Chương 37: Rừng sâu lên tiếng
Chiều hôm đó trời mưa ầm ầm, cha lo ruộng ngập nước lúa non bị úng chạy ra ruộng mấy bận. Cả nhà cùng nhau ra đào mương, đào rãnh thoát nước. Xung quanh cũng có nhiều nhà ra ruộng canh nước.Mưa giăng một trắng xóa, từng hạt lớn rớt lên người làm đau da tay. Nương không cho Mai và a Phúc ra ngoài, dặn hai đứa ở trong nhà. Mai nhuốm bếp nấu nồi nước nóng, chuẩn bị pha nước mật ong gừng ấm.
Đã hơn một canh giờ mà mưa chưa dứt, mây đen vẫn kéo về đầy trời. Sấm sét đùng đùng trên nóc nhà, ngọn cây dừa, cây tre oằn mình theo gió. Vĩnh ca, An ca chạy vào nhà, cả người run lập cập. Hai đứa vội thay quần áo khô rồi chạy ra ngồi gần bếp lửa.
Những hạt mưa bị gió thổi tạt vào vách lá rào rào. Đất sân trước nhão như bùn, nền nhà cũng ẩm ướt. A An nhìn màn mưa nói:
– Ruộng ngập dữ lắm.
Gió chợt ào ào đến, có lốc xoáy muốn thổi bay nóc nhà lên cao. Mấy đứa nhỏ hơi sợ đứng gần nhau, đầu ngó quanh tìm hướng lốc xoáy.
Mọi người chưa hết lo sợ thì ầm ầm, tiếng động từ trong rừng vang đến. Một vạt rừng bị đổ rạp, cây thốt nốt bên bìa rừng đổ theo. A cây đó nhà Mai đang lấy nước, thất thu rồi!
Phía trong rừng cũng có một mảng đen đổ ngã, tiến cây cối rầm rầm nghiên ngửa. Đàn chim gì đó bay vù lên không trung, bay nhanh về phía đỉnh núi. Trong màn mưa không nghe tiếng chim kêu quang quác, giống như đang xem một bộ phim câm, làm mọi người càng lo lắng.
Bên trong rừng tiếng động càng lớn hơn, mọi người đều đứng im nhìn về hướng đó, khoảng cách xa nên nghe không rõ lắm. Bỗng nghe tiếng ầm rất lớn, mặt đất như rung chuyển và ‘Gru ….. ừ …… m’ vang xa.
Sau đó là im bặt, chỉ còn tiếng gió xào xạc, mưa nhẹ dần rồi ngừng hẳn. Mọi người chăm chú nhìn phía bìa rừng một lúc, từ từ đi về nhà, không dám làm ra tiếng động lớn. Cha vội thay đồ khô rồi ôm a Phúc đang sợ hãi vào lòng. Nương và Cúc tỷ nấu vội nướng nóng tắm rửa rồi đều ngồi trên sạp tre nhìn nhau.
– Tiếng gì vậy cha?
A Phúc bớt sợ, giờ lại tò mò hỏi:
– Cha không biết rõ.
Ông nhăn mày lo lắng một lát, rồi lên tiếng.
– Tiếng gầm vang xa, không gần như chúng ta nghĩ, chắc là phía trong rừng rậm. Dọn cơm ăn đi, gần tối rồi.
Mưa lớn vừa dứt, mặt trời cuối ngày hiện ra rực rỡ, đỏ ngầu chiếu sáng rực mặt vũng Đông Hồ, màu đỏ như nhuộm khắp nơi, vừa kỳ ảo vừa ma quái. Mai ngồi trên giường trong phòng nhìn ra bên ngoài, cửa sổ phòng cô hướng ra vùng đất rộng giáp vũng Đông Hồ. xem chương mới tại dienvan.space
‘Bọn chúng đánh nhau sao?’ cô tự nghĩ, ‘ Một là ông cọp – ông ba mươi rồi, còn lại là con gì? Nghe tiếng gầm cũng không phải là ông cọp thắng lợi, không hẳn đau đớn. Sao ta, nghe giống như đang cảnh cáo vậy. Kiểu như “chỗ này là của ta, mau đi nơi khác!” Tiếng gầm nghe rất xa, nhưng tại sao vạt rừng lại ngã đổ, trùng hợp? Mà con gì làm cho ông cọp chỉ lên tiếng cảnh cáo mà không phải tấn công?
Đúng là không biết cái gì đang diễn ra mới đáng sợ nhất!
Sáng hôm sau cha và Bình ca không đi nhà nội mà ở nhà, tuy là xung quanh yên tĩnh không nghe thấy gì lạ nhưng ở nhà thêm một ngày vẫn tốt hơn. Người dân xung quanh cũng bình tĩnh lại sau một đêm, ai làm gì thì cứ làm, ít ra là người lớn vẫn bình tĩnh. Đám trẻ nhỏ thì sau khi hoảng sợ lại tò mò hiếu kỳ.
Sáng sớm Tương huynh qua rủ Bình ca sông bắt tôm. Nói là bắt thật ra là vớt tôm càng nổi lên trên mặt nước. Cứ sau mỗi cơn mưa tối, sáng sớm hôm sau trời hơi lạnh, tôm sẽ nổi lên ở những vùng nước trong. Mấy đứa trẻ nhẹ nhàng đi đến dùng vợt tre dài vớt chúng lên. An ca, Vĩnh ca cũng đi theo, vừa đi vừa nói lại chuyện hôm qua, giống như chỉ có mình chứng kiến tham gia vậy!
Cha vẫn đi lấy nước thốt nốt ở bìa rừng, lúc trở lại cha nói:
– Cây thốt nốt già, bị sâu đυ.c ngay gốc nên gió lớn làm ngã. Chắc có lốc xoáy ở đó, mấy cây kia đều bị trốc gốc, dây leo chằng chịt nên không bị cuốn đi.
– Vậy à?
Mọi người thở dài nhẹ nhõm.
– Chàng trồng mấy hàng cây thốt nốt ở rìa đất nhà mình, giữ đất khỏi sạc lỡ. Làm ranh đất luôn, tam tẩu nói nhiều nhà về trong làng ở lắm, trong đó hết đất sẽ ra phía này của chúng ta.
– Được, đi nhà cha về ta sẽ trồng, tranh thủ khẩn thêm mấy mẫu đất nữa. Sau này có chỗ cho mấy đứa làm ruộng.
Trưa nay ăn tôm càng nướng, có con to, vỏ màu xanh dương đậm ẩn vàng nhìn rất đẹp. Mai ăn một con đã muốn no, nương ép ăn thêm chén cơm mới thôi. Chuyển vào đây ở gần hai tháng, da không khô nắng nữa, tóc cũng đen và mượt hơn. Mấy đứa con trai cũng nhả bớt nắng, da ngăm ngăm giống mọi người xung quanh. Bình ca cao hơn thấy rõ, đã gần bằng cha rồi.
Cha và Bình ca đi rất sớm, nương gói theo cơm ăn dọc đường, dặn dò rồi mới để hai người đi. Mấy đứa nhỏ lên giường ngủ thêm một lát, nương và Cúc tỷ nấu cơm, quét nhà đến mờ đất đã xong. Nhà Mai nhỏ, nền đất, hôm nào trời mưa, đất ẩm hơi lạnh nên cha nương đào mấy tảng đá mỏng lót thành lối đi trong nhà. Lót như vậy khó quét nhà, đi không chú ý còn vấp té, sau đó ai cũng tìm đá về lót đều mặt nhà hết thì sạch hơn.
Trời vừa sáng, nương và An ca đi lấy nước thốt nốt, không có cha nương không để An ca đi một mình mà đi theo mới yên tâm. Bốn đứa nhỏ ở nhà dọn cơm ăn sáng thì có tiếng goi ngoài cổng. Vĩnh ca chạy ra.
– Là Bùi ông thợ mộc tìm cha, đệ nói cha về nhà nội. Ông nói sáng mai ông đến tìm cha sớm.
Lúc đi vào Vĩnh ca thuật lại lời Bùi ông, một mình An ca lấy nước thốt nốt nên lâu hơn mọi ngày, gần nửa canh giờ mới xong. Cả nhà vừa ngồi sạp tre thì nghe tiếng la loáng thoáng, chạy ra ngoài thì thấy tứ Mi chạy từ phía nhà cũ Lưu bá ra, phía sau Tương huynh tay cầm cây dài, tay cầm con dao mác cũng chạy ra, không biết là chuyện gì.
Lưu bá ra đồng sớm thấy vậy cũng đi lại, tứ Mi chạy khá xa nhà cũ mới dừng lại thở. Lúc gặp mọi người vẫn còn thở dốc.
– Sao vậy? Sao chạy dữ vậy?
Nương đi đến trước hỏi.
– Rắn, trong nhà cũ.
Tứ Mi nói mấy tiếng thì ngừng lại thở dốc.
– Trên kèo nhà cũ có hai con rắn hổ mây, to cỡ cùm tay.
Trời! Ai cũng hết hồn.
Nhà Lưu bá muốn nới rộng bếp phía sau làm kho lúa, Tương huynh đến nhà cũ chặt mấy cây lớn làm cột, tứ Mi theo hái rau và đu đủ, nhà bên đó có mấy luống rau trồng năm rồi và mấy cây đu đủ già cho trái rất ngọt.
Tương huynh vừa chặt nhánh cây lớn đổ vào mái nhà thì nghe tiếng khẹt khẹt, từ trên nóc ló ra hai đầu rắn hướng về phía tiếng động. Hai thân dài quấn quanh kèo đỉnh. Tứ Mi sợ quá quăng rổ bỏ chạy, Tương huynh lớn gan lấy cây dài đánh lên mái lá đuổi chúng đi. Chúng cũng sợ phóng vèo vèo qua mấy ngọn cây về phía rừng.
– Hôm trước ngã một vạt rừng động ổ nên chúng đến nhà cũ.
Lưu bá đến nghe chuyện xong thì đoán.
– Cha tính giật sập nhà cũ luôn, để trống không ở rắn rít vào cũng không tốt.
– Sáng mai cha a Bình về qua phụ nhà huynh.
– Được,
Lưu bá nói xong xách cuốc đi về, nương vuốt tay tứ Mi nói không sao rồi tản ra về nhà. Mai nhìn về hướng nhà cũ mà hơi sợ, có cách nào trị rắn không? Ít ra là không cho nó đến gần mình?