hung thủ lấy ra cây dao sắc lẻm, kề vào cổ của Tuyết Minh, nghiêng nghiêng đầu như thách thức. Hắn cứa nhẹ vào cổ Tuyết Minh, da đứt một đường nhỏ, máu rỉ ra, xong hắn đưa dao chĩa thẳng vào Cửu. Tức thì, từ nền đất, rất nhiều cánh tay béo múp như mọc ra từ hư vô, chúng quấn Cửu chặt đến độ không nhúc nhích được.
Tên sát nhân cười khúc khích, tay cầm dao phe phẩy như quạt, đột nhiên từ mấy cánh tay nhớp nhúa đang bám quanh Cửu mọc ra một cánh tay khác, cái này gầy gò, da nhăn nheo đốm xanh, ngón tay chỉ còn da bọc xương. Tiếng thì thầm bên tai Cửu lại vang lên: “Rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc, có ông Án Sát Quan, ông ở nhà ông giải đố, giải đúng thì tôi tha.”
Vừa lúc này, một tiếng súng vang lên kế bên như xé toạc không gian, tai Cửu nhức ong ong, mắt nheo lại trong tíc tắc, không gian như bị một bàn tay khổng lồ vô hình bóp nát. Da mặt Cửu lạnh ngắt bởi gió và nước mưa, biết là đã tỉnh, Cửu mở mắt nhìn theo hướng cửa sổ, một cảnh tượng ma quái đang diễn ra. Cách cửa sổ khoảng năm thước, trong bóng đêm, từ mặt nạ đầu cú xuất hiện một cái đầu, trông như con nít nhưng lại rất to, mắt nó tròn, lồi lồ lộ ra ngoài. Cái đầu quái dị ấy như chui ra từ miệng của tên sát nhân. Phát súng vừa rồi của cai trưởng làm cái đầu đó hoảng sợ, nó rụt vào trong chiếc mặt nạ rất nhanh. Tên sát nhân ho sặc sụa, đoạn hắn quay đầu bỏ chạy.
Qua lời cai trưởng, Cửu biết được rằng tất thảy mọi chuyện vừa rồi chỉ xảy ra trong thoáng chốc. Cai trưởng cũng bị tiếng cửa sổ làm cho tỉnh giấc, thấy Cửu đang đêm tự nhiên lén đi đâu đành đi theo. Hắn đứng phía sau quan sát Cửu một hồi, đột nhiên thấy Cửu đứng như chết trân nhìn ra cửa sổ, đoán có chuyện không hay, theo linh cảm liền rút súng ra bắn một phát, ai dè lại đánh động con quái vật khiến nó co vòi ngay, Cửu vì vậy mới thoát ra được khỏi ảo giác nó tạo ra, nhưng lại làm Cửu mất đi manh mối về cách thức nó có thể gϊếŧ người, cũng như chưa tìm ra được ý nghĩa các mảnh giấy có câu đố kia là gì.
Tên sát nhân vừa chạy, đoán chừng vẫn chưa đi xa, Cửu liền phóng thẳng ra cửa sổ, đuổi theo sát nút trong màn mưa. Cai trưởng thấy ở lại cũng hơi ớn, nên cũng lọt tọt chạy theo sau. Trời mưa, đất trơn tuột, chưa kể cỏ cây ken đặc trên đường rượt đuổi, ấy vậy Cửu lại hết sức tập trung, chẳng để tên sát thủ vượt khỏi tầm mắt. Cai trưởng đuổi theo được một đoạn thì đuối sức, vừa nhấc từng bước vừa thở như lộn phổi.
Trời lúc này đã tạnh mưa, mây bị gió thổi dạt sang một bên, vừa đủ để ánh trăng mờ ảo phủ xuống mặt đất. Hơi sương lên lạnh ngắt phả vào mặt và quần áo, cả người Cửu ướt sũng, di chuyển hết sức khó khăn. Tên sát thủ dẫn Cửu chạy đến bãi giun bò. Hắn rẽ vào một đám sậy rồi mất hút. Cửu cũng đã thử sấn vào, nhưng bên trong toàn là sình lầy, không có dấu vết hoặc âm thanh gì vọng lại. Cửu chạy vòng trở ra, đứng giữa một đám mộ hoang chưa ai bốc xen kẽ là những hố đất to, mùi tử khí từ lâu vẫn còn vương vấn trong đất, sau trận mưa càng bốc lên nhiều hơn khiến không gian sặc mùi chết chóc, gió thổi tứ phía, đám sậy kêu xào xạc, gió càng lúc càng mạnh khiến Cửu không khỏi bồn chồn. Từ xa vọng về tiếng cười khúc khích, thấy vậy Cửu liền nhắm hướng đó mà chạy đến, đột nhiên vừa qua một đám cỏ cao thì suýt va phải một bóng đen nhỏ người, thân thủ Cửu không phải thường, do đang tập trung cao độ nên vừa lúc tưởng chừng như chạm vào, Cửu liền lách nguời nhảy sang một bên, kỳ lạ là bóng đen kia thân thủ cũng nhanh nhẹn không kém, thoắt cái đã nhảy lên một gò mả, thủ thế tấn công.
Cửu nhận ra dáng người kia rất quen, dưới ánh trăng mờ ảo, nhất thời chưa nhìn ra được là ai nên cất tiếng trước: “Vô tình chạm mặt, không có ý xấu, chuyện động thủ có thể để khi khác được không?”
Bóng đen kia kêu lên một tiếng rồi phóng xuống, chạy lại gần Cửu, thắp lên cây đèn bão, thì ra là Ngọc Lan. Ngọc Lan nói: “Anh trai, đi đâu ra đây giờ này, ngoài bãi tha ma này có nghi phạm gϊếŧ Thầy Bằng à?”
Cửu gật đầu, đáp: “Trọng án có nhiều cách điều tra, đôi khi những nơi như thế này lại nói lên nhiều điều, còn cô, làm gì ở đây vào giờ này?”
Ngọc Lan đưa cái sọt tre đang cầm trên tay lên, nói: “Thấy trời mưa, tính ra đây bắt vài con cóc về nấu cháo ăn, mà tìm mãi chẳng thấy con nào, lạnh quá đang định đi về đây!”
Cửu nhìn vào cái sọt, sạch sẽ và chẳng có con cóc nào. Cửu nói: “Ăn cóc bắt ngoài nghĩa địa, cô không sợ vong nập hay sao?”
Ngọc Lan cười khà: “Vía em nặng lắm, vong nào vô nổi”
Lúc này, cai trưởng mới chạy tới nơi, mặt cắt không còn giọt máu, giọng hổn hển: “Sao.. sao rồi tiê…”, tên cai trưởng định gọi Cửu là “tiên sinh” chợt nhận ra sự hiện diện của Ngọc Lan bèn đằng hắng rồi vội sửa chữa câu từ: “À… Sao rồi đại nhân?”
Cửu nhìn vào mắt Ngọc Lan rồi quay sang cai trưởng: “Mất dấu rồi, mình đi về!” Nói xong thì quay lưng, cùng cai trưởng mất dấu trong tiếng mưa kêu gió gào. Ngọc Lan đứng im, mắt nhìn theo Cửu rất lâu.
.
.
.
.
Quay về đêm thầy Bằng bị sát hại, tại ba căn nhà gỗ lót gòn.
Gió hú, mưa gào, căn phòng tranh sáng tranh tối, thi thoảng sấm chớp như trêu người, điểm vẽ trên khuôn mặt tiều tụy của Thầy Bằng, chiếu lên ánh mắt đầy hoảng sợ của Lê Thị ở phía bên kia căn phòng, ánh sáng duy nhất đến từ cây đèn cầy giữa phòng. Nhìn sơ qua thì cũng như những cây đèn cầy khác. Cây này to chừng ngón chân cái, bóng nhẫy, sợi bấc màu tím, cháy lên tỏa ánh lửa xanh lơ, khói mang một mùi hôi thối vô cùng. Nó là đèn cầy mỡ người, được nén bằng mỡ trộn thịt và da người chết, hong bằng lửa thiêu xác trong bảy ngày bảy đêm. Loại đèn này là đèn của âm giới. Những cánh tay búp bê béo ú trồi lên từ mặt gòn, kỹ lưỡng thắt nút dây thừng vào cổ chân của Thầy Bằng, móng tay chúng nhọn hoắc, đen ngòm ngòm, làm bằng gỗ nhưng sống động như cánh tay của người chết. Thầy Bằng không bị đánh, không bị bỏ bùa mê thuốc lú gì nhưng ông cảm thấy cơ thể mình mệt lã, cố gắng chống cự cũng không tài nào nhấc nổi cánh tay, chỉ biết nằm đó như con cá trong rọ. Từ phía bên kia căn phòng, phía sau lưng Lê Thị chính là tên sát nhân đeo mặt nạ cú vọ. Hắn cất giọng, không cần mở bài, kết bài, chỉ là giọng nói lúc trầm, lúc bỗng, nghe như tiếng rít gió nửa đêm làm con người ta phải nổi da gà:
“Một anh chàng đang tắm thì nghe thấy một tiếng thét lớn ở ngoài. Ra xem thì thấy một thằng trộm. Nó đang đứng cạnh xác chết của bố mẹ và em trai của anh ta. Thế nhưng khi vừa nhìn thấy chàng trai thì tên trộm sợ hãi và chạy mất. Tại sao hắn lại hoảng sợ đến vậy?”
Nói xong, hắn kề con dao sáng loáng vào cổ Lê Thị, Thị ta bị trói toàn thân, gòn kết thành một cái giẻ cứng ngắc rồi nhét vào mồm Thị làm Thị chẳng thể kêu la được. Chỉ còn ánh mắt trợn trắng, gân cổ nổi lên và tiếng kêu la phát ra thành từng tràng ư ử. Thầy Bằng thấy tính mạng vợ mình đang bị đe dọa, nhất thời chẳng thể nghe được những gì tên đeo mặt nạ vừa nói. Chân ông đã bị trói lại, những cánh tay búp bê giờ chỉ lượn lờ xung quanh, ông vẫn cố bật dậy bằng chút sức lực còn sót lại, nhắm thẳng bên kia căn phòng mà lao tới, nhưng vô ích. Những cánh tay búp bê cong lên như những con rắn độc, chúng ghì chặt ông xuống, lại thêm sợi dây cột chân ông quá chặt, ông chẳng làm gì được. Tên mặt nạ mân mê con dao rồi rạch một đường máu trên cổ Lê Thị, Thầy Bằng lúc này liền gào thét trong tuyệt vọng: “Thả tao ra, thằng ác ôn, thằng súc sinh. Mày mà làm gì vợ tao là tao sống chết… sống chết với mày! Thả tao ra!”
Tên đeo mặt nạ cười ha hả, lúc này, từ trong miệng hắn, một hình hài nhỏ như trẻ con trồi ra ngoài, ban đầu là cái đầu trọc lóc không có tóc, sau đó là cặp mắt không có tròng, to lồi, miệng tên đeo mặt nạ ngày càng ngoác rộng để hình hài này chui lọt, phút chốc trông hắn như có hai cái đầu. Thứ vừa mới chui ra Chính là Cậu Tiểu. Cậu Tiểu cười lên the thé rồi bò bằng bốn chân tới chỗ cây đèn cầy giữa phòng. Cây đèn cầy này được làm từ mỡ người, nó cháy lên ánh sáng màu xanh lơ, khi Cậu Tiếu đến gần thì càng phừng cháy dữ dội, ngọn lửa như đang nhảy múa reo mừng, Cậu Tiểu vừa bò tới liền liếʍ lấy liếʍ để thức sáp chảy ra trên đó, từ phía sau, tên đeo mặt nạ tiếp tục lặp lại câu đố lúc nãy. Thầy Bằng vẫn bỏ ngoài tai, liên tục gào thét.
Nửa phút trôi qua, Cậu Tiểu đã liếʍ gần hết cây đèn cầy mỡ người, tên đeo mặt nạ cứ luôn mồm nói ra câu đố, Thầy Bằng cứ luôn mồm chửi rủa. Phụp. Đèn cầy tắt, chính là Cậu Tiểu, nó vừa ăn đốm lửa còn sót lại. Tên đeo mặt nạ lạnh lùng nói: “Hết thời gian.” Trong lúc Thầy Bằng còn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, tên đeo mặt nạ một tay nắm tóc Lê Thị, tay còn lại vung con dao sáng loáng lên không trung. Phập. Một đòn nhẹ nhàng đâm thẳng vào cổ Thị, cánh tay hắn lắc lư, từ từ cứa ngang làm máu phun ra như sối, Lê Thị kêu lên ư ử mấy tiếng nữa rồi đổ gục xuống. Thầy Bằng hét lên đầy đau đớn, xong rồi lịm đi.
Lúc này ngoài trời âm phong kéo đến ngày càng dày đặc, Cậu Tiểu chạy xồng xộc tới chỗ tên đeo mặt nạ, leo lên thân thể hắn, tên đeo mặt nạ ngoác cái mồm hết cỡ để Cậu Tiểu chui vào. Hắn chép miệng, ho lên vài tiếng, nhìn về phía Thầy Bằng giờ đã lim dim tỉnh lại, nói: “Rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc, có hai mạng người phía trước, ông Thầy cứu nổi không?”
.
.
.
.
Lại nói về Cửu, sau khi trở về từ bãi giun bò liền đi một vòng xem lại ba nơi, một là căn phòng bông gòn, hai là nhà có ba cái hình nộm, và ba là lán gỗ có xác chết mấy mẹ con. Cửu kiểm tra một số thứ, khi đến cái xác nằm ở phòng lán gỗ của Lê Thị, thấy nó đã dịch chuyển một chút so với khi chiều. Cửu chỉ nhìn rồi thôi, không tỏ ra thái độ gi khác lúc đó, phần vì Cửu cố gắng nhớ lại thật kỹ ảo giác khi chạm trán tên hung thủ, sau đó y xem hai câu đố nằm trong hai tờ giấy còn lại. Thủ đoạn của hắn đã được phơi bày…
Trời vừa sáng, Cửu liền đi tìm ông Năm Phong. Người ta nói ổng đang đi làm cỏ mướn cho nhà họ Lê ở gần chợ. Do nằm gần đường lớn nên CỬu không mất nhiều thời gian để đến nơi. Trong một khuôn viên rộng lớn, Cửu thấy bóng người gầy gò, đúng là ông lão hôm nọ. Cửu lại gần, kêu đến mấy lần mà ông lão không đáp, phải đến vỗ vào vai mới làm lão giật mình, quay lại nhìn. Thì ra ông lão bị lãng tai.
Cửu không nói mình là ai, chỉ nói đến làng này tìm người quen, là thầy Bằng, hôm qua đi thăm bạn cũ lại gặp ông lão, nhớ ngờ ngợ tưởng như có quen biết nên hôm nay gặp lại định chào ông mấy câu. Ông Năm bảo rằng chắc Cửu nhầm người mà thôi, vì ông đã không còn người thân đã rất lâu rồi. Đến đây, Cửu liền nhân đó hỏi thêm thông tin.Hỏi ra mới biết ông Năm vốn là người làng này, khi xưa từng là một quan nhỏ ở Biên Hòa. Một lần vì tội nhận hối lộ, bị thầy Bằng xử, sau đó vợ con bỏ rơi, chỉ sống với thằng cháu trai, hai người phải sống kiếp lang bạt. Ngày hôm qua, ông lội ruộng đi thăm mả của đứa cháu, đồ trong túi vải là lư hương và di ảnh, ông Năm sống kiếp nghèo hèn nên luôn tự ti, sợ Cửu đυ.ng vào bị xui nên mới tỏ thái độ lúng túng như hôm qua.
Cửu nhìn ông Năm một thoáng, lúc này, người chủ nhà đi ra, thấy Cửu tưởng rằng người của quan trên nên lại bắt chuỵên. Cửu trả lời y chỉ vô tình gặp ông Năm nên hỏi thăm. Thấy vậy, người chủ nhà gật gù, chỉ về ông Năm, làm rất là siêng, đêm qua do đắp mấy luống rau, ông Năm một mình làm tới tối khuya, gặp ngay trời mưa to nên ngủ lại ở nhà người họ Lê này luôn. Cửu sực nhớ lại tối qua, lúc gặp tên hung thủ là trời đã mưa được lúc lâu… Cả ba người đang đứng thì từ trong sân, chiếc xe bò chở rau từ đâu sấn đến, Cửu nhanh tay kéo cả ông Năm và người chủ nhà sang một bên. Từ trên xe, một người tá điền vội nhảy xuống, xin lỗi rối rít. Cửu nhìn sơ ngang thấy anh ta hốc hác, trông mệt mỏi vô cùng. Người chủ nhà quát mắng, dọa đánh, cậu ta van xin rối rít. Cửu hỏi là ai thì ông Năm bảo là kẻ ở, tối qua ngủ ở nhà sau chung với ông Năm. Cửu vội nhìn địa thế của nhà này.
Từ gian nhà sau, muốn ra cửa trước phải đi qua một chuồng nuôi đến bốn con chó săn rất to. Cửu hỏi chủ nhà, khen nhà đẹp, muốn đi xem một vòng. Người chủ nhà được khen thì đắc ý, mồm cứ như tép nhảy, khoe hết thứ này đến thứ khác về căn nhà. Cửu di một vòng thì thấy chỉ có một lối đi như vậy, nếu từ nhà sau ra chắc chắn sẽ bị lũ chó săn sủa vang dậy. Ngay cả Cửu đi với chủ của nó cũng bị nó sủa alay, đủ thấy độ nguy hiểm và tinh nhạy của lũ chó này.Cửu giả vờ hỏi chuyện an ninh ở nhà, chủ nhà lại được dịp khoe về đám chó, bảo rằng hơn tuần nay đã chưa nghe tiếng chó sủa. Cửu thấy đến lúc này có thể đã dự đoán được một số chuyện, vì huyền cơ còn lại bên trong rất nhiều, khó lòng có thể tự mình tìm ra hết nếu không dùng “Thiên La Địa Võng”.
Cửu thấy chẳng nên ở lâu, vội từ giã chủ nhà và ông Năm. Mục tiêu tiếp theo mà Cửu cần xác nhận lại là thầy Lộc. Cửu đi đến gần nhà thầy Lộc thì nghe được tin, đêm qua ông ta lên trận ho rất lớn, hàng xóm kéo sang thì thấy cơ thể tiều tụy xanh xao, liền chở thầy Lộc lên huyện khám. Đến nơi thì thầy Lộc cám ơn, bảo rằng tự mình chăm sóc được, thế là mọi người trở về.
Cửu đứng trầm ngâm giây lát, trong đầu lập tức xâu chuỗi sự kiện, về hiện trường, về động cơ, về thứ ảo giác y đã gặp. Thứ đó ắt hẳn của Chân Giới, đó là lý do tại sao ngay cả Án Sát như Cửu cũng dính phải. Vậy tại sao Chân Giới lại phải đi gϊếŧ một ông giáo làng? Câu trả lời chắc hẳn là có người nhờ Chân Giới, đổi lại Chân Giới cũng thu được gì đó. Có khi chính thứ ảo giác đó là hung khí chăng? Vậy nó là gì? Một loại như Quỷ Mẫu chăng?. Chân Giới còn quá phức tạp, Cửu bất giác nghĩ rằng giờ mà có Độ Sẹo kế bên để hỏi chuyện thì khỏe, nhưng ko có gã thì y cũng phải giải quyết chuyện lùm xùm này cho xong.
Bỗng nhiên, từ phía con đường chính của ngôi làng, Cửu nghe tiếng người ta nói chuyện inh ỏi, quay sang nhìn thì thấy một đám khoảng hai ba chục dân làng đang bị lính khố xanh dẫn, đi cuối cùng là tên cai trưởng. Cửu thấy lạ kéo hắn lại hỏi mới biết, thì ra tối qua lúc mất dấu tên hung thủ ở bãi giun bò rồi gặp Ngọc Lan ở đó, tên cai trưởng tưởng rằng Ngọc Lan là hung thủ nên đã buộc miệng nói với một số người trong làng, họ bị kích động dữ dội, liền kéo hàng chục người đến đập phá ngôi miếu. Lúc tên cai trưởng kéo lính tới ngăn chặn thì đã quá muộn. Cửu nghe xong thì hừ một tiếng, ánh mắt y nhăn lại, y đẩy tên cai trưởng, bảo hắn tránh ra một bên rồi đi thẳng về phía ngôi miếu.
Vừa đến nơi, Cửu thấy Ngọc Lan đang ngồi chỗ bờ nước, chính là nơi Cửu tưởng tượng mình cũng sẽ ngồi kéo vài hơi thuốc lúc trước. Phía sau Ngọc Lan, cảnh tượng hết sức bừa bộn, khoảng sân chất đầy đồ đạc của cô. Ngọc Lan không khóc, cũng không biểu hiện gì lên khuôn mặt, khi Cửu hỏi chuyện, cô chỉ kể gõn gọn, lúc đó quân lính không kéo tới kịp chắc cô đã bị dân làng xử tử, họ quá thương tiếc người “Thầy” của mình mà quên đi cả đạo lý, pháp luật. Cửu nghĩ trong bụng, dân tình bây giờ thật dễ bị dẫn dắt, chỉ nghe vài lời đồn không có cơ sở mà đã có những hành động thiếu suy nghĩ.
Cửu đảo một vòng, bên trong miếu, tượng bà Chúa Xứ và hai ông cọp không có dấu hiệu bị đập phá, ở góc miếu, chỗ đồ đạc của Ngọc Lan thì đã bị gom sạch và ném ra ngoài. Trong khoảng sân, quần áo, chăn mền nằm một bên, phần lớn đã bị xé rách, chiếc giường tre cùng một số đồ đạc nấu nướng nằm một bên, chúng đều bị đập bể hoặc mang đầy vết dao. Lẫn giữa đó là cái nồi cháo bị đổ, bên trong, những miếng thịt ếch hồng hào, ngon mộng bị lẫn với bùn đất dơ dáy. Trông thảm thương vô cùng.
Cửu thở dài, nghe tiếng Ngọc Lan vang lên phía sau: “Anh trai đến đây làm gì? Hay là đã gom góp đủ chứng cứ để kết tội em?”
Cửu ngoái đầu về sau, không trả lời mà đào bới giữa đống đồ để tìm kiếm vật gì đó, vài giây sau thấy y móc ra bộ cung tên, đoạn y tiến về phía Ngọc Lan, nói: “Nếu cô không chê, để Cửu tôi nói cho cô nghe thật sự tôi đang nghĩ gì, sau đó tùy cô quyết định.”
“Quyết định gì?”
“Tôi cần cô giúp một chuyện.”
.
.
Đêm lại đến, là đêm thứ hai Cửu đến hiện trường nơi có ba căn nhà gòn, lần này y không đi một mình. Mặc dù rất không đồng ý với chuyện lão cai trưởng tọc mạch, nhưng nhất thời Cửu cần hắn và người của hắn. Cửu tìm cho mình một thanh gỗ rồi tẩm dầu lên đó, không quên dặn đêm nay mèo kêu, quạ khóc chớ nên sợ quá mà thần hồn nát thần tính, chỉ cần đứng canh chừng, mọi chuyện cứ để Cửu lo. Giờ Tý, Cửu đang ngồi phía trước thì nghe tiếng gió rất lạnh kéo tới, biết là sắp có chuyện, Cửu liền truy hô, đám lính khố xanh dẫn đầu là tên cai trưởng liền tập trung lại, giơ súng ra nhiều hướng, sẵn sàng bắn bất cứ thứ gì chuyển động. Đột nhiên, một âm thanh sột soạt vang lên, kéo theo sau đó là tiếng la hét liên hồi của một người phụ nữ, nó cứ re ré trong không trung, đám lính nghe xong thì đứa nào đứa nấy da gà nổi như rạ, khua nòng súng liên hồi.
Chợt, tiếng hét nín bặt, không gian lại trở nên mờ mờ ảo ảo, Cửu còn chưa định thần thì đã thấy sáu tên lính xung quanh mình cất lên những tràng than khóc như tổ tông chúng nó chết, đoạn cả đám ném súng, lao vào vật lộn với nhau sống chết, tên cai trưởng cũng không ngoại lệ. Cửu lùi về sau mấy bước, bỗng từ sau gáy, y cảm thấy một hơi lạnh, vừa quay đầu lại đã thấy một lưỡi kiếm xộc tới, y xoay người, lấy đà tung một quyền về phía tên vừa đâm mình thì cảm giác như đánh vào không khí. Cửu biết, mình đã lại rơi vào ảo giác, sự việc giống hệt hôm qua, lần này, y không nói không rằng, bước thẳng vào trong căn phòng, vừa qua ngạch nhà, cánh cửa sau lưng y đã đóng sầm lại. Tiếng la hét, đánh nhau của đám lính và tên cai trưởng cũng nín bặt.
Tên đeo mặt nạ đứng đối diện với Cửu, bên dưới, y cảm nhận được những bàn tay búp bê béo ú đang vây quanh mình, chúng trói chân y lại, y cũng chẳng buồn phản ứng. Bài đồng dao quen thuộc lại vang lên: “Rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc, có ông Án Sát Quan, ông ở nhà ông giải đố, giải đúng thì tôi tha.” Bất chợt, căn phòng bừng sáng một màu xanh ma mị, cây đèn cầy mỡ người đã được thắp lên, ngồi trên ghế, không ai khác chính là Độ Sẹo, gã đã bị nhét gòn vào mồm, đang gân cổ lên gào thét, phía sau gã là tên đeo mặt nạ. Câu đố đầu tiên đã được sướиɠ lên:
“Trên một chuyến đò nọ, giờ Hợi năm khắc, có một người đàn ông hốt hoảng chạy qua chạy lại, liên tục hỏi những người trên đó về số tuổi của họ: “Ông 50 tuổi đúng không? Bà 42 tuổi đúng không? Chị 25 tuổi đúng không? Em 18 tuổi đúng không?” Điểm kỳ lạ là ai cũng trả lời: “Đúng vậy!”, lúc này người đàn ông nọ nhận đủ lời trầm trồ từ khách đi thuyền, nói ông ta đúng là thầy bói giỏi. Thế nhưng, ông ta chỉ càng thêm hốt hoảng, tiếp tục đi hỏi tuổi người khác. Đến lượt một bà nọ, ông tả hỏi: “Bà 55 tuổi đúng không?”, người phụ nữ kia đáp: “Đúng vậy, nhưng ngày mai là tôi 56 rồi, ngày mai là sinh nhật tôi mà!” Lúc này người đàn ông mới ôm đầu, khuỵu gối xuống nền đò mà khóc. Hỏi tại sao vậy?”
Vừa đọc xong câu đố, miệng của tên đeo mặt nạ lại bị ngoác ra, bên trong xuất hiện cái đầu trọc lóc, đôi mắt trợn trừng không có tròng của Cậu Tiểu. Cửu nhìn cảnh tượng ghê tởm trước mặt rồi nhìn lên phía Độ Sẹo, Cậu Tiểu bò về phía cái đèn cây ở giữa phòng, định thè lưỡi ra liếʍ sáp trên đó thì đã nghe Cửu bảo: “Độ Huynh à, sao hôm nay lại khó coi thế này?"
Tên đeo mặt nạ khẽ động đậy, hắn móc con dao sáng loáng rồi kề sát cổ Độ Sẹo khiến gã hoảng sợ.
Cửu chỉ nhoẻn miệng cười.