[Đạo Mộ Bút Ký] Ngô Tà Tư Gia Bút Ký

Chương 34

Chương 34: Một Sô Tài Liệu Khác Có Liên Quan
Editor: Phượng Vỹ

Beta: tieudieututai

Thuật kì môn độn giáp

Nghỉ môn, Sinh môn, Thương môn, Đỗ môn, Cảnh môn, Tử môn, Kinh môn, Khai môn đồ

Kỳ môn độn giáp thuật lại:

“Kỳ môn độn giáp”

có ý nghĩa sâu xa gì? Chính là do “Kỳ”, “Môn”, “Độn giáp” ba khái niệm tạo thành.”Kỳ” là Ất, Bính, Đinh là ba Kỳ. “Môn” là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai gồm tám Môn. “Độn” có nghĩa là ẩn dấu, “Giáp” là chỉ Lục Giáp, chính là Giáp Tử, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thần, Giáp Dần, “Độn Giáp” là ở giữa Thiên Can tôn quý nhất, nó ẩn mà cũng không hiện, ẩn trốn ở bên dưới Lục Nghi.”Lục nghi” chính là Mậu (ngôi thứ năm trong Thiên Can), Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Nguyên tắc của Độn chính là Giáp Tử và Lục Mậu, Giáp Tuất và Lục Kỷ, Giáp Thân và Lục Canh, Giáp Ngọ và Lục Tân, Giáp Thần và Lục Nhâm, Giáp Dần và Lục Quý. Ngoài ra còn có phối hợp với Bồng, Nhậm, Xung, Phụ, Anh, Nhuế, Trụ, Tâm, Cầm Cửu Tinh. Kỳ Môn Độn Giáp chiêm trắc chủ yếu chia thành Thiên, Môn, Địa Tam Bàn, Tượng Chinh Tam Tài. Thiên Bàn Cửu Cung có chín ngôi sao, Trung Bàn Bát Cung (Trung Cung đặt ở Nhị Cung) Bố Bát Môn, địa bàn Bát Cung đại diện cho tám hướng, yên tĩnh bất động, trên địa bàn song song của Thiên Bàn, mỗi cung đều chia thành Cơ (Ất, Bính, Đinh) Nghi (Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý Lục Nghi). Như vậy, căn cứ vào thời gian cụ thể, với Lục Nghi, Tam Cơ, Bát Môn, Cửu Tinh Bài Cục, dùng Chiêm Trắc để xem quan hệ của các sự vật, tính chất và trạng thái, hướng đi, lựa chọn để lựa chọn giờ lành cát phương, thì hợp thành một trong Môn trong văn hoá thần bí Trung Hoa — Kỳ Môn Độn Giáp. (hiểu chớt liền ớ)

Hai mặt nhân thân xà văn (phụ tương quan tranh minh hoạ)

Nhìn mấy thứ này, tôi rất hoài nghi đó có phải là người hay là đời sau của rắn hay không?

Ở trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, có một hiện tượng kỳ quái, và rắn có liên quan tới vô cùng nhiều thần linh, ở trong《 Sơn Hải Kinh 》ghi lại 454 nhân vật có 138 nhân vật có hình dạng liên quan đến rắn, trong đó những vị thần có thân rắn được nhắc tới là: Phục Hy, Nữ Oa, Hoàng Đế thậm chí cả Tây Vương Mẫu.

(Điều làm tôi đặc biệt biệt kinh ngạc nhất chính là, Tây Vương Mẫu được ghi chép lúc ban đầu trong đó, cũng là đầu người thân rắn, và có hình ảnh thuộc loại giống như Phục Hy Nữ Oa)

Dựa vào suy đoán hiện tại vậy hình tượng người đầu người thân rắn đều là do vật tổ của các bộ tộc được biến đổi mà ra, thế tức là từ hình mẫu của Tây Vương Mẫu biến đổi đầu người thân rắn đến đầu người thân báo, có phải là vì thuộc tính của bộ lạc Tây Vương Mẫu thay đổi hay không.

Có lẽ ban đầu Tây Vương Mẫu cũng là thành viên thuộc bộ tộc Phục Hy, rồi ở dưới tình hình nổi loạn tự mình lập bộ lạc nào đó, Tây Vương Mẫu đi thành lập chính quyền của riêng mình?

Cái này thì không thể nào biết được.

Rắn song thân, đại biểu cho cơ quan sinh dục của nam giới, một cái thật lớn, quả nhiên loại vật này vẫn là càng lớn càng tốt. Có hai cái lớn như vậy thì tốt hơn. Khả dĩ đả hồ điệp kết ngoạn nhi.

Xá Quốc

Vào thời cổ đại ở Thiểm Tây đến Hồ Bắc vào lúc đó cố một quốc gia cổ tên là ” Xá Quốc “, quốc gia này tồn tại vào hai ngàn năm trước, rồi đột nhiên thì biến mất.

Rõ ràng đoạn lịch sử vào lúc đó của quốc gia này, lại xuất hiện lặt vặt trong không ít thẻ tre cổ, vào giai đoạn đầu nhà Tây Chu hình như đã từng trải qua một đoạn thời gian bỗng nhiên trở nên hưng thịnh, sau đó giai đoạn giữa nhà Tây Chu, lại đột nhiên im lặng biến mất, hình như là ở trong từ mười đến hai mươi năm, rồi lại nhanh chóng biến mất ở trong rừng rậm nguyên thuỷ.

Ở trong rất nhiều truyền thuyết đều có nhắc đến sự tồn tại của bọn họ, trong “Sơn Hải Kinh” cũng có ghi chép một lượng lớn, ngoài ra trong đó còn thường xuyên nhắc tới “Xà Quốc”, chắc hẳn chính là quốc gia này, Xá chính là đồng âm của Xà (rắn), dân tộc này đem một loại người có mặt người và hai thân thể là rắn được xem như là thần linh, vì thế trên rất nhiều thứ trang sức, đều có hoa văn rắn hai thân.

Hiện nay những nhà nghiên cứu lịch sử của quốc gia người cổ đại này, phần lớn đều cho rằng, vậy “Xá Quốc” thần bí này chính là hậu duệ của “Hoa Tư cổ quốc” chia ra, đời trước của bọn họ khi đó có quan hệ mẫu hệ, quốc gia này lấy vật tổ là người mặt người hai thân rắn, chủ yếu nếu là vì “Hoa Tư cổ quốc” có truyền thuyết của “Phục Hy nhân diện xà thân”.

Bởi vì những tài liệu này đều là đến từ trong sách cổ và tài liệu khai quật, cho nên quốc gia này có thực sự tồn tại hay không, giới khoa học vẫn luôn có tranh cãi.

Bích hoạ ở Vân Đỉnh Thiên Cung

Bích hoạ trong cổ mộ dưới đáy biển

Những ảnh chụp của A Ninh về 15 bức bích hoạ dưới đáy biển